Thêm cơ hội mở rộng dạy nghề cho người tàn tật

sanghata1

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Tháng 5 2011
Bài viết
404
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Thêm cơ hội mở rộng dạy nghề cho người tàn tật


Giữa cánh đồng xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội có một cơ sở dạy nghề tư thục mang tên Trung tâm Dạy nghề nhân đạo Minh Tâm thành lập từ năm 2006 chuyên đào tạo nghề mây tre đan, mộc dân dụng và may công nghiệp cho người tàn tật, trẻ em mồ côi. Ngày 10/5, sau nhiều lần thăm và khảo sát thực tế, Hội Hữu nghị Hàn – Việt đã kết nối với Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) tài trợ 164.240.000USD để động thổ, khởi công xây dựng, mở rộng Trung tâm Dạy nghề với quy mô mỗi năm đào tạo nghề cho 400 – 500 lao động là người tàn tật, trẻ em mồ côi.

Chúng tôi có mặt tại Trung tâm từ rất sớm, chị Vũ Thị Xiêm, Giám đốc vui vẻ giới thiệu: Tuy còn nghèo về cơ sở vật chất nhưng hơn 3 năm nay nơi đây thực sự là mái nhà cho những người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2007 đến nay, cơ sở đã tiếp nhận và đào tạo thành công nghề cho 1.514 lao động. Những phụ nữ tàn tật học nghề mây tre đan dược Trung tâm ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm bởi liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu Ngọc Sơn (huyện Chương Mỹ). Từ những phụ nữ nông thôn khuyết tật qua khóa vừa học, vừa thực hành họ đã thổi hồn vào hàng mây tre, tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu. Mỗi năm có khoảng hơn 100 lao động được đào tạo nghề mây tre đan, có công ăn, việc làm ổn định, có thu nhập bình quân 2 – 3 triệu đồng/tháng. Nghề mộc chỉ tuyển dụng lao động nam, phụ trách truyền nghề là các nghệ nhân xã Canh Nậu. Khi chúng tôi đến xưởng, không khí học tập của các học viên rất nghiêm túc. Những bàn tay thợ đang tỉ mỉ, kỳ công tỉa từng họa tiết trên gỗ, những phoi bào mỏng bắn ra hiện dần đầu rồng, cánh phượng, chim chóc, hoa lá… trong hoa văn của vai ghế sa lông, giường, tủ… Canh Nậu, nơi trung tâm dạy nghề đặt trụ sở vốn là xã có nghề mộc truyền thống nên học viên ra trường dễ dàng tìm được việc làm. Một số học viên được trường đào tạo cách đây 3 năm đã trở thành ông chủ, đầu tư vốn mở xưởng độc lập, thuê thợ làm hàng gia công hoặc kinh doanh đồ gỗ gia dụng. Trung tâm có nhà xưởng dạy nghề may công nghiệp, giáo viên là những thầy cô trẻ đã tốt nghiệp cao đẳng dạy nghề trực tiếp đứng lớp. Các khóa học hàng năm chiêu sinh nhiều người tàn tật theo học nghề may vì nghề phù hợp sức khỏe và khả năng lao động của họ. Huyện Thạch Thất từ khi có quyết định cắt về Hà Nội, rất nhiều các trung tâm công nghiệp mọc lên, thu hút lao động đã qua đào tạo, bởi vậy nhu cầu đào tạo nghề của địa phương là rất lớn. Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện nói với phóng viên: Địa phương có khoảng hơn 4.000 người tàn tật, trên 300 thanh thiếu niên mồ côi (trong đó 3.100 người tàn tật còn khả năng lao động chưa được đào tạo nghề). Việc đầu tư, mở rộng trung tâm chính là cơ hội đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm cho người lao động địa phương nói chung, người tàn tật và trẻ mồ côi nói riêng.

Ông Li Xan Hô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn - Việt đã đến Trung tâm đây là lần thứ tư, và lần nào cũng để lại những cảm xúc dạt dào trong lòng - ông tâm sự. Lần này khi chứng kiến sự cần mẫn, khéo léo của những người tàn tật Việt Nam học nghề, ông đã trầm trồ: Khéo léo thực sự, thật khâm phục! Tham quan lớp học may, ông Li Xan Hô nhớ tên từng học viên, động viên họ bằng tiếng Việt, thứ tiếng sang đất nước duyên dáng Đông Nam Á hình chữ S ông mới tự học, thân thiện như một người thân trong gia đình Việt Nam. Theo ông, Hội Hàn - Việt đã từng đầu tư nhiều cơ sở trường học tại những vùng khó khăn của Việt Nam, nhưng với hạng mục trường dạy nghề cho người khuyết tật đây là lần đầu tiên. Với số vốn hơn 164 nghìn đô la, ông mong Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi (Sở Lao động – Thương binh xã hội Hà Nội) sẽ dốc sức cùng giám đốc Vũ Thị Xiêm sử dụng vốn hiệu quả và tạo nền tảng để những người tàn tật, trẻ mồ côi được hòa nhập cộng đồng, tự kiếm sống bằng khả năng lao động của mình. Lễ động thổ xây dựng mở rộng Trung tâm Dạy nghề nhân đạo Minh Tâm diễn ra trong bầu không khí đầy tính nhân văn và tình hữu nghị Việt – Hàn. Sẽ có 10 phòng học được xây dựng mới, theo bà Vũ Thị Xiêm, Giám đốc Trung tâm: Mỗi năm sẽ có 400 – 500 lao động phổ thông (phần lớn là người tàn tật, trẻ mồ côi) được đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công trình thể hiện tình hữu nghị ngày càng thắm thiết giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.

Bài, ảnh: Phổ Thế

Nguồn: http://www.redcross.org.vn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Bài này không nên viết ở THÔNG BÁO
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên