K
kequaduong
Guest
KINH :
“Ở nơi đồng với Phật Địa, trong ấy mỗi mỗi sanh nhân thanh tịnh. Nương nhân ấy mà phát huy, giữ lấy đạo Niết Bàn, gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng.
THÔNG rằng :
Đồng Phật Địa, đồng thanh tịnh, đồng Niết Bàn sao lại nương nơi nhân mà phát huy mỗi mỗi chẳng đồng ? Đó là do các thiện căn đã trồng trong những đời trước, mỗi cái do sự huân tập mà có đặc tánh riêng. Tánh thiện tuy bình đẳng mà do căn (rễ) nảy mầm, nương Nhân chứng Quả mà muôn vật chẳng đồng. Dầu chẳng đồng vẫn không ngại sự tự tu tự ngộ, chứng lấy Niết Bàn. Đúng là chẳng cần cố chấp một pháp môn, mỗi mỗi phải đều theo một lối.
Nói tùy thuận nghĩa là tùy theo căn cơ mà tiếp dẫn, chứ chẳng miễn cưỡng làm chỗ không thể được. Đây mới là quyền nghi lớn để độ khắp chúng sanh vậy.
Ngài Tuyết Phong ở nơi Tổ Động Sơn làm đầu bếp.
Một hôm, đang đãi gạo, Tổ sơn hỏi : “Đãi cát bỏ gạo, hay đãi gạo bỏ cát ?”
Ngài Phong rằng : “Cát gạo đồng thời bỏ”.
Tổ nói : “Đại chúng lấy gì ăn ?”
Ngài Phong bèn đậy bồn gạo lại.
Tổ nói : “Theo cái nhân duyên của ông thì hợp với Đức Sơn”.
Về sau quả nối pháp Tổ Đức Sơn.
Ngài Đầu Tử nêu ra rằng : “Này đại chúng ! Tổ Động Sơn nói như vậy là đạo lý gì thế ? Tuy là một sắc Càn Khôn, khốn nỗi núi cao sông rộng. Bởi thế lão dã này nói “Công phu chẳng tới, chẳng vuông tròn. Ngôn ngữ không thông chẳng phải bà con””.
Bèn thay thế, nói : “Đãi cát bỏ gạo, đãi gạo bỏ cát : Cây quế trường sanh không ảnh, trải qua sương tuyết kết trái đều”.
“Đại chúng lấy gì ăn : Chim Kim Phụng hái bông ngậm chẳng hết, Ngọc Sô(28) ăn nhụy lá tươi hoài”.
Tụng rằng :
“Hiện đầy bình bát : không một vật
Há đồng Hương Tích hóa đồ ngon
Nhật nguyệt xoay hoài soi chẳng thấu
Người gỗ múa tay hướng lò hồng”.
Ngài Đầu Tử rất rành ý chỉ của Tổ Động sơn, biện biệt rất rõ ràng.
Có nhà sư hỏi Ngài Ngũ Tổ Diễn : “Thế nào là chuyện nhà Lâm Tế ?”
Tổ Diễn nói : “Kẻ phạm tội ngũ nghịch nghe sấm sét !”
Hỏi : “Thế nào là chuyện nhà Vân Môn ?”
Đáp : “Cờ hồng sáng lòe”.
Hỏi : “Thế nào là chuyện nhà Quy Ngưỡng ?”
Đáp : “Dẹp cái bia ngang lối xưa”.
Hỏi : “Thế nào là chuyện nhà Tào Động ?”
Đáp : “Đem thơ chẳng tới nhà”.
Nhà sư làm lễ.
Tổ Diễn nói : “Sao chẳng hỏi chuyện nhà Pháp Nhãn ?”
Đáp : “Để lại cho Hòa Thượng”.
Tổ Diễn nói : “Người đi tuần phạm tội đi đêm”.
Ở đây, thiện căn của năm Tông, mỗi Tông đều có chỗ khế hợp riêng. Chẳng phải chỉ có Tổ Động Sơn chỉ dạy Ngài Tuyết Phong đến Tổ Đức Sơn mà thôi.
Từ Tổ Huệ An ở Tung Sơn chỉ cho Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng đến ra mắt Đức Lục Tổ, Tổ Thạch Đầu chỉ Ngài Dược Sơn ra mắt Đức Mã Tổ, rồi Đức Mã Tổ chỉ Ngài Đơn Hà đến Ngài Thạch Đầu đều là tùy thuận thiện căn bình đẳng, khiến nương nơi nhân mà phát huy, giữ lấy đường Niết Bàn. Nào có từng cố chấp theo riêng một pháp môn để chứng Cực Quả đâu?
“Ở nơi đồng với Phật Địa, trong ấy mỗi mỗi sanh nhân thanh tịnh. Nương nhân ấy mà phát huy, giữ lấy đạo Niết Bàn, gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng.
THÔNG rằng :
Đồng Phật Địa, đồng thanh tịnh, đồng Niết Bàn sao lại nương nơi nhân mà phát huy mỗi mỗi chẳng đồng ? Đó là do các thiện căn đã trồng trong những đời trước, mỗi cái do sự huân tập mà có đặc tánh riêng. Tánh thiện tuy bình đẳng mà do căn (rễ) nảy mầm, nương Nhân chứng Quả mà muôn vật chẳng đồng. Dầu chẳng đồng vẫn không ngại sự tự tu tự ngộ, chứng lấy Niết Bàn. Đúng là chẳng cần cố chấp một pháp môn, mỗi mỗi phải đều theo một lối.
Nói tùy thuận nghĩa là tùy theo căn cơ mà tiếp dẫn, chứ chẳng miễn cưỡng làm chỗ không thể được. Đây mới là quyền nghi lớn để độ khắp chúng sanh vậy.
Ngài Tuyết Phong ở nơi Tổ Động Sơn làm đầu bếp.
Một hôm, đang đãi gạo, Tổ sơn hỏi : “Đãi cát bỏ gạo, hay đãi gạo bỏ cát ?”
Ngài Phong rằng : “Cát gạo đồng thời bỏ”.
Tổ nói : “Đại chúng lấy gì ăn ?”
Ngài Phong bèn đậy bồn gạo lại.
Tổ nói : “Theo cái nhân duyên của ông thì hợp với Đức Sơn”.
Về sau quả nối pháp Tổ Đức Sơn.
Ngài Đầu Tử nêu ra rằng : “Này đại chúng ! Tổ Động Sơn nói như vậy là đạo lý gì thế ? Tuy là một sắc Càn Khôn, khốn nỗi núi cao sông rộng. Bởi thế lão dã này nói “Công phu chẳng tới, chẳng vuông tròn. Ngôn ngữ không thông chẳng phải bà con””.
Bèn thay thế, nói : “Đãi cát bỏ gạo, đãi gạo bỏ cát : Cây quế trường sanh không ảnh, trải qua sương tuyết kết trái đều”.
“Đại chúng lấy gì ăn : Chim Kim Phụng hái bông ngậm chẳng hết, Ngọc Sô(28) ăn nhụy lá tươi hoài”.
Tụng rằng :
“Hiện đầy bình bát : không một vật
Há đồng Hương Tích hóa đồ ngon
Nhật nguyệt xoay hoài soi chẳng thấu
Người gỗ múa tay hướng lò hồng”.
Ngài Đầu Tử rất rành ý chỉ của Tổ Động sơn, biện biệt rất rõ ràng.
Có nhà sư hỏi Ngài Ngũ Tổ Diễn : “Thế nào là chuyện nhà Lâm Tế ?”
Tổ Diễn nói : “Kẻ phạm tội ngũ nghịch nghe sấm sét !”
Hỏi : “Thế nào là chuyện nhà Vân Môn ?”
Đáp : “Cờ hồng sáng lòe”.
Hỏi : “Thế nào là chuyện nhà Quy Ngưỡng ?”
Đáp : “Dẹp cái bia ngang lối xưa”.
Hỏi : “Thế nào là chuyện nhà Tào Động ?”
Đáp : “Đem thơ chẳng tới nhà”.
Nhà sư làm lễ.
Tổ Diễn nói : “Sao chẳng hỏi chuyện nhà Pháp Nhãn ?”
Đáp : “Để lại cho Hòa Thượng”.
Tổ Diễn nói : “Người đi tuần phạm tội đi đêm”.
Ở đây, thiện căn của năm Tông, mỗi Tông đều có chỗ khế hợp riêng. Chẳng phải chỉ có Tổ Động Sơn chỉ dạy Ngài Tuyết Phong đến Tổ Đức Sơn mà thôi.
Từ Tổ Huệ An ở Tung Sơn chỉ cho Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng đến ra mắt Đức Lục Tổ, Tổ Thạch Đầu chỉ Ngài Dược Sơn ra mắt Đức Mã Tổ, rồi Đức Mã Tổ chỉ Ngài Đơn Hà đến Ngài Thạch Đầu đều là tùy thuận thiện căn bình đẳng, khiến nương nơi nhân mà phát huy, giữ lấy đường Niết Bàn. Nào có từng cố chấp theo riêng một pháp môn để chứng Cực Quả đâu?