TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I .Phần III

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
HỮU NHIÊM

(1917 - 1966)
Hòa thượng thế danh Hữu Nhiêm, pháp danh Suddhamma Paĩĩă (Tuệ Thiện Pháp), sinh năm 1917 tại thôn Trâu Trắng, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, trong một gia đình có truyền thống tu học thuộc cộng đồng Phật giáo Khmer Nam bộ. Thân phụ Ngài là ông Hữu Nghét, thân mẫu là bà Danh Thị Sóc.

Vì vậy, thuở thiếu thời, Ngài đã sớm quen với các tập tục lễ nghi và cách sống của nếp đạo, thường xuyên đến các chùa chung quanh vùng để lễ bái, đọc kinh và học tiếng Khmer với các vị sư tại những nơi đó.

Do gia đình thuộc thành phần nông dân tay lấm chân bùn, Ngài không tránh khỏi quãng thời gian nhọc nhằn, sớm khuya cùng cha mẹ quần quật với ruộng đồng, hết sức cơ cực. Nhưng nhờ thiện căn đã sẵn ươm mầm nơi đất đạo, nên Ngài nhanh chóng phát hiện ra chân lý và đối chiếu với thực tại cuộc sống Sinh - Già - Bệnh - Chết, nên ý chí tìm cầu giác ngộ giải thoát càng thêm được củng cố vững chắc.

Thuận duyên đến lúc tuổi thiếu niên đầy sinh lực, Ngài đã vượt qua được những cám dỗ đời thường mà rất ít người có được ở ngay giữa tuổi 19. Đó là năm Ất Hợi 1935 tại chùa Trâu Trắng quê nhà, Ngài đã thực thụ trở thành một người xuất gia. Một bước ngoặt mới đầy ý nghĩa trong cuộc đời Ngài.

Ít lâu sau khi xuất gia, Ngài đã lãnh hội đầy đủ những kiến thức Phật học cơ bản cần có ở một vị Sa môn. Vì vậy năm 1938 sau khi thọ Cụ Túc giới, Ngài nhận chức trụ trì chùa Trâu Trắng do Phật tử nơi này thiết tha thỉnh cầu.

Thời gian làm trụ trì chùa Trâu Trắng, Ngài đã hướng dẫn Phật tử người Việt gốc Khmer tu tập theo thời khóa nhất định. Ngài mở ngay tại chùa các lớp dạy chữ Quốc ngữ lẫn Khmer để thế hệ mai sau có cơ duyên tiếp cận và tham cứu các tạng kinh điển từ nhiều hướng. Riêng bản thân Ngài, ngoài việc tiếp tục trau giồi phẩm hạnh, bồi nạp năng lực phước duyên, Ngài bắt đầu làm quen với tạng kinh Pàli và tìm mời các vị thầy giỏi về tạng ngữ ấy về dạy.

Năm 1945, là thời điểm đất nước đang sôi sục đấu tranh chống thực dân xâm lược. Từ nơi mái chùa Trâu Trắng, Ngài bắt đầu tiếp xúc, làm quen với nhiều cán bộ trong Mặt Trận Việt Minh. Từ đó, Ngài tiếp tế, che giấu không ít cán bộ chiến sĩ vào địa bàn tỉnh Minh Hải hoạt động.

Năm 1947, Ngài được bầu làm Ủy viên Mặt trận tỉnh Rạch Giá, phụ trách Tăng sĩ Phật giáo Khmer, Theravàda Nam bộ.

Từ đây, thời giờ của Ngài dành cho Phật sự và hoạt động kháng Pháp sao cho chu đáo cả đôi bên. Ngài dành ra nhiều thời gian để đi đến tận nơi có Tăng sĩ Khmer để vận động và khuyên nhủ sách tấn tu học. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng người Việt gốc Khmer có tín ngưỡng Phật giáo thuần túy cho công cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Năm 1964, khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập, Ngài được cử giữ chức Phó Chủ Tịch.

Do địa bàn thiên nhiên sông rạch chằng chịt, tràm đước đan xen, nên mọi dấu chân hoạt động của Ngài cũng được khuất lấp. Mật thám Pháp lẫn Mỹ sau này không còn cách nào hơn là liên tục dội bom thẳng xuống mái chùa Trâu Trắng, nơi Ngài trụ trì và tu học. Và lần dội bom cuối cùng chùa Trâu Trắng đã hoàn toàn tan hoang, kể cả nền đất cũng không còn.

Ngài phải hoạt động và tá túc từ chùa này đến chùa khác còn lại trong địa bàn. Đôi khi Ngài phải lánh mặt sang tận Campuchia. Có thể nói Ngài là một trong rất ít vị Hòa thượng gốc Khmer vừa hoạt động Cách Mạng nhiệt tình vừa dành trọn thời khóa để tu học một cách vẹn toàn.

Ngày 7 tháng 10 năm 1966 trên đường lưu trú, Ngài ghé lại chùa Nhà Máy (thuộc xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải ngày nay). Máy bay Mỹ sau đợt càn quét chung quanh các cánh rừng tràm, đã không bỏ sót ngôi chùa này, dội bom nhiều đợt, thiêu hủy hoàn toàn chùa Nhà Máy. Không một người sống sót, trong đó có Hòa thượng Hữu Nhiêm.

Trước Ngài là Hòa thượng Tăng Nê (1965) cũng có cái chết tương tự đã ghi đậm trong lòng biết bao đồng bào Phật tử người Việt gốc Khmer nơi vùng Tây Nam bộ, niềm nuối tiếc, xót xa về một công dân sớm nhận lấy trách nhiệm cứu nước đồng thời là một tu sĩ thực hành hạnh nguyện giải thoát lợi tha.



**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
GIÁC QUANG

(1895 - 1967)
Hòa thượng thế danh là Dương Văn Thêm, sinh năm 1895, trong một gia đình trung lưu tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, Ngài đã hấp thụ nền giáo dục đậm nét Nho phong cổ kính có đức tính vị tha, từ ái bao dung.

Mặc dù có một tương lai đầy hứa hẹn trong đời, nhưng Ngài đã sớm giác ngộ lẽ vô thường, khổ đau nhân thế. Nên năm 1940 Ngài từ bỏ gia đình sang Campuchia để xuất gia, tầm sư học đạo.

Đến năm 1945 Ngài trở về Sàigòn và lập chùa Giác Quang ở Bình Đông - Chợ Lớn, đây là một trong những ngôi chùa có uy tín trong hệ phái Phật Giáo Nam Tông Việt Nam. Tại đây Ngài đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni Phật tử cho hệ phái Nam Tông. Ngài đã cùng với các Ngài Bửu Chơn, Hộ Tông, Thiện Luật, Tối Thắng, Giới Nghiêm thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.

Năm 1957, Ngài được suy cử chức vụ Cố Vấn Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam và liên tục các nhiệm kỳ tiếp theo cho đến khi Ngài viên tịch 1967. Đối với đạo pháp Ngài đã thực hiện hai nhiệm vụ trong buổi sơ khai của lịch sử Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam vô cùng khó khăn gian khổ. Đó là xây dựng cơ sở tự viện đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam và hoằng pháp độ sanh.

Nhiều nhà sư Nam Tông đã trưởng thành từ chùa Giác Quang này, hiện họ đã đóng góp nhiều công sức trong việc truyền bá Phật Giáo Nguyên Thủy ở Việt Nam.

Việc du nhập Phật Giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam của Ngài là một công đức vô cùng to lớn. Ngài đã viên tịch vào năm 1967, hưởng thọ 72 tuổi, với 27 năm hành đạo. Tuy Ngài mất đi, nhưng vầng hào quang sự nghiệp đạo pháp của Ngài vẫn rực rỡ huy hoàng đến muôn sau.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
HƯƠNG TÍCH - THÍCH VẠN ÂN

(1886 - 1967)
Hòa thượng Thích Vạn Ân thuộc dòng Lâm Tế, tông Liễu Quán, đời thứ 42, húy Trừng Thành, sinh năm 1886 tại thôn Vạn Lộc, xã Hòa Mỹ, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Xuất thân trong một gia đình Nho phong danh tiếng ở địa phương. Thân phụ là cụ Nguyễn Chơn Tịnh, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Như Liên. Cả gia đình đều thâm tín Tam Bảo, có nhiều vị xuất gia danh tiếng. Chính song thân Ngài đã phát tâm kiến tạo Tổ đình Khánh Long danh tiếng một thời.

Thuở nhỏ Ngài theo học Nho, nổi tiếng là một nho sinh thông minh, hoạt bát. Thường ngày Ngài được song thân hướng dẫn lễ Phật, bái sám. Sẵn có túc duyên, năm 12 tuổi, Ngài quyết chí xuất gia. Được song thân cho phép, Ngài đến cầu pháp với Tổ Nguyên Đạt chùa Long Tường ở xã nhà và được nhận làm đệ tử, pháp danh là Trừng Thành.

Năm 21 tuổi (Đinh Mùi - 1907), Ngài được Bổn sư cho đi thọ Cụ Túc giới tại Đại giới đàn chùa Sắc Tứ Long Sơn Bát Nhã ở Tuy An. Kế đó Ngài lại tham học với Tổ Bát Nhã 5 năm. Năm 26 tuổi, Ngài được mời vào hàng Tam sư làm Yết ma tại Đại giới đàn chùa Mông Sơn ở Phan Rang. Với chí nguyện hoằng pháp độ sanh, Ngài đã vân du hóa đạo khắp Trung, Nam lên đến Cao nguyên: Ninh Thuận, Bình Thuận, Biên Hòa, Bà Rịa, Châu Đốc, Buôn Ma Thuột.

Năm Đinh Mão (1927), Ngài được mời làm giảng sư tại Phật học đường gia giáo chùa Giác Hoa tỉnh Bạc Liêu trong 3 năm. Trong thời gian này Ngài đã có dịp cộng tác với Hòa thượng Khánh Anh, một vị cao Tăng có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo tại miền Nam. Kế đó Ngài được mời giảng dạy tại Phật học đường chùa Tây Thiên và chùa Kim Sơn tại tỉnh Ninh Thuận, đồng thời làm Pháp sư giảng luật tại trường Hương chùa Trùng Khánh ở Phan Rang.

Năm Ất Hợi (1935), chùa Sắc Tứ Bát Nhã mở trường Hương, an cư kiết hạ. Ngài được mời làm Thiền chủ. Năm Kỷ Sửu (1949), Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng, tái thí truyền giới tại giới đàn chùa Bảo Sơn - Tuy An. Năm Đinh Dậu (1957), Ngài được cung thỉnh làm Yết Ma A Xà Lê tại đại giới đàn Phật học viện Hải Đức ở Nha Trang do đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên chùa Thiền Tôn - Huế làm Đàn đầu và Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Đàn chủ.

Tuy Ngài vân du hóa đạo khắp nơi, nhưng nơi thường trú của Ngài trong thời gian đầu là Tổ đình Khánh Long. Dưới tài khai hóa của Ngài, Tổ đình luôn luôn tấp nập người Tăng kẻ tục đến cầu đạo, các danh nho trí sĩ đương thời lui tới vấn đạo tham kinh. Thời gian sau Ngài chọn được một nơi để kiến lập ngôi già lam mới. Đó chính là Tổ đình Hương Tích, một nơi xứng đáng là danh lam thắng tích, có sơn thủy hữu tình, lại thuận đường lui tới học đạo cho Tăng tục gần xa. Đây là trụ xứ thứ hai và cũng là trụ xứ chính thức cho cuộc đời hoằng đạo của Ngài. Do đó Tăng tín đồ thường gọi Ngài là Hòa thượng Hương Tích. Chính nơi đây, năm Ất Mùi (1955), môn đồ từ các nơi tập trung về đây an cư tu học trong ba tháng để có dịp hầu cận Tôn sư cầu ân pháp nhũ.

Công hạnh hoằng pháp của Ngài đang hưng thịnh thì chiến tranh diễn ra khắp nơi. Năm 1964, Ngài phải cùng Tăng chúng tạm lánh về Tổ đình Bửu Tịnh tại thị xã Tuy Hòa nơi đặt trụ sở của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Phú Yên. Tỉnh Giáo Hội cung thỉnh Ngài làm Trưởng ban trùng tu Tổ đình Bửu Tịnh và thừa kế tổ nghiệp ở đây. Cũng trong thời gian này Ngài được cung thỉnh vào ngôi vị Chứng minh đạo hạnh cho Tỉnh Giáo Hội.

Ngoài việc khai sơn Tổ đình Hương Tích, Ngài còn có công xây dựng mới và trùng tu trên hai mươi lăm ngôi chùa, có nơi còn di tích, có nơi đã hoang phế vì thời cuộc. Trong số chùa mới lập, đáng kể là chùa Phi Lai xã Hòa Tịnh, chùa Cảnh Long xã Hòa Tân, chùa Cảnh Thái và Niệm Phật Đường ấp Nhì xã Hòa Vinh, chùa Ân Quang xã Hòa Thành, Niệm Phật Đường thôn Bàn Thạch, xã Hòa Xuân, chùa Hưng Long thôn Uất Lâm, xã Hòa Hiệp, chùa Liên Sơn và chùa Thanh Hương xã Hòa Phong, chùa Pháp Võ thôn Mỹ Thành, chùa Châu Lâm thôn Ngọc Lâm, chùa Quảng Long thôn Quảng Tường, xã Hòa Mỹ, Niệm Phật Đường Hồng Ân tại Trung tâm cải huấn thị xã Tuy Hòa.

Về công trình trùng tu tái thiết có chùa Long Sơn thôn Phụng Tường, chùa Long Thọ thôn Qui Hậu xã Hòa Trị, chùa Mỹ Quang xã Hòa Phong, chùa Hòa Sơn, Tổ đình Thượng Tiên Thọ Vân xã Hòa Kiến. Ngoài ra Ngài còn chứng minh khai sơn nhiều chùa ở các tỉnh như chùa Diên Thọ, chùa Bửu Liên, chùa Bửu Tích, chùa Bửu Tạng tại Phan Rí - Bình Thuận, chùa Từ Ân ở Buôn Ma Thuột.

Trong cuộc đời hoằng pháp lợi sinh của Ngài, đặc biệt là việc Ngài tự tay góp đá lát bằng mặt đường đèo Xương Cá ở thôn Phú Điền, xã Hòa Kiến, giúp đồng bào địa phương đi lại được dễ dàng, và việc Ngài lập đàn cầu siêu suốt 7 ngày đêm cho các nạn nhân bị bão lụt năm Giáp Tý (1924) tại thôn Hà Lò, xã Hòa Hiệp mà mọi người còn ghi nhớ.

Là một thiền sư đức độ, tánh tình bình dị, nhu hòa, bao dung độ lượng, Ngài lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ và tiếp dẫn đồ chúng, không phân biệt cao hạ thân sơ. Ngài luôn luôn chăm lo trang nghiêm Tổ nghiệp, lân mẫn dạy dỗ đệ tử, hướng dẫn chúng sinh, đã độ trên năm mươi đệ tử xuất gia và hàng ngàn đệ tử tại gia trong và ngoài tỉnh. Một số đệ tử xuất gia có uy tín hiện nay như Hòa thượng Diêu Quang kế thừa Tổ đình Hương Tích, Hòa thượng Diêu Tâm tọa chủ chùa Phi Lai... Pháp điệt của Ngài khá đông, có nhiều vị đang đảm nhận Phật sự tại nhiều nơi trong Giáo hội. Đại Đức Thích Nguyên Hương, người đã dùng nhục thân đốt lên ngọn đuốc thứ hai sau Bồ Tát Thích Quảng Đức tại Sài Gòn trong mùa pháp nạn 1963, là pháp điệt gọi Ngài bằng Sư Ông.

Ngài chuyên hành trì Mật tông và pháp môn Tịnh độ. Hai thời khóa tụng tối khuya được Ngài thực hiện đều đặn, không hề thay đổi. Hàng ngày nhất cử, nhất động Ngài đều bắt ấn trì chú và niệm Phật. Công năng hành trì này đã được kết quả diệu dụng. Nhiều chứng bệnh thầy thuốc bó tay, Ngài đều chữa khỏi bằng sức gia trì của Mật chú. Tổ đình Hương Tích nhiều khi như là một bệnh viện đủ các loại bệnh nhân: tâm thần, bệnh con nít, tà nghiệp...

Đầu tháng 2 năm Đinh Mùi (1967), biết cơ duyên giáo hóa đã mãn, sự thị hiện ở đời không còn bao lâu nữa, luật vô thường đã chi phối tấm thân tứ đại, Ngài cho báo tin các môn đồ ở các nơi về để thầy trò gặp nhau lần cuối. Rồi đến nửa đêm ngày mồng 8 tháng 2, nhằm ngày vía đức Bổn Sư Thích Ca xuất gia, Ngài định thần an nhiên thị tịch tại Tổ đình Bảo Tịnh, hưởng thọ 82 tuổi đời, 61 tuổi hạ. Kim quan của Ngài được đem về quyền táng tại chùa Ân Quang xã Hòa Thành. Đến năm Bính Thìn (1976), linh cốt của Ngài được đem về nhập tháp tại Tổ đình Hương Tích.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH HUỆ CHIẾU

(1895 - 1970)
Hòa thượng họ Nguyễn, pháp hiệu là Huệ Chiếu, sanh ngày rằm tháng ba năm Ất Mùi (1895) tại ấp Vĩnh Lộc, xã Bình Hòa, quận Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là ông Nguyễn Chơn Phước, thân mẫu là bà Đặng Thị Nhu.

Xuất thân trong một gia đình kính tín Tam Bảo, nên từ nhỏ Ngài thường lui tới chốn Thiền môn để học tập và nghe pháp, được Hòa thượng Trừng Tâm trụ trì chùa Vĩnh Lộc (gần nhà của Ngài) dạy bảo những phẩm hạnh cơ bản của người xuất gia.

Đến năm 25 tuổi (Kỷ Mùi - 1919), Ngài mới cầu pháp chính thức với Chánh Nhơn Hòa thượng tại chùa Long Khánh - Qui Nhơn và được trao truyền pháp danh là Tâm Tịnh, tự Giải Thoát, hiệu Huệ Chiếu. Cũng trong năm ấy, Ngài thọ Tỳ Kheo Bồ Tát giới với Hòa thượng Chí Hưng chùa Khánh Lâm, tỉnh Bình Định. Sau khi đắc giới, Ngài y chỉ với Phổ Huệ Pháp sư để học luật.

Đến năm Nhâm Tuất (1922) chùa Hưng Long, Bình Định khuyết vị trú trì nên Hòa thượng Bổn sư bổ dụng Ngài về đó làm trú trì. Kinh tế của chùa rất eo hẹp nhưng Ngài vẫn chu toàn trách nhiệm tiếp Tăng độ chúng suốt thời gian Ngài trụ trì.

Năm Ất Sửu (1925), Ngài làm thư ký tại trường Hương chùa Phước Quang tỉnh Quảng Ngãi và được Tăng chúng thỉnh làm Giáo thọ.

Sau đó Ngài vào Nam hóa độ, thiện nam tín nữ qui ngưỡng rất đông, nhưng năm Đinh Mão (1927) Hòa thượng Bổn sư gọi Ngài về làm Hóa chủ tổ chức trường Hương (Tăng chúng có đến trên tám mươi vị) tại chùa Long Khánh, Qui Nhơn.

Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài được Hòa thượng Chơn Niệm chùa Trùng Khánh tỉnh Ninh Thuận thỉnh làm Thiền chủ cho trường Hương để lãnh chúng tu học trong ba tháng. Mãn hạ, trường Hương mở giới đàn và thỉnh Ngài làm Yết ma A Xà Lê.

Năm sau, 1930 Ngài cùng với Hòa thượng Trùng Khánh vào chùa Hiển Long, tỉnh Vĩnh Long (Nam phần) mở lớp gia giáo trong hai năm do Ngài làm chủ giảng, chúng Tăng học tập trên bốn mươi vị. Sau đó Ngài trở về Bình Định.

Năm Tân Mùi (1931), Ngài lo việc đại trùng tu chùa Hưng Long, Bình Định. Năm Nhâm Thân (1932), Ngài cung thỉnh chư sơn và triệu tập tín đồ thành lập Hội An Nam Phật Học. Ngài là một sáng lập viên của Hội Phật Học tại tỉnh Bình Định. Sau đó vì chưa có Hội quán nên Ngài đã cổ động kiến thiết ngôi tiền đường tại chùa Long Khánh để làm trụ sở sinh hoạt của hội.

Năm Giáp Tuất (1934), Ngài cùng Bổn sư vận động mở Phật học đường tại chùa Long Khánh, Qui Nhơn và thỉnh Quốc sư Phước Huệ làm chủ giảng, chúng Tăng Trung Nam tham học trên năm mươi vị.

Năm Đinh Sửu (1937), chùa Thiên Đức ở Bình Định khuyết vị trú trì, chư sơn cung thỉnh Ngài về trú trì chùa ấy. Chùa cũ kỹ đổ nát quá nhiều nên năm sau (1938 - Mậu Dần), Ngài mở cuộc lạc quyên đại trùng tu ngôi Tổ đình Thiên Đức. Sau đó Ngài lại trở về trùng tu chùa Vĩnh Lộc (Bình Khê, Bình Định) là nơi sanh trưởng của Ngài.

Năm Kỷ Mão (1939), Ngài thừa lệnh Hòa thượng Bổn sư ra kiến tạo lại chùa Long Quang thuộc thôn Phú Ốc, tỉnh Thừa Thiên do chính Bổn sư Ngài tức Hòa thượng Chánh Nhơn khai sơn.

Năm Nhâm Ngọ, (1942), Ngài tổ chức Đại giới đàn tại chùa Thiên Đức và được chúng Tăng cung thỉnh Ngài làm Đàn đầu thí giới, giới tử thọ Tỳ Kheo có đến trên một trăm vị.

Năm Quí Mùi (1943), Thượng tọa Giác Tánh mở lớp gia giáo tại chùa Hưng Long và cung thỉnh Ngài làm Chứng minh Đạo sư.

Năm Ất Dậu (1945), trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Ngài được cử làm Chủ tịch đoàn Phật giáo Cứu quốc do thanh niên Tăng Bình Định tổ chức.

Dù tình thế an hay nguy, Ngài không lúc nào quên việc đào tạo Tăng tài cho tương lai Phật pháp. Cho nên cũng trong năm ấy, Ngài triệu tập thanh niên Tăng mở Phật Học Đường tại chùa Thiên Đức và mời các Thượng Tọa Huệ Phước, Giác Tánh, Tâm Hoàn, Huyền Quang v.v... giảng dạy. Sau vì nhơn duyên khác, Phật Học Đường này đã được dời về chùa Thập Tháp.

Năm Đinh Hợi (1947), Ngài đại diện cho Hội Phật Giáo Việt Nam tại liên khu 5 làm Phó chủ tịch Mặt trận Liên Việt tại liên khu 5. Trong năm đó Ngài đứng ra triệu tập chư Tăng bốn tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú, để tổ chức Hội Phật Giáo Việt Nam liên khu 5 và Ngài được cử làm Chánh Hội trưởng.

Năm Tân Mão (1951), Ngài khai sơn chùa Thiên Chơn tại ấp Kiên Mỹ, quận Bình Khê, tỉnh Bình Định, nhưng chùa đã bị chiến tranh hủy hoại. Sang năm Nhâm Thìn (1952), mặc dù chiến tranh khốc liệt đã tiêu hủy tài sản của Phật giáo rất nhiều, nhưng Ngài cũng vì đạo pháp cố gắng khai sơn chùa Thiên Phước thuộc ấp Kiên Mỹ, quận Bình Khê, tỉnh Bình Định để nối lại chùa Thiên Chơn đã bị hủy hoại.

Đến năm Ất Mùi (1955), Ngài lên Kontum khai sơn chùa Trung Khánh thuộc ấp Trung Lương. Cùng năm ấy, Hội Phật Học Việt Nam tái lập, thỉnh Ngài làm chứng minh đạo hạnh, và Giáo Hội Tăng Già ra đời, thỉnh Ngài vào hàng Trưởng lão cố vấn cho Giáo Hội Tăng Già.

Năm Mậu Tuất (1958), Ngài họp môn phái để cải tạo Tổ đình Long Khánh. Năm sau Kỷ Hợi (1959), Ngài chứng minh cho cuộc đúc kim thân Phật Tổ bằng đồng cao 2 thước để thờ tại Bửu điện chùa Long Khánh- Qui Nhơn.

Đến năm Quí Mão (1963), Ngài tham gia vào phong trào phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Sau khi chế độ này sụp đổ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, thỉnh Ngài vào hàng Trưởng lão cố vấn của Giáo Hội Trung Ương.

Cuối năm Giáp Thìn 1964, Ngài lại lo trùng tu chùa Thiên Đức. Cũng trong năm đó chiến tranh lan rộng, địa xứ chùa Thiên Đức bị mất an ninh, vì thế đến năm Đinh Mùi (1967), Ngài phải di trú về chùa Long Khánh.

Năm Mậu Thân (1968), Ngài làm Hóa chủ cho Đại giới đàn chùa Long Khánh và Hòa thượng Phúc Hộ làm Đàn đầu thí giới.

Năm Kỷ Dậu (1969), mặc dầu niên lãm đã cao, nhưng vì sự ân cần cung thỉnh của chúng Tăng nên Ngài đã nhận làm Thiền chủ lớp an cư kiết hạ tại Tổ đình Long Khánh - Qui Nhơn.

Ngài thị tịch lúc 18 giờ ngày 10 tháng 02 năm Canh Tuất, tức là ngày 17-3-1970. Thọ thế 75 tuổi, hạ lạp 50 năm.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH MINH ĐỨC

(1902 - 1971)
Hòa thượng Thích Minh Đức, thế danh Lê Minh Chánh, sinh ngày mùng 1 tháng 6 năm Nhâm Dần (1902) tại xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang). Ngài sinh trong gia đình thấm nhuần Nho giáo, hiểu thông y lý, và có lòng kính tin Phật giáo. Năm 12 tuổi, Ngài theo cụ thân sinh là Lê Minh, pháp hiệu Như Lan, tự Hoằng Quang, học đạo nơi chùa Long Định, Trà Đãnh, huyện Tri Tôn, tỉnh Long Xuyên.

Năm Mậu Thìn (1928) khi thân phụ qua đời, Ngài tiếp tục nghề y dược của cha để tế độ quần sanh. Năm này, Ngài vừa 29 tuổi, đã ý thức được những gì là chân thực, huyễn tạm mà kinh Phật đã phân định. Do đó, Ngài chuyển thỉnh mẫu thân vào chùa Long Định (nơi người anh Ngài là Yết Ma Pháp Khánh đang trụ trì tại đó) để an dưỡng và tu học. Năm Quý Dậu (1933) khi mẹ qua đời, Ngài đã thực sự bước vào đường tu học bằng hình thức một người xuất gia.

Năm Giáp Tuất (1934), 32 tuổi, Ngài xin phép sư huynh lên đường tầm sư học đạo. Trước những biến động thời cuộc, Ngài tìm đến chùa Thiên Thai (núi Dinh - Bà Rịa) thọ giáo với Tổ Huệ Đăng. Nơi Tổ đứng ra thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội năm 1935 có tạp chí Bát Nhã Âm làm cơ quan ngôn luận ... đang náo nức hoạt động và danh tiếng lan xa.

Sau khi được Tổ Huệ Đăng nhận làm đệ tử mới, và đặt cho đạo hiệu Thiện Mẫn, Ngài ở lại đây tu học. Cuối năm ấy Ngài được Tổ cho thọ tam đàn Cụ Túc giới tại giới đàn chùa Phước Hậu (thị xã Long Xuyên). Giới đàn này do chính Tổ Huệ Đăng chứng minh, Ngài Yết Ma Pháp Cự làm Đường đầu Hòa thượng.

Năm Bính Tý (1936), Ngài tham dự khóa hạ tại Tổ đình Long Hòa (Bà Rịa). Lúc mãn hạ có đàn thí giới, Tổ Huệ Đăng chứng minh, Yết Ma Minh Tâm làm Đường đầu Hòa thượng, Ngài được cử làm Đệ nhất tôn chứng.

Năm Đinh Sửu (1937), Ngài tham dự khóa hạ tại chùa Giác Hoàng (Cần Thơ), nhận chức Phó na. Cùng năm này, tại chùa Thiên Long (Biên Hòa) khai đàn thí giới, chư sơn tôn Ngài làm Giáo Thọ.

Năm Mậu Dần (1938), chùa Thanh Lương (Biên Hòa) khai đàn thí giới, Ngài được suy cử Yết Ma A Xà Lê. Từ giới đàn này, Tổ Huệ Đăng nhận thấy sự tu hành của Ngài càng tăng trưởng, có thể ích lợi cho đạo mạch mai sau. Do đó Tổ đặt cho Ngài pháp hiệu Minh Đức.

Năm Kỷ Mẹo (1939), Ngài được bổ xứ trụ trì chùa Hoa Nghiêm (Cần Giuộc), nơi đây Ngài đã cất một thảo am để hằng năm nhập thất an cư.

Năm Quý Mùi (1943), Hương chức xã Tân Thới Nhứt ngưỡng mộ danh đức nên thỉnh Ngài về trụ trì chùa Giác Hoàng (Bà Điểm). Tại đây ngoài việc hằng năm tiếp tục kiết thất an cư, Ngài còn tiếp Tăng độ chúng, xây dựng một giảng đường và nhà Đông nhà Tây để có nơi cho Tăng chúng tu học. Do hoạt động tích cực của Ngài, chùa Giác Hoàng trở thành cơ sở quan trọng của phong trào chấn hưng Phật giáo; các Ngài Pháp Linh, Thiện Chiếu, Hoằng Không, Long Quang thường xuyên hội họp tại đây. Bên cạnh việc hoằng đạo Ngài còn biến nơi đây thành nơi gặp gỡ của không ít cán bộ Cách Mạng, trong đó có cụ Phạm Văn Đồng. Do đó khi Cách mạng tháng 8-1945 bùng nổ chùa Giác Hoàng là nơi hậu cứ quan trọng.

Năm Đinh Hợi (1947), vâng lệnh Hòa thượng Tam Không (Thích Minh Nguyệt) - Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc Nam bộ, Ngài xuống vùng Chợ Lớn dựng thảo am để vận động quần chúng ủng hộ kháng chiến. Chọn Bến Hàm Tử là nơi gần chợ và nhiều dân cư lao động, đồng thời có nhiều tệ nạn xã hội nhất, Ngài dựng một ngôi chùa nhỏ đặt tên Tăng Phường, hiệu Giác Hoàng để thực hiện nhiệm vụ được giao đồng thời khuyến hóa quần chúng tu tập. Riêng Ngài hàng năm tại đây, vào mùa kiết hạ, tháng giêng và tháng chín Ngài chuyên tu “Chuẩn Đề ngũ hối sám nghi”. Đây là phương pháp tu mà Ngài cho là chóng đạt được Phật lực cần thiết để cảm hóa người khác.

Năm Canh Dần (1950), Ngài lên núi Chứa Chan kiết hạ 3 tháng trong Thạch Động.

Năm Tân Mẹo (1951), Ngài được suy cử Đường đầu Hòa thượng nhân mùa kiết hạ tổ chức tại chùa Long An đường Nguyễn Văn Cừ quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Năm Nhâm Thìn (1952), chùa Giác Hoàng (Tăng Phường) ở Bến Hàm Tử chịu chung số phận bị hỏa tai với bà con chung quanh. Ngài quyết tâm xây lại ngôi chùa khác lớn hơn, không xa nền chùa cũ bao nhiêu. Đó là chùa Thiên Tôn (ở số 117/9 đường An Bình phường 13, quận 5 ngày nay). Công trình mãi đến năm Giáp Ngọ (1954) mới hoàn thành. Phòng thuốc từ thiện được Ngài mở ra ngay tại chùa sau khi xây cất xong.

Năm Ất Mùi (1955), Ngài về thăm lại quê xưa tại núi Nan Di, xã An Hão, huyện Tri Tôn, tỉnh Long Xuyên, nơi mà thuở ấu thơ Ngài đã xuất gia. Do chiến tranh tàn phá, chùa Long Định không còn, Ngài được cư dân chung quanh hỗ trợ chặt phá cỏ cây để sau đó xây lại ngôi Tổ đình Long Định đầy kỷ niệm này. Khi hoàn thành, Ngài cho tiếp độ Tăng chúng về tu học, xây Tháp cho Tôn sư và lập Bảo đồng cho cố mẫu.

Cũng trong thời gian này, do ảnh hưởng tình hình chung, Ngài được mời tham gia thành lập Giáo Hội Lục Hòa Tăng cùng với các Hòa thượng Thiện Tòng, Thành Đạo, Pháp Nhạc...

Mùa an cư năm Bính Thân (1956), Ngài làm Thiền chủ Giáo Hội Lục Hòa Tăng, trực tiếp đưa Giáo Hội vào các cao trào đấu tranh của nhân dân. Từ đây cho đến năm Kỷ Hợi (1959), nhiều cơ sở cách mạng nội thành bị lộ, các hoạt động đấu tranh của các Hòa thượng cũng bị ảnh hưởng. Sau các Hòa thượng đứng đầu Giáo Hội bị bắt, các hoạt động của Giáo Hội này cũng ngưng hoạt động cùng lúc với Trường Phật Học Đức Hòa, tạp chí Phật Học, nhà in đều bị đóng cửa... Những biến động này xảy ra và liên quan đến chùa Thiên Tôn, nơi tiếp xúc, hội họp của các cán bộ Trung ương và Thành ủy Sài Gòn.

Năm Canh Tý (1960) sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, Ngài trở về chùa Thiên Tôn tập hợp các vị còn lại, khôi phục lại các hoạt động Giáo Hội từ nhiều cấp .

Năm Kỷ Dậu (1969), hai Giáo Hội Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật Tử hợp thành Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền, để huy động lực lượng đảm nhiệm vai trò mới. Ngài được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Trung ương kiêm Viện trưởng Viện Hoằng Đạo.

Cùng năm này, tại chùa Thiên Tôn, Ngài mở ra Phật học viện Minh Đức và tổ chức Đại hội thành lập Tổng Đoàn Thanh Niên Tăng Ni. Trụ sở được đặt tại chùa này cho đến năm 1975. Tổng đoàn này trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền, có nhiệm vụ “chống Mỹ cứu nước”. Sau đó, Ngài còn mua đất xây dựng nên ngôi chùa Địa Tạng tại xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn.

Năm Tân Hợi (1971) tuổi cao sức yếu, nhiệm vụ với nước và bổn nguyện độ sanh của Ngài đã viên mãn, Ngài thâu thần thị tịch ngày 8 tháng 7 năm 1971 (nhằm 16 tháng 5 năm Tân Hợi), hưởng thọ 70 tuổi, được 28 hạ lạp.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH BÍCH LÂM

(1924 - 1971)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ.

Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.

Năm Nhâm Thìn (1952) tại Đại giới đàn Tổ đình Thiên Bửu ở Ninh Hòa, Ngài nhận làm Tôn chứng sư. Đến năm Đinh Dậu (1957) tại Đại giới đàn Tổ đình Nghĩa Phương, Ngài làm Giáo thọ A Xà Lê. Sang năm Kỷ Hợi (1959), Ban đại diện Giáo Hội Phật Giáo Cổ truyền miền Trung tổ chức Đại giới đàn tại Tăng học viện (chùa Phước Huệ- Nha Trang), đại chúng suy tôn Ngài làm Đường đầu Hòa thượng truyền giới.

Năm Canh Tuất (1970), Ngài được cung thỉnh ngôi Đường đầu Hòa thượng tái thí truyền giới tại Đại Giới đàn chùa Phước Duyên, Diên Khánh, Khánh Hòa. Với đức tính hiền hòa được các môn đồ đệ tử kính phục, chư sơn hiền đức mến thương nên giao cho Ngài đảm nhiệm nhiều Phật sự như sau:

- Từ năm 1950 đến 1954: Ngài làm Tổng Thư ký Giáo Hội Tăng Già Cổ Truyền tỉnh Khánh Hòa.

- Từ năm 1955 đến 1959: Là Tăng giám Trung Việt Giáo Hội Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt nam.

- Từ năm 1960 đến 1968: Ngài đảm nhiệm chức vụ Chánh Đại diện Trung phần kiêm Giám đốc Tăng học viện Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền (Lục Hòa Tăng) miền Trung.

- Từ năm 1969 đến 1971: Kiêm nhiệm chức vụ Phó Viện Trưởng Nội Vụ Viện Hoằng Đạo Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam.

Ngài đã thay mặt Ban đại diện Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền miền Trung đi tham quan, thăm viếng thân hữu Phật giáo các nước: Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Đại Hàn v.v... Đồng thời muốn có người thừa kế sự nghiệp đạo pháp nên Ngài đã cho hai đệ tử là Thượng tọa Thích Trí Tâm, Thích Trí Đức đi đu học tại Nhật Bản.

Ngài đã trùng tu ngôi Tam bảo Nghĩa Phương, từ ngôi chùa nhỏ bé thành ngôi Già Lam Bửu Điện ngày nay và đã khai sơn, trùng tu trên hai mươi ngôi tự viện tại Khánh Hòa cùng các tỉnh miền Trung.

Thế gian vô thường, có sinh ắt có diệt. Trải qua bao năm tài bồi công đức nền móng Thích gia, dắt dẫn chúng nhơn gần xa tu học, Ngài viên tịch ngày 24 tháng 11 năm Tân Hợi (1971), trụ thế 48 tuổi, 26 hạ lạp, để lại tang chung cho môn đồ đệ tử cùng sự luyến tiếc của Tăng Ni, Phật tử đối với một bậc Tôn đức Tăng tài sớm chuyển nghiệp trần giữa lúc tinh hoa đang phát chất.



**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH MẬT NGUYỆN

(1911 - 1972)
Hòa thượng thế danh là Trần Quốc Lộc, pháp danh Tâm Như, pháp hiệu Thích Mật Nguyện, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 43. Ngài sinh ngày 25 tháng 6 nhuận năm Tân Hợi (19-8-1911) tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên và là con trưởng trong một gia đình năm anh em. Thân phụ là cụ ông Trần Quốc Lễ. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hoàng.

Thiếu thời Ngài theo tân học, bản tính hiền hòa vui vẻ. Vốn sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, thành tín Phật giáo, Ngài đã sớm cảm nhận cảnh thế phù hoa giả tạm. Năm 1926 (15 tuổi) Ngài phát tâm xuất gia, thọ giới với Hòa thượng Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm - Thừa Thiên. Nhờ chuyên tâm và kiên trì tu niệm, Ngài đã được Bổn sư chính thức làm lễ thế độ thọ Sa Di giới lúc 18 tuổi (1929), pháp danh là Tâm Như.

Sau một thời gian tinh tấn tu học tại trường Sơn môn Phật học Tây Thiên, Ngài đã tốt nghiệp cấp Trung học Phật giáo. Năm 1937 (26 tuổi) Ngài được Bổn sư cho vào Bình Định thọ giới Tỳ Kheo tại Đại giới đàn Tịnh Lâm và ở lại theo học cấp Đại học Phật giáo với Hòa thượng Phước Huệ tại chùa Thập Tháp.

Khi còn tu học ở Huế, vào năm 1932, Hội An Nam Phật Học thành lập tại chùa Trúc Lâm, Ngài được cử làm giảng sư của hội. Năm 1935, do đạo nghiệp tăng trưởng, Ngài đã được Bổn sư phú pháp một bài kệ như sau:

Tâm như Pháp giới như
Vô sanh hạnh đẳng từ
Nhược năng như thị giải
Niệm niệm chứng vô dư.

Năm 1946, Ngài khai sơn chùa Bảo Tràng Huệ Giác tại Hòa Tân, Bình Định. Chùa này đã bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn. Trở về Thừa Thiên, Ngài được Sơn môn cung thỉnh trú trì chùa Linh Quang ngày 10-4-1946 (được 35 tuổi). Đầu năm 1951 Ngài đảm trách chức vụ Chánh Trị sự Sơn môn Tăng già Thừa Thiên, và cuối năm ấy lại được mời làm giảng sư tại Phật học đường Báo Quốc. Năm 1954 Ngài được cử giữ chức Trị sự trưởng Sơn môn Tăng Già Trung Việt liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ.

Năm 1957 với ý nguyện phát triển cơ sở để dìu dắt hàng Phật tử về với đạo pháp, Ngài khai sáng chùa Từ Hàng Quan Âm tại quận Nam Hòa, một vùng cận sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên. Chùa này hiện vẫn còn. Ngày 10-9-1959 Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc kỳ II tại chùa Ấn Quang ở Sài Gòn đã công cử Ngài giữ chức vụ Trị sự phó Giáo Hội kiêm Trưởng Ban Nghi Lễ.

Năm 1960, nhận thấy Phật sự ngày càng nhiều, Phật tử lui tới ngày càng đông, mà chùa Linh Quang quá chật hẹp, Ngài đã khởi xướng việc trùng tu chùa và đạt kết quả tốt đẹp.

Năm 1963 Ngài đã lãnh đạo Phật giáo đồ Thừa Thiên - Huế đấu tranh đòi thực thi năm nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam. Trong đêm 20-8-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm xua quân tấn công các chùa, đàn áp Tăng Ni, Phật tử, Ngài bị bắt và áp chuyển vào Sài Gòn cùng với một số Tôn đức khác trong hàng lãnh đạo.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được mời giữ chức Phó Đại diện miền Vạn Hạnh kiêm Tỉnh Giáo Hội Thừa Thiên. Năm 1965 Ngài làm đàn chủ trong Đại giới đàn Vạn Hạnh tổ chức tại chùa Từ Hiếu - Huế với trên 100 vị giới tử xuất gia và 1.200 vị tại gia. Cũng năm này, Ngài được mời vào Ban giảng huấn viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn. Ngài rất chú tâm vào việc đào tạo Tăng tài, nên năm 1967 Ngài đứng ra tổ chức lớp chuyên khoa nội điển Liễu Quán tại chùa Linh Quang. Ngài làm Giám đốc và chủ giảng lớp học này liên tiếp trong 4 năm.

Mùa xuân 1968 Ngài được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất công cử vào chức vụ Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh kiêm Chánh Đại Diện tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế. Năm 1970, Ngài khuyến khích mở lớp chuyên khoa nội điển tại Phật Học Ni Viện Diệu Đức - Huế. Cũng năm ấy, Ngài nhận làm cố vấn Đại giới đàn Vĩnh Gia tại Đà Nẵng.

Trách nhiệm nặng nề của cấp lãnh đạo Giáo hội tại miền Vạn Hạnh và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chiếm nhiều thì giờ và sức lực của Ngài trong việc đối nội và đối ngoại. Nhưng Ngài vẫn không quên công tác xã hội, từ thiện. Ngài đã kiến thiết cô nhi viện, dưỡng lão đường, bệnh xá để có nơi an trú và thuốc men cho những đồng bào không may gặp cảnh khó khăn, đau khổ. Ngài còn khuyến khích xây dựng những Niệm Phật Đường tại các bệnh viện, lao xá, các trại tàn tật, các đơn vị quân đội để những nơi này Phật tử có thể thường xuyên tụng niệm và lễ bái. Ngài đặc biệt lo việc cứu trợ chiến nạn và thiên tai. Ngài còn khuyến khích các nhà thiện nguyện tạc tượng, đúc chuông, ấn tống kinh sách và lưu động đến các vùng xa xôi mở các buổi thuyết giảng giáo lý.

Ngoài ra, Ngài còn để tâm viết bài đăng trên các nguyệt san tạp chí Phật giáo xuất bản tại Huế như Viên Âm, Giác Ngộ, Liên Hoa v.v... để phổ biến giáo lý, hướng dẫn bao người quay về với chánh pháp để chung lo việc phục hưng và bồi đắp cho nền đạo giáo của dân tộc ngày một phát triển. Ngài còn dịch các kinh tạng như kinh Giải Thâm Mật, kinh Vô Lượng Thọ, Tân Duy Thức Luận (của Thái Hư).

Vì lao tâm lao lực lo toan Phật sự, nên vào cuối đời Ngài lâm bệnh, có thời gian phải vào Sài Gòn điều trị. Tuy vậy Ngài vẫn luôn luôn nghĩ đến Giáo Hội và Phật tử, xem nhẹ thân mình, đã tạm gác việc chữa bệnh và trở về cố đô tiếp tục Phật sự. Đến ngày mồng 10 tháng 7 năm Nhâm Tý, Phật lịch 2516 (18-8-1972) vào lúc 9 giờ 30' Ngài đã viên tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời, với 40 tuổi hạ.

Hòa thượng Thích Mật Nguyện là một cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Với đức hy sinh cao cả, Ngài đã vượt qua mọi khó khăn để gánh vác những Phật sự lớn lao. Nhờ ý chí bền vững, cùng tâm hồn hỉ xả, vị tha, Ngài đã khéo nhẫn nhục, dung hòa mọi dị kiến để hòa đồng với mọi tầng lớp trong Tăng giới cũng như hàng cư sĩ để hoàn thành sứ mạng “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” của một Như Lai sứ giả.



**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH HẢI TRÀNG

(1884 - 1972)
Hòa thượng thế danh Võ Văn Nghiêm, pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41, sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Tân Quí, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tín. Ngài sinh trưởng trong một gia đình tín ngưỡng Tam Bảo thuần thành. Thân phụ Ngài là một vị hương chức trong làng, lúc tuổi ngũ tuần xin từ chức để xuất gia hiệu là Thanh Châu, đến 75 tuổi được phong Giáo thọ, sáng lập chùa Vạn Phước tại làng Tân Chánh, huyện Hốc Môn, Sài gòn. Ngài có hai anh em trai, người anh cả xuất gia được tấn phong Hòa thượng, hiệu Chơn Không.

Năm lên 16 tuổi (1899) được song thân chấp thuận, xuất gia tại chùa Long Huê - Gò Vấp làm đệ tử Hòa thượng Thích Từ Huệ, được Ngài ban pháp danh Giác Trang, pháp hiệu Hải Tràng. Năm Ngài 25 tuổi (1908) Hòa thượng Bổn sư cho tấn đàn thọ Cụ Túc giới. Sau đó Ngài được gửi đến chùa Long Phước ở Vĩnh Long, rồi đến chùa Tân Long ở Sa Đéc để tham học giáo điển. Nhờ chuyên cần tinh tấn theo học suốt tám năm, kiến thứccàng mở rộng, đạo hạnh càng tăng tiến, nên Ngài càng được chư Tôn đức mến thương.

Năm Ngài 30 tuổi (1913) Hòa thượng Chơn Hội, Sư tổ chùa Thanh Trước ở Gò Công viên tịch, Ngài được Hòa thượng Bổn sư giới thiệu kế vị làm trú trì Tổ đình Thanh Trước. Thời gian này Ngài thường đi các tỉnh Hậu Giang để giảng dạy kinh Pháp Hoa, ngoài những buổi giảng dạy tại chùa trụ xứ.

Năm 1922, Ngài mở khóa Kiết hạ an cư tại chùa Thanh Trước và cho khắc bản in kinh Pháp Hoa được 200 bộ. Cũng mùa an cư này, có tổ chức Đại giới đàn, chư tôn Trưởng lão cung thỉnh Ngài lên ngôi vị Đàn đầu Hòa thượng. Sau khi mãn hạ, Ngài cho trùng tu chùa Thanh Trước, tạo nơi đây thành một danh lam thắng cảnh của tỉnh Gò Công.

Năm 50 tuổi (1934), vì bản hoài Tịnh Độ, Ngài giao chùa Thanh Trước lại cho đệ tử, rồi về huyện Đức Hòa lập am tu tịnh nghiệp mong ngày vãng sanh tự tại, tuệ giác khai thông. Nhưng sở nguyện chưa toại, năm 1938, được Hòa Thượng Chơn Không (anh Ngài) yêu cầu, Ngài trở lên Phú Nhuận để kiến tạo chùa Phổ Quang trú trì ở đây và cùng với các vị cư sĩ chung lo Phật sự. Thời gian này phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển mạnh ở khắp nơi, ảnh hưởng lan rộng đến từng ngôi chùa.Năm 1946, chùa Phổ Quang được tái tạo từ mái tranh vách lá thành chùa xây tường lợp ngói dưới sự chứng minh của Hòa thượng Chơn Không. Rồi bắt đầu từ năm đó, tùy phương tiện và cơ duyên mà chùa được kiến thiết ngày một khang trang thêm lên, trong đó nhờ uy tín và lời khuyến giáo của Ngài mà thập phương tín hữu hoan hỷ đóng góp công và của thêm nhiều.

Năm 1951, do sự tích cực vận động của Hòa thượng Nhật Liên, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt được thành lập tại chùa Ấn Quang do Hòa thượng Đạt Từ ở chức vụ Trị sự trưởng, Hòa thượng Nhật Liên ở chức vụ Tổng thư ký và Hòa thượng Đạt Thanh chùa Giác Ngộ được cung thỉnh làm Pháp Chủ. Ngài được cung thỉnh vào Hội đồng Trưởng Lão. Cũng năm đó Ngài lại được cung thỉnh giữ chức vụ Chứng minh Đạo sư.

Các năm 1954 - 1955, Ngài cùng với Hòa thượng Thiện Tường chùa Vạn Thọ mở liên tiếp hai mùa an cư kiết hạ. Năm 1956 Ngài lại cùng Hòa Thượng Thiện Tường chùa Vạn Thọ, Hòa thượng Hành Trụ chùa Giác Nguyên khai hạ tại chùa Giác Nguyên để đào tạo Tăng tài, hoằng dương chánh pháp. Năm 1959 Ngài kết hợp với Ban trị sự Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mở khóa kiết hạ tại chùa Thanh Trước ở Gò Công.

Năm 1961, tuy tuổi đã cao, Ngài vẫn mở hạ tại chùa Phổ Quangđể trang bị cho Tăng Ni đầy đủ giới đức và học hạnh. Cũng năm này, Ngài giao cho đệ tử là Hòa thượng Thích Thiện Thông trú trì chùa Phổ Quang để Ngài có thời giờ theo bản nguyện tu tịnh nghiệp an dưỡng tinh thần.

Năm 1964 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Ngài được Đại hội tôn cử vào Hội đồng Trưởng lão viện Tăng Thống. Cũng năm này, được sự chấp thuận của Viện Hóa Đạo, Ngài chỉ đạo cho Hòa Thượng Thiện Thông trú trì chùa Phổ Quang thành lập Phật học viện Phổ Quang. Đến năm 1966 được đổi tên là Phật Học Viện Hải Tràng.

Năm 1968, Hội Đồng Viện Tăng Thống lại cung cử Ngài vào ngôi vị Phó Tăng Thống GHPG Việt Nam Thống Nhất. Đến năm 1972, đạo hạnh và đạo nghiệp của Ngài đã đến hồi viên mãn. Một hôm Ngài báo cho các đệ tử biết là Ngài sắp trở về cõi Phật. Đến ngày 23 tháng 8 năm Nhâm Tý (30-9-1972) trước giờ Ngài thâu thần tịch diệt, hai Hòa thượng Thiện Hòa và Thiện Hoa đến thăm. Ngài mở mắt nhìn và chắp tay chào, rồi từ từ vãng sanh Lạc quốc. Ngài trụ thế 89 tuổi và 63 hạ lạp.

**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH THIỆN HOA

(1918 - 1973)
Hòa thượng pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 07 tháng 8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh là thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh Diệu Tịnh. Ngài là con út trong gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật.

Cả gia đình Ngài đều quy y với Tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc, pháp danh Thiện Hoa là do Tổ đặt cho Ngài.

Nhân đi chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn làm lễ kỳ siêu cho cha. Ngài quyết xin mẹ cho ở chùa xuất gia, lúc ấy Ngài được 7 tuổi. Sau đó, Ngài được gởi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ đặt pháp hiệu là Hoàn Tuyên.

Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây. Ngài được nhập chúng theo học, lúc ấy Ngài 14 tuổi.

Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài thọ giới Sa Di, lúc 17 tuổi.

Năm 1938, Ngài được Ban Giám Đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác trong lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài 20 tuổi. Ngài học ở Phật học đường Tây Thiên hai năm. Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Qui Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp hết một năm tròn. Ngài lại trở ra Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc ngót bốn năm, rồi đến tòng lâm Kim Sơn một năm. Sau tám năm theo học Ngài trở về miền Nam.

Năm 1945, Ngài hợp tác cùng Hòa Thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, Trà Ôn. Số Tăng sinh đến học trên ba mươi vị. Năm 29 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát tại Giới đàn chùa Kim Huê, Sa Đéc.

Năm 1946-1947, phong trào chống Pháp cứu nước đã làm ảnh hưởng đến trường học. Hòa Thượng Trí Tịnh trở lên Sài Gòn, chỉ còn Ngài ở lại. Vừa dạy học vừa mở phòng thuốc giúp đỡ nhân dân, Ngài hướng dẫn Tăng Ni vừa công tác chẩn trị y học vừa học kinh điển. Ngài lại mở những lớp học “Bình Dân” dạy ban đêm để chống nạn mù chữ. Học viên đạt kết quả nhanh chóng nhờ Ngài có sáng kiến soạn tập sách “Vần chữ O”

Năm 1953, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cử Ngài giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục và Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, kiêm Đốc Giáo Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang, Sài Gòn. Ngoài việc đích thân giảng dạy cho học Tăng ở trường này, Ngài còn dạy các Phật học Ni trường Từ Nghiêm và Dược Sư. Số lượng Tăng Ni được đào tạo ra từ các trường đều là những vị xuất sắc sau này phụ lực với Ngài đảm đang các Phật sự của Giáo hội cũng như công tác hoằng pháp và giáo dục.

Năm 1957, Ngài lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Tăng giới đặt tại chùa Pháp Hội, Ni giới đặt tại chùa Dược Sư. Những vị tốt nghiệp các khóa này được bổ về chùa khắp lục tỉnh tập sự hoằng pháp. Phong trào này làm dấy lên sự tu học của tín đồ Phật tử và là mơ ước của mọi Tăng Ni muốn trở thành sứ giả Như Lai.

Với trách nhiệm Trưởng ban Giáo dục trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Ngài đã khuyến khích, hỗ trợ mở trường Phật học tại khắp các tỉnh miền Tây và chính Ngài giảng dạy khắp nơi để động viên các trường. Hầu hết Tăng Ni miền Nam đương thời đều chịu ân giáo dục của Ngài ít nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp.

Với trách nhiệm Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đích thân Ngài huấn luyện Tăng Ni thành Giảng viên thật sự có thể đi diễn giảng các nơi. Ngài còn huấn luyện hàng cư sĩ theo học có khả năng truyền đạt lại cho các lớp học sau. Ngài đã mở các lớp giáo lý Phật học phổ thông do Ngài chủ trương tại các chùa Ấn Quang, Phước Hòa, Xá Lợi, Giác Tâm, Dược Sư... để giảng dạy cho Phật tử, làm cho phong trào học Phật miền Nam trỗi dậy mạnh mẽ, người người hăng say tu học.

Năm 1956, Ngài giữ chức vụ Ủy viên Hoằng Pháp của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, cùng với Thượng tọa Nhất Hạnh xuất bản nguyệt san “Phật giáo Việt Nam”. Ngài tổ chức phát thanh Phật giáo hằng tuần trên đài phát thanh Sài gòn. Ngoài ra, Ngài còn lập nên nhà xuất bản Phật giáo lấy tên “Hương Đạo” do Ngài chịu trách nhiệm, và chủ trương một “Phật học Tùng thư” với tám chuyên đề sách.

Năm 1963, chống sự áp bức của chế độ nhà Ngô, Ngài đã tích cực đấu tranh cho Phật giáo, Ngài nhận chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Với uy tín sẵn có, Ngài kêu gọi Tăng Ni và Phật tử miền Nam đứng lên bảo vệ Đạo pháp, đã được sự đáp ứng nồng nhiệt của Tăng Tín đồ đấu tranh kiên trì cho đến ngày thành công.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài nhận chức Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, kế đến nhận chức trụ trì Việt Nam Quốc Tự.

Năm 1966, Ngài đảm nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Trong giai đoạn này mặc dù có nhiều sóng gió, nhưng Ngài vẫn vững vàng chèo chống, lấy sự tồn tại của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại làm đường lối lãnh đạo.

Năm 1968, Ngài được toàn thể đại biểu bỏ thăm lưu nhiệm chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Lúc ấy dù căn bệnh đã bộc phát, nhưng Ngài vẫn không nề hà gánh lấy trách nhiệm Giáo Hội ngày càng nặng nề. Trong giai đoạn này, mọi Phật sự đáng kể ở miền Nam đều được Ngài khuyến khích trợ giúp đến thành công.

Năm 1973, bệnh tình càng nặng Ngài phải giải phẩu và không trở dậy được nữa. Cho đến ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý, nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Ngài đã an lành viên tịch, thọ 55 tuổi đời và 26 tuổi hạ.

Cả cuộc đời, Ngài hy sinh trọn vẹn cho đạo pháp từ lúc lớn khôn cho đến ngày theo Phật, lúc nào Ngài cũng chỉ biết lo cho đạo và làm việc cho đạo. Với tấm lòng bao dung hòa ái, nhưng rất cương nghị trong đường lối mà Ngài vạch ra, dù khó khăn đến mấy cũng quyết thực hiện thành công. Và Ngài đã thành công rực rỡ trong việc thực hiện sứ mạng của một sứ giả Như Lai, để lại cho mai sau lòng kính trọng và mãi mãi ghi khắc công ơn Ngài.

Các tác phẩm của Ngài để lại rất nhiều, là những nấc thang Giáo lý có giá trị đặt nền tảng học Phật cho Tăng tín đồ. Xin lược ghi những danh mục lớn như sau:

- Phật Học Phổ Thông (12 quyển).
- Bản đồ Tu Phật (10 quyển).
- Duy thức học (6 quyển).
- Phật học giáo khoa các trường Bồ Đề.
- Giáo lý dạy Gia đình Phật tử.
- Nghi thức tụng niệm.
- Bài Học Ngàn Vàng (8 tập).
- Đại cương kinh Lăng Nghiêm.
- Kinh Viên Giác lược giải.
- Kinh Kim Cang.
- Tâm kinh.
- Luận Đại Thừa Khởi Tín.
- Luận Nhơn Minh.

và các loại tạp luận, sự tích...

Tổng cộng là 80 quyển trong 8 loại chuyên đề.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH TỊNH KHIẾT

(1890 - 1973)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.

Năm 1905, Ngài xuất gia tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, và đã thọ giáo với Đại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, là đệ tam Tổ chùa Tường Vân, đời thứ 41 Thiền phái Lâm Tế. Ngài được ban pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường.

Với bẩm tánh thuần thành, cốt cách đạo vị Ngài đã vượt mọi thử thách cam go trong bước đầu hành đạo, tinh cần học hỏi chánh pháp với các bậc thạc đức cao Tăng trong chốn thiền môn, chuyên tâm thực hành giới định tuệ. Đến năm 19 tuổi (1910), đạo phong ngày càng tỏa rạng, Ngài được đặc cách miễn tuổi để thọ Cụ Túc giới tại Đại giới đàn Vĩnh Gia do tổ Vĩnh Gia làm Đàn Đầu, Hòa thượng Tâm Truyền làm Yết Ma và Hòa Thượng Hoàng Phú làm Giáo Thọ. Sau khi đắc giới Cụ Túc, Ngài trở về trú xứ phát nguyện lạy bộ Vạn Phật, mỗi chữ mỗi lễ, trong suốt ba năm liền.

Năm 26 tuổi (1916), Ngài nhận chức trú trì chùa Phước Huệ, thuộc phủ Tuy Lý Vương, thôn Vỹ Dạ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Đến năm 30 tuổi (1920) ngài đắc pháp với Hòa thượng Bổn sư, được ban Đạo hiệu là Tịnh Khiết, kế vị Tổ đời thứ 42 thuộc Thiền phái Lâm Tế với bài kệ phú pháp như sau:

“Trừng Thông tâm pháp bản đồng nhiên.
Phó nhữ Chân Thường đạo chí kiên.
Phi hữu phi vô phi sở kiến.
Tịch nhiên khai ngộ chủ nhơn tiền".

Năm 32 tuổi (1922), sau khi cư tang nghiệp sư, Ngài cùng Hòa thượng Huệ Pháp theo học lớp Cao đẳng Phật học tại chùa Thiện Hưng, tham cứu kinh điển cùng Ngài Phước Huệ, chùa Thập Tháp trong suốt thời gian năm năm.

Năm 42 tuổi Ngài làm dẫn thỉnh sư tại Đại giới đàn chùa Từ Hiếu.

Năm 44 tuổi Ngài trở về trú trì chùa Tường Vân, kế vị Hòa Thượng Tịnh Hạnh, anh ruột của Ngài vừa viên tịch.

Năm 1935, một lớp Trung Đẳng Phật Học được mở tại chùa Tường Vân dưới sự trông nom của Ngài.

Năm 48 tuổi (1938), Ngài được cung thỉnh Chứng minh Đạo sư sáng lập AN NAM PHẬT HỌC HỘI.

Năm 50 tuổi (1940), Ngài làm Giám đốc đạo hạnh Viện Cao đẳng Phật học, mở tại chùa Tường Vân và Báo Quốc, nơi đào tạo nhiều Tăng tài, lỗi lạc xuất chúng lãnh đạo Giáo hội qua nhiều thế hệ như Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Trí Tịnh, Thiện Siêu...

Năm 54 tuổi (1944), Ngài được cung thỉnh, làm Yết Ma Đại giới đàn tại chùa Thuyền Tôn, Huế.

Năm 57 tuổi (1947), Ngài được suy tôn chức vụ Tòng Lâm Pháp Chủ Trung Việt.

Năm 58 tuổi (1948), Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn mở tại chùa Báo Quốc, Huế. Hòa thượng Thiện Siêu là thủ Sa di trong Đại giới đàn này.

Ngày 06.5.1951, năm mươi mốt đại biểu của sáu hội Phật giáo Nam, Trung, Bắc họp tại chùa Từ Đàm, Huế quyết nghị thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được suy tôn Hội chủ. Đến ngày 7-9-1952, Ngài được bầu làm chủ tọa Đại Hội Phật Giáo Tăng Già toàn quốc họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Vào ngày 8.3.1953, Ngài vào miền Nam chủ tọa lễ suy tôn Hòa thượng Huệ Quang làm Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn.

Năm 66 tuổi (1956), Ngài cùng với Hòa thượng Huệ Quang lãnh đạo phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Tích Lan, và chiêm bái Phật Tích tại Ấn Độ.

Ngày 20-2-1962, Ngài đã ký cùng lúc hai văn thư gởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Quốc Hội để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo, kêu gọi Tăng tín đồ đoàn kết nhất trí và cùng với chư Tôn đức khác lãnh đạo cuộc đấu tranh lịch sử này.

Năm 73 tuổi (1963), Ngài tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ tín ngưỡng, phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đấu tranh ngày 20-8-1963, Ngài cũng chịu chung số phận với Phật giáo đồ bị đàn áp đến phải mang thương tích ngay dưới chân tòa sen khi nén hương tâm nguyện còn đang cháy dở. Sau đó, Ngài bị quản thúc và chịu nhiều áp lực chính trị tâm lý, Ngài vẫn kiên tâm vững chí, và cuộc đấu tranh bất bạo động và đầy gian khổ này đã kết thúc thành công vào cuối năm 1963, khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.

Năm 74 tuổi (1964), Đại hội Phật giáo Việt Nam suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Cùng năm 1964, Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự, Sài Gòn.

Năm 78 tuổi (1968) làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn tổ chức tại Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang.

Với ngôi vị Tăng Thống, Ngài đã vận dụng phương châm lấy “Từ bi xóa bỏ hận thù” để nói lên tiếng nói đích thực của người Phật tử đối với đất nước và nhân loại. Ngài truyền thừa một sứ mệnh cao cả mà chư Tổ tiền bối đã khéo léo vận dụng để hòa nhập và tồn tại với dân tộc qua những chặng đường lịch sử.

Pháp âm của Ngài hãy còn vang vọng qua nhiều bức thông điệp thể hiện đường lối hòa bình của Tăng tín đồ Phật tử Việt Nam, đặc biệt là bức thông điệp gởi Đại hội Quốc tế về Tôn giáo và Hòa Bình vào tháng 10-1970, trong đó nguyện vọng tha thiết mong mỏi hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua việc kiến nghị nhiều phương thức giải quyết chiến tranh và củng cố hòa bình.

Về quan điểm xây dựng đất nước, Ngài kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết không chia rẽ tôn giáo đảng phái, tập trung vào công cuộc xây dựng bảo vệ dân tộc và đất nước, đó cũng chính là bảo vệ lý tưởng của mình.

Đối với Tăng Ni và tầng lớp Phật tử trẻ, nhất là những vị sơ cơ trực diện với công tác xã hội, Ngài không ngừng khuyên nhủ hãy giữ gìn sơ tâm, nghiêm trì giới hạnh, giữ lấy phương châm “Tùy duyên bất biến” và khuyên đừng bao giờ lợi dụng tuổi trẻ, chức phận, dễ dãi với bản thân mà làm những chuyện phương hại đến đạo pháp.

Cuối năm 1972, Ngài rời Sài gòn về Huế để tiến hành việc tu sửa Tổ đình Tường Vân và chú đại hồng chung, rồi đi thăm viếng các Tổ đình và các vị Trưởng lão tại cố đô như là chuẩn bị cho một hành trình khác.

Sau vài ngày pháp thể khiếm an như có linh cảm về sự ra đi của mình, Ngài ân cần phó chúc cho Tăng Ni, Phật tử những lời di huấn tối hậu và Ngài đã an tường xả bỏ báo thân vào hồi 20 giờ 45 phút ngày 23 tháng giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), trụ thế 83 năm, 64 hạ lạp. Tháp của Ngài an trú tại Tổ đình Tường Vân, hiệu là Thanh Trai.

Ngài đã thể nhập vào Niết bàn Tịnh lạc, nhưng đạo phong của Ngài vẫn tồn tại với non sông đất nước và trong lòng người con Phật.



**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH TÂM GIÁC

(1917 - 1973)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.

Được biết thuở nhỏ, Ngài cứ yếu đau, quặt quẹo luôn, rất khó nuôi. Theo tập quán địa phương, Ngài được hai cụ thân sinh đem “bán khoán” cho vị Tăng trú trì tại ngôi chùa trong thôn và ở luôn trong chùa. Đến khi lên 7 tuổi, vì đã quen sống cuộc đời chay tịnh, nên Ngài xin với song thân cho xuất gia đầu Phật.

Được sự chấp thuận của hai cụ, bước đầu Ngài thụ nghiệp với Hòa thượng Thích Trí Hải tại chùa Mai Xá thuộc Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (nay là Nam Hà).

Vào đầu thập kỷ 1930, phong trào chấn hưng Phật giáo nổi lên khắp nước. Tại Nam kỳ Hội Nghiên cứu Phật học ra đời năm 1931 ở Sài gòn. Tại Trung kỳ Hội An Nam Phật Học thành lập ở Huế năm 1932. Các Phật học đường được tổ chức khắp nơi. Các tạp chí Phật học xuất bản đều đặn để hoằng dương đạo pháp, gieo vào tâm hồn chư Tôn đức, Tăng Ni và Phật tử cả nước niềm phấn khởi chưa từng có.

Trước phong trào rầm rộ ở Nam và ở Trung, năm 1934 Hòa thượng Trí Hải (chùa Mai Xá) bèn từ giã bản tự lên thủ đô Hà Nội, cùng với chư Tôn đức và các cư sĩ thuần thành đầy tâm huyết như các ông Nguyễn Năng Quốc, Trần Văn Đại, Bùi Thiện Căn, Bùi Thiện Cơ vận động tổ chức hội Bắc kỳ Phật giáo. Hội đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Thanh Hanh là Tổ Vĩnh Nghiêm lên ngôi Thuyền gia Pháp chủ, mở đầu kỷ nguyên chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc.

Bấy giờ Ngài 17 tuổi, được Bổn sư cho theo lên Hà Nội hầu hạ và đóng góp sức mình vào công việc hoằng dương đạo pháp. Thuở ấy Ngài chỉ mới thọ giới Sa Di, nhưng được các Tổ Tế Xuyên, Tế Cát, Trung Hậu, Hương Tích và Tuệ Tạng rất thương yêu.

Nhờ Ngài có sẵn căn bản Nho học hấp thụ được trong gia đình, lại được Hòa thượng Trí Hải dày công huấn giáo và các Tổ ân cần bảo ban, dẫn dụ, nên về mặt giáo lý và thuyền hạnh, Ngài được coi là hàng tân tiến khả dụng, có nhiều triển vọng trong tương lai, làm trụ cột cho tòa nhà Phật giáo.

Năm 1937, sau khi tốt nghiệp lớp Trung đẳng Phật học tại trường Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, Ngài được các Tổ cho đăng đàn thọ Tỳ Kheo giới, lúc đó Ngài tròn 20 tuổi. Đại giới đàn này do các vị Tôn túc thủ tọa chứng minh như Tổ Tế, Tổ Trung, Tổ Hương, Tổ Cồn, Tổ Quảng, Tổ Ngũ (1) và các Hòa thượng Trí Hải, Thái Hòa, Tố Liên tác chứng.

Từ đó Ngài được vào hàng sứ giả của Như Lai, được cử giữ những chức vụ trọng yếu trong trụ xứ cũng như làm Duy Na trong các kỳ kiết hạ an cư tại chùa Quán Sứ (số 74 đường Quán Sứ - Hà Nội).

Sau năm 1945, vừa tốt nghiệp xong lớp Đại học Phật học tổ chức tại chùa Quán Sứ, Ngài cũng như các sinh viên Tăng và dân chúng phải tản cư khỏi thành phố vì thời cuộc. Ngài phải di cư lên vùng Thái Nguyên, sau lại trở về Ninh Bình. Được ít lâu, Ngài trở về Mai Xá nơi chùa cũ tiếp tục tu học và chăm lo nuôi dưỡng sáu trăm em cô nhi đang bơ vơ vì đạn lửa chiến tranh.

Năm 1949, nhân một cơ duyên tốt, Ngài hồi cư về Hà Nội và được cử giữ chức Phó Giám đốc nhà in Đuốc Tuệ, phụ bút nguyệt san Phương Tiện, cơ quan của Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt do Hòa thượng Tố Liên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Trong thời gian này Ngài còn tham gia các công tác từ thiện xã hội, hợp sức cùng Hội Việt Nam Phật Giáo do Cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm Hội trưởng, trông nom Cô nhi viện ở trại Tế Sinh lên đến một trăm sáu mươi em. Ngài còn nhận làm Ủy viên trong trại nuôi dưỡng đồng bào hồi cư ở Ngọc Hà. Hàng năm cứ vào mùa kiết hạ an cư tại chùa Quán Sứ, Ngài đều được cử giữ chức Duy Na, một chức vụ quan trọng trong thất chức tùng lâm.

Vốn đã thông thạo Hán tự, biết qua Pháp văn, lại ôm ấp hoài vọng xuất dương tu học và tham khảo Phật sự các nước, nên lúc còn học tại chùa Quán Sứ, Ngài đã cùng bạn đồng môn là Hòa thượng Thích Thanh Kiểm rủ nhau tranh thủ đi học thêm Anh văn và Nhật ngữ.

Cơ duyên tốt lành đã đến. Năm 1953, trong một cuộc họp liên hội gồm Hội Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt, hội nghị đã công cử Ngài cùng Hòa thượng Thanh Kiểm sang Nhật Bản để nghiên cứu về công cuộc chấn hưng Phật giáo tại quốc gia đó.

Tại Nhật Bản, hai vị đều kiên tâm, trì chí, chuyên tu chuyên học cả về Phật pháp và thế học. Riêng Ngài thường ôm ấp chí nguyện cải tạo nếp sống cho thế hệ tương lai, cần theo chiều hướng của thời đại là có khỏe mạnh về thể xác mới mong tiến hóa về mặt tinh thần. Do đó, ngoài việc học Phật pháp và thế pháp, Ngài còn hàng ngày đến luyện tập nhu đạo (Judo) tại Trung tâm Nhu đạo KODOKAN.

Sau chín năm tu học tại Nhật, Ngài đã tốt nghiệp Đại học Phật pháp tại Tokyo, lãnh cấp bằng Tiến sĩ Xã hội học, Tiến sĩ Triết học Đông Phương và Tam đẳng huyền đai tại viện Nhu đạo KODOKAN.

Năm 1962, hai vị trở về nước hoằng pháp. Bước qua năm 1963, Phật giáo Việt Nam gặp pháp nạn, Ngài đã cùng chư Tôn đức, Tăng Ni tham gia tích cực trong mọi công cuộc hô hào Phật tử chống lại bạo quyền áp bức, kỳ thị tôn giáo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhờ sự đồng tâm nhất trí của hàng triệu con Phật đứng lên bảo vệ tín ngưỡng của dân tộc, được sự đồng tình của mọi tầng lớp đồng bào, của các tôn giáo bạn, của dư luận thế giới, nhờ sự hy sinh cao cả của chư Tăng Ni đã dùng sanh thân đốt lên ngọn lửa bi trí dũng, trong đó có ngọn lửa của Bồ Tát Thích Quảng Đức, cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam thắng lợi.

Năm 1964, nhờ thắng lợi đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Ngài được cử giữ chức vụ Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chính. Trong hiến chương của Giáo hội có ghi: “Những đồng bào Phật tử Bắc Việt di cư được thành lập một miền trong Giáo hội mệnh danh miền Vĩnh Nghiêm”. Do đó, Ngài được bầu làm Chánh đại diện miền Vĩnh Nghiêm. Ngày 1-7-1964, Ngài được Giáo hội ủy cử đảm trách chức vụ Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo.Cuối năm 1964, thực hiện giấc mộng hằng ôm ấp từ lâu là tạo lập cho thanh niên Việt Nam có một thể lực tự vệ, thể hiện ý chí kiên cường của thế hệ trẻ có đủ ba đức Bi Trí Dũng, Ngài thành lập viện Nhu đạo Quang Trung, đào tạo được hàng trăm nghìn thanh niên đủ các đẳng cấp đai, mà dư âm của trường Nhu đạo này còn vang đến ngày nay trên các võ đài quốc gia cũng như quốc tế.

Với hoài bão Phật giáo cần có cơ sở hạ tầng đúng với tầm vóc, Ngài muốn xây dựng Việt Nam Quốc Tự thành một đại tòng lâm Phật giáo giữa một thành phố lớn vào bậc nhất cả nước, thành một Trung tâm văn hóa Phật giáo và một Trung tâm du lịch. Trước hết Ngài cho tiến hành xây ngôi bảo tháp 9 tầng, vươn cao giữa bầu trời Sài gòn. Công việc đang tiến hành dở dang thì Ngài đã viên tịch, rồi tiếp theo các biến cố của thời cuộc, nên công việc phải đình lại.

Ở cương vị đại diện miền Vĩnh Nghiêm, Ngài đã chủ xướng và vận động thập phương tín hữu phát tâm cúng dường, xây dựng ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, là ngôi chùa lớn và đẹp nhất Sài gòn, mà ngày nay du khách trong và ngoài nước thường đến tham quan lễ bái công trình văn hóa tín ngưỡng này. Và cũng để cho những Phật tử quê hương ở miền Bắc có điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng theo truyền thống văn hóa nghi lễ đặc thù, ngôi chùa này đã trở thành Tổ đình của Tăng Ni Phật tử đất Bắc ở tại miền Nam.

Ngoài các Phật sự kể trên, Ngài còn dành thì giờ trước thuật các tác phẩm Phật giáo và võ đạo:

- Duy thức học tập I.
- Duy thức học tập II.
- Hộ thân thuật.
- Nage - Nokata.
- Nhu đạo.
- Biến thể Nhu đạo.
- Nhật ngữ tự học.
- Phương pháp ngồi thiền.
- Zen và Judo.

Trong lúc các Phật sự được tiến triển một cách tốt đẹp, thì một cơn bệnh “vô thường” chợt đến, mặc dầu các Bác sĩ trong và ngoài nước đem hết tài năng và phương tiện hiện đại ra tận tình chữa trị, nhưng chiếc xe hữu tình vẫn cứ lăn nhanh về nơi tịnh cảnh. Ngài viên tịch vào ngày 20 tháng 10 năm Quý Sửu, tức ngày 15-11-1973. Nhục thân của Ngài đã được an táng tại nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, huyện Hóc Môn.

Chú thích :

(1)Tổ Tế: Tế Xuyên; Tổ Trung: Trung Hậu; Tổ Hương: Hương Tích; Tổ Cồn: Quần Phương; Tổ Quảng: Quảng Bá ; Tổ Ngũ: Ngũ Xá.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH THIỆN CHIẾU

(1898 - 1974)
Hòa thượng Thích Thiện Chiếu thế danh là Nguyễn Văn Tài, còn có tên khác là Nguyễn Văn Sáng, bút hiệu là Xích Liên, sinh năm 1898 tại xã Long Hựu, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ngài sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Ông nội là Hòa thượng Huệ Tịnh một vị rất tinh thông Nho học, khai sơn chùa Long Phước(1) tại xã nhà và trú trì ở đó. Từ nhỏ, Ngài được xuất gia theo hầu ông nội. Vốn tư chất thông minh, Ngài học chữ Nho rất mau chóng và lúc 12 tuổi đã có thể “trùng tuyên” Sa Di Luật Giải một cách thông thạo. Năm 16 tuổi, Ngài đọc làu thông văn quan thoại. Ngài lại còn tự học và xem được cả sách báo viết bằng tiếng Pháp.

Ngoài việc nghiên cứu học tập nội điển, Ngài còn tiếp xúc với các trào lưu văn hóa Đông Tây. Đặc biệt các loại tân thư của Trung Hoa và Nhật Bản đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Ngài, một điển hình cho lớp Tăng sĩ trẻ cấp tiến, muốn chấn hưng Phật Giáo theo chiều hướng tích cực, hoàn toàn đổi mới.

Năm 1926, Ngài lên Sài Gòn để tìm học thêm. Phật tử cung thỉnh Ngài về trú trì chùa Linh Sơn ở gần chợ Cầu Muối. Bấy giờ Hòa thượng Khánh Hòa, người khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ, muốn sớm thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam chung cho toàn quốc. Nhận thấy Ngài là một Tăng sĩ trẻ đầy nhiệt huyết và có trình độ tân học, năm 1927, Hòa thượng Khánh Hòa cử ngài ra Bắc liên lạc, tiếp xúc với chư Tăng tại các Tổ đình Linh Quang, Hồng Phúc, Tiên Lữ v.v... Nhưng do nhiều trở ngại, cuộc vận động không thành.

Trở về Sài Gòn năm 1928, Ngài đã cộng tác với các Hòa Thượng Khánh Hòa, Từ Nhẫn, Chơn Huệ và Thiện Niệm thành lập Thích học đường và Phật học Thư xã tại chùa Linh Sơn. Năm 1929 Ngài hợp lực với Hòa thượng Khánh Hòa vận động Phật tử hữu tâm ở Trà Vinh gởi mua cho thư xã một bộ Tục Tạng kinh gồm 750 tập để tôn trí tại chùa Linh Sơn. Tại đây với tư cách là trú trì, Ngài mở khóa thuyết giảng giáo lý, kinh điển, truyền đạt tư tưởng đổi mới Phật giáo, phát huy tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc. Ngài mở trường dạy chữ Quốc ngữ, lập nhà in, viết sách báo. Ngày chủ nhật hàng tuần, Ngài hướng dẫn Phật tử nghi thức thực hành thờ cúng Phật đơn giản, nhưng vẫn tròn đầy niềm tin nơi chánh pháp.

Tư tưởng mới của Ngài, gắn liền đạo pháp với dân tộc đã không tránh khỏi sự theo dõi của mật thám Pháp. Chính quyền thực dân đã trục xuất Ngài, không cho trú trì chùa Linh Sơn nữa. Nhân duyên mới lại đến, Ngài có người bạn là cư sĩ Thuần Viên ở Hạnh Thông Tây - Gò Vấp lập một tịnh thất rộng rãi, mời Ngài về đây dạy Phật pháp và hướng dẫn phương pháp tu hành.

Thời gian này Hòa thượng Khánh Hòa có cho xuất bản tập san Phật học bằng Quốc ngữ lấy tên là Pháp Âm, số đầu ra ngày 13-08-1929. Nhận thấy nội dung tờ Pháp Âm chưa có gì tiến bộ, Ngài vận động để xuất bản tập san khác lấy tên là Phật Hóa Tân Thanh Niên, tòa soạn đặt tại chùa Chúc Thọ ở xóm Thuốc, quận Gò Vấp(2), nội dung tập san này hướng về tầng lớp cư sĩ trí thức và Tăng sĩ trẻ. Theo Ngài, Tăng Ni cần phải có trình độ Phật học (nội điển), xã hội học (ngoại điển) và thông suốt được Ngũ Minh. Có đủ kiến thức cơ bản như vậy mới đảm bảo được sứ mệnh hoằng pháp, mới hướng dẫn và lãnh đạo được quần chúng Phật tử.

Giới Phật tử cư sĩ và quần chúng khắp vùng Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn đồng quy tụ về nghe pháp. Ngài mở khóa tranh biện về Phật học, viết sách, báo. Ngài thường tranh luận với các nhà Tây học trên báo chí, chẳng hạn như tờ Tân Phong.

Tại Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, Ngài thường sinh hoạt chính trị với các nhà cách mạng, như ông Lê Văn Trâm tự Bảy Chấm, các nhà tu yêu nước như Hòa thượng Đạo Thanh(3).

Uy tín của Ngài ngày càng lan rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, từ bình dân đến trí thức. Các nhà lãnh đạo cách mạng ở địa phương đều quý kính. Chính trong thời gian này Ngài được kết nạp vào tổ chức cách mạng (1930). Địa bàn hoạt động của Ngài là Gò Vấp, Phú Nhuận, Hóc Môn, Bà Điểm, An Phú Đông v.v... Do đó Ngài lại bị chính quyền tỉnh Gia Định ra lệnh trục xuất khỏi địa phương này.

Ngài phải di tản về chùa Hưng Long ở ngã sáu Chợ Lớn. Tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, Ngài vẫn thuyết pháp, giảng kinh, viết sách báo. Tại đây Ngài đã cho xuất bản hai quyển “Phật học tổng yếu” và “Phật học vấn đáp”.

Sau bao ngày tháng vất vả, Ngài bị thọ bệnh, nằm liệt giường ba năm. Tuy nhiên tinh thần vẫn sáng suốt, Ngài vẫn tiếp tục viết sách, Ngài hoàn thành thêm một tác phẩm nữa là quyển “Tại sao tôi cám ơn đạo Phật” và được nhà xuất bản Nam Cường ấn hành năm 1933. Các sách của Ngài rất được giới thanh niên, trí thức ưa thích, vì có những tư tưởng mới, hợp thời.

Nhận thấy các hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, hội Lưỡng Xuyên Phật Học các báo Pháp Âm, Từ Bi Âm, đều không đáp ứng chủ trương và tư tưởng của mình, Ngài ra đi tìm hướng khác. Nhưng đi tới đâu, Ngài cũng gặp những va chạm. Trở về uất chí lại bị mật thám Pháp theo dõi nên Ngài rời chùa Hưng Long trở về đời sống thường và hoạt động cho Cách mạng ở vùng Gò Vấp, Phú Nhuận. Đó là thời gian 1934-1935.

Năm 1936, trở lại nếp sống tu hành Ngài xuống Rạch Giá gặp Hòa thượng Trí Thiền, trú trì chùa Tam Bảo(4). Ngài và Hòa thượng Trí Thiền đồng chí hướng khi cùng sinh hoạt trong hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học ở chùa Linh Sơn, nên chuyến đi này là để bàn việc thành lập một tổ chức Phật Giáo thật sự tiến bộ. Kết quả hội Phật Học Kiêm Tế ra đời ở Rạch Giá ngày 23-3-1937. Chùa Tam Bảo ở làng Vĩnh Thanh Vân được chọn làm trụ sở, Hòa thượng Trí Thiền làm Chánh tổng lý, riêng Ngài không giữ một chức vụ gì, chỉ làm việc phía sau, nhằm tránh sự để ý của nhà cầm quyền thực dân. Đầu năm 1938 Hội xuất bản tạp chí Tiến Hóa. Ngài là cây bút đắc lực cho tờ báo. Những bài của Ngài viết đều được ký bút hiệu Xích Liên.

Hội Phật Học Kiêm Tế chủ trương hành động phù hợp với trào lưu chính trị và Cách mạng đang sôi động khắp nơi vào thời điểm đó. Cho nên sau khi Hòa thượng Trí Thiền tiếp xúc với các đồng chí của ông Võ Hoành, một chiến sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục đang bị an trí tại Sa Đéc, thì chùa Tam Bảo thực sự trở thành một căn cứ Cách mạng. Năm 1939, tại đây đã bí mật tổ chức sản xuất vũ khí để đánh Pháp. Việc bị bại lộ, thiền sư Trí Thiền và nhiều vị bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Còn Ngài chạy thoát về Sài Gòn, ẩn trốn tại vùng Bà Điểm - Hóc Môn.

Năm 1940, Ngài tham gia vào phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại Hóc Môn. Cuộc khởi nghĩa thất bại, Ngài lại phải trốn tránh. Nhưng đến năm 1942, Ngài bị thực dân Pháp bắt đày Côn Đảo. Ngài bị tra tấn đến bại xuội. Cách mạng tháng 8-1945 thành công, Ngài được đón về đất liền. Trở về Gò Công, Ngài giữ chức Phó chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Gò Công. Năm 1947, Ngài vào chiến khu tham gia kháng chiến ở Quân khu 7. Năm 1948, Ngài về Quân khu 8 ở Đồng Tháp Mười và năm 1949, về Quân khu 9 làm việc ở Ban Tuyên Huấn Trung Ương Cục Miền Nam.

Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngài tập kết ra Bắc. Năm 1956, Ngài được Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cử làm chuyên gia qua Trung Quốc, phụ trách Trưởng Tiểu ban Phiên dịch của Nhà xuất bản Ngoại văn ở Bắc Kinh.

Năm 1961, Ngài trở về nước, làm chuyên viên khoa triết học của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam ở Hà Nội. Năm 1965, Ngài về hưu. Năm 1970, Ngài thọ bệnh. Đến ngày 06/7/1974, Ngài viên tịch tại Hà Nội, thọ 76 tuổi đời, và được an táng tại nghĩa trang Văn Điển. Năm 1993, chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Hoa ở Phú Nhuận đã cử đoàn đại biểu ra Hà Nội bốc mộ Ngài, hỏa thiêu di cốt và đưa tro về tôn trí tại chùa nhân ngày giỗ thứ 19 của Ngài.

Sự nghiệp trước tác của Ngài còn để lại như sau:

- Phật Hóa Tân Thanh Niên.
- Phật Giáo Tổng Yếu.
- Phật học Vấn đáp.
- Tranh Biện.
- Phật giáo và Vô thần luận.
- Tôn Giáo.
- Chân lý của Đại thừa và Tiểu thừa.
- Tại sao tôi cám ơn đạo Phật.
- Triết lý Đạo Phật (dịch kinh Lăng Nghiêm).
- Cái thang Phật học.
- Phật pháp là Phật Pháp.
- Kinh Pháp Cú.

Nhìn lại quá trình hoạt động của Ngài, chúng ta thấy rằng dù gặp muôn ngàn khó khăn, nhưng Ngài vẫn mạnh dạn tiến bước đấu tranh, vì độc lập tổ quốc và hạnh phúc nhân sinh. Ngài sáng tác nhiều tác phẩm Phật giáo, vì muốn tư tưởng trong sáng của chánh pháp hằng còn ở thế gian để lợi lạc cho các thế hệ mai sau trên tiến trình giác ngộ giải thoát.


Chú thích :

(1) Có tài liệu nói là chùa Linh Tuyền (Nguyễn Lang VNPGSL III).
(2) Chùa này đã bị Pháp đuổi lấy đất xây phi trường Tân Sơn Nhất.
(3) Ông Bảy Chấm nay là liệt sĩ. Hòa Thượng Đạo Thanh là vị Khai Sơn trú trì chùa Pháp Hoa ở Phú Nhuận.
(4) Có tài liệu ghi là chùa Kim Sơn, tên cũ của chùa Sắc Tứ Tam Bảo.

**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG
THÍCH TRÍ THẮNG

( 1891-1975)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Khắc Đôn, tự Đạo Thông, pháp hiệu Thích Trí Thắng, sinh tháng giêng năm Tân Mão (1891) tại thôn Lương Lộc, tổng Thiều Quang, huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhơn, nay là thôn Lương Lộc, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phò, thân mẫu là cụ bà Dương Thị Lân. Ngài sinh trưởng trong một gia đình trung nông, gia giáo và sùng tín Tam Bảo.

Thân phụ mất sớm, Ngài phải nương nhờ sự giáo dưỡng nơi người bác ruột là Hòa thượng Ấn Bình trú trì Tổ đình Thiên Hòa ở Bình Định. Tổ Ấn Bình tinh thông dịch lý và tướng pháp, thấy rõ sự khả dụng trong tương lai của Ngài, nên cố tâm dìu dắt, đào tạo Ngài nên người.

Năm Quý Mão (1903), Ngài đậu Tiểu học tại trường trung học (collège) Qui Nhơn. Năm Đinh Mùi (1907) không đậu bằng Thành chung, Ngài quay về học Hán văn và y dược với Tổ Ấn Bình là những môn sở trường của Tổ và học thêm Pháp văn với cụ Đinh Trạc.

Năm Nhâm Tý (1912), Ngài (22 tuổi) được bổ giáo viên hương trường, dạy tại thôn Bình Thạnh, quận lỵ Tuy Phước. Năm Ất Mão (1915), Ngài được đặc cách về dạy tại trường Tam Quan thuộc phủ Hoài Nhơn, vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi. Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè, Ngài cùng các đồng nghiệp dạy hè tại vùng La Hà, núi Thiên Ấn, chuyên kèm Hán văn và Pháp văn cho số công chức Nam triều tại tỉnh đường Quảng Ngãi. Trong thời gian này, Ngài thường lui tới chiêm bái Tổ Đình Thiên Ấn, được Hòa thượng Ấn Chiếu giảng dạy những điều căn bản của Phật pháp như Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập nhị nhân duyên... Ngài được một lão Nho cho ở trọ, rồi lập gia đình ở đây.

Năm Mậu Ngọ (1918) gặp nghịch cảnh gia đình, nhưng lại là cơ duyên cho Ngài nhận thức giá trị đích thực của giáo lý nhà Phật. Đoạn tuyệt duyên trần, rời bục giảng, Ngài trở về Bình Định xin xuất gia tu học, được Tổ cho pháp danh Chơn Cảnh. Năm Canh Thân (1920), 29 tuổi ngài thọ Cụ Túc giới tại Đại giới đàn chùa Châu Long, (nay là Tổ đình Tịnh Lâm huyện Phù Cát) do Hòa thượng Phổ Huệ làm Đường đầu Hòa thượng. Bấy giờ Tổ Ấn Bình phú cho Ngài pháp tự Đạo Thông, pháp hiệu Trí Thắng, vì Ngài đạt thủ khoa tại giới trường này.

Năm Tân Dậu (1921), Tổ Ấn Bình viên tịch, Ngài thừa kế trú trì chùa Thiên Hòa và mở lớp dạy Hán văn, Pháp văn và Việt văn cho bá tánh quanh vùng. Đêm 28 tháng chạp năm Nhâm Tuất (1922), do bất cẩn nên xảy ra hỏa hoạn, chùa bị thiêu hủy. Ngài xin phép được khuyến giáo khắp các tỉnh miền Nam. Năm 1923 Ngài tái thiết toàn bộ Tổ Đình Thiên Hòa, tồn tại cho đến nay.

Năm Giáp Tý (1924), rằm tháng giêng, sau khi cử đệ tử là Thiền sư Cát Khánh, đệ tử y chỉ làm Giám tự, Ngài vào Tổ đình Bát Nhã ở Phú Yên tham học giáo lý, và cùng nhiều vị danh Tăng khác giảng dạy khóa hạ như các Thiền sư chùa Từ Quang, Phước Sơn, Kim Cang, Bảo Sơn, Hương Tích, Bảo Tịnh, Thiên Sơn ở Phú Yên, Phước Tường, Hải Đức, Thiên Bửu, Thiên Hòa ở Khánh Hòa. Nhờ đó Ngài càng thêm tinh thông nội điển.

Ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu 1925, thiền sư Cát Khánh tịch. Ngài về cử Ngài Quảng Nguyên đệ tử cầu pháp làm Thủ tọa thừa kế sự nghiệp Tổ đình Thiên Hòa, rồi Ngài vào Phan Rang tham yết Hòa thượng Chơn Niệm chùa Trùng Khánh, được Hòa thượng mời lưu lại. Sau thiện tín chùa Trùng Sơn ở núi Đá Chồng thỉnh Ngài về làm Thủ tọa, có sự tham chứng của Hòa thượng Chơn Niệm. Ở đây Ngài cũng mở lớp dạy chữ Hán, Pháp, Việt và làm thuốc.

Năm Bính Dần (1926), nữ Phật tử Hà Thị Kỉnh pháp danh Tâm Thành ở thôn Phước Hậu, xứ Cà Ná, sinh quán Phù Cát, Bình Định, hiến cúng cho Ngài thảo am của bà cất để tu dưỡng. Ngài đã xây dựng lên ngôi chùa hiệu là Hương Viên.

Năm Đinh Mão (1927), Phật tử Tâm Đạt thế danh Võ Thị Huợt, phu nhân Quản đạo Nguyễn Tập đến chùa Trùng Sơn cung thỉnh Ngài về thảo am của bà để dạy giáo lý Phật Đà. Sau đó bà hiến cúng thảo am cho Ngài và được Ngài đổi thành chùa Thiên Hưng.

Năm Mậu Thìn (1928), Ngài mở lớp nội điển tại chùa Thiên Hưng. Đệ tử theo học có các thầy Huyền Diệu, Huyền Tân, Huyền Cơ, Huyền Lý, Huyền Ý, Huyền Nghĩa, Huyền Đạt, Huyền Châu (thủ tọa chùa Hương Viên).

Năm Giáp Tuất (1934) Ngài chứng minh cho Phật tử Như Phượng thế danh Võ Thị Én sáng lập chùa Long Quang, gần cầu Đạo Long để tu học. Do đó dân gian thường gọi là chùa Bà Én. Năm Ất Hợi (1935), được sự ủng hộ tài chánh của thiện tín vùng Bảo An, Tháp Chàm, Đô Vinh, Ngài cung thỉnh Hòa thượng Trí Hải chùa Bích Liên ở Bình Định, Hòa thượng Phúc Hộ chùa Từ Quang ở Phú Yên mở Thích học đường tại chùa Tây Thiên.

Năm Mậu Dần (1938), Ngài cùng một số Phật tử thuần thành ở Phan Rang vận động thành lập An Nam Phật Học chi hội Ninh Thuận, trụ sở đặt tại chùa Thiên Hưng, do cư sĩ Nguyễn Công Tích làm Hội trưởng. Năm Kỷ Mão (1939) triều đình Huế sắc tứ biểu ngạch cho chùa Thiên Hưng. Năm Canh Thìn (1940), hào lý và nhân dân làng Đắc Nhơn hiến cúng toàn bộ Thiền Lâm Cổ Tự cho Ngài. Ngài cử đệ tử là Thích Huyền Tân về làm trú trì. Năm Tân Tỵ (1941), Ngài xin khai khẩn ba mươi sáu mẫu đất rừng hoang ở phía Nam sông Đồng Mé để mở làng Phật học. Nhưng đến năm 1945 kế hoạch bị tan vỡ.

Năm Nhâm Ngọ (1942), triều đình Huế sắc chỉ khâm ban Đạo điệp Tăng Cang cho Ngài và sắc tứ biểu ngạch cho chùa Thiền Lâm. Năm 1943, Ngài chứng minh lễ đặt đá xây dựng nghĩa trang của hội Phật học và cho dời trụ sở An Nam Phật Học từ chùa Thiên Hưng lên chùa Long Quang để tiện việc sinh hoạt tu học của hội viên.

Năm Giáp Thân (1944), Ngài được chư sơn Bình Định cung thỉnh chức vị Tuyên luật sư tại đại giới đàn Tổ đình Thiên Đức, nơi sinh quán của Ngài. Năm Đinh Hợi (1947), Ngài chứng minh lễ đặt đá xây hội quán An Nam Phật Học tỉnh Ninh Thuận tại ấp Phủ Hà. Năm 1948, Ngài vận động lập Phật học đường Phan Rang, chư sơn cung thỉnh Ngài giữ chức Giám viện kiêm Giám đốc và Giáo thọ trường. Năm Canh Dần (1950), Ngài được hội Việt Nam Phật Học Trung Việt cung thỉnh ở ngôi vị chứng minh đạo hạnh và chức vụ Hội trưởng hội Việt Nam Phật Học tỉnh Ninh Thuận. Cùng năm này Ngài tái thiết chùa Long Quang để dời trụ sở Giáo hội tỉnh từ chùa Phước Quang núi Cà Đú về đây. Ngài cũng được chư sơn cung thỉnh làm Trị sự trưởng Giáo Hội Tăng Già Ninh Thuận.

Năm Tân Mão (1951), chư sơn và hội Việt Nam Phật Học tỉnh Khánh Hòa cung thỉnh Ngài đảm trách chức Giám đốc Phật học đường Nha Trang. Năm sau, Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng tại Đại giới đàn chùa Thiên Bửu ở Ninh Hòa. Sau đó vì bất đồng về cách thức lãnh đạo của Tổng trị sự Giáo Hội Tăng Già Trung Việt, năm 1955 Ngài tách ra thành lập Tịnh Độ Tông Việt Nam và được cử giữ chức Tông trưởng kiêm Cố vấn Tịnh Độ Tông tỉnh Ninh Thuận. Với cương vị này Ngài đã chứng minh khai sơn các chùa Trường Thọ, An Nhơn, Trường Sanh. Năm Tân Sửu (1961), ban Đại diện Cổ Sơn Môn Trung phần được thành lập, Ngài được mời làm Chứng minh Đạo sư. Năm Giáp Thìn (1964), Ngài được cung thỉnh giữ chức Phó Tăng Thống kiêm Giám luật Tịnh Độ Tông Việt Nam. Cùng năm này Ngài tham gia thành lập Phật học viện ở Đồng Đế, Nha Trang.

Năm Ất Tỵ (1965), Ngài mở phòng Đông y tại chùa Thiên Hưng để chữa bệnh cho dân nghèo và chứng minh sáng lập chùa Bảo Vân ở thôn Nhơn Hội. Mùa hè năm Ất Mão (1975), Ngài cho gọi môn đồ và thiện tín về phú chúc Phật sự tương lai. Đến ngày 12 tháng 5 (21-6-1975) lúc 10 giờ 30', Ngài an nhiên thị tịch, hưởng thọ 85 tuổi đời, 54 tuổi hạ.

Hòa thượng Thích Trí Thắng, là một vị cao Tăng đã có nhiều đóng góp cho phong trào chấn hưng Phật giáo, Ngài hoạt động liên tục không phút ngơi nghỉ. Nhờ đó mà phong trào Phật giáo ở tỉnh Ninh Thuận một thời được khởi sắc.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
IV. Phật giáo ở giai đoạn chia đôi đất nước.

HÒA THƯỢNG
THÍCH VIÊN GIÁC

(1911 - 1976)
Hòa thượng thế danh Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, hiệu Chiếu Nhiên, pháp tự Viên Giác, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán.

Ngài sinh năm Nhâm Tý (1911), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí hướng cách tân theo Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ).

Ngài lớn lên trong truyền thống giáo dục của gia phong, được gần gũi nhiều bậc trí thức của thân phụ trong những lần gặp gỡ đàm luận thân mật. Do đó Ngài đã sớm có được kiến thức rộng, nhận định, lý giải các sự việc nhanh chóng, thuận lý lẫn tình, không hề làm mất lòng ai. Ngài luôn tâm niệm được kết thân với các bậc trí thức là việc thuận lợi bổ ích trên con đường mở mang trí tuệ.

Nhờ vào sự vững chãi đó nên dù thân phụ mất sớm, Ngài là người con trưởng đã phụ giúp mẫu thân rất đắc lực trong việc nuôi dạy, bảo dưỡng đàn em.

Song hành với việc chu toàn trách nhiệm gia đình, Ngài vẫn dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Ngài nhanh chóng tiếp cận được tinh hoa Phật học, khiến tinh thần Ngài càng thêm hưng phấn. Từ đó, Ngài luôn nuôi ước vọng sẽ sống đời tu hành một khi tròn bổn phận với các em và mẫu thân.

Năm Đinh Sửu (1937), vừa 27 tuổi, mẫu thân đã an phần và các em đã lớn khôn, thành đạt cũng như đã an bề gia thất..., Ngài mang ý chí xuất trần từ lâu đến cầu thọ pháp quy y với Tổ Bích Không.

Năm Tân Tỵ (1941), sau bốn năm hành điệu, chấp tác và làm quen với nghi thức thiền gia, Ngài đã chứng tỏ được sự chọn lựa đúng đắn của bản thân trước bước ngoặt cuộc đời, Ngài xin Bổn sư cho thọ Sa Di giới. Liền sau khi thọ giới, Ngài được Bổn sư chấp thuận cho ra tham học tại Phật học đường Báo Quốc.

Năm Mậu Tý (1948), trong giới đàn tại chùa Báo Quốc do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Đàn đầu Hòa thượng, Ngài được thọ Tỳ Kheo Bồ Tát giới.

Sau khi mãn khóa tại Phật học đường Báo Quốc, các vị đồng môn tỏa đi hoằng hóa khắp nơi theo yêu cầu Phật sự của từng địa phương. Riêng Ngài xin ở lại phát nguyện nhập thất ba năm hầu củng cố thêm đạo lực và công hạnh trước khi ra phụng hành Giáo hội.

Năm Giáp Ngọ (1954), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt đề cử Ngài đảm đương chức vụ Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa. Và cũng trong thời gian này, Ngài được Hòa thượng Phước Huệ giao trách nhiệm trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).

Năm 1956, Ngài đã cùng chư Tôn đức trong Giáo hội, biến chùa Hải Đức thành Phật Học Viện Trung phần, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo Tăng tài cho Phật giáo mai sau.

Tiếp theo bước chuyển quan trọng ấy, Ngài lại theo yêu cầu Phật sự đi hoằng hóa nơi vùng cao nguyên Trung phần. Nơi này, Ngài đã thành lập và điều hành trường Bồ Đề Tuệ Quang, Đà Lạt.

Ít lâu sau, Ngài lại tiếp tục ra Vạn Ninh lập trường Phật học cho Tăng sinh tại Tổ đình Linh Sơn.

Giữa hai thời gian vận hành Phật sự hữu ích đó, Ngài gặp Cư sĩ Như Liên, đang tu hành nơi một am tranh nhỏ. Ngài được cư sĩ giới thiệu các địa danh đậm bản sắc Phật giáo như làng Xuân Tự, núi Ông Sư, núi Phổ Đà... và tận mắt chứng kiến cảnh non nước hữu tình xóm thôn yên ả, sơn bao thủy bọc. Ngài quyết định chọn nơi này và khai sơn nên chùa Giác Hải để dừng bước tĩnh tu và tiếp Tăng độ chúng.

Năm Bính Thân (1956), chùa Giác Hải đã thực sự trở nên nơi tu học và an cư kiết hạ thường xuyên của chư Tăng bản xứ. Chùa nhanh chóng trở thành một già lam thắng tích của Giáo hội và từng bước trở nên một tu viện uy nghiêm, đúng như tâm nguyện Ngài hằng ôm ấp.

Năm Quý Mão (1963) sau Pháp nạn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Ngài được tiến cử giữ chức Thư Ký Tổng Vụ Hoằng Pháp trực thuộc Viện Hóa Đạo.

Sau đó Ngài về giảng dạy tại Phật học viện Trung phần và Ni viện Diệu Quang (Nha Trang).

Miệt mài với nhiệm vụ Phật giáo trọng đại, Ngài vẫn không quên tự rèn luyện thân tâm theo khuôn mẫu thiền gia và dù ở bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào và ở đâu, các đệ tử của Ngài cũng luôn học được những phong cách riêng biệt, hòa nhã khiêm tốn và giàu lòng thương yêu đồ chúng của Ngài.

Thời gian sau đó là sự chuyên tâm dịch kinh, trước tác mà Ngài đã nghiên cứu phương pháp từ lúc còn tùng học tại Phật học viện Báo Quốc và nhiếp hóa đồ chúng nhưng vẫn không từ nan mọi Phật sự được Giáo hội tin cẩn giao phó.

Năm Bính Thìn, Ngài thị tịch vào sáng ngày 14 tháng 7 năm 1976, tại chùa Giác Hải, hưởng thọ 65 tuổi đời, 28 hạ lạp.

Về sự nghiệp văn chương, Ngài đã dịch, trước tác và đã xuất bản:

Về dịch thuật :

- Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (Lương Hoàng Sám) trọn bộ 10 quyển.
- Đại Thừa Kim Cang kinh luận (01 quyển).
- Phẩm Phổ Môn.
- Bảo Tích (mới dịch, chưa hoàn chỉnh).

Về trước tác gồm có :

- Quan hệ tư tưởng.
- Tìm hiểu Quán Thế Âm Bồ Tát (Phẩm Phổ Môn).
- Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải.
- Khuyên niệm Phật (thơ).

Và còn nhiều tác phẩm khác chưa hoàn chỉnh, bị thất lạc trên bước đường hoằng hóa khắp nơi.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG
THÍCH THÀNH ĐẠO
(1906 - 1977)


Hòa thượng Thành Đạo, thế danh Trần Văn Đước, sinh năm Bính Ngọ (1906) tại Bến Tre, là trưởng nam của ông Trần Văn Núi và bà Đặng Thị Phiến. Gia đình thuộc thành phần nông dân, thông thạo Nho học, kính thờ Phật đạo.

Năm Ất Mão (1915), khi lên 9 tuổi, Ngài được song thân dẫn đến đảnh lễ, xin xuất gia với Hòa thượng Chí Thiền, trụ trì chùa Sắc Tứ Linh Thứu, ấp Xoài Hột, xã Thạnh Phú, tỉnh Mỹ Tho. Hòa thượng Bổn sư đặt cho pháp danh là Bổn Đức (theo dòng kệ Tứ Thắng Bích Dung).

Năm Quý Hợi (1923), thời gian hành điệu chấp tác học Phật chưa được bao nhiêu thì Hòa thượng Bổn sư viên tịch. Sau khi cư tang Bổn sư xong, Ngài xin phép sư huynh cho sang đảnh lễ, cầu học với Hòa thượng Khánh Hòa (trụ trì chùa Tuyên Linh, Mỏ Cày). Ngài được Hòa thượng chấp thuận, tiếp nhận làm đệ tử, đặt cho pháp danh là Hồng Huệ, pháp hiệu Thành Đạo.

Năm Bính Dần (1926), Ngài thọ Tỳ Kheo giới tại giới đàn chùa Tân Long, xã Tân Thuận Tây, quận Cao Lãnh, do Đại lão Hòa thượng Từ Vân làm Đường đầu truyền giới.

Sau khi thọ giới, Ngài xin ở lại chùa hai năm để nương nhờ công đức, đồng thời tranh thủ học hết bốn quyển Luật Tỳ Ni. Hòa thượng Từ Vân thấy Ngài có ý chí, ngày đêm chăm lo học tập chấp tác, không nề hà mọi giờ giấc nên giới thiệu Ngài đến an cư kiết hạ tại chùa Sắc Tứ Tam Bảo (Rạch Giá). Trường Hương này do Hòa thượng Trí Thiền làm Chủ hương, Hòa thượng Lê Văn Thoại chùa Long Hòa (Cao Lãnh) làm Thiền chủ. Ngài được cử làm Phó chúng trong mùa an cư đó. Cuối năm này, sau khi mãn hạ về, Ngài được cử làm trụ trì chùa Bửu Thạnh (Mỹ Tho).

Mùa hè năm Đinh Mẹo (1927), Ngài đến an cư tại chùa Long Khánh, Quy Nhơn. Trường hạ này do Quốc sư Phước Huệ chứng minh, Hòa thượng Huệ Quang (chùa Long Hòa, Trà Vinh) làm Thiền chủ, Hòa thượng Khánh Hòa (chùa Tuyên Linh, Bến Tre) làm Pháp sư và bà Lê Thị Ngỡi (Bến Tre) làm Đại thí chủ. Trường quy tụ thêm hàng trăm Tăng sĩ miền Nam ra nhập hạ. Ngài được cử làm Chánh quản chúng. Trong dịp này, Ngài được gặp Hòa thượng Bích Liên và Giáo thọ Thiện Chiếu, là những Tăng sĩ luôn nặng lòng với mơ ước chấn hưng Phật giáo. Trong tiếp xúc, Hòa thượng Bích Liên đã đề tặng Ngài hai câu thơ:

Chánh niệm huân tu, thượng tọa thâm minh thiền hủy luật.
Chúng duyên hòa hợp, hương trường viễn bá đạo phong thanh.

Tạm dịch:

Chánh niệm vững vàng, thượng tọa hiểu sâu về hủy luật.
Chúng duyên hòa hợp, trường hương mở rộng đạo thơm xa.

Năm Canh Ngọ (1930), Ngài được cử về trụ trì chùa Vĩnh Phước và chùa Hưng Long ở Trà Vinh.

Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Nam được phát động từ năm 1929, Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những vị khởi xướng tham gia tích cực và tiêu biểu. Năm 1930, Hòa thượng đang kiêm trụ trì hai chùa Tuyên Linh và Sắc Tứ Linh Thứu. Chùa Sắc Tứ Linh Thứu được chọn làm trụ sở tạp chí Pháp Âm, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ và là cơ quan ngôn luận truyền bá cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Ngài Thành Đạo được thế phát tại chùa Linh Thứu, và là đệ tử của Hòa thượng Khánh Hòa nên đã tham gia phong trào từ rất sớm. Trụ sở của tờ tạp chí Pháp Âm tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu lại cũng là nơi Tỉnh ủy Mỹ Tho chọn làm trụ sở báo Dân Cày. Thế nên sau ngày Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời (3.2.1930), mật thám Pháp phát hiện được sự liên hệ của phong trào với tổ chức này nên bao vây chùa Linh Thứu. Thường trụ là Ngài Thủ Tọa Điển phải bỏ chùa ẩn trốn. Năm 1934, Hòa thượng Khánh Hòa cùng môn đồ tứ chúng đã đồng ý cử Ngài về trụ trì chùa này.

Công việc chấn hưng Phật giáo được vài năm hanh thông suôn sẻ thì mật thám Pháp xen vào, nội bộ lủng củng. Không thể tiếp tục được nữa nên Hòa thượng Khánh Hòa mở ra hướng khác, nhằm duy trì sự hoạt động. Ngài đi theo Hòa thượng Khánh Hòa sang Trà Vinh chủ trương thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học năm 1934. Hòa thượng An Lạc (chùa Vĩnh Tràng) được cung thỉnh Chánh Hội trưởng, và Ngài là hội viên sáng lập.

Năm Ất Hợi (1935), Lễ Bộ Thượng Thơ cung lục sắc tứ lần thứ ba của vua Bảo Đại cho chùa Linh Thứu(1). Lần này, Triều đình Huế tặng cho chùa thêm hai chữ “Cổ tự” và Tự trưởng (tức trụ trì Thành Đạo) được thưởng một Ngân Bài. Liền sau đó, Ngài cho tổ chức Khánh Hạ và lập chúc thọ giới đàn. Có hơn 100 giới tử về thọ giới và 300 Tăng Ni hộ đàn. Ba vị Hòa thượng Khánh Hòa (chùa Tuyên Linh, Bến Tre), Thiên Trường (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho), Chánh Quả (chùa Kim Huê, Sa Đéc) chứng minh và Yết Ma. Ngài được tôn Đường đầu Hòa thượng.

Năm Kỷ Mẹo (1939), Hòa thượng An Lạc viên tịch. Ngài được môn đồ pháp quyến của Hòa thượng tôn làm Trưởng tử để lo việc tang lễ.

Việc triều đình Huế ban Sắc Tứ và Ngân Bài cho chùa Linh Thứu và bản thân Ngài, làm tăng uy tín của Ngài với triều đình. Nhờ vậy Ngài dễ dàng vận động, khuyến khích Tăng tín đồ ủng hộ các phong trào yêu nước. Do đó chùa Linh Thứu trở thành nơi liên lạc của Tỉnh ủy Mỹ Tho, nơi từng nuôi giấu, che chở cho các lãnh đạo cán bộ cách mạng. Khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ngày 23.11.1940 thì chính nơi đây là điểm xuất phát. Cứ điểm bị phát hiện, mật thám Pháp theo dõi và bắt giam Ngài tại Khám lớn bốn năm, mãi đến khi Cách Mạng Tháng Tám thành công (1945), Ngài mới được trả tự do.

Năm 1947, vì chùa Sắc Tứ Linh Thứu đã bị theo dõi thường xuyên, không thể yên ổn ở tại đó nữa, Ngài bèn phó thác cho các đệ tử để lên Sài gòn khai sơn chùa Phật Ấn (hiện nay ở số 539 đường Trần Hưng Đạo, Q. 1) với ý định ở lại đó vài năm, chờ tình thế lắng dịu sẽ quay về chùa cũ. Nhưng với tiếng súng ngày mỗi gia tăng từ nhiều hướng trên toàn đất nước, ý định quay về của Ngài đã không thành hiện thực.

Những năm 1949 - 1950, với sự hoạt động mạnh của chiến sự Phật giáo khắp nơi. Phong trào Phật giáo Cứu quốc bị giải tán, chỉ còn lại một vài vị tiêu biểu trong Mặt trận Liên Việt và bước sang thành lập một Giáo hội Phật giáo mới với tinh thần kháng chiến. Rằm tháng hai năm Nhâm Thìn (1952) tại chùa Long An (nay ở đường Nguyễn Văn Cừ, Sài gòn) Giáo Hội Lục Hòa Tăng, hậu thân của phong trào Phật giáo Cứu Quốc được thành lập, Ngài được cử làm Tăng Giám. Năm 1953, Hội Lục Hòa Phật Tử được thành lập, hai niên khóa đầu, trụ sở đặt tại chùa Long Vân (Gia Định). Năm 1954, biến cố Bình Xuyên đã thiêu rụi chùa Phật Ấn. Ngài phải cho trùng tu lại và trụ sở của Hội Lục Hòa Phật Tử lại dời về chùa Phật Ấn. Ngài được bầu làm Hội trưởng liên tiếp hai niên khóa.

Các công tác từ thiện được hội quan tâm hàng đầu và bản thân Ngài vốn là một lương y nên chùa Phật Ấn lúc bấy giờ trở nên phòng thuốc Từ thiện, lúc nào cũng đông đảo người đến chữa bệnh. Ngài còn cho xuất bản tạp chí Phật học và thiết lập Khánh Hòa tùng thư. Ngài làm chủ nhiệm tạp chí Phật Học trong tám năm. Khánh Hòa tùng thư đã xuất bản được “ Thần thức thông “, “ Tấn đạo nghiệp”.

Mãi đến ngày 9.11.1968, Giáo Hội Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật Tử thống nhất đổi tên là Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, và Ngài được cử chức Tổng Vụ trưởng Hoằng Pháp, văn phòng cũng đặt tại chùa Phật Ấn. Ngài còn có công thành lập trường Phật học Lục Hòa (gần chùa Giác Viên) và đích thân làm Giám đốc nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên trường không hoạt động thường xuyên được. Cuối năm ấy, Ngài còn cho mở Đại giới đàn tại chùa Phật Ấn để tiếp dẫn hậu lai.

Tuổi già sức yếu, Ngài viên tịch vào ngày 16 tháng 11 năm Đinh Tỵ (26.12.1977). Thọ 71 tuổi đời, 62 tuổi đạo.

Sau lễ trà tỳ, xá lợi Ngài được nhập tháp trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Cuộc đời Ngài với bốn mùa an cư kiết hạ, trong đó hai lần được cử làm Thủ chúng. Bảy lần được tham dự giới đàn, được tặng thưởng y pháp. Nhiều lần làm Pháp sư; làm Tuyên Luật sư, giải nghĩa Luật tứ phần trong các giới đàn. Ngoài ra thường khi Ngài còn chuyên trì các kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, kinh Bát Nhã v.v... Có đầy đủ công hạnh một vị xuất gia có tinh thần tiến thủ và đã tạo nên một sự nghiệp Phật giáo để lại cho mai hậu.

Chú thích :

(1) Nguyên chùa Linh Thứu vốn hiệu là Long Tuyền được lập vào đời Cảnh Hưng. Do Hòa thượng Mẫn Huệ từng có công giúp Chúa Nguyễn Ánh trong giai đoạn bôn tẩu. Nên vào năm 1811 được Chúa (tức Gia Long sau khi giành lại ngôi) ban hiệu “Sắc Tứ Long Tuyền Tự”. Năm 1841, lại được vua Thiệu Trị ban Sắc Tứ lần thứ hai, và lần này chính thức đổi tên thành Linh Thứu Tự.



**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG
THÍCH TỐ LIÊN
(1903 - 1977)


Hòa thượng thế danh Nguyễn Thanh Lai, sinh năm Quí Mão (1903), tại làng Quỳnh Lôi, tổng Kim Liên, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Định và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đào.

Ngài xuất gia năm 13 tuổi tại chùa Hương Tích, là đệ tử của Tổ Thanh Tích. Với tính cương trực, năng động, mặc dù được chọn làm trưởng pháp tử kế vị chùa Hương Tích, song Ngài quyết tâm du phương tham học nơi các đạo tràng danh tiếng như Đào Xuyên, Tế Xuyên, Bằng Sở, Vĩnh Nghiêm... và đã từng trú trì ở chùa Côn Sơn, Thanh Mai.

Năm 1935, sau phong trào chấn hưng Phật Giáo toàn quốc, sẵn có giới đức trang nghiêm và trí tuệ minh mẫn, sở học uyên thâm, Ngài được hội Bắc Kỳ Phật Giáo cung thỉnh ra chùa Quán Sứ, Hà Nội để chung lo Phật sự.

Ngoài việc phụng sự chung cho đại cuộc Phật giáo, Ngài đã đóng góp rất nhiều cho Phật học đường Quán Sứ như giảng dạy, chủ sám và giới sư các đại giới đàn, cùng tham gia tích cực cho những hoạt động về văn hóa và xã hội của Phật giáo miền Bắc.

Năm 1945, sau một thời gian dài dưỡng bệnh tại Côn Sơn, Ngài lại trở về Quán Sứ. Vận dụng kiến thức và trí tuệ vốn có, Ngài cùng với Hòa thượng Trí Hải xuất bản báo Tinh Tiến (ở Bắc Việt) để truyền bá Phật pháp trong hoàn cảnh mới của đất nước đã giành lại chủ quyền. Ý thức trách nhiệm trước sứ mệnh lịch sử của dân tộc và đạo pháp, Ngài khắc phục mọi trở ngại, đề cao chủ trương: Thống nhất Phật giáo, đoàn kết Tăng Già. Và cuối cùng, năm 1949, nguyện vọng ấy đã đạt được qua việc thành lập Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt với tạp chí Phương Tiện do Ngài làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, hội này là tiền thân của Hội Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt (năm 1950) vẫn do Ngài làm Chủ tịch, đồng thời giữ chức Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật Giáo.

Tháng 5-1950, Ngài đại diện cho Phật giáo Việt Nam đi dự Hội nghị thành lập Hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu tại Tích Lan. Phật giáo Việt nam là một sáng lập viên. Tại hội nghị này lá cờ 5 sắc được công nhận là Phật kỳ và Ngài được Đại Hội suy cử làm đệ nhất Phó Hội Trưởng. Ngài là đại diện Ban Chấp Hành Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Năm 1951, Ngài là một sáng lập viên Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tổ chức thống nhất Phật giáo toàn quốc, gồm cả Tăng Già và cư sĩ thuộc Bắc, Trung, Nam để phù hợp với đà tiến hóa chung của Phật giáo thế giới.

Năm 1952, tháng 9, Ngài lại đi tham dự Đại hội Phật giáo Thế giới tại Nhật, nhằm tăng cường Phật sự trên cơ sở Phật giáo thế giới, như phổ biến giáo lý Phật Đà trong các tổ chức giáo dục thuộc mỗi quốc gia, từ tiểu học đến đại học, thực hiện các công tác nhân đạo, từ thiện, xã hội, thành lập đoàn Thanh niên Phật tử Thế giới. Trong Phật sự đó từ năm 1950 đến 1954, Ngài hướng dẫn thành lập các tổ chức Gia Đình Phật Tử ở khắp miền Bắc một cách nhanh chóng.

Từ những năm 1949 đến 1954, Ngài tích cực đi vận động các vị Tôn Túc lãnh đạo Phật giáo khắp miền Bắc Trung Nam, để xây dựng cơ sở vững chắc cho một Giáo Hội tương lai. Kết quả Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập năm 1952 và Ngài được cử làm Tổng thư ký.

Về xã hội, suốt khoảng thời gian từ 1945-1954, Ngài là vị trụ trì chùa Quán Sứ - Hà Nội, một trung tâm đào tạo Tăng tài và điều hành toàn bộ Phật sự ở miền Bắc. Ngài đã lập nên các tổ chức cứu trợ đồng bào gặp hiểm nghèo vì thiên tai hoặc chiến tranh, và các cô nhi viện Quán Sứ, Tế Sinh, góp phần tích cực hàn gắn vết thương chiến tranh xoa dịu nỗi đau trong xã hội.

Về văn hóa, Ngài cho khắc in rất nhiều bản và phổ biến trong cả nước bộ “Việt Nam Phật Điển Tùng San”. Ngài cùng với Hòa thượng Trí Hải xuất bản tạp chí Tinh Tiến, và còn là chủ nhiệm và chủ bút tờ nguyệt san Phương Tiện, hậu thân của báo Đuốc Tuệ. Ngài chuyên viết các bài giảng phổ thông về Phật học để báo Đuốc Tuệ ấn hành.

Về giáo dục, Ngài có công thành lập trường Tiểu học Khuông Việt tại chùa Quán Sứ; trường Trung học Vạn Hạnh tại Hàm Long, Hà Nội. Và đặc biệt quan tâm rất nhiều đến việc đào tạo Tăng tài bằng cách gởi các Tăng sĩ Việt Nam du học ở nước ngoài, nhằm phát triển kiến thức, trao đổi văn hóa, tăng cường hữu nghị và đào tạo Như Lai sứ giả giữa các quốc gia Phật giáo trên qui mô quốc tế.

Năm 1954, đất nước bị chia cắt, Ngài cùng với các Hòa thượng đồng chí hướng như Tuệ Tạng, Trí Hải, Vĩnh Tường... kiên quyết lưu lại Hà Nội để làm cột trụ vững chắc trong việc truyền thừa Phật sở đã có từ năm 1949.

Đến năm 1958, Hội Phật Giáo Thống Nhất ra đời, với nội dung và nhân sự mới, kế thừa sự nghiệp của Ngài trong giai đoạn mới. Vì bệnh duyên và tuổi ngày một thêm cao, Ngài phải nghỉ dưỡng bệnh và tĩnh tu ở chùa Quán Sứ và các nơi khác ở miền Bắc.

Tháng 3 năm 1977, Ngài chống thiền trượng đi gặp và đàm đạo cùng chư Tăng tại chùa Quán Sứ để tạ từ. Thế rồi chiều ngày 13 tháng 2 năm Đinh Tỵ, tức ngày 1.4.1977, Ngài an nhiên viên tịch tại chùa Quán Sứ, trụ thế 75 năm, và hoằng pháp độ sinh 45 năm. Bảo tháp của Ngài được tôn xây tại chùa Sùng Phúc, thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Bảo hiệu là Chân Không Tháp.

Về trước tác, Hòa Thượng còn để lại những tác phẩm:

- Tấm gương quy y.
- Sự lý lễ tụng.
- Ký sự phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi Ấn Độ và Tích Lan...

Sự nghiệp và đạo hạnh của Ngài đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam và dân tộc như một tinh đẩu giữa thế kỷ XX. Với công lao cao cả trong cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà và đưa đạo Phật Việt Nam góp mặt với Phật giáo thế giới. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Tăng Ni, Phật Tử vì đã cống hiến trọn đời cho đạo pháp và dân tộc.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG
THÍCH HOÀN THÔNG
(1917 - 1977)


Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi.

Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.

Sau đó Ngài được theo học với Hòa thượng Khánh Anh tại chùa Long An, xứ Đồng Đế, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, được ban pháp hiệu là Hoàn Thông. Đó là thời kỳ Hòa thượng Khánh Anh phối hợp với các Hòa thượng Khánh Hòa, Huệ Quang, Pháp Hải thành lập Liên Đoàn Phật Học Xã hoạt động được hai năm thì đóng cửa vì thiếu tài chánh. Qua năm 1935 Hội Lưỡng Xuyên Phật Học lại được các Hòa thượng nói trên thành lập tại Trà Vinh. Phật học đường Lưỡng Xuyên cũng được thành lập tiếp theo đặt tại chùa Long Phước, nơi trụ sở của hội.

Ngài lại được Bổn sư cho về học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên trong ba năm. Năm 21 tuổi, Ngài thọ Cụ Túc giới tại Đại giới đàn mở ở Tân Hương, tỉnh Bến Tre.

Năm 1942, Phật học đường Lưỡng Xuyên tạm ngưng vài tháng vì thiếu tài chánh. Hòa thượng Khánh Anh lui về chùa Phước Hậu ở quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ để mở lớp Tăng học. Ngài cũng theo Hòa thượng về đây tiếp tục tu học và làm thị giả cho Hòa thượng.

Qua năm 1943, Bổn sư của Ngài là Hòa thượng Đắc Ngộ ở chùa Hội Thắng viên tịch, Ngài phải trở về thừa tiếp làm trú trì bản tự. Tuy là trú trì chùa Hội Thắng, Ngài vẫn thường vân du hành đạo nhiều nơi. Cách mạng tháng 8 năm 1945 rồi Nam bộ kháng chiến, Ngài lãnh chức Phó Hội trưởng Liên đoàn Phật Giáo Cứu Quốc trong mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Trà do Hòa thượng Hoàn Tâm chùa Phật Quang ở Trà Ôn làm Chánh Hội trưởng. Cũng trong thời gian kháng chiến chống Pháp này, Ngài được phân công làm trú trì chùa Phước Tường xã Phong Phú và chùa Vạn Hòa ở Cầu Kè. Tại các nơi này, tín đồ kính phục đạo hạnh của Ngài, đến quy y thọ giới rất đông.

Sau khi sắp xếp cho hai chùa nói trên có các vị trú trì mới, Ngài đến trú trì chùa Long Khánh ở Trà Vinh, tham gia các hoạt động của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt. Đến năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Tại Đại hội thành lập Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Vĩnh Bình, Ngài được cung cử vào ngôi vị Chánh Đại Diện. Từ đó các hoạt động Phật sự quan trọng trong tỉnh như các đại lễ, các khóa an cư kiết hạ, sơn môn đều thỉnh Ngài tới chứng minh hoặc giảng dạy.

Ngài thuộc vào hàng giáo phẩm rất thông hiểu Nho học và tinh thâm Phật pháp, nên được Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất triệu thỉnh lên chùa Ấn Quang để sung vào các phái đoàn mở khóa an cư kiết hạ, Ngài được cung thỉnh vào ban tổ chức phụ trách lễ nghi. Nhân dịp này, Ngài biên soạn một cuốn sách về nghi thức tụng niệm áp dụng cho các tự viện trong và ngoài tỉnh, để thực hành các khóa lễ cầu an, cầu siêu v.v... cho thống nhất. Cuốn sách này sau lấy tên là “Nghi lễ”.

Năm 1968, Ngài được giữ chức Giám viện Phật học viện Khánh Hòa (tức Phước Hòa cũ). Ngài còn đỡ đầu kiến tạo một ngôi Tam Bảo tại ấp Tân Đức, xã Bến Cát, huyện Tiểu Cần, hiệu là Như Pháp Tự (Thượng tọa Lưu Đoan làm trú trì).

Suốt đời Ngài hy sinh phục vụ đạo pháp cho đến khi thọ bệnh ba năm phải lui về chùa Hội Thắng tĩnh dưỡng. Nhưng rồi theo luật vô thường, hữu sinh tất hữu diệt, vào lúc 14 giờ, ngày 09 tháng 03 năm Đinh Tỵ (1977), Ngài đã thị tịch tại bổn tự, trụ thế 61 tuổi đời, 40 tuổi hạ.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG
THÍCH THIỆN HÒA

(1907 - 1978)

Hòa thượng pháp hiệu Thích Thiện Hòa, thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn.

Ngài sinh trong một gia đình trung lưu, thân phụ là ông Hứa Khắc Tài, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Giáp, có cả thảy bảy anh em, Ngài là con út.

Ngài được cha mẹ cho học hết bậc Trung học và mời Thầy dạy thêm Nho học nên Ngài sớm trở thành người trí thức trong xã hội thời bấy giờ.

Năm 15 tuổi, Ngài phát tâm mộ đạo, tìm đến chùa Long Triều trong làng để quy y thọ giới với Tổ Bửu Sơn và được pháp danh là Tâm Lợi, hiệu Thiện Hòa.

Năm 17 tuổi, Ngài vâng lệnh bà nội buộc lập gia đình để kế thừa hương hỏa, và có được hai người con một trai, một gái. Đến năm 20 tuổi, Ngài ăn trường chay, cất một am nhỏ để thọ trì kinh Kim Cang suốt mười hai năm và tập hạnh của người xuất gia.

Năm 28 tuổi, các người thân lần lượt khuất bóng, hiếu nghĩa đã vẹn toàn, sắp đặt việc gia đình xong, Ngài quyết chí xuất gia, được Tổ Bửu Sơn giới thiệu đến Tổ Khánh Hòa làm thầy thế độ. Lễ xuất gia tổ chức vào tháng tư, năm Ất Hợi (1935) tại Phật học đường Lưỡng Xuyên Trà Vinh.

Tuy mới xuất gia nhưng phong cách vượt hơn chúng bạn nên tất cả đồng ý cử Ngài làm Chánh trị sự của trường. Nhờ sự chăm chỉ học hành, tinh tấn tu tập, nên được ban Giám đốc nhà trường ngợi khen và toàn chúng đều quí kính Ngài như người anh cả.

Năm 1936, Ngài được tuyển chọn cùng hai vị Hiển Thụy, Hiển Không ra Huế học. Đến Huế, Ngài cùng hai vị được vào học trường Tây Thiên dưới sự giảng dạy của Hòa Thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp, Bình Định. Năm sau, trường dời về chùa Tường Vân. Cuối năm 1938, Tổ Phước Huệ vì kém sức khỏe, trở về Bình Định dạy tại chùa Long Khánh, Ngài cũng theo vào Bình Định học và làm thị giả hầu Tổ một năm rồi lại ra Huế học ở Phật học đường Báo Quốc năm năm.

Năm 1945, Hòa Thượng ra miền Bắc quyết tâm học luật, và Ngài thọ Cụ Túc giới tại giới đàn chùa Bút Tháp năm Ất Dậu 1945. Sau đó, đến Nam Định học luật với Tổ Tuệ Tạng tại chùa Quy Hồn, rồi đến Hà Nam học với Tổ Tế Xuyên ở chùa Bảo Khám. Lúc này, Ngài có chủ trương tuần báo Hoa Sen rất thích hợp với tín đồ xứ Bắc.

Năm 1949, Hòa thượng hợp tác với sư cụ Tố Liên thành lập Giáo Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt (tiền thân của Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt) và mở Phật học đường đào tạo Tăng Ni tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Nơi đây, ngoài chức Giám trường, Ngài còn trợ bút cho Tạp chí Phương Tiện và Bồ Đề Tân Văn. Đến năm 1950, Ngài trở về Nam, được cử làm Giám đốc Phật học đường Nam Việt, cơ sở đặt tại chùa Sùng Đức.

Năm 1951, Hòa Thượng Thích Trí Hữu cúng cho Ngài ngôi chùa lá nhỏ hiệu là Ứng Quang gần ngã ba Vườn Lài. Ngài cho sửa ngôi chùa này thành trường học, để hiệu là Phật học đường Nam Việt, nay là chùa Ấn Quang quận 10, TP Hồ Chí Minh. Chính nơi đây đã đào tạo những Tăng tài đảm đang Phật sự như lớp đầu tiên sáu vị ra trường: Thầy Huệ Hưng, Bửu Huệ, Thiền Tâm, Tắc Phước, Tịnh Đức, Đạt Bửu.

Năm 1953, Ngài kiêm nhiệm chức vụ Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt thay cho Thượng tọa Huyền Dung đi Anh quốc tu học

Năm 1960, Ngài sáng lập thêm Phật học viện Giác Sanh, đặt tại chùa Giác Sanh, Phú Thọ.

Năm 1964, Ngài mở Phật học viện Huệ Nghiêm từ một bãi đất nghĩa địa trống ở Bình Chánh. Từ trường Trung học chuyên khoa rồi tiến lên Viện Cao đẳng Phật học, và Ngài giữ chức Giám luật đến cuối đời. Song song với trường Tăng, Ngài còn làm Giám đốc Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Ni trường Dược Sư. Ngài mở khóa huấn luyện trụ trì bên Tăng tại chùa Pháp Hội, bên Ni tại chùa Dược Sư, và khóa Như Lai Sứ Giả đặt trụ sở tại chùa Tuyền Lâm.

Ngoài công tác giáo đục đào tạo Tăng tài, về mặt tổ chức Giáo hội, năm 1952, Ngài hướng dẫn phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tham dự Đại hội thống nhất Tăng Già Việt Nam tại chùa Quán Sứ - Hà Nội và được Đại biểu ba miền suy cử Ngài làm Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc.

Năm 1965, Ngài được bầu làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh Kiến thiết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1969, Ngài được tấn phong Hòa thượng, và đến năm 1973, được suy tôn Phó Tăng Thống cho đến ngày viên tịch.

Năm 1974, Ngài bệnh nặng, sau khi qua khỏi, Ngài biết rằng sức khỏe không thể bình phục như xưa, cho mời các bậc tôn túc cận sự để lập Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang, di chúc bàn giao mọi việc cho Hội đồng Quản trị thay thế Ngài điều hành cơ ngơi sự nghiệp mà Ngài đã tạo dựng nên trong suốt quá trình hoằng đạo.

Ngài nằm bệnh gần ngót bốn năm, cho đến ngày đầu xuân Di Lặc mồng Một tháng Giêng năm Mậu Ngọ, (07-02-1978) Ngài xả báo thân thâu thần tịch diệt, hưởng thọ 72 tuổi đời, hóa đạo 43 năm.

Công hạnh Ngài để lại cho đời vô cùng to lớn, gồm nhiều lĩnh vực: truyền giới, kiến thiết, trước tác.

Về phần truyền giới:

- Yết ma Đại giới đàn chùa Pháp Hội năm 1957 - 1958.
- Hòa thượng Đàn đầu giới đàn Tỳ kheo tại Phật học Đường Nam Việt năm 1960.
- Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn chùa Ấn Quang năm 1962.
- Yết ma Đại giới đàn tại Việt Nam Quốc Tự năm 1964.
- Giáo Thọ Đại giới đàn tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm năm 1966.
- Giáo Thọ Đại giới đàn tại Phật Học Viện Hải Đức - Nha Trang năm 1968.
- Yết Ma Đại giới đàn tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm năm 1969.
- Giáo Thọ Đại giới đàn Vĩnh Gia tại Đà Nẵng năm 1970.
- Đàn đầu Hòa thượng tại chùa Phật Ân - Mỹ Tho năm 1972.
- Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn tại Long Xuyên năm 1974.

Về phần trước tác:

- Tài liệu Trụ trì.
- Giới đàn Tăng.
- Tỳ Kheo giới kinh.
- Nghi thức Hằng thuận Quy y.
- Ý nghĩa về nghi thức tụng niệm.
- Nhân duyên Phật kiết giới.

Về phần kiến thiết:

- Sáng lập Phật học đường Nam Việt.
- Sáng lập Phật học viện Giác Sanh.
- Sáng lập Phật học viện Huệ Nghiêm.
- Kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm.
- Kiến tạo Phật học Ni trường Dược Sư.
- Kiến tạo trường Bồ Đề Giác Ngộ.
- Kiến tạo trường Bồ Đề Huệ Đức.
- Sáng lập Hãng vị trai Lá Bồ Đề.
- Sáng lập Cô nhi viện Diệu Quang.
- Kiến tạo lò thiêu An Dưỡng Địa.
- Kiến tạo tháp Phổ Đồng.
- Kiến tạo Đại Tòng Lâm Phật Giáo tại Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngài là một danh Tăng khả kính mà đức độ danh tiếng vang khắp ba miền. Cả cuộc đời tận tâm phục vụ đạo pháp, trùng hưng xây dựng con người và cơ sở vật chất cho Phật giáo. Ngài còn là một luật sư nghiêm trì giới luật, nổi tiếng phạm hạnh và hòa nhã. Công hạnh của Ngài là tấm gương sáng, ngàn đời ngưỡng mộ đã ghi lại trên trang lịch sử Phật giáo một sự nghiệp muôn thuở đậm nét không phai.



**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

Thu tử

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2018
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG - BỬU CHƠN
(1911 - 1979)


Hòa thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Tông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc - Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy. Năm 1952 Ngài có duyên lành sang Tích Lan để nghiên cứu Phật học tại trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian hai năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Độ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh Ngọc Xá Lợi do Giáo Hội Phật Giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.
Năm 1954, Ngài dẫn đầu phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết Tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon - Miến Điện. Ngài là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế.
Vào năm 1956, Ngài tham dự Hội nghị Phật giáoThế giới lần thứ 3 tại Miến Điện. Và nhân dịp này Bộ Lễ Miến Điện đã trao tặng Ngọc Xá Lợi cho Ngài mang về Việt Nam tôn thờ. Ngài là thành viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Ngài được cử làm Tăng Thống Ban Chưởng Quản vào năm 1957. Trong năm này Ngài dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật Giáo tại Campuchia. Ngài dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Népal và Hội nghị Triết học tại Ấn Độ.
Năm 1958, Ngài dự Hội nghị Quốc tế về Lịch sử Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 9 tại Đông Kinh, Nhật Bản. Năm 1960 Ngài được bầu làm Phó Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới trong kỳ Đại Hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Đức. Ngài cũng đến các nước Tây Phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật Giáo tại các nơi này.
Năm 1961 tại Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh, Campuchia, Ngài được bầu vào chức vụ Cố vấn tinh thần tối cao và vĩnh viễn cho Hội Phật giáo Thế giới.
Năm 1962, Ngài đắc cử Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Ngài đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng tíchThích Ca Phật Đài tại núi Lớn - Vũng Tàu.
Năm 1963, Ngài giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy ban Liên phái Bảo Vệ Phật Giáo chống chế độ nhà Ngô kỳ thị Phật Giáo. Năm 1964, Ngài dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật Giáo Thế giới lần thứ 7 tại Ấn Độ. Năm 1965 tại Tân Gia Ba, Ngài được bầu làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới địa phương và tham dự Hội nghị thành lập Hội Tăng GiàThế Giới tại Tích Lan.
Năm 1966, Ngài dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáoThế giới lần thứ 8 tại Thái Lan. Năm 1968 Ngài tham dự Hội nghị Lịch Sử Tôn Giáo Thế Giới thứ 12 tại Jerusalem Do Thái. Năm 1972 Ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Năm 1975 được cử giữ chức Phó Chủ Tịch Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1979, Ngài đảm nhận chức vụ Cố vấn Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam khóa 11. Ngài là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Điện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nga và Cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Ngài đã dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli.
Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.
Ngày 17.9.1979, mặc dù sức khỏe suy kém, Ngài vẫn dẫn đầu phái đoàn Phật Giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, tham dự lễ Dôn Ta (lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia) tại Campuchia và tổ chức lễ truyền giới Tỳ Kheo cho các nhà sư Campuchia.
Ngày 19-9-1979 bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1.8 - Kỷ Mùi) Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm - Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo. Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Hòa thượng vẫn còn tỉnh táo nghe các thành viên trong đoàn báo cáo buổi lễ Dôn Ta và lễ Truyền giới viên mãn cho 7 vị sư Campuchia, mở đầu kỷ nguyên phục hồi nền Phật Giáo xứ Chùa Tháp.
Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh. Công hạnh Ngài còn tỏa rộng ra thế giới, và còn lưu lại trong mỗi bước hành trì giới pháp độ sanh của những người có lòng vị tha và chí tìm cầu giải thoát.
Các tác phẩm của Ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch:
- Cư Sĩ Thực Hành.
- Tứ Thanh Tịnh Giới.
- Pháp Xa.
- Chuyển Pháp Luân.
- Bồ Tát Khổ Hạnh.
- Hàng rào giai cấp
- Niệm Thân.
- Chánh GiácTông.
- Tội Ngũ trần.
- Truyện Ngạ Quỹ.
- Quả Báo Sa Môn.
- Nhân Quả Liên Quan.
- Kho tàng Pháp Bảo.
- Pháp Đầu Đà.
- Tà Kiến Chánh Kiến.
- Hội Nghị Quốc Tế.
- Văn Phạm Pàli.
- Định luật thiên nhiên của vũ trụ.
- Tự Điển Pàli.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
648
Điểm tương tác
574
Điểm
93
V. Phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ ĐỘ
(1894 - 1979)


Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
Năm 1931, Ngài vào Sài Gòn, cùng với một số cao Tăng sáng lập và xuất bản tạp chí Từ Bi Âm. Tạp chí này hoạt động được một thời gian, nhưng sau vì thiếu cơ duyên thuận tiện nên không duy trì tiếp được.
Năm 1935, Ngài được mời làm Đốc giáo và giảng dạy tại trường An Nam Phật Học tại chùa Báo Quốc - Huế. Đây là một trường được hình thành rất sớm trong giai đoạn mới chấn hưng Phật giáo, qui tụ đủ cả Tăng sinh Trung Nam Bắc, suốt mười năm trường, gần như do một mình Ngài chăm sóc giảng dạy.
Năm 1940, Ngài trở vào Bình Định. Được Hòa thượng Liên Tôn khuyến hóa, Ngài xin xuất gia làm đệ tử của Hòa thượng Trí Hải chùa Bích Liên ở làng Hào Xá, quận An Nhơn. Sau đó Ngài theo thọ học với Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp, được Hòa thượng đặt pháp hiệu là Hồng Chân. Năm 1941, Ngài thọ tam đàn Cụ Túc với Hòa thượng Đắc Quang chùa Quốc Ân , Huế.
Ngài tham gia phong tràoPhật Giáo Cứu Quốc từ năm 1945, và thường cổ vũ Tăng Ni Phật tử cùng lo việc cứu nước. Năm 1946, Hội Bắc Kỳ Phật Giáo đang trên đà phát triển, Ngài được mời ra mở trường tại chùa Quán Sứ - Hà Nội để đào tạo hàng hậu duệ cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh.
Năm 1950, Ngài được bầu làm Ủy viên Ủy Ban Liên Việt tại Thanh Hóa và năm 1953 được chỉ định làm Ủy viên Ủy ban Việt Nam Bảo vệ Hòa bình Thế giới.
Năm 1954, Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Ngài trở về trụ bóng tùng lâm Quán Sứ. Đứng trước nhu cầu mới, Ngài đã tích cực vận độngTăng Ni Phật tử các tỉnh miền Bắc để thành lập một tổ chức Phật Giáo Thống Nhất. Tháng 3 năm 1958, cơ duyênđã hội đủ, Hội Phật giáoThống nhất được thành lập, Ngài được tiến cử vào ban lãnh đạo Trung ương và được bầu làm Hội Trưởng từ đó, trải qua các kỳ đại hội, Ngài đều được bầu làm Hội trưởng suốt hai mươi bốn năm liền cho đến cuối đời.
Sau khi Hội Phật Giáo Thống Nhất được thành lập Ngài đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo Tăng tài. Vì thấy rõ trong những năm bị người Pháp đô hộ, đất nước chiến tranh, Tăng Ni không được học hành, Phật tử không được nghe thuyết pháp giảng kinh, nên Ngài đã xin với Nhà nước mở nhiều lớp học ngắn hạn để đào tạo cấp tốc một số Giảng sư nòng cốt cho các tỉnh, thành. Những lớp ngắn hạn này từ ba đến năm tháng do Ngài trực tiếp tổ chức hướng dẫn và mời những Hòa thượng danh tiếng khác tham gia giảng dạy.
Năm 1963 - 1964, khi đã có những người nòng cốt ở các tỉnh và các chi hội Phật giáocác tỉnh, thành phố đã được củng cố, Ngài lại tổ chức một khóa “Tu học Phật pháp” dài hạn trong một năm để nâng cao trình độ giảng dạy giáo lý.
Năm 1968 - 1969, Ngài tổ chức lớp chuyên nghiên cứuDuy Thức và Bách Pháp Minh Môn luận. Đến năm 1970, Ngài mở trường “Tu học Phật pháp Trung ương” tại chùa Quảng Bá - Hà Nội. Hai năm sau, Ngài mở trường “Trung Tiểu học Phật phápTrung ương” (1972 - 1974), rồi lớp chuyên về “Nhị khóa hiệp giải” (năm 1974 - 1975).
Sau ngày đất nước thống nhất (1975), thấy rõ tiền đồxán lạn của Phật giáo Việt Nam, Ngài chuẩn bị ngay kế hoạch đào tạo quy mô để có những Tăng tài hoạt động đối nội cũng như đối ngoại cho Phật giáo Việt Nam. Và đến đầu năm 1977, trường “Tu học Phật pháp Trung ương” khóa học bốn năm được chính thức khai giảng, làm cơ sở cho việc mở trường “Cao cấp Phật học Việt Nam” sau này.
Cũng vào năm 1976, Ngài với tư cách Ủy viên Thường vụ Quốc Hội tham gia trong đoàn của Nhà nước vào Sài gòn dự Hội nghị Hiệp thương Thống nhất đất nước. Sau đó, Ngài về Bình Định thăm quê, và thăm các chốn Tổ đình, nơi Ngài đã xuất gia đầu Phật, cùng những nơi Ngài đã từng khai tràng thuyết pháp năm nào.
Những năm cuối của thập kỷ 70, tuy tuổi cao, sức khỏe giảm sút, nhưng Ngài vẫn minh mẫn và luôn quan tâm đến việc hoằng pháp lợi sinh. Vào tháng 10 năm 1979, Ngài cùng quí Đại biểu của Hội Phật Giáo Miền Nam tham dự mít tinh hưởng ứng tuần lễ đấu tranh bảo vệ hòa bình của tổ chức Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình (ABCP). Sau khóa lễ chiều ngày 24 tháng 10 năm 1979, tức ngày 4 tháng 1 năm Kỷ Mùi, Ngài gọi thị giả đưa lên chính điện chùa Quán Sứ lễ Phật và đi quanh chùa thăm các cơ sở Phật sự cùng Tăng chúng trụ xứ, rồi trở về phòng ngồi đọc sách như thường lệ. Thế rồi Hòa thượng an nhiên thị tịchngay tại tòa đọc, hưởng thọ 85 tuổi với 47 năm hoằng dương đạo pháp. Sau khi Ngài mất, Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận đặt cho Giác linh Ngài hiệu là Kim Quang. Bảo tháp xây tại Tổ đình Quảng Bá. Tháp hiệu là “Đại Nhạn Bảo Tháp”.
Về trước tác, Ngài đã viết nhiều bài nghiên cứu có giá trị trong tạp chí Từ Bi Âm như:
- Luận về Sóng Thức (Duy thức).
- Pháp lạy Hồng Danh sám (Giáo lý).
- ...
Các kinh sách và tài liệu do Ngài dịch và viết rất nhiều, song vì đất nước chiến tranh, chưa có điều kiện xuất bản như:
- Bách pháp minh môn luận.
- Nhân minh nhập chính lý luận.
- Phật pháp khái luận.
- Toát yếu lịch sử Phật giáo Việt Nam.
- Bát Nhã tâm kinh.
- Nhân minh khái yếu.
- Nhân minh học giải thích.
Ngoài ra, Ngài còn trực tiếp chỉ đạo và cùng Ban Hoằng Pháp Trung Ương Hội Phật Giáo Thống Nhất biên soạnvà hiệu đính nhiều kinh sách, như:
- Phật Tổ tam kinh.
- Phật học thường thức.
- Bát thức quy củ tụng.
- Đồng mông chỉ quán.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm...
Về đối ngoại, Ngài tham gianhiều Hội nghị quốc tế, các phong trào hòa bình tại các nước và hoạt động xã hộinhư:
- Năm 1956, đi Ấn Độ dự lễ kỷ niệm 2.500 năm của đạo Phật.
- Năm 1962, làm Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam đi dự Đại Hội lần thứ VI của Hội Phật giáo Thế giới (WFB) tại Campuchia.
- Năm 1964, đi Trung Quốcdự lễ kỷ niệm Ngài Trần Huyền Trang.
- Năm 1979, dự mít tinh đấu tranh bảo vệ hòa bình của ABCP tại Mông Cổ.
- Từ năm 1955 - 1979, Ngài luôn được bầu làm Ủy viên đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các cuộc bầu cử Quốc hội khóa 2, khóa 3, khóa 4 và khóa 5 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Ngài được nhân dân bầu là Đại biểu Quốc hội và được Quốc hội cử giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường Vụ Quốc hội.
- Ngài đã được Nhà Nước tặng thưởng: Huân chương độc lập hạng 2 và Huân chương kháng chiến hạng 3.
Trong hàng Danh Tăng Việt Nam, bao công hạnh Đạo - Đời toàn vẹn như Ngài dễ có mấy người đạt được như thế. Hòa thượng là một tinh đẩu giữa trời trong đại cuộc chấn hưng Phật giáo, góp phần rất lớn trong sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam và ghi lại nét son đậm của một giai đoạn lịch sử Phật giáo nước nhà.


**********************************
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên