Tiết kiệm {kiểm đức} là đại thừa.

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
TIẾT KIỆM {KIỂM ĐỨC} LÀ ĐẠI THỪA.

Trò chỉ nói trong phạm vi nhận thức về sự công phu giác ngộ chứ không phân biệt pháp môn. Vì mỗi chúng ta đều có sự hiểu biết và giác ngộ khác nhau. Chính sự khác nhau đó mà chúng ta lầm tưởng là pháp môn có đại ,trung và tiểu thừa. Thật ra pháp nào cũng đi đến giải thoát cả.

Ngài Văn Thù bảo Đồng Tử ra sau vườn tìm cây nào không phải cây thuốc đem về. Đồng Tử vâng lời nhưng khi quay chở lại bạch: Bạch Ngài con toàn nhìn thấy cây không phải cây thuốc nên không biết chọn mang về cây nào.

- Vậy con tìm cho ta cây thuốc. Đồng Tử lại vâng lời, cũng giống như lần trước, Đồng Tử bạch: Bạch Ngài con thấy toàn cây thuốc, nên con không biết Ngài cần loại cây nào.

Đối với Phật Pháp cũng thế. Khi tâm chúng ta nhìn thấu đáo các pháp theo tánh duyên hợp thì đó là Đồng Tử thấy khu vườn toàn thuốc quý hiếm. Ngược lại ta mê chấp, phân biệt thấp cao thì tâm chúng ta như Đồng Tử thấy toàn là cỏ mà cỏ thì ít hữu dụng hơn.

Tính tiết kiệm cũng giống như thế. Bởi của thí chủ cúng dường được tính bằng tâm, không tính bằng phương diện vật chất.

Khi Đức Thế Tôn còn tại thế có vị thiếu Phụ phát tâm cúng dường, nhưng không có tiền, bèn cắt tóc bán, đã vậy chỉ mua được ngọn đèn dầu nhỏ nhất trong số những ngọn đèn nhỏ. Ngày ấy, có đến hàng trăm ngọn đèn đại và trung, nhưng cả thảy đều tắt chỉ có duy nhất ngọn của thiếu phụ. Nên đại chúng đem những điều chưa biết ra bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn xin Ngài từ bi cho chúng con biết tại sao tất cả những ngọn đèn bậc đại và trung đều tắt chỉ có ngọn đèn nhỏ của thiếu phụ còn cháy?

attachment.php


- Vì đây là tâm thanh tịnh hết sức cung kính của thiếu phụ, đã động lòng Chư Thiên nên các vị ấy cản gió không cho ngọn đèn âý tắt.

Đến đây chắc Quý Vị hiểu vì sao tiết kiệm là đại thừa rồi ? là vì tâm thanh tịnh cung kính thì người thọ nhận cũng tinh tấn đi vào đại định để đầy đủ phước báu mà chia sẻ cho người dâng vật quý.

Người cúng thanh tịnh, người nhận thanh tịnh là tiết kiệm không lãng phí :

Bát cơm tín chủ biết bao công
Đức hạnh đầy vơi tự xét lòng

Chúng ta dùng đại thừa để quán xét xem ta có làm tròn trọng trách đối với chúng sanh đã tin tưởng, thảo lòng nhịn miệng dâng cúng? Nếu chưa thì tinh tấn từng sát na nha Quý Vị.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
cho hỏi một câu

TIẾT KIỆM {KIỂM ĐỨC} LÀ ĐẠI THỪA.

Trò chỉ nói trong phạm vi nhận thức về sự công phu giác ngộ chứ không phân biệt pháp môn. Vì mỗi chúng ta đều có sự hiểu biết và giác ngộ khác nhau. Chính sự khác nhau đó mà chúng ta lầm tưởng là pháp môn có đại ,trung và tiểu thừa. Thật ra pháp nào cũng đi đến giải thoát cả.

Ngài Văn Thù bảo Đồng Tử ra sau vườn tìm cây nào không phải cây thuốc đem về. Đồng Tử vâng lời nhưng khi quay chở lại bạch: Bạch Ngài con toàn nhìn thấy cây không phải cây thuốc nên không biết chọn mang về cây nào.

- Vậy con tìm cho ta cây thuốc. Đồng Tử lại vâng lời, cũng giống như lần trước, Đồng Tử bạch: Bạch Ngài con thấy toàn cây thuốc, nên con không biết Ngài cần loại cây nào.

Đối với Phật Pháp cũng thế. Khi tâm chúng ta nhìn thấu đáo các pháp theo tánh duyên hợp thì đó là Đồng Tử thấy khu vườn toàn thuốc quý hiếm. Ngược lại ta mê chấp, phân biệt thấp cao thì tâm chúng ta như Đồng Tử thấy toàn là cỏ mà cỏ thì ít hữu dụng hơn.

Tính tiết kiệm cũng giống như thế. Bởi của thí chủ cúng dường được tính bằng tâm, không tính bằng phương diện vật chất.

Khi Đức Thế Tôn còn tại thế có vị thiếu Phụ phát tâm cúng dường, nhưng không có tiền, bèn cắt tóc bán, đã vậy chỉ mua được ngọn đèn dầu nhỏ nhất trong số những ngọn đèn nhỏ. Ngày ấy, có đến hàng trăm ngọn đèn đại và trung, nhưng cả thảy đều tắt chỉ có duy nhất ngọn của thiếu phụ. Nên đại chúng đem những điều chưa biết ra bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn xin Ngài từ bi cho chúng con biết tại sao tất cả những ngọn đèn bậc đại và trung đều tắt chỉ có ngọn đèn nhỏ của thiếu phụ còn cháy?

attachment.php


- Vì đây là tâm thanh tịnh hết sức cung kính của thiếu phụ, đã động lòng Chư Thiên nên các vị ấy cản gió không cho ngọn đèn âý tắt.

Đến đây chắc Quý Vị hiểu vì sao tiết kiệm là đại thừa rồi ? là vì tâm thanh tịnh cung kính thì người thọ nhận cũng tinh tấn đi vào đại định để đầy đủ phước báu mà chia sẻ cho người dâng vật quý.

Người cúng thanh tịnh, người nhận thanh tịnh là tiết kiệm không lãng phí :

Bát cơm tín chủ biết bao công
Đức hạnh đầy vơi tự xét lòng

Chúng ta dùng đại thừa để quán xét xem ta có làm tròn trọng trách đối với chúng sanh đã tin tưởng, thảo lòng nhịn miệng dâng cúng? Nếu chưa thì tinh tấn từng sát na nha Quý Vị.

Xin được hỏi người ngộ đạo ( thành viên vinh dự với một bài viết ) rằng.
Người theo Đạo Phật ngày nay thường tôn thờ xá lợi như là một sự linh thiêng.. nó có liên quan gì đến câu: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng...trong kinh Kim Cang
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43


Người cúng thanh tịnh, người nhận thanh tịnh là tiết kiệm không lãng phí :

Bát cơm tín chủ biết bao công
Đức hạnh đầy vơi tự xét lòng

Chúng ta dùng đại thừa để quán xét xem ta có làm tròn trọng trách đối với chúng sanh đã tin tưởng, thảo lòng nhịn miệng dâng cúng? Nếu chưa thì tinh tấn từng sát na nha Quý Vị.


Cảm ơn bài pháp quý của đạo hữu, thật không thể nghĩ bàn. Người tu học Phật nên khắc cốt ghi tâm một hạt cơm cúng dường của bất kỳ ai đều nặng như núi Tu di, vì sao như thế thì ai cũng biết rồi. Nếu đức hạnh mình chưa đủ mà nhận hạt cơm cúng dường đó là mình đang mắc nợ bá tánh chứ không có vinh dự gì đâu, là trách nhiệm nặng gánh trên đôi vai mà mình phải quyết tâm trả nợ bá tánh. Khi mình nhận hạt cơm đó rồi mà mình hành không đúng lời Phật dạy thì tội lỗi rất lớn, cái tội đó sẽ bị đọa xuống A tì địa ngục mà mình không biết, mà nếu nhận hạt cơm cúng dường đó mà xuất phát từ cái tâm không thanh tịnh của người cúng mà mình vẫn nhận nghĩa là mình đang gieo nghiệp. Do đó, mình rất đồng ý với bạn chia sẻ: "à vì tâm thanh tịnh cung kính thì người thọ nhận cũng tinh tấn đi vào đại định để đầy đủ phước báu mà chia sẻ cho người dâng vật quý."

Các đời các vị tổ sư họ chỉ thọ nhận vừa đủ cho cái thân tứ đại các ngài, còn lại tất cả đều dành cho Phật sự, cho tăng đoàn, cho bá tánh. Những năm chiến tranh thiền sư Hư Vân một ngày ăn một chén cháo tất cả tiền bạc bá tánh cúng dường ngài đều mua gạo nấu cháo phát chẩn lại cho bá tánh. Những "hạt cơm" mà xuất phát từ cái tâm không thanh tịnh cho dù người đó là ai kể cả vua chúa các Ngài đều không thọ nhận.
Rất cảm ơn bài pháp quý của quý đạo hữu. Xin quý đạo hữu từ bi mà chia sẻ thêm. A di đà Phật!
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Thay lời.

Xin được hỏi người ngộ đạo ( thành viên vinh dự với một bài viết ) rằng.
Người theo Đạo Phật ngày nay thường tôn thờ xá lợi như là một sự linh thiêng.. nó có liên quan gì đến câu: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng...trong kinh Kim Cang

Xin phép ĐH auduongphong.

Tôi là chiếc cầu nối giữa diễn đàn và Ni Sư. Vì Ni Sư rất bận cho chuyến đi du học sắp tới, nên ủy nhiệm cho tôi được trả lời thay. Mong ĐH thông cảm.

Kính ĐH. có 4 giai đoạn, mà người tu phải đi qua. Đó là:

1/. Niềm tin.

2/. Nhận thức.

3/. Hành vi thực tiển.

4/. Trực nhận.

* Người theo Đạo Phật ngày nay thường tôn thờ xá lợi như là một sự linh thiêng.. Đó là họ đang trong giai đoạn Niềm tin, để vào đạo.

* Với ĐH : tôn thờ xá lợi "nó có liên quan gì đến câu: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng...trong kinh Kim Cang".- Vì ĐH đang ở giai đoạn "Nhận thức". ĐH biết được nó cũng là tướng hư vọng.

* Nhưng với một số người khác, họ có thể biết được rằng: "Nhược kiến chư tướng- Phi tướng. Tức kiến Như Lai".

Nghĩa là: " Nếu thấy được tất cả tướng, là chẳng có tướng (phi tướng hay vô tướng), tức là thấy Như Lai" (kinh Kim cang). Đây là họ đang ở giai đoạn thứ 4. "Trực nhận".

Đó là sự liên quan đến câu kinh Kim Cang :

[MOVRIGHT]Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng- Phi tướng. Tức kiến Như Lai.[/MOVRIGHT]

kính chúc ĐH thân tâm an lạc.

 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
.????????



Xin phép ĐH auduongphong.

Tôi là chiếc cầu nối giữa diễn đàn và Ni Sư. Vì Ni Sư rất bận cho chuyến đi du học sắp tới, nên ủy nhiệm cho tôi được trả lời thay. Mong ĐH thông cảm.

Kính ĐH. có 4 giai đoạn, mà người tu phải đi qua. Đó là:

1/. Niềm tin.

2/. Nhận thức.

3/. Hành vi thực tiển.

4/. Trực nhận.

* Người theo Đạo Phật ngày nay thường tôn thờ xá lợi như là một sự linh thiêng.. Đó là họ đang trong giai đoạn Niềm tin, để vào đạo.

* Với ĐH : tôn thờ xá lợi "nó có liên quan gì đến câu: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng...trong kinh Kim Cang".- Vì ĐH đang ở giai đoạn "Nhận thức". ĐH biết được nó cũng là tướng hư vọng.

* Nhưng với một số người khác, họ có thể biết được rằng: "Nhược kiến chư tướng- Phi tướng. Tức kiến Như Lai".

Nghĩa là: " Nếu thấy được tất cả tướng, là chẳng có tướng (phi tướng hay vô tướng), tức là thấy Như Lai" (kinh Kim cang). Đây là họ đang ở giai đoạn thứ 4. "Trực nhận".

Đó là sự liên quan đến câu kinh Kim Cang :

[MOVRIGHT]Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng- Phi tướng. Tức kiến Như Lai.[/MOVRIGHT]

kính chúc ĐH thân tâm an lạc.


Đúng là " gà nòi" được đào tạo rất bài bản. đừng biến đạo Phật thành môn triết học cho mấy cha tiến sĩ , thạc sĩ nói suông chơi.
Câu tôi viết là : phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng...
mấy cái dấu... có được dùng và mang ý nghĩa gì ?
Một người con trai hỏi người chị có yêu tôi không, sao em gái lại có thể thay chị trả lời khi chị đi vắng.
Phật pháp có câu : ai ăn nấy no... sao em gái lại có thể ăn thay chị vậy?
Tu đạo mà cần phải du học sao?
Nghĩ chỗ nào , cái gì không phải là đạo nói thử coi.
trả lời như trên là nói với mấy đứa con nít mới tập bò thôi.
Cái niềm tin đầu tiên đã là tà kiến, thì dù có tu đến ngàn kiếp thì cũng chẳng rũ bỏ được. chi bằng ngay từ đầu bỏ quách đi cho xong, điều này hợp với lời Phật dạy.
Nếu nói có học theo giáo lý mà còn không nhận ra điều này thì một bằng tiến sĩ chứ 10 bằng cũng chỉ là tà kiến mà thôi.
khi xưa ở Trung Quốc , nhiều thiền đường không có tượng Phật, tượng Bồ Tát. nhưng người ngộ đạo nhiều lắm...
nếu tôi nói sai thì cứ dạy cho tôi vài bài học cho nhớ đời đi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên