K
kequaduong
Guest
KINH :
“Lớp lớp như vậy, đơn hay kép mười hai địa vị, mới cùng tột Diệu Giác, thành Vô Thượng Đạo."
THÔNG rằng :
Đơn có bảy địa vị, đó là Càn Huệ, Nỗn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất, Đẳng Giác và Diệu Giác.
Kép có năm địa vị, đó là Tín, Trụ, Hạnh, Hướng và Địa.
Mỗi địa vị lại có mười bậc nên gọi là kép. Lớp lớp như vậy, tiệm tu tiệm chứng, gồm tất cả mười hai tầng bậc mới đến Diệu Giác mà thành Vô Thượng Đạo. Nên bậc Đẳng Giác vẫn còn ở địa vị Thứ Mười Một nên chưa cùng tột, chỉ có địa vị Thứ Mười Hai mới cùng tột vậy.
Cái Diệu này há có thêm cho Càn Huệ ư ? Thật ra chỉ là Càn Huệ nhưng chà xát lau chùi cho rực rỡ trong trẻo thì hiển bày cái Diệu. Hiệp Luận nói : “Ba đời Chư Như Lai trao truyền cái pháp thức tu chứng cho tất cả Bồ Tát : Chọn lựa lực dụng sâu cạn, phân biệt các chỗ sai biệt của các địa vị. Bắt đầu từ Thập Tín nhưng vì cái Tín này còn thuộc sanh diệt nên phải trụ tâm, bèn lập ra Thập Trụ. Lại vì Trụ còn thiếu vốn liếng để phát khởi cái Dụng của phương tiện nên thành tựu hạnh tâm, bèn lập ra Thập Hạnh. Lại vì Hạnh này mới chỉ tự lợi, chưa phổ cập đến chúng sanh, nên bày việc Hồi Hướng, bèn lập ra Thập Hồi Hướng”.
Từ Thập Tín cho đến Trụ, Hạnh, Hồi Hướng là địa vị Tam Hiền. Lại từ Tam Hiền thì lên Sơ Địa, vì Đại Từ Đại Bi phát sanh, được nuôi dưỡng sum xuê tươi tốt cho thành tựu mà có tên là Địa. Ở Sơ Địa mới cho là chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, cho đến hết Thập Địa, do công hiệu mài xát, tôi luyện các tập khí còn sót bèn đồng đẳng với Chân Như Bản Giác, nên gọi là Đẳng Giác. Giống như Kinh Dịch nói “Cùng Thần tri hóa” vậy. Đến khi nhập Diệu Giác thì chỉ Một mà thôi, không có tướng nào nữa. Như chỉ nói là Thần thôi vậy.
Chỗ đặc biệt của kinh này là trước Thập Tín có thêm Càn Huệ Địa ; trước Thập Địa lại thêm Nỗn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất Địa.
Kinh Hoa Nghiêm, ở Thập Trụ nói là chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Các kinh khác thì nói chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn ở Thập Địa. Tất cả còn ở trong số năm mươi lăm địa vị. Đức Thế Tôn ở chỗ này bèn lập ra ba món tiệm thứ, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Ba món tiệm thứ là phương tiện an lập, ra ngoài số năm mươi lăm kia. Ý của Đức Thế Tôn là muốn khai thị theo phàm phu để có thể thật chứng Pháp vậy.
Tổ Hoàng Bá nói với Ông Bùi Hưu rằng : “Phật cùng chúng sanh thật không sai khác. Chỉ vì chúng sanh bám tướng cầu ngoài. Càng cầu càng thêm mất, đem Phật mà tìm Phật, lấy Tâm mà bắt Tâm, cùng kiếp hết đời, rốt chẳng thể được. Chẳng biết là dứt nghĩ quên suy thì Phật tự hiện tiền. Tâm đây chính là Phật. Phật tức là chúng sanh. Khi là chúng sanh, Tâm đây chẳng giảm. Khi là Phật, Tâm đây chẳng thêm. Cho đến hằng sa công đức, Lục Độ, Vạn Hạnh vốn tự sẵn đủ, chẳng nương mượn tu để có thêm. Gặp duyên thì bày trải, hết duyên thì lặng yên.
“Nếu chẳng quyết định tin đây là Phật mà muốn bám tướng tu hành để cầu công dụng, đó đều là vọng tưởng, cùng với Đạo tự trái. Tâm đây tức là Phật, chẳng có Phật nào khác, cũng chẳng có Tâm nào khác. Tâm này sáng sạch, dường như hư không, không có một điểm tướng mạo. Khởi tâm, động niệm liền trái Pháp Thể, tức liền bám tướng. Từ vô thủy đến nay không có Phật bám tướng ! Tu Lục Độ, Vạn Hạnh muốn cầu thành Phật tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay không có Phật thứ lớp ! Chỉ ngộ Nhất Tâm, rốt không chút pháp gì khá đắc, đó là Chân Phật.
“Phật cùng chúng sanh, Một Tâm không khác. Giống như hư không, không xen tạp, không hư hoại. Như mặt trời chiếu khắp bốn thiên hạ. Khi mặt trời lên cao, sáng khắp thiên hạ, hư không chẳng hề sáng. Khi mặt trời lặn, tối khắp thiên hạ, hư không chẳng hề tối. Cảnh sáng cảnh tối tự lấn đoạt nhau, cái tánh của hư không rỗng nhiên chẳng đổi. Tâm của Phật cùng chúng sanh cũng như thế. Nếu xem thấy Phật cho là cái tướng trong sạch, sáng rỡ, giải thoát; xem thấy chúng sanh cho là tướng dơ bẩn, tối tăm, sanh tử, khởi cái thấy hiểu như vậy thì trải qua hằng sa kiếp rốt cuộc chẳng nắm được Bồ Đề, vì bám tướng vậy. Độc chỉ Nhất Tâm đây, ngoài ra chẳng có vi trần pháp nào có thể đắc. Tức Tâm là Phật !”
Nhiệm mầu thay ! Nhiệm mầu thay ! Chẳng phải Tổ Hoàng Bá thật chứng Diệu Giác, không rơi vào tầng bậc thì làm sao thông suốt như thế ? Đã lời dạy này mà lưu lại, để gần với ý chỉ Viên Đốn của kinh này bởi cả hai chẳng ngại nhau vậy.
“Lớp lớp như vậy, đơn hay kép mười hai địa vị, mới cùng tột Diệu Giác, thành Vô Thượng Đạo."
THÔNG rằng :
Đơn có bảy địa vị, đó là Càn Huệ, Nỗn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất, Đẳng Giác và Diệu Giác.
Kép có năm địa vị, đó là Tín, Trụ, Hạnh, Hướng và Địa.
Mỗi địa vị lại có mười bậc nên gọi là kép. Lớp lớp như vậy, tiệm tu tiệm chứng, gồm tất cả mười hai tầng bậc mới đến Diệu Giác mà thành Vô Thượng Đạo. Nên bậc Đẳng Giác vẫn còn ở địa vị Thứ Mười Một nên chưa cùng tột, chỉ có địa vị Thứ Mười Hai mới cùng tột vậy.
Cái Diệu này há có thêm cho Càn Huệ ư ? Thật ra chỉ là Càn Huệ nhưng chà xát lau chùi cho rực rỡ trong trẻo thì hiển bày cái Diệu. Hiệp Luận nói : “Ba đời Chư Như Lai trao truyền cái pháp thức tu chứng cho tất cả Bồ Tát : Chọn lựa lực dụng sâu cạn, phân biệt các chỗ sai biệt của các địa vị. Bắt đầu từ Thập Tín nhưng vì cái Tín này còn thuộc sanh diệt nên phải trụ tâm, bèn lập ra Thập Trụ. Lại vì Trụ còn thiếu vốn liếng để phát khởi cái Dụng của phương tiện nên thành tựu hạnh tâm, bèn lập ra Thập Hạnh. Lại vì Hạnh này mới chỉ tự lợi, chưa phổ cập đến chúng sanh, nên bày việc Hồi Hướng, bèn lập ra Thập Hồi Hướng”.
Từ Thập Tín cho đến Trụ, Hạnh, Hồi Hướng là địa vị Tam Hiền. Lại từ Tam Hiền thì lên Sơ Địa, vì Đại Từ Đại Bi phát sanh, được nuôi dưỡng sum xuê tươi tốt cho thành tựu mà có tên là Địa. Ở Sơ Địa mới cho là chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, cho đến hết Thập Địa, do công hiệu mài xát, tôi luyện các tập khí còn sót bèn đồng đẳng với Chân Như Bản Giác, nên gọi là Đẳng Giác. Giống như Kinh Dịch nói “Cùng Thần tri hóa” vậy. Đến khi nhập Diệu Giác thì chỉ Một mà thôi, không có tướng nào nữa. Như chỉ nói là Thần thôi vậy.
Chỗ đặc biệt của kinh này là trước Thập Tín có thêm Càn Huệ Địa ; trước Thập Địa lại thêm Nỗn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất Địa.
Kinh Hoa Nghiêm, ở Thập Trụ nói là chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Các kinh khác thì nói chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn ở Thập Địa. Tất cả còn ở trong số năm mươi lăm địa vị. Đức Thế Tôn ở chỗ này bèn lập ra ba món tiệm thứ, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Ba món tiệm thứ là phương tiện an lập, ra ngoài số năm mươi lăm kia. Ý của Đức Thế Tôn là muốn khai thị theo phàm phu để có thể thật chứng Pháp vậy.
Tổ Hoàng Bá nói với Ông Bùi Hưu rằng : “Phật cùng chúng sanh thật không sai khác. Chỉ vì chúng sanh bám tướng cầu ngoài. Càng cầu càng thêm mất, đem Phật mà tìm Phật, lấy Tâm mà bắt Tâm, cùng kiếp hết đời, rốt chẳng thể được. Chẳng biết là dứt nghĩ quên suy thì Phật tự hiện tiền. Tâm đây chính là Phật. Phật tức là chúng sanh. Khi là chúng sanh, Tâm đây chẳng giảm. Khi là Phật, Tâm đây chẳng thêm. Cho đến hằng sa công đức, Lục Độ, Vạn Hạnh vốn tự sẵn đủ, chẳng nương mượn tu để có thêm. Gặp duyên thì bày trải, hết duyên thì lặng yên.
“Nếu chẳng quyết định tin đây là Phật mà muốn bám tướng tu hành để cầu công dụng, đó đều là vọng tưởng, cùng với Đạo tự trái. Tâm đây tức là Phật, chẳng có Phật nào khác, cũng chẳng có Tâm nào khác. Tâm này sáng sạch, dường như hư không, không có một điểm tướng mạo. Khởi tâm, động niệm liền trái Pháp Thể, tức liền bám tướng. Từ vô thủy đến nay không có Phật bám tướng ! Tu Lục Độ, Vạn Hạnh muốn cầu thành Phật tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay không có Phật thứ lớp ! Chỉ ngộ Nhất Tâm, rốt không chút pháp gì khá đắc, đó là Chân Phật.
“Phật cùng chúng sanh, Một Tâm không khác. Giống như hư không, không xen tạp, không hư hoại. Như mặt trời chiếu khắp bốn thiên hạ. Khi mặt trời lên cao, sáng khắp thiên hạ, hư không chẳng hề sáng. Khi mặt trời lặn, tối khắp thiên hạ, hư không chẳng hề tối. Cảnh sáng cảnh tối tự lấn đoạt nhau, cái tánh của hư không rỗng nhiên chẳng đổi. Tâm của Phật cùng chúng sanh cũng như thế. Nếu xem thấy Phật cho là cái tướng trong sạch, sáng rỡ, giải thoát; xem thấy chúng sanh cho là tướng dơ bẩn, tối tăm, sanh tử, khởi cái thấy hiểu như vậy thì trải qua hằng sa kiếp rốt cuộc chẳng nắm được Bồ Đề, vì bám tướng vậy. Độc chỉ Nhất Tâm đây, ngoài ra chẳng có vi trần pháp nào có thể đắc. Tức Tâm là Phật !”
Nhiệm mầu thay ! Nhiệm mầu thay ! Chẳng phải Tổ Hoàng Bá thật chứng Diệu Giác, không rơi vào tầng bậc thì làm sao thông suốt như thế ? Đã lời dạy này mà lưu lại, để gần với ý chỉ Viên Đốn của kinh này bởi cả hai chẳng ngại nhau vậy.