Thời gian 1 kiếp - Theo Kinh Tương Ưng Bộ.

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
V. Núi (Tạp, Đại 2, 242c) (Biệt Tạp, Đại 2, 487c) (S.ii,181)
1). .. Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Một kiếp, bạch Thế Tôn, dài như thế nào?
4) Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm hay một vài trăm ngàn năm.
5) Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
6) Có thể được, này Tỷ-kheo. Thế Tôn nói như vậy. Ví như, này Tỷ-kheo, có một hòn núi đá lớn, một do tuần bề dài, một do tuần bề rộng, một do tuần bề cao, không có khe hở, không có lỗ hổng, một tảng đá thuần đặc. Rồi một người đến, cứ sau một trăm năm lại lau hòn đá ấy một lần với tấm vải kàsi. Này Tỷ-kheo, hòn núi đá lớn ấy được làm như vậy có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp.
7) Như vậy dài, này các Tỷ-kheo, là một kiếp. Với những kiếp dài như vậy, này Tỷ-kheo, hơn một kiếp đã qua, hơn một trăm kiếp đã qua, hơn một ngàn kiếp đã qua, hơn một trăm ngàn kiếp đã qua.
8) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này... vừa đủ để giải thoát.

VI. Hột Cải (Tạp, Đại 2, 242b) (S.ii,182) (Tăng 52.3, Đại 2, 825b) (Biệt Tạp 16.12, Đại 2, 487c)
1) Sàvatthi.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Một kiếp, bạch Thế Tôn, dài như thế nào?
4) Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì để có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm, hay một vài trăm ngàn năm.
5) Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
6) Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này Tỷ-kheo, có một thành bằng sắt, dài một do tuần, rộng một do tuần, cao một do tuần, chứa đầy hột cải cao như chóp khăn đầu. Một người từ nơi chỗ ấy, sau mỗi trăm năm lấy ra một hột cải. Này Tỷ-kheo, đống hột cải ấy được làm như vậy, có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp.
7) Như vậy dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Với những kiếp dài như vậy, hơn một kiếp đã qua, hơn một trăm kiếp đã qua, hơn một ngàn kiếp đã qua, hơn một trăm ngàn kiếp đã qua.
8) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi, này Tỷ-kheo... vừa đủ để giải thoát.

VII. Các Đệ Tử (Tạp, Đại 2, 242c) (Biệt Tạp 16.14, Đại 2, 488a) (S.ii,182)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn, đã đi qua, đã vượt qua?
4) Rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
5) Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
6) Có thể được, này các Tỷ-kheo. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị đệ tử, tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp, này các Tỷ-kheo, các kiếp được họ nhớ đến là vậy. Bốn đệ tử ấy tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm, sau một trăm năm đi đến mệnh chung.
7) Nhiều như vậy, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được, là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
8) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để được giải thoát.

VIII. Sông Hằng (Tạp, Đại 2, 242) (Biệt Tạp 16.10, Đại 2, 487b) (S.ii,183)
1) Ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm).
2) Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn đã đi qua, đã vượt qua?
4) Rất nhiều, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được, là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
5) Tôn giả Gotama có thể cho một ví dụ được không?
6) Có thể được, này Bà-la-môn. Ví như, này Bà-la-môn, sông Hằng này từ chỗ nguồn bắt đầu đến chỗ nó chảy nhập vào biển. Số cát nằm ở giữa chặng ấy, thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một số hột cát, là số trăm hột cát, là số ngàn hột cát, là số trăm ngàn hột cát.
7) Nhiều hơn vậy, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì có thể đếm chúng được, là một số kiếp, một trăm kiếp, là một ngàn kiếp, là một số trăm ngàn kiếp.
8) Ví sao? Vô thỉ là luân hồi này, này Bà-la-môn, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
9) Cũng vậy, đã lâu ngày, này Bà-la-môn, các Ông chịu đựng khổ, chịu đựng thống khổ, chịu đựng tai họa, và các mộ phần ngày một lớn lên. Cho đến như vậy, này Bà-la-môn, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
10) Được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

Nguồn trích: http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongung/tuongung02-15.html
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Rất vui, đọc qua "VĂN Kinh" bài "Thời gian 1 kiếp - Luân Hồi."

Vì nhân duyên gì! Đạo hữu thích đăng bài này. Có thể nào Đạo hữu cho biết sự TƯ duy.

Để chia sẽ cùng chung với các Đạo hữu trong Diễn đàn.

Cầu Pháp 9.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Con kính chào Quý Thầy - Quý thiện trí thức.
Đầu tiên xin các mod diễn đàn có thể hoan hỷ giúp CSSQ đổi tiêu đề thành: Thời gia 1 kiếp theo Kinh Tương Ưng Bộ. Rất mong hoan hỷ.
Kính chào Cầu Pháp.
Xin phép CSSQ chậm câu trả lời chút.
Nếu được Cầu Pháp có thể trả lời những câu hỏi sau của CSSQ được không?
Một vị không có túc mạng minh,, không có thiên nhãn minh, không có lậu tậm minh để tuệ tri thấy rõ một vấn đề. Không những thế vị đó không có đủ tuệ tri , như lý tác ý đúng pháp một vấn đề thời vị đó có những tư tưởng khởi nên về vấn đề đó.
Cầu pháp nghĩ vị đó có nên tác ý:
1. Cái suy nghĩ này của tôi, những diễn giải là của tôi ?
2.Lại nữa những suy nghĩ này của tôi là đúng, những kiến giải này của tôi là đúng?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Con kính chào Quý Thầy - Quý thiện trí thức.
Đầu tiên xin các mod diễn đàn có thể hoan hỷ giúp CSSQ đổi tiêu đề thành: Thời gia 1 kiếp theo Kinh Tương Ưng Bộ. Rất mong hoan hỷ.
Kính chào Cầu Pháp.
Xin phép CSSQ chậm câu trả lời chút.
Nếu được Cầu Pháp có thể trả lời những câu hỏi sau của CSSQ được không?
Một vị không có túc mạng minh,, không có thiên nhãn minh, không có lậu tậm minh để tuệ tri thấy rõ một vấn đề. Không những thế vị đó không có đủ tuệ tri , như lý tác ý đúng pháp một vấn đề thời vị đó có những tư tưởng khởi nên về vấn đề đó.
Cầu pháp nghĩ vị đó có nên tác ý:
1. Cái suy nghĩ này của tôi, những diễn giải là của tôi ?
2.Lại nữa những suy nghĩ này của tôi là đúng, những kiến giải này của tôi là đúng?

1. Cái suy nghĩ này của tôi, những diễn giải là của tôi ?
2.Lại nữa những suy nghĩ này của tôi là đúng, những kiến giải này của tôi là đúng?
Kính gởi Quí vị và đạo hữu @Chúng sinh sợ Quả.

Có thể 2 câu đặt nghi vấn của đạo hữu dành cho các bậc trí giả, hay Thầy Admin, Thầy Tổng Quản, Phó Tổng Quản, Ban Quản Trị, hoặc quí vị Điều hành viên thích nghi hơn?

Riêng @Cầu Pháp chỉ học Cầu Pháp Phật thôi, không biết gì về nghi vấn hay Bố thí Pháp, Xin hãy hoan hỉ.

Giải nghi về "Cầu Pháp 9" thì có nguyên do.
Ví như trẻ đọc sách thiếu nhi, sau khi đọc, trẻ có thể tô vẽ trí tưởng tượng của mình để trở thành vị hoàng tử, công chúa...Được mọi người thương mến...
Ví như sách tiểu thuyết tình cảm. Mục tiêu cũng muốn cho người đọc, nhận xét sự hiểu biết về tình cảm, xã hội chung...
Thì tất cã Tam Tạng kinh điển cũng không ngoại lệ cho học giả là "Kinh văn, tư duy, và tu hoc". Đó là lý do cầu Pháp.

@Cầu Pháp chỉ cầu và tìm hiểu sự tư duy của đạo hữu, để áp dụng tinh thần tu học của mình, được đạo hữu chia sẽ, thì vui biết mấy. Hoặc đạo hữu đem sự tư duy và sở thích tu học của đạo hữu đem ra tham khảo, thì tốt biết bao nhiêu.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chào Cầu Pháp.
Do nhân VM thầy những quan điểm cõi tịnh độ như thế này không như thế kia, quan điển về cõi tịnh độ như thế kia không như thế này.
Những tư tưởng đó đước nắm giữa, được sáng tạo thêm thời không có tuệ tri thẩm sát biết rõ nên VM trích dẫn đoạn kinh trên mong muốn theo ý kiến chủ quản sẽ nhìn thêm nhiều khía cạnh một chút để cái gì sinh sẽ diệt, cái gì diệt rồi sẽ không còn sinh khởi nữa, không đưa lại sự tăng tham, tăng sân, tăng si.
Thân kính.
 
V

vanphap

Guest
Kính chào Cầu Pháp.
Do nhân VM thầy những quan điểm cõi tịnh độ như thế này không như thế kia, quan điển về cõi tịnh độ như thế kia không như thế này.
Những tư tưởng đó đước nắm giữa, được sáng tạo thêm thời không có tuệ tri thẩm sát biết rõ nên VM trích dẫn đoạn kinh trên mong muốn theo ý kiến chủ quản sẽ nhìn thêm nhiều khía cạnh một chút để cái gì sinh sẽ diệt, cái gì diệt rồi sẽ không còn sinh khởi nữa, không đưa lại sự tăng tham, tăng sân, tăng si.
Thân kính.
Chào Hiền giả CSSQ do tư duy như trên. Cầu Pháp không phải là CSSQ và CSSQ không phải là cầu pháp lên không thể chia sẻ.
Hay do
Rồi Phật Pháp cao siêu
Con hiểu được đôi điều
Đã kheo khoang bày tỏ
Không kín đáo kiêm cung
Nên bế tắc công phu
Làm trở ngại nội tâm
Đường đi nên khó khăn
Đạo xa xôi chập trùng.

Xin tha thứ cho con! Vô Minh đã che mờ
Như vậy CSSQ sợ cái hiểu của mình chưa đến nơi nếu chia sẻ sợ gây thêm nghiệp quả.
Cái sợ này cũng là vô minh.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chào Vạn Pháp.
Mong Vạn Pháp cứ hoan hỷ goi là CSSQ thì tốt hơn cho CSSQ.
Đạo hữu Cầu Pháp đã hỏi nhân duyên gì...CSSQ đã nói nhân duyên đó, sự suy tư đã không còn
Vô minh tức vô minh
Thị Vô minh tức Giác.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính chào Cầu Pháp.
Do nhân VM thầy những quan điểm cõi tịnh độ như thế này không như thế kia, quan điển về cõi tịnh độ như thế kia không như thế này.
Những tư tưởng đó đước nắm giữa, được sáng tạo thêm thời không có tuệ tri thẩm sát biết rõ nên VM trích dẫn đoạn kinh trên mong muốn theo ý kiến chủ quản sẽ nhìn thêm nhiều khía cạnh một chút để cái gì sinh sẽ diệt, cái gì diệt rồi sẽ không còn sinh khởi nữa, không đưa lại sự tăng tham, tăng sân, tăng si.
Thân kính.

Vấn đề chia chẻ từ ngữ học mà vẫn đến sự bất hòa đồng để rồi tăng tham, sân si... Do đó người hiểu rõ sự việc tức là đã diệt đi một phần phiền não "Nghi" là một trong mười phiền não của thập kiết sử. @Cầu Pháp có lở lời, xin chỉ dạy.

Cảm ơn đạo hữu cho mình thêm khái niệm về "Niết bàn" bên hệ phái Nam Tông. Cũng như sự giải thoát cuối cùng của Tịnh Độ Tông là "Cõi Tây Phương Cực Lạc".

Cầu Pháp 14: Xin hỏi "Sự giải thoát (giác ngộ) cuối cùng của Đại Thừa là gì?" ví dụ như "Sự giải thoát (giác ngộ) của Thiền tông và Mật Tông là gì?".
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Vấn đề chia chẻ từ ngữ học mà vẫn đến sự bất hòa đồng để rồi tăng tham, sân si... Do đó người hiểu rõ sự việc tức là đã diệt đi một phần phiền não "Nghi" là một trong mười phiền não của thập kiết sử. @Cầu Pháp có lở lời, xin chỉ dạy.

Cảm ơn đạo hữu cho mình thêm khái niệm về "Niết bàn" bên hệ phái Nam Tông. Cũng như sự giải thoát cuối cùng của Tịnh Độ Tông là "Cõi Tây Phương Cực Lạc".

Cầu Pháp 14: Xin hỏi "Sự giải thoát (giác ngộ) cuối cùng của Đại Thừa là gì?" ví dụ như "Sự giải thoát (giác ngộ) của Thiền tông và Mật Tông là gì?".

Kính chào Cầu Pháp.
Thưa CSSQ tự thấy không liễu tri ,không có đủ trí tuệ biết rõ Niết Bàn nên không thể phúc đáp sự thắc mắc của đạo hữu.
Kính chúc Cầu Pháp nhân duyên lành viên mãn, Chánh Pháp sáng soi, trọn thành Phật Đạo.

Thưa với Cầu Pháp ở đây với nhân duyên được biết một vài vấn đáp về chủ để vấn đáp: Mục tiêu tối hậu của đạo Phật : http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18593-Một-vài-tham-vấn!/page9
mong đạo hữu hoan hỷ và an lạc trong tỉnh giác.
Thân kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên