Thỉnh Kính cho người Thiện nguyện thành tâm hướng Phật!

Thành Tâm Hướng Chánh Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 2 2013
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Con hiện nay 23 tuổi, nhà con thủy chung trước đây chỉ có ba mẹ là thờ Phật (A di đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng có hình Phật Đức Thầy trong Phật Giáo Hòa Hảo); con thì trước đây cũng không hoàn toàn tin Phật vì nặng chủ nghĩa Duy vật và biện chứng Khoa học. Nhưng thời gian gần đây, không hiểu nhân duyên như nào, tâm (thân) con lại được tìm về Phật, đọc (xem) nhiều điều liên quan về Phật về Pháp. Điều quan trọng nhất mà con ý thức từ lời dạy của Phật là cuộc sống chỉ là tạm bợ, tất cả chỉ là vô thường, chúng sanh đều như nhau đều phải liên tục như mắc xích luôn kín khít trong vòng Luân Hồi khi mà ta chưa đoạn triệt được. Con thấy Đức Phật thật vĩ đại, Phật đã nghiền ngẫm từ lúc bé và dám dấn thân để tìm đường giải thoát sau khi chứng kiến Lão – Bệnh – Tử của thế gian, thật vĩ đại nếu không nhờ công đức tu tập viên mãn và phước báu lớn qua nhiều đời nhiều kiếp, Người là ĐẤNG GIÁC NGỘ thật VĨ ĐẠI. Con đường Phật đi là chánh đạo là con đường để soi sáng cho tất cả chúng sanh khỏi tham – sân – si, khỏi bể khổ Luân hồi, khỏi những phiền muộn ưu – não để đạt được Trí - Tuệ - Huệ - Nhẫn. Nên từ đó con luôn tín nguyện để được đi trên con đường Chánh đạo mà Phật đã soi sáng. Nhưng càng nghĩ về điều này con cũng thấy rằng, phải chăng đó cũng là sự Tham của con chăng? Bây giờ tâm con rất bân khuâng giữa 2 con đường: con đường phía trước (con đường tương lai khi con còn trẻ) và con đường Tu tập để được Viên Mãn. Nhưng Tâm con luôn muốn dốc sức thân để nguyện theo con đường Tu tập hơn vì dù sao đi nữa tất cả mọi thứ trên đời đều là tạm bợ đều là vô thường, người bị nó lôi cuốn cũng vì Ngũ quan, chỉ có tu tâp mới thoát khổ đau của Luân Hồi.
Con thiện nguyện trên con đường tu tập thoát khổ, con kính mong các Quý Thầy phát Bồ đề tâm hướng cho con trên con đường Chánh đạo mà Đức Phật vẫn luôn dạy, chỉ có Chánh đạo mới giải thoát được khỏi Luân hồi đau khổ!

Thành tâm kính chúc tất cả Quý Thầy, tín hữu thiện nguyện gần xa được Tinh tấn Tu tập!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Con thiện nguyện trên con đường tu tập thoát khổ, con kính mong các Quý Thầy phát Bồ đề tâm hướng cho con trên con đường Chánh đạo mà Đức Phật vẫn luôn dạy, chỉ có Chánh đạo mới giải thoát được khỏi Luân hồi đau khổ!
Nghĩ và nói thì dể rồi đó, nhưng thực hành thì không phải dể đâu.

Bạn còn trẻ thì hay có sự bồng bột, nghĩ đâu nói đó. Tánh trung trực, liêm khiết là tánh tốt.

Nhưng trước khi vào Diễn Đàn bạn có tham khảo qua về Phật học được một phần rồi. Nên tôi không cần phải nói thêm mà chỉ nói thẳng vào vấn đề.

Bạn có quy y Tam bảo chưa ? Hiểu Tam bảo thế nào, tại sao tôi quy y, giữ giới.v.v.

Thứ hai, Chùa nào bạn có phương tiện, Pháp môn (Tông phái Phật Giáo) nào bạn thích. Thì mới bàn tiếp, vậy bạn có chủ trương thế nào?

Thân.
 

Thành Tâm Hướng Chánh Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 2 2013
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Không biết phải xưng hô như nào cho phải phép, nhưng với tất cả lòng kính trọng Thành Tâm Hướng Chánh Đạo xin được gọi bản thân là TTHCĐ, mọi sự không phải xin Tri thức hữu vui lòng hoan hỉ!
Đầu tiên là TTHCĐ rất cảm ơn những góp ý khai thông của Cầu Pháp ( không biết có nên xưng Thầy không, nhưng với lòng tôn trọng của TTHCĐ luôn mong được hoan hỉ cho). Và cũng kính trả lời là TTHCĐ vẫn chưa Quy Y. Nhưng nhờ góp ý của Cầu Pháp, TTHCĐ đã tìm hiểu và biết rằng việc Quy Y Tam Bảo là chuyện rất trọng đại chứ không phải nhất thời vì sự bồng bột. Thật sự rất rất cảm ơn Cầu Pháp về điều này. Thành Tâm Hướng Chánh Đạo tự biết tuổi đời còn nhỏ, nên chí chưa vững, tâm chưa tịnh, còn nhiều lưu luyến chuyện gia đình (nhất là mẹ mất rồi, chỉ còn ba và em trai nhỏ). Nhưng điều mà TTHCĐ vững tin nhất là con đường Tu tập là con đường thoát được tất cả khổ đau. Khi tất cả còn vươn vấn thì không thể thành chánh niệm được, TTHCĐ tự biết trước sau như một rằng tới cuối cùng TTHCĐ vẫn muốn phải làm sao để bản thân không còn Tham – sân – si cũng như bản chất tạm bợ và vô thường của cuộc đời!
Vì như Cầu pháp đã bảo Nói và Thực Hành là 2 việc hoàn toàn khác nhau và Hành là vô cùng khó để vẹn chữ Nhẫn. Vì tuổi còn trẻ còn nhiều cám dỗ, còn nhiều thử thách, còn nhiều ham muốn và còn cả trách nhiệm với gia đình của TTHCĐ nữa. Mà quan trọng nhất là TTHCĐ ý thức được là Tâm mình vẫn chưa tịnh! TTHCĐ thấy như vầy ví như: Tâm của bản thân như con thuyền trên dòng nước vậy, nếu con thuyền này được cố định (bằng dây buộc vào cọc trên bờ hoặc bằng Mỏ neo thả xuống nước) thì con thuyền sẽ không mảy may trôi giữa dòng sông; ngược lại con thuyền này “không có gì để cố định” thì những cơn gió và hải lưu sẽ làm thuyền đó dịch chuyển so với vị trí ban đầu, thế nên có những lúc thuyền lại về vị trí ban đầu và có khi nó lại xa vị trí ban đầu. Vì con thuyền như Tâm của TTHCĐ nên bây giờ TTHCĐ thấy vị trí hiện tại là tốt (là ý nghĩ của TTHCĐ về chân lý của Phật dạy, là Chánh Đạo), vì vậy TTHCĐ cần phải có Sợi dây hoặc Mỏ Neo (là các vị Trí thiện hữu có thể giúp đỡ TTHCĐ) để “giữ” TTHCĐ lại, bản chất của đời là vô thường (như gió và dòng hải lưu vậy) có khi nó sẽ đẩy TTHCĐ lệch hướng theo kiểu “từ từ” mà TTHCĐ chấp nhận là “phải như thế”, vì sao vậy vì “Đời như thế nó vốn dĩ mà”! Để không bị “lệch đi” thì TTHCĐ phải tự mình cố gắng giữ VỊ TRÍ HIỆN TẠI! Nếu ai nghĩ TTHCĐ làm được vì lẽ tất nhiên để “xứng đáng” như điều để “chứng được” thì TTHCĐ xin thưa là TTHCĐ không làm được đâu! Vì sao? Vì TTHCĐ vốn dĩ là Con Thuyền kia! TTHCĐ chưa đủ trình để tâm không lay động!
Nên TTHCĐ rất thật sự bân khuâng, nếu bây giờ TTHCĐ “muốn” Quy Y (dù chưa hiểu hết ý nghĩa của việc Quy Y), chữ “muốn” của TTHCĐ là hơn 60%. Cầu Pháp có bảo vì tuổi của TTHCĐ nhỏ nên suy nghĩ bồng bột, xin thưa rằng: Cầu Pháp nói phải lắm, TTHCĐ ko phủ nhận điều này! Vì TTHCĐ nếu vững tâm thì cũng giống như Đức Phật vậy, nó mãnh liệt tới mức không chừng kể xiết, nên Đức Phật đối với TTHCĐ thật Vĩ Đại. Và TTHCĐ nghĩ như vầy, nếu Quy y có phải là TTHCĐ Ích Kỉ quá ko? Vì sao, vì bỏ đi trách nhiệm với gia đình TTHCĐ là như vậy. Mà nếu vì trách nhiệm thì cứ cho là như vầy, cũng sẽ tới lúc TTHCĐ “xem như” là có thể hoàn thành trách nhiệm với gia đình của mình và thời điểm đó TTHCĐ lại nghĩ về Quy Y như hiện tại (cũng như con thuyền không được cố định sau thời gian trôi dạt lại tìm về “vị trí cũ” của nó)! Thế thì có phải khoảng thời gian “trôi dạt” tìm về bến đó TTHCĐ phải kiềm nén nó như chữ “Nhẫn” vậy? Vậy khoảng thời gian đó ý nghĩa là gì? Và có phải TTHCĐ đã lãng phí nó với niềm tin ban đầu chăng?
Thứ đến liên quan tới vấn đề Quy Y, hiện tại TTHCĐ dù có tìm hiểu và biết có các Tông phái Phật giáo khác nhau, nhưng về ý nghĩa thì TTHCĐ chưa phân biệt rõ ràng giữa các Tông Phái khác nhau. Nhưng tựu chung TTHCĐ tin rằng các Tông Phái đều hướng Phật, niềm tin được chánh pháp và cũng tin Phái đó là đường tìm về đạo! Nhưng giữa xô bồ thế giới này, để có nhân lành và cơ duyên gặp Minh sư thì thật khó vạn lần! Vì TTHCĐ muốn Tu Tập để Tâm vững vàng và tỉnh suốt nên TTHCĐ có thiện ý hơn về Thiền Định để đạt được Tĩnh Tâm!
Thiển ý của TTHCĐ còn nhiều mê muội, TTHCĐ nghĩ được bao nhiêu thì nói bấy nhiêu tùy vào sự thấu hiểu của mình, thế nên TTHCĐ rất mong cần những góp ý truyền dạy cho TTHCĐ của các thiện hữu tri thức!

Thành tâm kính chúc tất cả Quý Thầy, tín hữu thiện nguyện gần xa được Tinh tấn Tu tập!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Thành Tâm Hướng Chánh Đạo,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Qua nick của Bạn - d/đ hiểu được sự quyết tâm của Bạn. Và d/đ cũng cùng một ý với bạn Cầu Pháp. Riêng d/đ cũng có đôi lời muốn chia sẻ thêm cùng Bạn.

Theo như d/đ thì trong khi chờ đợi đủ duyên. Bạn nên thực hành “rộng” 8 điều chớ vội tin - đức Phật dạy trong kinh Kalama - mà trước đây bạn Cầu Pháp và bạn Thụy Du có trích dẫn trong diễn đàn. Đó là,

1- chớ vội tin vì nghe truyền thuyết
2- chớ vội tin vì theo truyền thống
3- chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng
4- chớ vIội tin vì lý luận siêu hình
5- chớ vội tin vì đúng theo một lập trường
6- chớ vội tin vì phù hợp với định kiến
7- chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền
8- chớ vội tin vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình

Bạn chỉ cần thực hành đúng theo lời Phật dạy - không cần tìm hiểu vì sao. Vì sau này Bạn sẽ tự hiểu. Còn thực hành “rộng” có nghĩa là không phải chỉ giới hạn trong 8 điều Phật dạy - mà là ứng dụng trong tất cả mọi trường hợp. Bạn cứ tu tập như vậy - thì dần dần tâm của Bạn sẽ thanh tịnh. Vì khi Bạn không tin điều gì - thì tâm vọng sẽ không thể khởi. Mà tâm vọng không khởi - thì sẽ phát huy được tự tánh của tâm chơn - còn gọi là Phật tánh. Cho nên, đây là cách để Bạn kiến tánh đơn giản và dễ thực hiện nhất mà hiệu quả _ lại rất cao. Vì khi tâm Bạn thanh tịnh thì trí Bạn sẽ sáng. Do trí sáng Bạn sẽ có Chánh kiến. Đồng thời Bạn cũng không còn tham, sân, si… Tất cả đều được giải quyết một lượt…

Lúc bấy giờ Bạn cũng sẽ biết : dầu tất cả tông phái đều hướng về Phật. Nhưng không phải tông phái nào cũng hợp với căn cơ của Bạn. Chúc Bạn sớm được an thông.

Thân <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Không biết phải xưng hô như nào cho phải phép, nhưng với tất cả lòng kính trọng Thành Tâm Hướng Chánh Đạo xin được gọi bản thân là TTHCĐ, mọi sự không phải xin Tri thức hữu vui lòng hoan hỉ!
Đầu tiên là TTHCĐ rất cảm ơn những góp ý khai thông của Cầu Pháp ( không biết có nên xưng Thầy không, nhưng với lòng tôn trọng của TTHCĐ luôn mong được hoan hỉ cho). Và cũng kính trả lời là TTHCĐ vẫn chưa Quy Y. Nhưng nhờ góp ý của Cầu Pháp, TTHCĐ đã tìm hiểu và biết rằng việc Quy Y Tam Bảo là chuyện rất trọng đại chứ không phải nhất thời vì sự bồng bột. Thật sự rất rất cảm ơn Cầu Pháp về điều này. Thành Tâm Hướng Chánh Đạo tự biết tuổi đời còn nhỏ, nên chí chưa vững, tâm chưa tịnh, còn nhiều lưu luyến chuyện gia đình (nhất là mẹ mất rồi, chỉ còn ba và em trai nhỏ). Nhưng điều mà TTHCĐ vững tin nhất là con đường Tu tập là con đường thoát được tất cả khổ đau.
So sánh về tuổi thì tôi lớn hơn gấp 2 lần tuổi của bạn, còn về Đạo thì chúng ta điều giống như nhau. Vì tôi chưa phải là người xuất gia, Tôi chỉ hơi khác hơn bạn ở chổ người học trước, hay người học sau mà thôi.

Vấn đề tin Phật theo tôi nghĩ thì bạn chưa thật tin, nếu tin là bạn sẽ hỏi tới nơi nào tôi quy y, Thầy nào để nương tựa. Kinh nào học trước, học sau.v.v.

Do đó, Bạn tin Phật, tin giáo lý Phật nhưng bạn không tin hẳng những người đồng hành với bạn, điều này tôi chấp nhận. Vì đường đời đã tạo cho chúng ta sự ngăn ngừa và hết sức cẩn thận với tha nhân.

Thì đối với Tam Bảo là Phật Pháp Tăng cũng gần như vậy. Nhưng bạn đã vào diễn đàn là bạn đã gieo hạt giống từ bi với Tam Bảo rồi, từ nhiều đời, nhiều kiếp bạn là một Phật tử. Nhưng vì vô minh che mờ thế thôi.

Ngoài đời, bạn làm con một nhà giàu hay con một ông quan lớn thì bạn cảm thấy là tự hào, theo tâm lý đời là vậy. Nhưng nếu bạn quy y Tam bảo là bạn đã làm người con Phật. Thì khỏi làm con của tà ma, ngoại đạo. Không sướng sao, cớ sao lại còn nghi ngờ!

Đạo Phật không bắt buộc một ai theo Phật, hoặc không theo Phật nửa thì bị Phật phạt, bị tội giống như Đạo khác.v.v.

Chính những người đã xuất gia ở Chùa, Phật cũng không bắt buộc. (Bạn xem lại về các bài viết về Quy y và giữ giới của cư sĩ tại gia thì biết rõ hơn là tôi viết cho bạn.)

Do đó, bạn muốn có hạt giống bồ đề, kết trái với Phật thì đời này bạn nên Quy Y và giữ giới. Đó là sự hãnh diện của người Phật tử. Sau đó thì bạn học thêm thầy bạn thì mới có cơ hội cải thiện trong đời sống hiện tại của bạn.

Đấy là sự thật lòng, chớ đừng nghĩ là học giáo lý Phật là để vào diễn đàn nói chuyện cho giải buồn thì không đúng là một người Phật tử. Hy vọng bạn suy nghĩ kỷ rồi hồi âm. Chúc bạn đạt nhiều mai mắn.

Thật là tội, còn nhỏ mà mất mẹ.

Thân, CP.

 

Thành Tâm Hướng Chánh Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 2 2013
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Đầu tiên TTHCĐ thật sự rất vui về sự chia sẻ của dieuducCầu Pháp (TTHCĐ từ nay xin được phép xưng như vậy để tránh bị chấp, xin tất cả hoan hỉ cho)! Và từ giờ TTHCĐ sẽ cố gắng để bản thân tiếp nhận những điều tích cực và thiện ý từ Thiện hữu tri thức và cố gắng dẹp bỏ những điều đối lập!
Về chia sẻ của D/đ, TTHCĐ đã đang và sẽ cố gắng ghi nhớ 8 điều này, ngoài ra cũng sẽ cố thực hành rộng như được khuyên bảo. Nhưng, TTHCĐ vẫn không tránh khỏi vướn vấp, nếu áp dụng tất cả, có phải hầu như là mình "Chớ vội tin" (TTHCĐ chưa hiểu ý này lắm?), theo thiển ý của TTHCĐ thì nghĩ là có phải là khi nghe - đọc - nhìn -xem tất cả bất cứ thứ gì thì mình cũng phải nên suy ngẫm hay không? Mà nếu luôn đặt mình trong trường hợp luôn suy ngẫm như thế có phải vô tình "buộc" mình trở nên NGHI mọi thứ không? Sở dĩ TTHCĐ bảo là NGHI vì như những điều "Chớ vội tin" mà TTHCĐ vẫn đang theo!...Tóm lại, điều này làm TTHCĐ nghĩ nó như một vòng tròn vậy, cứ xoay chuyển mà mình không thoát được! Vậy nên, nếu có thể đơn giản và dễ hiểu, TTHCĐ rất mong d/đ vui lòng hướng dẫn cụ thể để TTHCĐ có thể tường đi ạ vì những gì d/đ đã viết sau cụm 8 điều "Chớ vội tin" thì TTHCĐ chưa ngộ được! Thành thật cảm ơn d/đ
Thân gửi Cầu Pháp (TTHCĐ nhỏ tuổi hơn, nhưng không biết giới tính của Cầu Pháp nên để tránh không Chấp nữa, TTHCĐ xưng như vậy ạ, cảm ơn ạ). TTHCĐ xin nhận những thiếu sót và thành thật cảm ơn thiện ý của Cầu Pháp. TTHCĐ cũng vừa mới trên con đường tìm hiểu Phật Giáo, nên không tránh khỏi những thiển cận và sai sót. Như những lời bảo của Cầu pháp là "cái sàng khôn" mà TTHCĐ nhận được ngay bây giờ! TTHCĐ còn nhiều điều bỡ ngỡ và không biết mình phải bắt đầu từ đâu? Như lần trước TTHCĐ chia sẻ, thật sự giờ thì TTHCĐ muốn tìm con đường giải thoát, nhưng khó thay không phải mình muốn gì thì được ngay đâu ạ? Vì đó, nên TTHCĐ cần thay những Thiện hữu tri thức có thể giúp TTHCĐ, cũng như những bước chân đầu đời chập chững! Rõ là một khi TTHCĐ còn tồn tại ngoài đời thì cũng có vô số ý nghĩ và những điều lôi cuốn TTHCĐ trôi theo dòng đời! Những suy nghĩ đó TTHCĐ đã nói từ lần comment (chia sẻ) trước! TTHCĐ cũng muốn chọn con đường Tu tập (hay xuất gia vậy, đó là cảm nghĩ của TTHCĐ vì trước sau TTHCĐ vẫn nghĩ mình cần phải làm thế) để cuối cùng TTHCĐ thật sự được thanh tịnh được vượt qua Khổ. Nhưng những suy nghĩ đó là một việc, còn trách nhiệm và nghĩa vụ là một chuyện, TTHCĐ đang rất boăn khoăn, không biết mình nên làm gì trước sau (nói như vậy thì cũng giống như mình lại mông muội)! Thật sự thì TTHCĐ không phải như ý như Cầu pháp bảo là học giáo lý Phật xong lên diễn đàn để giải buồn, bởi vì là sao mục đích cuối cùng của diễn đàn cũng là để kết nối Tri thức lại với nhau, là nơi người đang tìm có thể tìm gặp điều mình đang cần tìm, là nơi người đang cần học hỏi có thể học hỏi!
Nên TTHCĐ thật sự rất mong sự chia sẻ của Thiện hữu tri thức, như người học trước chỉ bảo cho người học sau như tinh thần của Cầu Pháp đó ạ!
Vấn đề tin Phật theo tôi nghĩ thì bạn chưa thật tin, nếu tin là bạn sẽ hỏi tới nơi nào tôi quy y, Thầy nào để nương tựa. Kinh nào học trước, học sau.v.v.
Từ điều này TTHCĐ đã nhận sự thiếu sót của bản thân! Nên TTHCĐ cũng mong lắm những thiện ý thay! Hiện tại thì TTHCĐ đang cư ngụ ở Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ!

Thành tâm kính chúc tất cả Quý Thầy, tín hữu thiện nguyện gần xa được Tinh tấn Tu tập!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Nhưng những suy nghĩ đó là một việc, còn trách nhiệm và nghĩa vụ là một chuyện, TTHCĐ đang rất boăn khoăn, không biết mình nên làm gì trước sau (nói như vậy thì cũng giống như mình lại mông muội)!
Một là đến chùa tìm một vị thầy để nói lên điều thắc mắc và dự định tương lai. Như tôi đã nói rồi. Và tìm đường link gần Huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ cho bạn đây, Quê hương, quê vợ tôi ở Rạch Giá, Đồng Tháp cũng không xa hơn bạn bao nhiều. Xem http://thienphuoctu.net/bvct/thien-...thich-le-nhat/58/nhung-phap-mon-ngay-nay.htmlhttp://thienphuoctu.net/bvct/thien-...oi-dan-ngheo-huyen-vinh-thanh-tp-can-tho.html Nếu chưa đủ duyên thì có thể bạn viết ra giấy xong rồi đăng lên những điều gì muốn hỏi: Vị dụ: Tôi cần phải chọn kinh nào học trước. Nên nhớ, bạn viết sự thật hiện tại như thế nào. Thì mới có cơ hội nhiều hơn cho bạn.


Thật sự thì TTHCĐ không phải như ý như Cầu pháp bảo là học giáo lý Phật xong lên diễn đàn để giải buồn, bởi vì là sao mục đích cuối cùng của diễn đàn cũng là để kết nối Tri thức lại với nhau, là nơi người đang tìm có thể tìm gặp điều mình đang cần tìm, là nơi người đang cần học hỏi có thể học hỏi!
Nên TTHCĐ thật sự rất mong sự chia sẻ của Thiện hữu tri thức, như người học trước chỉ bảo cho người học sau như tinh thần của Cầu Pháp đó ạ!
Qua hai bài viết, bạn thực sự cho nói rõ mục đích mình thì người muốn chia sẽ cũng đâu hiểu ý bạn tìm gi. Do đó, tôi nói là để tự mình đề cao cảnh giác. <!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->


<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->
Từ điều này TTHCĐ đã nhận sự thiếu sót của bản thân! Nên TTHCĐ cũng mong lắm những thiện ý thay! Hiện tại thì TTHCĐ đang cư ngụ ở Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ!

Thành tâm kính chúc tất cả Quý Thầy, tín hữu thiện nguyện gần xa được Tinh tấn Tu tập!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->
Theo tôi được biết theo lời bạn viết thì: 1. Bạn mới có 23 tuổi đời, mẹ mất sớm. Quê Cần Thơ, thích Phật Giáo.v.v. Chỉ có vậy.

Bạn đã được cô Diệu Đức hồi âm, khuyên bạn hãy suy nghĩ cận kẽ. Bằng những lời trong Kinh. Bạn chưa nắm dững được con đường đạo.v.v. Tiếp đó, thì tôi đã viết rõ con đường đạo bạn đang đi tìm là phải Quy Y Tam Bảo, rồi từ đó mới gặp được Thầy lành, bạn tốt chỉ dẫn thêm.

Có lẽ vì bạn đọc phớt qua, nên bạn mới hỏi lại lần nửa, điều này không trách được. Nhưng bạn muốn viết nửa thì đọc lại các bài chia sẽ trước, thì mới giúp y kiến thêm nhiều. Không phải viết cái ý mình muốn, mà cần phải hiểu cái nghe của người muốn chia sẽ với bạn "nói cái gì?".

Ví dụ như bạn hỏi về giới tính, tuổi tác mà bạn không lắng nghe người nói, "nói cái gì?" nên không hiểu người chia sẽ bạn là ai! Đó là sự thiếu xót lớn cho bạn thôi.

Thân.

(Bạn xem lại logo thì biết giới tính, và đọc lại bài viết là hiểu tuổi tác của người. Tôi và cô Diệu Đức điều ở trên hàng 50 và 60 rồi.)
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào Chị D/Đ và Anh CP
Chào TTHCD và các bạn đạo

Thụy Du rất trân trọng sự trở lại diễn đàn của chị Diệu Đức , vì vậy nên td đang tìm ý tưởng để viết cho TTHCD.,chị D/Đ, và anh CP.
Chị d/đ có nhắc đến nội dung kinh nói về Tám điều Chớ Vội Tin, bạn TTHCD thắc mắc đại khái nên hiểu thế nào về nội dung này , thì td xin phép anh và chị cho td được có một chút ý kiến
Anh Cầu Pháp cho biết TTHCD là người đồng hương với Anh .Như vậy phải chăng bạn TTHCD có quyền hy vọng một ngày nào sẽ được Đạo hữu CP hướng dẫn trực tiếp . Còn td thì không có cái may mắn đó nên , đối với td thì việc góp vui này chỉ là việc phụ.
Bạn trẻ TTHCD mến
Chúng ta có thể dựa vào câu nhận xét đầu tiên của Đạo Hữu CP :
Vấn đề tin Phật theo tôi nghĩ thì bạn chưa thật tin, nếu tin là bạn sẽ hỏi tới nơi nào tôi quy y, Thầy nào để nương dựa. Kinh nào học trước học sau
Bạn cũng ngờ ngợ điều này ?
Bạn chưa có niềm tin về sự quy y Tam Bảo mà trong kinh nói ?
Thế thì bạn có thể tự tư duy để kiểm chứng , xin gợi ý với bạn :
_Người ta sinh ra đời không phải chết là hết , vô thần , đoạn diệt . Nếu chết là hết thì tại sao người Việt và các dân tộc khác cúng giỗ ông bà tổ tiên và có ý niệm nhờ ông bà phù hộ.
Do đó chúng ta có thể tự hỏi phần linh hồn sau khi chết sẽ đi đâu , dựa vào ai ?Như vậy việc quy y theo một đấng thiêng liêng vô hình tướng để được gia bị trong đời sống và sau khi chết là cần . Còn liền theo với quy y là điều kiện giữ năm giới .Không sát sanh , không trộm cắp. không tà dâm , không nói dối . không uống rượu .Bạn cũng thấy năm điều giới này là hợp với luật pháp ,y học thế gian . Và nếu bạn bị người khác đối xử như vậy , bạn sẽ không thích . Thì những gì mình không muốn người ta làm cho mình, mình cũng không làm cho người ta (Kỷ sở bất dục , vật thi ư nhân ).
Và bạn có thể thấy người nông dân trồng hạt giống nào thì cho ra quả ấy , là ứng nghiệm cho luật nhân quả không sai .Nếu mình làm điều ác mình sẽ gặp quả xấu
Bước đầu bạn cứ nghiệm thấy điều này trước cái đã, tự bạn sẽ có niềm tin Phật
td xin hết lời và xin nhường lời lại cho các đạo hữu CP , D/Đ và TTHCD...
Xin chào
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Thụy Du, chào TTHCĐ,
d/đ cảm ơn Thụy Du thật nhiều. Còn sở dĩ d/đ trả lời TTHCĐ chậm là vì d/đ thường chỉ rảnh cuối tuần. Mong Bạn hoan hỷ.


Theo d/đ nghĩ đức Phật dạy “chớ vội tin” không phải là bảo chúng ta phải suy ngẫm mà là bảo chúng ta “đừng khẳng định điều mình nghe biết - là đúng - khi mình chưa hiểu rõ”.

Vì trong phẩm Tứ Y - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật cũng có dạy : “Cho đến lời của Như Lai mà có lòng nghi ngờ (tức là chưa hiểu rõ) cũng không nên thọ trì”. Do đó, hiểu rõ rồi mới tin là điều cần thiết của người tu học Phật đạo. Còn đối với việc đời thì cẩn thận cũng là một đức tính tốt. Trong khi “đa nghi” là nghĩ xấu về người. Cho nên, “chớ vội tin” và “đa nghi” là hai cái khác nhau.

Còn sở dĩ đức Phậy dạy :

1./ chớ vội tin vì nghe truyền thuyết. Là vì trong phẩm Quang Minh Biến Chiếu - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói :

Hàng Thanh Văn Duyên Giác thấy Bồ Tát từ trời Đâu Suất hoá hiện ngự trên Bạch tượng giáng thần vào thai mẹ tại thành Ca Tỳ La, cha hiệu Tịnh Phạn, mẹ tên Ma Gia. Ở thai đủ mười tháng sanh ra. Lúc sanh ra chưa đến đất, Thiên Đế Thích đưa tay đở, Nan Đà Long Vương và Bạt Nan Đà Long Vương phun nước tắm.

Đại Thần Vương Ma Ni Bạt Đà cầm lọng báu đứng hầu phía sau. Địa thần hoá hoa sen đở dưới chân. Bồ Tát đi qua bốn phương đều đủ bảy bước. Lúc đến Thiên Miếu các thiên tượng đều đứng dậy tiếp nghinh. Tiên A Tư Đà hai tay bồng xem tướng, xem xong Tiên nhơn buồn khổ thương phận mình sắp chết chẳng được thấy Bồ Tát thành Phật. Lớn lên đến thầy học sách, học toán số, cỡi ngựa, bắn cung, đồ sắm, các nghề nghiệp. Ở trong thâm cung cùng vui với sáu muôn thể nữ. Ra ngoài thành dạo chơi đến vườn Ca Tỳ La, dọc đường gặp người già, người bịnh, người chết, và gặp thầy Sa Môn mặc pháp phục đi trên đường, khi trở về cung, thấy các thể nữ hình mạo như xương khô, xem cung điện không khác gò mả. Nhàm chán, nửa đêm vượt thành xuất gia, đến chỗ các Đại Tiên nhơn Uất Đà Dà, A La La v.v… nghe giảng nói về Thức Vô Biên Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nghe rồi quan sát kỹ biết những xứ ấy là vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã, bèn bỏ đi đến núi Tuyết, dưới cội cây tu khổ hạnh trọn sáu năm. Sau đó biết khổ hạnh chẳng đặng thành vô thượng chánh giác, bèn đến tắm rửa trong sông A Nậu Bạt Đề. Tắm xong nhận lấy cháo sữa của cô gái chăn bò dâng. Ăn xong lại đến ngồi dưới cây Bồ Đề, phá ma Ba Tuần đặng thành vô thượng chánh giác. Đến thành Ba La Nại chuyển pháp luân lần đầu độ năm vị Tỳ Kheo, nhẫn đến ở rừng Ta La nơi thành Câu Thi Na nầy nhập Niết Bàn .
Các điều nhận thấy như vậy gọi là chỗ thấy biết vạy vò của Thanh Văn Duyên Giác.

Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát nghe và lãnh thọ kinh Đại Niết Bàn nầy, thời dứt trừ đặng những điều thấy biết như vậy. Nếu có thể biên chép đọc tụng thông thuộc vì người diễn thuyết suy nghĩ ý nghĩa, thời đặng
trí huệ chánh trực không tà vạy.

Nầy Thiện nam tử !
Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn, biết rõ Bồ Tát từ vô lượng kiếp nhẫn lại chẳng từ trời Đâu Suất giáng thần thai mẹ, nhẫn đến thành Câu ThiNa nhập Niết Bàn. Đây gọi là chỗ thấy biết chánh trực của Đại Bồ Tát.


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-78_5-50_6-1_17-184_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì Bạn thấy những điều đức Phật Thích Ca nói về chỗ thấy của hàng Thanh Văn, Duyên Giác gọi là vạy vò - chính là truyền thuyết mà chúng ta nghe kể về đức Phật Thích Ca. Trong khi, Đại Bồ tát lại biết rõ - Bồ tát (cũng là đức Phật Thích Ca) từ vô lượng kiếp nhẫn lại chẳng từ trời Đâu Suất giáng thần thai mẹ, nhẫn đến thành Câu Thi Na nhập Niết Bàn. Đây gọi là chỗ thấy biết chánh trực của Đại Bồ Tát.

Do đó, nếu chúng ta “vội tin” truyền thuyết thì chúng ta chỉ có được cái biết vạy vò. Còn nếu chúng ta “chớ vội tin” truyền thuyết thì chúng ta mới hy vọng có được chỗ thấy biết chánh trực của Đại Bồ tát.

2./ chớ vội tin vì theo truyền thống. Là vì truyền thống là do con người lập ra nên tuy thuận với sự suy nghĩ của người đời. Nhưng không phải là Phật Pháp

3./ chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng. Là vì kinh điển đức Phật lưu lại cho chúng ta có hai phần. Một giảng cho hàng Thanh Văn Duyên Giác - tức là dạy cho người còn đang trong tình trạng mê lầm. Và một giảng cho hàng Bồ tát - tức là dạy cho người trí. Cho nên, qua kinh điển truyền tụng mà chúng ta không hiểu rõ _ lời đó _ đức Phật giảng cho người còn đang mê lầm hay người trí - mà vội tin _ tu tập theo _ thì có phải là đáng thương lắm không.

4./ chớ vội tin vì lý luận siêu hình. Là vì nếu chúng ta không hiểu biết về lý luận siêu hình mà vội tin thì trở thành mê tín.

5./ chớ vội tin vì đúng theo một lập trường. Là vì đúng theo một lập trường - chưa hẳn là đúng

6./ chớ vội tin vì phù hợp với định kiến. Là vì định kiến - có đúng có sai

7./ chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền. Thì điều này d/đ không cần giải thích - Bạn cũng hiểu

8./ chớ vội tin vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. Là vì những lời nói của các vị Sa môn nói ra là nói theo chỗ hiểu _ riêng của các vị ấy. Cho nên, còn tùy thuộc vào duyên cơ của vị ấy. Vì vậy, chưa hẳn vị ấy đã hiểu đúng ý Phật.


Vì Bạn hỏi thì d/đ giải thích - chứ thật ra mục đích d/đ khuyên Bạn ứng dụng lời Phật dạy “chớ vội tin” trong tất cả mọi trường hợp là vì khi Bạn “chưa tin” một điều gì thì tâm Bạn sẽ không khởi vọng. Cho nên, d/đ thấy “chớ vội tin” là một cách tu giữ tâm thanh tịnh - diệt trừ phiền não rất tốt. Mà khi tâm thanh tịnh thì trí sẽ sáng. Do trí sáng chúng ta sẽ đọc hiểu lời Phật giảng. Nhưng Bạn nhớ “chớ vội tin” chứ không phải cái gì cũng “đa nghi”. Ví dụ như khi Bạn vướn vấp thì hỏi cho hiểu - tức là Bạn đã “chớ vội tin” đó.

Hy vọng lời giải thích của d/đ có thể giúp ích Bạn
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào chị D/Đ , anh CP, bạn TTHCD, các đạo hữu

diệu đức đã viết:
Vì Bạn hỏi thì d/đ giải thích - chứ thật ra mục đích d/đ khuyên Bạn ứng dụng lời Phật dạy “chớ vội tin” trong tất cả mọi trường hợp là vì khi Bạn “chưa tin” một điều gì thì tâm Bạn sẽ không khởi vọng. Cho nên, d/đ thấy “chớ vội tin” là một cách tu giữ tâm thanh tịnh - diệt trừ phiền não rất tốt. Mà khi tâm thanh tịnh thì trí sẽ sáng. Do trí sáng chúng ta sẽ đọc hiểu lời Phật giảng. Nhưng Bạn nhớ “chớ vội tin” chứ không phải cái gì cũng “đa nghi”. Ví dụ như khi Bạn vướn vấp thì hỏi cho hiểu - tức là Bạn đã “chớ vội tin” đó.]




04-Bieu-tuong-3110-300A1.jpg


A Tức Là Không A nên mới gọi là A
(Kim cang Bát nhã )


Copy%20of%20hoa%20sen1_quoc%20manh.jpg


Cám ơn ĐH Diệu Đức đã trả lời
 

Thành Tâm Hướng Chánh Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 2 2013
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Kính gửi Thiện hữu tri thức, nhận được sự chia sẻ của mọi người TTHCĐ thành tâm rất cảm ơn ạ! TTHCĐ sẽ cố gắng thực hành "Chớ vội tin" theo nghĩa là THẬT - là ĐÚNG - là CHƠN CHÍNH ạ. TTHCĐ cũng sẽ cố gắng thực hành việc "chẳng chụp nắm và bám níu" để tránh TỰ NGÃ, TTHCĐ nguyện lòng sau này sẽ xuất gia Tu học. TTHCĐ muốn nương nhờ nhân duyên cùng thiện hữu tri thức để giúp cho TTHCĐ đi đúng đường, nên TTHCĐ có câu hỏi sau:
Nơi nào TTHCĐ có thể thọ trì Chánh Pháp (Phật giáo Nam Tông) và thực hành Pháp tốt ạ?
TTHCĐ cảm ơn rất nhiều! Thành tâm kính chúc Thiện hữu tri thức được sống tốt và dồi dào sức khỏe!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn TTHCĐ,
Bạn hỏi :
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nơi nào TTHCĐ có thể thọ trì Chánh Pháp (Phật giáo Nam Tông) và thực hành Pháp tốt ạ?
Thì theo d/đ pháp nào của đức Phật Thích Ca dạy đều là Chánh Pháp cả. Chúng ta tu tập có kết quả hay không là do chúng ta có chọn đúng pháp tu hợp vời căn duyên của mình hay không. Và nhất là Bạn phải hiểu rõ sự sai khác giữa pháp tu của đức Phật Thích Ca và pháp tu của ngoại đạo - để không nhầm lẫn pháp tu của ngoại đạo là Phật đạo. Vì một khi Bạn đã nhầm lẫn pháp tu của ngoại đạo là Phật đạo thì Bạn khó có thể nhận ra sự nhầm lẫn của mình để quay về.

Cho nên, d/đ chủ trương tìm hiểu rõ về Phật đạo trước. Rồi mới tự chọn cho mình một pháp tu thích hợp. Quan điểm này của d/đ - tuy không được sự đồng thuận của các Bạn. Nhưng d/đ thấy rất an toàn nên chia sẻ với Bạn. Vì với phương pháp này - tuy Bạn phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị. Nhưng bù lại thì rất an toàn và hiệu quả cũng rất cao.

Thật ra, khi Bạn ứng dụng rộng lời Phật dạy “chớ vội tin” Bạn cũng đã “hơi” bắt đầu thực hành Phật đạo rồi. Còn trong thời gian này thì lời góp ý của bác Cầu Pháp, và cô Thụy Du rất đáng để Bạn suy ngẫm.

Chúc Bạn như nguyện.
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Thành Tâm Hướng Chánh Đạo

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 2 2013
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Thành tâm cảm ơn sự chia sẻ của Cô d/đ, TTHCĐ sẽ cố gắng để thực hành Chánh Kiến và Chánh Tư Duy!
Chúc cô d/đ sức khỏe dồi dào, thanh thản an lạc và vô sự
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên