Tiểu Sử Hòa Thượng Tuyên Hóa - Một phản chiếu về sự huyễn hoặc mê tín trong Phật Giáo

Ủng hộ hàng Việt

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 3 2017
Bài viết
13
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Dưới đây là một trong vô số thí dụ về những chuyện huyễn hoặc phổ biến rộng rãi trong Phật giáo.

Xin nói rõ trước một điều là tôi không hề biết gì khác về cá nhân Hòa Thượng Tuyên Hóa ngoài việc ông là một vị tăng khá nổi tiếng. Hôm nọ tình cờ tôi đọc một trang mạng về tiểu sử của ông mà tôi trích dẫn một đoạn ngắn sau đây:

Hòa Thượng vốn họ Bạch, tên tục là Ngọc-Thư, Pháp danh là An-Từ, tự Độ-Luân, và Tuyên-Hóa là Pháp-hiệu do Lão Hòa Thượng Hư-Vân đặc biệt tặng cho khi Ngài thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu-ngọ (1918) , tại tỉnh Kiết-lâm, huyện Song-thành, tỉnh Tùng-giang, Đông Bắc Trung Hoa (tức Mãn Châu). Thân phụ Ngài tên Phú-Hải, chuyên nghề nông; thân mẫu thuộc dòng dõi họ Hồ, sinh được tám người con, năm trai ba gái, và Ngài là út.

Thân mẫu Ngài thọ chay trường, niệm Phật chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ bà mộng thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân, phóng hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày ba đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này vậy…
(http://tuyenhoathuongnhan.blogspot.c...tuyen-hoa.html)

Đoạn “Một đêm nọ bà mộng thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân, phóng hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày ba đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này vậy” làm tôi bật cười.

Tôi bật cười vì tôi không thể đếm hết có bao nhiêu giáo chủ của các tôn giáo lớn nhỏ trên thế giới đã được sinh ra trên đời nầy dưới những bối cảnh tương tự. Nếu mẫu thân của các vị nầy không là đồng trinh thì họ cũng đã giao cấu với thiên thần hay được tiên thánh giáng phép mầu vào trước khi họ thọ thai hay sinh ra các vị đó.

Các bối cảnh dạng nầy được kể đi kể lại dưới nhiều chi tiết màu sắc khác nhau nhưng đều mang cùng một mục đích giống nhau: để thần thánh hóa những cá nhân nầy. Lý do chính là vì họ (hay nói đúng ra là vì tín đồ của họ) mang mặc cảm rằng những phương pháp thọ thai và sinh sản bình thường của con người không xứng đáng đủ cho các bậc thiêng liêng trên.

Tôi cho rằng tiểu sử của vị hòa thượng được “thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng” nầy cũng đã được tô điểm thêm để không thua kém người khác.

Tôi cho rằng câu chuyện trên là huyễn hoặc. Huyễn hoặc là tại vì nếu thật sự có “hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa” thì đó là một hiện tượng hẳn đã phải làm xôn xao dân chúng cả nước (hay ít ra là cả vùng rộng lớn). Thế thì tại sao trong lịch sử Trung Hoa năm 1918 không thấy tài liệu gì ghi chép về hiện tượng nầy?

Có người sẽ nói “nhưng đó chỉ là một cách hành văn thậm xưng với những chi tiết được tạo dựng và phóng đại đôi chút để nhấn mạnh với một diễn biến quan trọng liên quan đến một nhân vật cao quý như Hòa Thượng Tuyên Hóa”.

Tôi sẽ hỏi nếu thế thì làm sao biết rằng các chi tiết khác như “Đức Phật A-Di-Đà hiện thân” hay “mùi hương kỳ diệu khắp phòng” hay “khóc suốt ba ngày ba đêm vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này” cũng không chỉ là những điều được “tạo dựng và phóng đại” (hay nói cách khác là “bịa đặt”) ra?
Và nếu thế thì làm sao biết rằng bao nhiêu các chi tiết khác trong tiểu sử suốt cuộc đời của ông cũng không chỉ là bịa đặt?

Tôi có nhiều câu hỏi khác trong đầu về trường hợp hòa thượng Tuyên Hóa.

- Tôi thắc mắc không biết câu chuyện huyễn hoặc nầy được xuất phát từ đâu? Chỉ có một người duy nhất có thể xác nhận được Phật A Di Đà có hiện ra, mùi hương kỳ diệu có bay khắp phòng và đứa bé có khóc 3 ngày 3 đêm hay không; đó là thân mẫu của ông. Nếu những chuyện đó có thật thì bà ấy có kể cho ai nghe về cái hiện tượng kỳ diệu nầy trước khi ông Tuyên Hóa trở thành một thầy tu nổi tiếng không? Nếu có thì có tài liệu gì ghi chép về chuyện nầy hay không?

- Hay là thân mẫu của ông chỉ kể lại cho người nghe về chuyện nầy sau khi ông Tuyên Hóa đã thành danh? Và nếu như vậy thì có đáng tin bà ấy hay không?

- Hay là bà ấy không hề kể gì cả mà chính các đồ đệ của ông Tuyên Hóa vì lý do “mặc cảm là những phương pháp thọ thai và sinh sản bình thường của con người không xứng đáng đủ cho thầy” đã tạo dựng và rao truyền câu chuyện nầy?

- Nếu đứa hài nhi lúc đó có thật sự khóc 3 ngày 3 đêm đi nữa thì làm sao ai khác biết được là nó đang khóc “vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này” chớ không phải khóc vì bị đau bụng chẳng hạn?

- Những chi tiết huyền diệu nầy có được phổ biến trong khi Tuyên Hóa còn sinh tiền hay không? Nếu có thì có ông có đồng tình cho nó phổ biến hay không?

- v.v. và v.v.

Đáng tiếc thay trong Phật giáo có vô số các kinh sách và bài thuyết giảng chứa đầy những cái gọi là “tài liệu” dạng tương tự. Đa số sư tăng và Phật tử hoan hỉ rao truyền các điều huyễn hoặc trên từ người nầy sang người khác mà không hề biết suy nghĩ và phán đoán rằng những điều họ rao truyền có giá trị gì hay không.

Đối với tôi, đây là một lý do lớn góp phần vào việc làm người ta đánh giá Phật giáo là một tôn giáo chứa đầy rẫy mê tín dị đoan.

(http://nguyennhantri.wixsite.com/tieuluan/aovongvagongcumhttp://nguyennhantri.wixsite.com/tieuluan/aovongvagongcum)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Dưới đây là một trong vô số thí dụ về những chuyện huyễn hoặc phổ biến rộng rãi trong Phật giáo.

Xin nói rõ trước một điều là tôi không hề biết gì khác về cá nhân Hòa Thượng Tuyên Hóa ngoài việc ông là một vị tăng khá nổi tiếng. Hôm nọ tình cờ tôi đọc một trang mạng về tiểu sử của ông mà tôi trích dẫn một đoạn ngắn sau đây:

Hòa Thượng vốn họ Bạch, tên tục là Ngọc-Thư, Pháp danh là An-Từ, tự Độ-Luân, và Tuyên-Hóa là Pháp-hiệu do Lão Hòa Thượng Hư-Vân đặc biệt tặng cho khi Ngài thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu-ngọ (1918) , tại tỉnh Kiết-lâm, huyện Song-thành, tỉnh Tùng-giang, Đông Bắc Trung Hoa (tức Mãn Châu). Thân phụ Ngài tên Phú-Hải, chuyên nghề nông; thân mẫu thuộc dòng dõi họ Hồ, sinh được tám người con, năm trai ba gái, và Ngài là út.

Thân mẫu Ngài thọ chay trường, niệm Phật chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ bà mộng thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân, phóng hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày ba đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này vậy…
(http://tuyenhoathuongnhan.blogspot.c...tuyen-hoa.html)

Đoạn “Một đêm nọ bà mộng thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân, phóng hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày ba đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này vậy” làm tôi bật cười.

Tôi bật cười vì tôi không thể đếm hết có bao nhiêu giáo chủ của các tôn giáo lớn nhỏ trên thế giới đã được sinh ra trên đời nầy dưới những bối cảnh tương tự. Nếu mẫu thân của các vị nầy không là đồng trinh thì họ cũng đã giao cấu với thiên thần hay được tiên thánh giáng phép mầu vào trước khi họ thọ thai hay sinh ra các vị đó.

Các bối cảnh dạng nầy được kể đi kể lại dưới nhiều chi tiết màu sắc khác nhau nhưng đều mang cùng một mục đích giống nhau: để thần thánh hóa những cá nhân nầy. Lý do chính là vì họ (hay nói đúng ra là vì tín đồ của họ) mang mặc cảm rằng những phương pháp thọ thai và sinh sản bình thường của con người không xứng đáng đủ cho các bậc thiêng liêng trên.

Tôi cho rằng tiểu sử của vị hòa thượng được “thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng” nầy cũng đã được tô điểm thêm để không thua kém người khác.

Tôi cho rằng câu chuyện trên là huyễn hoặc. Huyễn hoặc là tại vì nếu thật sự có “hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa” thì đó là một hiện tượng hẳn đã phải làm xôn xao dân chúng cả nước (hay ít ra là cả vùng rộng lớn). Thế thì tại sao trong lịch sử Trung Hoa năm 1918 không thấy tài liệu gì ghi chép về hiện tượng nầy?

Có người sẽ nói “nhưng đó chỉ là một cách hành văn thậm xưng với những chi tiết được tạo dựng và phóng đại đôi chút để nhấn mạnh với một diễn biến quan trọng liên quan đến một nhân vật cao quý như Hòa Thượng Tuyên Hóa”.

Tôi sẽ hỏi nếu thế thì làm sao biết rằng các chi tiết khác như “Đức Phật A-Di-Đà hiện thân” hay “mùi hương kỳ diệu khắp phòng” hay “khóc suốt ba ngày ba đêm vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này” cũng không chỉ là những điều được “tạo dựng và phóng đại” (hay nói cách khác là “bịa đặt”) ra?
Và nếu thế thì làm sao biết rằng bao nhiêu các chi tiết khác trong tiểu sử suốt cuộc đời của ông cũng không chỉ là bịa đặt?

Tôi có nhiều câu hỏi khác trong đầu về trường hợp hòa thượng Tuyên Hóa.

- Tôi thắc mắc không biết câu chuyện huyễn hoặc nầy được xuất phát từ đâu? Chỉ có một người duy nhất có thể xác nhận được Phật A Di Đà có hiện ra, mùi hương kỳ diệu có bay khắp phòng và đứa bé có khóc 3 ngày 3 đêm hay không; đó là thân mẫu của ông. Nếu những chuyện đó có thật thì bà ấy có kể cho ai nghe về cái hiện tượng kỳ diệu nầy trước khi ông Tuyên Hóa trở thành một thầy tu nổi tiếng không? Nếu có thì có tài liệu gì ghi chép về chuyện nầy hay không?

- Hay là thân mẫu của ông chỉ kể lại cho người nghe về chuyện nầy sau khi ông Tuyên Hóa đã thành danh? Và nếu như vậy thì có đáng tin bà ấy hay không?

- Hay là bà ấy không hề kể gì cả mà chính các đồ đệ của ông Tuyên Hóa vì lý do “mặc cảm là những phương pháp thọ thai và sinh sản bình thường của con người không xứng đáng đủ cho thầy” đã tạo dựng và rao truyền câu chuyện nầy?

- Nếu đứa hài nhi lúc đó có thật sự khóc 3 ngày 3 đêm đi nữa thì làm sao ai khác biết được là nó đang khóc “vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này” chớ không phải khóc vì bị đau bụng chẳng hạn?

- Những chi tiết huyền diệu nầy có được phổ biến trong khi Tuyên Hóa còn sinh tiền hay không? Nếu có thì có ông có đồng tình cho nó phổ biến hay không?

- v.v. và v.v.

Đáng tiếc thay trong Phật giáo có vô số các kinh sách và bài thuyết giảng chứa đầy những cái gọi là “tài liệu” dạng tương tự. Đa số sư tăng và Phật tử hoan hỉ rao truyền các điều huyễn hoặc trên từ người nầy sang người khác mà không hề biết suy nghĩ và phán đoán rằng những điều họ rao truyền có giá trị gì hay không.

Đối với tôi, đây là một lý do lớn góp phần vào việc làm người ta đánh giá Phật giáo là một tôn giáo chứa đầy rẫy mê tín dị đoan.

(http://nguyennhantri.wixsite.com/tieuluan/aovongvagongcumhttp://nguyennhantri.wixsite.com/tieuluan/aovongvagongcum)
Hòa Thượng Tuyên Hóa bậc Thánh Tăng Tổ Sư Đức Hạnh Chân Chính thì lại không tin, đi tin ba cái thứ lời nói của phàm phu còn Tham, Sân, Si thì thật hết thuốc chữa. Khi Hòa Thượng Tuyên Hóa mất biết bao nhiêu người thương tiếc, kể cả người Mỹ và tổng thống, ai ai cũng điều tôn kính Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Chỉ có những hạng ngu si, không phân biệt được trắng đen,đúng sai, phải trái, mới mang lòng phỉ báng một bậc Thánh Tăng như Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Sau đây là những bức thư văn, được gửi tới để chia buồn về việc ngài Tuyên Hóa viên tịch:

Kính gởi ủy ban đại lễ truy điệu đại lão hòa thượng Tuyên Hóa thị tịch.

Liên hội chúng tôi rất lấy làm sửng sốt và đau buồn khi được tin cao tăng Tuyên Hóa Thượng Nhân đã viên tịch. Thượng nhân Tuyên Hóa, đạo cao đức trọng, khổ nhọc sáng lập Vạn Phật Thánh Thành, hoằng pháp lợi sanh, cống hiến cả cuộc đời cho quốc gia và tôn giáo. Công đức này ghi mãi ngàn thu. Hôm nay, ngày tổ chức đại lễ truy điệu, trà tỳ thượng nhân Tuyên Hóa, pháp sư Minh Dương, phó chủ tịch liên hội Phật giáo Trung Quốc, đại diện toàn thể liên hội, chia buồn ai điếu. Chúng tôi nguyện cầu thượng nhân Tuyên Hóa tạm về cõi Tây Phương Cực Lạc, rồi mau chóng thừa nguyện trở lại, độ khắp chúng sanh hữu tình.

Liên Hội Phật Giáo Trung Quốc.

Ngày 19, tháng bảy, năm 1995.

***

Kính gởi: Chư Thượng Thiện Nhân tại Vạn Phật Thánh Thành.

Tôi rất kinh hoàng sửng sốt và đau buồn khi nghe tin thượng nhân Tuyên Hóa vừa thị tịch. Sự viên tịch của Ngài giống như chiếc thuyền cứu nạn bị đắm chìm trong biển khổ, như con mắt của trời người bị diệt mất. Không thể dùng lời diễn đạt nỗi đau buồn này. Hôm nay tôi kính cẩn gởi lời chia buồn ai điếu. Tôi cũng cầu mong rằng chư Thượng Thiện Nhân kềm chế nỗi đau buồn này và vì pháp mà trân trọng giữ gìn pháp thể.

Triệu Phác Sơ (chủ tịch Liên Hội Phật giáo Trung Quốc).

17/ 6/ 95.

***

Điện tín từ giảng đường Viên Minh, Thượng Hải, Trung Quốc.

Kính gởi: Thầy Hằng Luật cùng tăng chúng Như Lai Tự, Vạn Phật Thánh Thành.

Tôi rất sửng sốt khi được tin sư huynh, trưởng lão thượng Độ hạ Luân, Tuyên Hóa vừa viên tịch vào ba giờ chiều ngày hôm qua. Vừa được tin đau buồn này, lòng tôi đau đớn muôn phần. Hôm nay, tại giảng đường này, chúng tôi tổ chức pháp hội niệm Phật trong một ngày. Vào hai giờ chiều, chúng tôi lễ bái chư Phật. Trên một ngàn người tham dự cuộc lễ này. Cầu nguyện Pháp Sư hoa khai kiến Phật, cao đăng liên tọa, Phật quốc trường xuân. Nguyện rằng Ngài sẽ quay thuyền từ, thừa nguyện trở lại, quảng độ chúng sanh. Nay tôi đặc biệt gởi điếu văn điện tín, chia xẻ nỗi đau buồn. Lại nữa, tôi cũng viết một câu đối liễn, nhưng vì không đủ thời gian, nên chỉ gởi bản nháp trước.

Nếu có việc nhầm lẫn về ngày giờ viên tịch của trưởng lão Tuyên Hóa, xin đánh điện tín cho chúng tôi hay để kịp thời sửa chữa.

Phương trượng trụ trì Minh Dương, hướng dẫn bốn chúng đệ tử, đồng cung kính đảnh lễ.

Phó hội trưởng liên hội Phật giáo Trung Quốc.

Hội trưởng danh dự liên hội Phật giáo Thượng Hải.

Phương trượng trụ trì:

Cổ Tự Long Hoa tại Thượng Hải

Quảng Tế Tự tại Bắc Kinh

Thiên Đồng Tự tại Ninh Ba

Tây Thiền Tự tại Phước Kiến

Quang Hiếu Tự tại Phước Kiến

Giảng Đường Viên Minh tại Thượng Hải.

Vừa nhận được thư từ Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, viện phiên dịch Kinh Điển, tôi rất lấy làm đau buồn khi nghe tin thượng nhân Tuyên Hóa đã viên tịch. Hôm nay tôi kính cẩn cúng dường bài kệ để tỏ lòng đau xót của mình.

Tuyên dương diệu pháp, hóa độ quần sanh,

Nhân thiên nhãn mục, trược thế huệ đăng

Từ bàn đảo giá, khổ hải độ nhân

Bồ Tát đại nguyện, thế giới hòa bình

Phiên dịch kinh điển, quảng tập quần anh

Pháp vũ phổ nhuần, Di giáo trường tồn

Vạn chúng quy mạng, Vạn Phật Thánh Thành

Nguyện thùy cứu độ, tái chuyển pháp luân.



dịch:

Tuyên dương pháp mầu, hóa độ quần sanh

Mắt của trời người, đèn huệ cõi trược

Thuyền từ quay lại, biển khổ độ người

Đại nguyện Bồ Tát, thế giới hòa bình

Phiên dịch kinh điển, quảng tập anh tài

Mưa pháp nhuần khắp, di giáo trường tồn

Muôn người quy mạng, Vạn Phật Thánh Thành,

Nguyện mong cứu độ, chuyển lại pháp luân.

Hậu học Diệu Thủ Thích Xương Thái, mộc thủ kính thư tại chùa Báo Quốc, huyện Lạc Chí, tỉnh Tây Xuyên, Trung Quốc. Ngày ba mươi tháng bảy, năm 1995.

***

Vị trưởng lão danh đức hiện thời được nhân dân trên thế giới đồng cung ngưỡng. Tín chúng đệ tử phát đạo tâm kiên cố, phần lớn nhờ sự ảnh hưởng từ giới đức cao tột của Ngài. Tuy Ngài đã thượng sanh, nhưng tinh thần, đức hạnh mô phạm cho đời, mãi mãi chiếu rạng đồng với mặt trời mặt trăng.

Bá Viên kính tác.

***

Kính gởi: Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Viện Phiên Dịch Kinh Điển.

Trong bốn mươi chín ngày đêm làm lễ truy điệu thượng nhân Tuyên Hóa, tôi rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của các đệ tử Ngài. Tôi cũng đã đi thăm viếng các đạo tràng chi nhánh của Ngài ở Vancouver, Gia Nã Đại. Những nơi đó, các đệ tử của Ngài đều chuyên tâm tụng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Lại nữa, mọi nơi tôi đều thấy các đệ tử giữ giới luật tinh nghiêm.

Thích Văn Kiến, trụ trì chùa Hồng Phước, Penang, Malaysia.

***

Tôi rất kinh ngạc và đau xót khi nghe tin thượng nhân Tuyên Hóa viên tịch. Nhờ sự tu hành thâm sâu, nay Ngài hưởng được an lạc mãi mãi. Khi còn tại thế, Ngài cống hiến tâm tư sức lực cho nhân loại. Ngài mở cửa Vạn Phật Thánh Thành cho dân tị nạn Đông Nam Á cư trú, cứu trợ dân chúng bị thiên tai hoạn nạn, cùng cấp học bổng cho những học sinh nghèo. Ngài cũng thiết lập trường tiểu học, trung học, đại học, cùng sáng lập viện Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế, để phiên dịch hằng trăm kinh điển nhà Phật ra Anh ngữ và các ngôn ngữ khác. Nơi đây trở thành trung tâm phiên dịch kinh điển Phật giáo toàn cầu.

Người người sẽ mãi mãi nhớ đến những lời giáo huấn đạo đức mô phạm cao tột của Ngài. Đồng thời thế gian sẽ mãi tôn kính cuộc đời tu hành khổ hạnh của Ngài.

Tôi tin tưởng rằng bốn chúng đệ tử tại hai mươi bảy đạo tràng và hàng triệu tín đồ của bậc thánh nhân này sẽ tiếp thừa sự nghiệp tu hành và hành đạo của Ngài mà làm lợi ích cho nhân loại.

Tôi thành tâm khẩn ý chia buồn và cùng đồng với các vị cầu nguyện cho bậc thánh nhân vĩ đại này.

Thành khẩn,

Peter Wilson.

***

Kính gởi: Giáo Sư John B. Tsu, Chủ tịch hội Chính-Giáo Á-MỸ.

Cảm tạ giáo sư đã báo cho tôi tin thượng nhân Tuyên Hóa đã viên tịch. Thể theo lời mời của Ông, tôi rất vinh hạnh được làm thành viên của ủy ban truy điệu. Tôi cũng rất vui mừng được đề tên mình vào đó.

Tôi được biết là đại lễ truy điệu sẽ cử hành vào ngày hai mươi sáu tháng bảy tại Vạn Phật Thánh Thành, nhưng rất là hối tiếc không thể tham dự được đại lễ này vì còn nhiều trách nhiệm ở Hoa Thịnh Đốn, nên sẽ nhờ ông Darrell Shull thay mặt tôi tham dự buổi lễ cùng dâng một bài tán tụng ngắn.

Một lần nữa, cám ơn sự quan tâm của Ông về việc thông báo tin này. Xin hãy cho tôi hay Cathy biết rằng chúng tôi có thể giúp đỡ gì cho Ông thêm không.

Thành khẩn.

Frank Riggs.

Ủy viên Nghị Viện.

***

Kính gởi: Thành viên Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới.

Vợ chồng tôi thành tâm ai điếu chia buồn về tin quý vị đã mất đi một vị đạo sư ái kính tột bậc, đại lão hòa thượng, thượng Tuyên hạ Hóa. Tài lãnh đạo sáng tạo, trí huệ thâm sâu, và sự quan tâm của Ngài về chúng sanh đã ảnh hưởng đến cộng đồng chúng ta, thật không thể nghĩ bàn.

Chúng tôi tin tưởng rằng, mục tiêu về cuộc sống của nhiều người và của nhiều cộng đồng được sáng sủa và tốt đẹp hơn, vì Ngài đã từng sống cạnh chúng ta.

Tom Lantos

Ủy viên Nghị Viện.

***

Kính gởi: Bốn chúng đệ tử của thượng nhân Tuyên Hóa.

Trong buổi họp ngày hai mươi mốt tháng tám năm 1995, hội đồng Cố Vấn thành phố Burlingame đồng mặc niệm và đình hoãn buổi họp này để truy niệm cố hòa thượng thượng Tuyên hạ Hóa, người sáng lập Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới.

Thành khẩn,

Thư ký thành phố,

Judith A. Malfatti.

***

Cựu tổng thống MỸ George Bush.

Ngày năm tháng bảy, năm 1995.

Được nghe tin thượng nhân Tuyên Hóa tạ thế, tôi thành tâm khẩn chí chia buồn ai điếu đến tất cả quý Phật tử, đệ tử của Ngài.

Tất cả những ai biết đến hay theo học giáo huấn của Ngài đều đạt được niềm khích lệ vô biên.

Những thiện nghiệp và công hạnh giúp người, đã khiến cho Ngài chân thật trở thành Điểm Sáng cho đời.

Ngài chính là một vị từ bi chân thật, và sẽ mãi mãi được nhớ đến.

***

Kính gởi: Ông Tsu.

Do sự đề nghị của ông Mabel Teng, quản viên hội đồng điều hành thành phố Cựu Kim Sơn, buổi họp thường lệ của hội đồng chúng tôi, vào ngày hai mươi sáu tháng sáu, 1995, tạm đình chỉ, để biểu thị sự truy niệm thượng nhân Tuyên Hóa.

Thành viên hội đồng quản trị thành phố Cựu Kim Sơn, đối với sự mất mát vừa công lẫn tư, đều ý thức thâm sâu được tâm lượng siêu việt của Ngài, và đồng tỏ lòng cảm kích ưu ái đến với Ngài.

Tuy biết ngôn từ không thể chia xẻ hết nỗi niềm đớn đau của quý vị, nhưng thành viên hội đồng quản trị thành phố Cựu Kim Sơn thành tâm gởi đến niềm phân ưu ai điếu về sự ra đi của ngài Tuyên Hóa.

John L. Taylor.

Thư ký hội đồng quản trị thành phố Cựu Kim Sơn.

***

Kính gởi giáo sư Tsu:

Tôi thành tâm khẩn chí phân ưu cùng Ông về việc thượng nhân Tuyên Hóa vừa tạ thế. Tôi rất vinh hạnh được làm thành viên của ủy ban đại lễ truy niệm vị thánh nhân.

Tôi cũng muốn thưa với Ông rằng do lời đề nghị của tôi, buổi họp thường lệ của hội đồng quản trị thành phố Cựu Kim Sơn vào ngày hai mươi sáu tháng sáu, 1995, tạm đình chỉ để tưởng niệm, truy điệu thượng nhân Tuyên Hóa.

Kèm theo là thơ chia buồn phân ưu của hội đồng quản trị thành phố Cựu Kim Sơn.

Thành khẩn,

Quản trị viên, Mabel Teng.

***

Kính gởi: Tăng Đoàn Phật giáo, chùa Vạn Phật Thánh Thành.

Từ các tự viện dưới sự giáo huấn của tôn giả Ajahn Sumedho: Amaravati, Cittaviveka, Ratanagiri, Devon vihare, Dhammapala, Santacittarama, Bodhinyanarama, chúng tôi đồng cung kính vấn an tăng đoàn Phật giáo tại Vạn Phật Thánh Thành, chùa Kim Sơn, và những đạo tràng chi nhánh. Chúng tôi mong mỏi được tham gia đại lễ Trà Tỳ, truy niệm tam tạng pháp sư thượng nhân Tuyên Hóa. Chúng tôi thành kính cúng dường mọi công đức tu hành để cầu nguyện cho Ngài được cao đăng Phật quốc. Trong tinh thần tăng lữ, xin thông báo với quý vị về sự tham gia của tăng đoàn chúng tôi vào dịp đại lễ này.

Nhiều tăng chúng của chúng tôi rất trân quý những lần thăm viếng gặp gỡ thượng nhân Tuyên Hóa. Những người khác rất lấy làm hối tiếc là không được dịp gặp mặt Ngài trực tiếp. Mặc dầu những lời giáo huấn đều được bảo tồn trong kinh sách, nhưng đạo hạnh và sự hành trì mô phạm của Ngài mãi mãi không thể phai mờ. Chúng tôi cảm nghĩ rằng tăng đoàn của quý vị hiện giờ phải tiếp tục sự nghiệp đó của Ngài. Cầu nguyện quý vị phát tâm kiên cố sáng suốt, dõng mãnh tinh tấn, để đạt đến mục đích đó.

Thay mặt tăng đoàn,

Tôn giả Ajahn Sumedho

Tỳ kheo Thiradhammo

Tỳ kheo Viradhammo

Tỳ kheo Sucitto

Tỳ kheo Munindo

Tỳ kheo Thanavaro

Tỳ kheo Vajiro

Tỳ kheo Subbato.

***

Quang Minh Chiếu Khắp

Làm Chỗ Nương Tựa Cho Thế gian

(bài phát biểu của Pháp sư Đạt Ma Nan Đà -Ven. Dr. K. Sri Dhammanada JSM, D.Litt. Malaysia).

Tôi rất đau buồn khi nghe tin thượng nhân Tuyên Hóa viên tịch vào ngày bảy tháng sáu, năm 1995. Tôi may mắn biết đến và được Ngài tiếp đãi nồng hậu trong lần đại lễ khai quang chùa Vạn Phật Thánh Thành vào năm 1979. Sau lần đó, Ngài qua Mã Lai Á, đến chùa Buddhist Maha Vihara thăm viếng tôi, để đáp lại thâm tình mà tôi đã viếng thăm Ngài lúc trước. Qua sự liên hệ mật thiết, lòng tôn kính và ngưỡng mộ của tôi thật vô bờ bến đối với sự khiêm cung, trí huệ, phụng hiến, tình nồng hậu, đầy nhiệt huyết của Ngài.

Tôi rất vinh hạnh biết đến sự cống hiến vĩ đại của Ngài đối với Phật giáo. Mặc dầu theo chánh phái Phật giáo Đại Thừa, Ngài luôn thể hiện sự mở rộng tâm lượng và nhận rõ nghĩa lý tinh túy về sự giáo hóa của bậc Giác Giả, Phật Đà. Dầu không được huấn dục bằng Anh ngữ, nhưng Ngài vẫn có thể mang giáo lý thậm thâm của Phật đà qua Tây Phương. Vì vậy, khiến cho cả người đông phương lẫn tây phương đều ngưỡng mộ giới đức và tinh thần phụng hiến của Ngài mà tham học Phật pháp. Sự ảnh hưởng lớn lao này đã khiến cho những người đệ tử tăng ni lẫn tại gia đều theo con đường giới đức và trí huệ mà chính tự Ngài đã dùng nhục thân huyễn hóa để thực hành trong bảy mươi sáu năm sống trên thế gian.

Không những cống hiến vô biên sức lực vì thánh giáo, Ngài còn phát triển sự thực hành Phật pháp thực tiển. Sự cống hiến lớn lao của Ngài cho Phật giáo là việc kiến lập Vạn Phật Thánh Thành trang nghiêm vi diệu, nơi sẽ là biểu tượng cho chánh pháp thậm thâm ở tây phương dài lâu. Nơi đó không những là chỗ để lễ bái cầu nguyện, ngồi thiền, mà còn là trung tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Kinh Điển, và trường Đại Học. Muôn ngàn loài hữu tình sẽ hưởng lợi ích lâu dài tại trung tâm này.

Theo dấu chân của các đại sư truyền giáo thuở xưa như Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh, Ngài đi khắp tây phương lẫn đông phương để truyền bá chánh pháp đến những nơi xa xôi như Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Đài Loan. Tại các nơi đó, Ngài thành lập nhiều trung tâm tu học và truyền pháp. Ở Mã Lai Á, nhiều thành viên và tín đồ Phật giáo rất tôn kính và muốn tiến bước theo dấu chân của Ngài.

Sự viên tịch của Ngài là một mất mát lớn lao cho tất cả chúng ta. Nhờ vậy, chúng ta có thể nhớ lại lời dạy của đức Phật: Tất cả chúng sanh không ai tránh khỏi ba cái khổ, tức là sanh khổ, hoại khổ (già bịnh), và hành khổ (chết).

Do đó, muốn theo dấu chân Ngài, chúng ta phải cải hóa tự tân, nỗ lực tinh tấn, siêng năng tu hành để giải thoát ra khỏi dây triền phược, vòng luân hồi vô tận ở cõi Ta Bà.

Nguyện Ngài và tất cả chúng sinh đều thoát khỏi mọi khổ đau, đạt đến Niết Bàn an lạc.

***

Một ngôi sao lớn đã rơi

(bài phát biểu của pháp sư Đạt Ma Ngoã Lập- Bhante Dharmawara-108 tuổi).

Kính thưa chư sơn trưởng lão, các pháp sư tôn quý, cùng các cư sĩ:

Một ngôi sao lớn đã rơi. Vì vậy, hôm nay chúng ta đồng tụ hội lại nơi đây để truy điệu ân đức mà Ngài đã để lại. Tuy ngôi sao lớn đã rơi, nhưng nhường chỗ cho những ngôi sao khác. Tôi tin tưởng rằng chúng ta rất mến luyến và ái kính Ngài vô tận. Nhưng chúng ta phải hiểu rõ rằng ngôi sao lớn rơi để nhường chỗ cho ngôi sao thứ hai. Tôi tin chắc rằng ngôi sao thứ hai sẽ không thất bại hoàn thành công tác để bù đắp vào nỗi mất mát lớn lao trong hiện tại. Tôi cũng tin chắc rằng ngôi sao mới sẽ mang rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Đây là sự hiểu biết của tôi.

Cám ơn quý vị đã cho tôi cơ hội phát biểu ý kiến.

***

Truy niệm Trưởng Lão Độ Luân

(bài phát biểu của Hòa Thượng Thích Trí Định).

Trưởng lão Độ Luân, pháp danh An Từ, trong thập niên năm mươi, được đại lão hòa thượng Hư Vân truyền tâm ấn, ban pháp hiệu là Tuyên Hóa, làm vị tổ thứ chín dòng Quy Ngưỡng, Thiền Tông.

Trưởng Lão họ Bạch, sanh tại Mãn Châu, tỉnh Kiết Lâm, huyện Song Thành. Trưởng Lão xuất gia thuở thiếu niên, cần tu khổ hạnh, chí hiếu phụng dưỡng mẹ già. Sau khi từ mẫu qua đời, Trưởng Lão cất am thủ hiếu ba năm liền, được người đời gọi tên là Bạch Hiếu Tử. Vì sanh nhằm thời quốc gia loạn lạc, nhiều cơn binh biến, mãi cho đến năm 1947, Trưởng Lão mới thọ giới cụ túc tại núi Phổ Đà sau nhiều năm xuất gia, thân hành vạn dặm, thọ bao gian nan cực khổ.

Sau này, khi nghe tiếng một ngôi sao Thái Đẩu của thiền tông, đại lão hòa thượng Hư Vân, đang khai đường thuyết pháp, chấn hưng mạch phái tại Tào Khê, Trưởng Lão không quản ngại bao gian khổ, vượt núi băng sông, tìm đến chùa Nam Hoa, Tào Khê, tỉnh Quảng Đông, năm 1948. Khi đó, chùa Nam Hoa đang khai mở kỳ truyền giới vào mùa xuân, Trưởng Lão liền ghi tên thọ giới lại để báo danh bổ giới. Do vậy, chúng ta thấy rằng Trưởng Lão rất tôn trọng giới luật.

Tôi gặp Trưởng Lão tại giới đường của chùa Nam Hoa vào năm 1948. Lúc ấy, tôi đang giữ chức vụ Khai Đường, tức là không những dạy các vị tân giới tử về những oai nghi đi đứng nằm ngồi, mà còn phải trông coi bao quát hết mọi công việc lớn nhỏ trong giới đường. Nếu các vị tân giới tử có vấn đề chi thắc mắc hay khó khăn, họ đều tìm đến tôi, cầu mong dạy bảo. Đương nhiên, tôi dùng hết mọi khả năng, trí huệ để giải đáp và giúp đỡ họ. Khi đó, tôi nhận thấy trưởng lão Độ Luân rất khiêm cung, lễ mạo, oai nghi tề chỉnh, động tịnh nhẹ nhàng, nên biết đây chính là bậc Long Tượng, Sư Tử của đạo pháp, và tương lai sẽ là vị chấn chỉnh tông phong, hưng long Phật pháp. Lúc ấy, tôi đã thành lập học viện giới luật tại chùa Nam Hoa, nhưng vẫn còn thiếu một vị Giám Học. Vị này, phải là người có học phẩm khiêm ưu, tự biết làm tròn trách nhiệm. Sau khi kỳ truyền giới viên mãn, tôi liền thỉnh trưởng lão Độ Luân nhận chức vụ đó. Vừa đàm luận xong, Trưởng Lão nhận lời ngay. Từ lúc nhận chức vụ Giám Học, Trưởng lão luôn tận trung tận lực hoàn thành trách nhiệm cho đến khi rời chùa Nam Hoa.

Cuối năm 1949, tôi đi Hồng Kông. Trong hội nghị liên hợp Phật giáo tại Hồng Kông, tôi gặp lại trưởng lão Độ Luân. Thật đúng là nếu có duyên thì đi mọi nơi, đều gặp nhau cả.

Lúc đó, từ Hồng Kông, do sự hướng dẫn của pháp sư Thành Viên, Trưởng Lão cùng một số tăng sĩ đến Thái Lan.

Từ Thái Lan trở về Hồng Kông, định đặt mọi việc xong, Trưởng Lão liền khởi đầu tích cực bắt tay vào công tác hoằng pháp lợi sanh. Đầu tiên, Trưởng Lão kiến lập chùa Tây Lạc Viên gần sông Tây Loan, dùng pháp môn niệm Phật để nhiếp thọ chúng sanh cả ba căn tánh (lợi căn, trung căn, độn căn), và dẫn dắt những kẻ sơ cơ. Sau đó, tại vùng Bao Mã, Trưởng Lão kiến lập Giảng Đường Phật Giáo. Từ danh xưng, chúng ta biết rằng Trưởng Lão dùng nơi đó để hoằng dương kinh điển Đại Thừa, nhiếp thọ, làm lợi ích cho tất cả người lợi căn thượng trí, cùng tất cả chúng sanh. Nơi đó, những người xuất gia cũng được lợi ích là có chỗ để nghỉ ngơi, tu học. Tại Hồng Kông, không những Ngài giảng kinh thuyết pháp, tiếp độ tăng chúng, mà còn ấn tống kinh điển, khiến pháp bảo được lưu truyền.

Nhớ lại, lần nọ vì muốn in kinh Hoa Nghiêm, Trưởng Lão viết thơ, thỉnh tôi trợ hộ việc ấn tống kinh. Tôi trả lời là chỉ có thể in khoảng sáu mươi bộ thôi.

Bất cứ khi nào rảnh rỗi, trưởng lão Độ Luân thường nhận lời mời đi Đông Nam Á, hay đến những thành phố như Sidney, Melbourne ở Châu Úc để tuyên dương pháp hóa, lợi ích quần sanh.

Năm 1962, trên đường đến MỸ quốc hoằng pháp, Trưởng Lão ghé lại Hạ Uy Di khoảng hai tuần. Nơi đó, tôi thành lập một phái đoàn, chuẩn bị đón tiếp Ngài.

Tôi cũng lại thỉnh Trưởng Lão thuyết pháp cho bốn chúng đệ tử rất nhiều lần vào dịp đó. Ở Hạ Uy Di hai tuần xong, Trưởng Lão liền đáp máy bay đến Cựu Kim Sơn, MỸ quốc. Từ đó, khoảng ba mươi năm trường, chúng tôi không được dịp gặp mặt nhau vì bận rộn làm việc Phật sự, nhưng tôi rất vui mừng biết được rằng Trưởng Lão rất thành công trong công việc hoằng dương chánh pháp. Tuy không gặp mặt nhau, nhưng Trưởng Lão thường gọi điện thoại thỉnh mời tôi đến Vạn Phật Thánh Thành để giảng kinh thuyết pháp. Vì bận rộn trong việc Phật sự, tôi rất lấy làm hối tiếc là phải từ chối. Tháng sáu, năm 1993, tôi đi Denver để thăm hội Phật giáo tại Colorado. Trên đường về Hạ Uy Di, tôi ghé lại vùng Cựu Kim Sơn, và khởi hành một chuyến đi đặc biệt đến Vạn Phật Thánh Thành để thăm vị pháp hữu lâu năm chưa từng gặp gỡ. Tuy nhiên, Trưởng Lão không có ở đó, vì bận việc Phật sự ở chùa Kim Luân, tại Los Angeles. Tôi không ngờ được như thế, chỉ tự trách mình sao quá hàm hồ, chẳng báo tin trước. Không còn cách nào khác, tôi phải rời Vạn Phật Thánh Thành với nỗi niềm thất vọng. Tôi vừa rời Vạn Phật Thánh Thành, các đệ tử Ngài vội gọi điện thoại cho Trưởng Lão báo tin tôi đã đến. Vừa biết tin tôi đến vùng Cựu Kim Sơn, Trưởng Lão liền gọi điện thoại đến tất cả chùa chiền ở vùng Cựu Kim Sơn để tìm kiếm. Kết quả, ngày thứ ba, Trưởng Lão tìm được tôi, và liền thỉnh mời đến chùa Trường Đề ở Long Beach. Vì phải lấy chuyến bay về lại Hạ Uy Di vào bảy giờ tối cùng ngày, nên rất tiếc, tôi phải từ chối. Được Trưởng Lão thỉnh mời đến viện dịch kinh Quốc Tế, tôi liền nhận lời. Hai giờ chiều cùng ngày, tôi đến thăm viện Phiên Dịch Kinh Quốc Tế, được thầy Hằng Thật cùng các vị tăng ni đệ tử Trưởng Lão ra tiếp đón. Họ hướng dẫn tôi đi thăm viện Phiên Dịch Kinh Quốc Tế cùng hai tòa nhà vừa mới mua. Các nơi đó đều được trang hoàng, bố thiết rất gọn gàng và đầy đủ. Đến năm giờ chiều, thăm viếng xong, thầy Hằng Thật dâng tặng lễ vật và cung thỉnh tôi đến viện Phiên Dịch Kinh Điển giảng Tâm Kinh vào lần thăm viếng tới.

Vào ngày hai mươi tháng tám cùng năm (1993), khoảng hai giờ chiều, trưởng lão Độ Luân đột nhiên xuất hiện tại chùa Hư Vân. Tôi rất ngạc nhiên khi gặp Trưởng Lão. Tôi hỏi Trưởng Lão đã đến tự bao giờ, và sao không báo tin trước để tôi ra tiếp đón tại phi trường. Trưởng Lão trả lời là vừa đến vào ngày hôm qua, và vì không phải là người ngoài nên không cần báo tin trước khi đến. Vì đã lâu mà không gặp nhau, nên dĩ nhiên là có rất nhiều chuyện để đàm luận. Tuy nhiên, trong lúc nói chuyện, Trưởng Lão luôn thỉnh mời tôi đến Vạn Phật Thánh Thành giảng kinh. Trưởng Lão nói: Để biểu thị sự thành tâm khẩn ý, lần này tôi tự thân đến cung thỉnh Pháp Sư qua Vạn Phật Thánh Thành giảng kinh.

Tôi trả lời là tất cả mọi việc đều tùy theo nhân duyên. Nếu nhân duyên chín mùi, nhất định tôi sẽ đi đến Vạn Phật Thánh Thành. Chúng tôi đàm luận cả một biểu chiều trước khi chia tay. Tôi có ngờ đâu lần gặp mặt đó cũng là lần cuối cùng.

Gần đây, tôi được tin pháp thể Trưởng Lão bất an, đang điều dưỡng tại Long Beach. Tôi nghĩ rằng Trưởng lão luôn vì pháp vì người, nên tự nhiên sẽ bình phục mau chóng. Ngày mười sáu tháng sáu, năm 1995, tôi đâu ngờ rằng nhận được hung tin từ Vạn Phật Thánh Thành là trưởng lão Độ Luân đã viên tịch vào ngày bảy tháng sáu năm 1995. Tin này như sét đánh. Ai nghe đến cũng đều kinh hãi giật mình, không lời gì để nói. Trưởng giả Độ Luân viên tịch là tổn thất lớn cho đạo Phật cũng là mất mát lớn lao cho tất cả chúng sanh. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau ai điếu, truy niệm, cầu trưởng lão Độ Luân thừa nguyện trở lại, nhiêu ích hữu tình.

***

Cung Thỉnh Thượng Nhân Tuyên Hóa, Thừa Nguyện Trở Lại

(bài viết của học giả Phật tử, giáo sư C. T. Shen).

Truyền thống Phật giáo Trung Quốc do pháp sư người Tàu truyền sang nước MỸ, chỉ chính thức là sau thập niên sáu mươi. Sau hơn ba mươi năm hoằng dương chánh pháp, con số người Phật tử ở MỸ và Gia Nã Đại ngày một tăng thêm, và con số chùa chiền của các hội Phật giáo được người Tàu thiết lập khoảng trên một trăm tám mươi ngôi trong năm 1995. Tuy nhiên, hầu hết những chùa chiền và các hội đoàn Phật giáo đều nhắm vào đối tượng chính là người Tàu, chứ không thể thu hút và ảnh hưởng được người MỸ. Thượng nhân Tuyên Hóa là một trong những vị thành công vượt ngoài vòng hạn cuộc đó vì đã truyền Phật pháp cho người MỸ. Rất nhiều đệ tử xuất gia của Ngài là người MỸ, thế mà họ đều có thể chịu đựng cực khổ gian lao, nhất tâm tu đạo; đây là khó có thể được.

Tôi biết thượng nhân Tuyên Hóa hơn ba mươi năm. Ngài đã từng nhận lời thỉnh mời của tôi hướng dẫn các vị đệ tử người MỸ, đến tịnh xá Bồ Đề hai lần để chủ trì hội nghị Thảo luận về việc phiên dịch kinh điển từ tiếng Tàu sang tiếng Anh.

Trong những lần đó, Ngài bảo cho chúng tôi biết về nguyện vọng thành lập một trường đại học Phật Giáo, mặc dầu khi ấy Ngài vẫn đang trú ngụ tại một ngôi chùa nghèo nàn, được sửa chữa từ một công xưởng cũ, tại vùng Cụu Kim Sơn. Ngài cũng nhấn mạnh là đối tượng hoằng pháp ở MỸ, chủ yếu chính là người MỸ. Ngài quyết định đào tạo và bồi dưỡng tăng tài tại nơi đây. Việc này khiến thâm tâm tôi cảm phục bội phần. Cho đến hôm nay, lòng tôi không bao giờ quên được sự cực khổ gian nan của Ngài trong bao thập niên hoằng dương chánh pháp, tiếp tục huệ mạng Phật pháp, mà người phàm phu không thể làm nỗi.

Theo sự hiểu biết của tôi, Ngài sanh vào một gia đình nông dân tại Mãn Châu, Trung Quốc. Thiên tánh Ngài thông minh và rất hiếu thảo đối với cha mẹ. Ngay từ khi còn nhỏ, người người đều gọi Ngài là Hiếu tử, tức người con chí hiếu. Khi mười chín tuổi, mẹ Ngài qua đời. Cảm thấy đời người là vô thường, Ngài liền xuống tóc xuất gia. Ngài dạy và gây ảnh hưởng đến rất nhiều người trong làng, khiến đạt được bao sự cảm ứng. Khi chiến tranh Trung-Nhật tại vùng Mãn Châu kết thúc vào năm 1945, Ngài tham phương hành cước đến rất nhiều tự viện, lễ bái núi Phổ Đà, rồi sau đó, xuôi vào Nam, đến Quảng Đông, thân cận đại lão hòa thượng Hư Vân, là bậc đại đức của thiền tông đương thời. Vừa gặp, đại lão hòa thượng Hư Vân biết thượng nhân Tuyên Hóa chính là bậc pháp khí, nên giao chức vụ chủ nhiệm giáo vụ tại học viện giới luật, chùa Nam Hoa. Đại lão hòa thượng Hư Vân cũng truyền tâm ấn cho thượng nhân Tuyên Hóa. Từ đó, Ngài chính thức làm vị tổ thứ chín dòng Quy Ngưỡng, thiền tông. Xuất gia vào lúc thiếu thời, Ngài được ban pháp hiệu là Độ Luân. Sau này, Ngài được đại lão hòa thượng Hư Vân ban thêm pháp hiệu nữa là Tuyên Hóa.

Mùa thu năm 1949, Ngài sang Hồng Kông hoằng pháp, giáo hóa chúng sanh. Hơn mười năm, Ngài ở đó và cũng thường sang hoằng pháp tại các vùng Đông Nam Á cùng châu Úc. Năm 1962, đáp máy bay qua MỸ, Ngài sáng lập chùa Kim Sơn tại vùng Cựu Kim Sơn. Vì pháp duyên thù thắng, rất nhiều thanh niên người MỸ đến quy y và xuất gia với Ngài, khơi động phong trào tu học Phật pháp trong tầng lớp trẻ. Sau đó, Ngài sáng lập hội Phật giáo Trung MỸ, viện Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế, cùng kiến lập nhiều đạo tràng, tự viện ở tại nước MỸ. Năm 1976, Ngài thành lập chùa Vạn Phật Thánh Thành với hơn bốn trăm mẫu đất, tại thị trấn Ukiah, California. Trường đại học Phật Giáo Pháp Giới được chính quyền tiểu bang cấp giấy phép hoạt động. Báo Kim Cang Bồ Đề Hải được in hàng tháng để truyền bá chánh pháp. Rất nhiều kinh điển Phật giáo bằng tiếng Anh cũng được xuất bản. Một cách tích cực, những lời đại nguyện của Ngài bắt đầu được người người công nhận.

Tôi được gặp Ngài lần cuối cùng tại vùng Cựu Kim Sơn, khi Ngài đang thị hiện đau bịnh. Ngài nhấn mạnh rằng vẫn còn rất nhiều chương trình mà chưa có đủ thời gian để thực hiện trong đời này. Không nghĩ ngợi, tôi liền đáp: Xin Ngài hãy thừa nguyện mà trở lại.

***

Ngài cùng tôi nở một nụ cười cảm thông.

Tưởng Nhớ Thượng Nhân Tuyên Hóa.

(Bài viết của ông Vương Kim Bình, phó viện trưởng viện Lập Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan).

Tôi sửng sốt khi nghe tin thượng nhân Tuyên Hóa an tường thị tịch tại Los Angeles vào ngày bảy tháng sáu năm 1995. Tất cả bốn chúng đệ tử tại Vạn Phật Thánh Thành và những ai đã từng gặp, nghe hay biết đến, đều đau buồn và cầu nguyện Ngài đạt đến bờ giác.

Thượng nhân Tuyên Hóa là vị tổ thứ chín dòng Quy Ngưỡng, Thiền tông. Ngõ hầu giữ mạch pháp và thiền giáo tránh bị mai một, Ngài rời Trung Hoa Đại Lục, qua Hồng Kông, rồi đến miền đất xa xôi, MỸ quốc, để sáng lập Vạn Phật Thánh Thành, cùng những đạo tràng chi nhánh, quanh khắp vùng Bắc MỸ. Là một người Hoa đầu tiên truyền bá Phật pháp tại tây phương, công nghiệp của Ngài được sánh bằng tổ Bồ Đề Đạt Ma, vị tổ từ Ấn Độ sang Trung Quốc, chấn chỉnh tông phong, lưu truyền Phật pháp khắp nơi, làm lợi ích cho thế đạo, nhân tâm.

Môn phong Quy Sơn, khổ hạnh tiềm tu. Ngài tiếp thừa truyền thống, mỗi ngày thọ trai một lần, với thức ăn vô vị, cứ như thế, qua bao thập niên cũng như một ngày. Nhờ chuyên tâm thành ý, tu tập trí huệ, thực tiển học theo tinh thần của bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi, vị đã thành tựu trí huệ trong tiền kiếp, nên Ngài thực là bậc Đại Trí. Đồng thời, vì phát đại nguyện hoằng pháp lợi sanh, thật hành theo tinh thần của bồ tát Phổ Hiền, vị đã đầy đủ chủng đức, hạnh nguyện quảng đại, nên Ngài thật là một vị Đại Hạnh. Nhờ Đại Trí và Đại Hạnh mà Ngài thành tựu rốt ráo bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, tinh tấn ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, thiền định ba la mật. Ngài dùng trí huệ ba la mật để chủ động năm ba la mật trên, rồi lại dùng chúng để trang nghiêm trí huệ. Đời nay, tự Ngài giác ngộ và giác ngộ cho người, cùng giải trừ khổ nạn, độ khắp chúng sanh.

Tôi luôn tưởng nhớ đến Ngài, người có đủ muôn đức, vị đạo sư của đời. Tuy Ngài đột nhiên chuyển ngược thuyền từ, thân sắc đã nhập niết bàn, nhưng tinh thần mãi mãi trụ tại thế gian. Chúng ta, những kẻ hậu học, phải tiếp nhận truyền thừa công nghiệp của Ngài, và phát triển khắp nơi. Kệ nói: Bánh xe pháp thường chuyển. Đấng Như Lai không cùng tận.

Ngài có từ phương đông đến, hay từ tây phương mà đi không? Ngài nối nghiệp Thiền tông, khiến mãi mãi lưu truyền muôn kiếp.

***

Mất đi một anh tài

(bài viết của HT. Thích Vĩnh Tinh)

Tôi gặp Ngài Tuyên Hóa vào năm 1948, tại chùa Nam Hoa, Thiều Quan, Quảng Đông. Nhiều người đến đó để tị nạn chiến tranh. Nơi đó, tôi cùng sống chung với Ngài hơn một tháng. Khi đó, Ngài trú tại lầu chứa tạng kinh. Đại lão hòa thượng Hư Vân rất trọng vọng Ngài.

Tôi cùng Ngài xuất sanh đồng quê quán. Lúc ở vùng Mãn Châu, tôi chỉ nghe danh Ngài, nhưng chưa từng gặp mặt. Cuối cùng, khi gặp được Ngài, tôi cảm thấy thật quá trể. Đương thời, vì chạy nạn chiến tranh, tâm tình của người người đều bất an, chỉ ở tạm trú nơi này chốn nọ trong một thời gian ngắn. Sau này, đến Hồng Kông, Ngài cùng tôi thường gặp mặt nhau. Tôi biết Ngài là một vị dụng công tu hành rất tinh tấn, không sợ khổ nhọc. Sự hành trì của Ngài rất chân thật, không biểu diễn bên ngoài. Vì vậy, tôi rất kính trọng Ngài.

Lúc đến nước MỸ, Ngài thu nhận rất nhiều đệ tử người tây phương. Một trong những điểm đặc biệt của Ngài là có thể đàm luận với người tây phương dầu không biết gì về tiếng Anh. Ngài có trí nhớ phi thường, chỉ đọc qua một lần là nhớ ngay. Ngài đã trải qua bao năm hoằng pháp, thu nhận đệ tử đông đảo, khiến người người kính phục. Vì có chí nguyện tu hành, những lúc chưa có đạo tràng tu tập, Ngài vẫn tự kiên trì tu hành khổ nhọc, không bao giờ giải đãi. Vô luận có một người hay nhiều người, Ngài vẫn tự y chiếu tu hành. Khi giảng kinh, dầu chỉ có một người, Ngài vẫn giảng giải như có nhiều người. Do lòng kiên trì, chịu khổ cực của Ngài, nên người người rất kính phục. Dẫu đến hoằng pháp nơi nào trên thế giới, Ngài luôn được tín chúng hoan nghênh chào đón, thọ giới quy y. Đó là nhờ sự tu hành chân thật của Ngài.

Tôi nghe rằng có rất nhiều xá lợi sau khi hỏa táng thân Ngài. Điều này chứng minh công phu tu hành thành tựu của Ngài. Nhờ lực huân tập, tu trì giới định huệ thành tựu nên mới có nhiều xá lợi như thế. Tại MỸ, Ngài dùng hết sức lực để hoằng bá Phật pháp, làm lợi ích cho chúng sanh, phiên dịch và ấn hành rất nhiều kinh điển từ tiếng Tàu sang tiếng Anh. Việc này không phải dễ làm.

Vừa nghe tin Ngài viên tịch, chúng tôi cảm giác như Phật giáo mất đi một viên tướng lãnh, một trưởng lão đạo cao đức trọng, nên rất thương tiếc, đau buồn. Trong đời mạt pháp, chư vị pháp sư đạo cao đức trọng lần lượt viên tịch mà không có ai tiếp nối, thật là một mối lo ngại lớn lao. Những thế hệ sau không thể sánh bằng chư vị tiền bối, nhất là về phương diện tu trì. Vì vậy chúng tôi rất lo lắng về việc chư đại đức viên tịch mà không có ai kế thừa. Đây là vấn đề ưu tư của Phật giáo hiện đại. Chúng tôi hy vọng chư vị cư sĩ, hãy phát tâm xuất gia, hộ trì Phật pháp. Người xuất gia như chúng tôi đây, vốn là những người nội hộ, chuyên trì Phật pháp. Nếu không có tăng bảo, Phật pháp sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, việc xuất gia rất quan trọng. Sau khi xuất gia, chẳng phải ra khỏi nhà là đủ, mà phải học tập Phật pháp, rồi chân thật dụng tu hành. Chỉ hiểu được chút ít về Phật pháp, rồi lại ba hoa môi mép, mà không chịu hành trì thì không thể được. Vì thế, hạnh giải phải tương ưng, thì mới mong tu hành thành tựu. Nếu chỉ nghiêng về một mặt, hoặc hạnh hoặc giải, thì không đạt đến đâu. Việc khiến chúng tôi kính phục trưởng lão Tuyên Hóa nhất là hạnh giải của Ngài đều tương ưng. Vì vậy, hôm nay Ngài mới thọ sự tôn kính của mọi người.

***

Những điều Ngài đã giáo huấn tôi

(cố vấn Tổng Thống Đài Loan, ông Lâm Dương Cảng).

Hôm nay, nhân đại lễ truy điệu cố đại lão hòa thượng Tuyên Hóa, mọi người đến đây để tưởng nhớ một bậc Đại Sư hiện đời. Tôi nghĩ rằng những điều quan trọng nhất mà chúng ta nên tưởng nhớ là sự cống hiến vĩ đại của Ngài cho đạo Phật, nhân loại, xã hội, và sự phát triển của nền văn hóa đạo đức, khiến những kẻ hậu lai phải học tập và hành theo những lời Ngài chỉ dạy.

Thiết nghĩ, không cần bàn thêm về cuộc đời của Ngài, vì quý vị chắc biết rõ nhiều hơn tôi.

Thuở xưa, Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang phương đông nhờ công đức của tổ Bồ Đề Đạt Ma. Hiện tại, do sự cống hiến vĩ đại của Ngài, Phật giáo được truyền sang Tây Phương.

Thật vậy, vừa được ngài Hư Vân trao truyền mạch pháp và chính thức trở thành vị tổ thứ chín của dòng Quy Ngưỡng thuộc Thiền tông, Ngài sang Hồng Kông kiến lập chùa chiền, hoằng dương Phật pháp. Hơn mười năm sau, Ngài đơn thân độc mã, rời Hồng Kông, đến thành phố Cựu Kim Sơn, để tuyên dương chánh pháp, thọ nhận đệ tử xuất gia người MỸ. Ngài cũng thường hướng dẫn những phái đoàn, đến nhiều đại học và quốc gia trên thế giới để hoằng pháp.

Vào tháng bảy năm 1992, sau khi qua MỸ khảo sát chế độ, luật lệ pháp chế, tôi được vinh hạnh tiếp kiến Ngài lần đầu. Mồng bốn tháng bảy, năm 1992, tôi đến thăm viếng chùa Vạn Phật Thành tại Ukiah. Nơi đó, có người cho tôi biết là chùa bị thiếu nước trong những ngày đầu mới thành lập. Song, nhờ sự chỉ dẫn và oai đức của Ngài, mạch nước được khai.

Kế đến, tôi được hướng dẫn tham quan cảnh chùa và dùng cơm trai nơi đó. Chiều hôm ấy, tôi trở lại thành phố Cựu Kim Sơn, rồi đến viện Phiên Dịch Kinh Quốc Tế để diện kiến Ngài. Câu đầu tiên tôi thưa với Ngài:

Đối với Phật pháp, con chưa từng nghiên cúu học hỏi chút nào. Kính thỉnh Ngài từ bi khai thị, chỉ dạy.

Ngài bảo:

Mặc dầu gặp nhau nơi đây lần đầu, nhưng tôi đã nghe qua rằng Ông vốn là đệ tử chân thành của Khổng Tử…Thật ra, tư tưởng của Phật giáo cùng Đạo giáo đều giống nhau.

Kế tiếp, Ngài dạy tôi phải chân tâm thành ý mà làm việc, và phải hiểu rõ đạo lý tu thân tề gia trị quốc. Bàn về hệ thống trợ cấp xã hội của nước MỸ, Ngài không bằng lòng, nên thường bảo rằng hệ thống trợ cấp an sinh xã hội này đã khiến cho người MỸ trở nên lười biếng tệ hại; hệ thống này cũng làm băng hoại quan niệm gia đình thân thuộc. Ngài cũng bảo tôi rằng chánh phủ Trung Hoa Lục Địa hiện đang đi sai đường; hướng đi của họ sẽ không thể thực hiện được.

Khi Ngài sang Đài Loan hoằng pháp vào tháng giêng năm 1993, tôi được diện kiến lần thứ hai. Theo lịch trình, tôi cùng hai vị cố vấn Tổng Thống, Hoàng Tôn Thu và Lương Túc Nhung, sẽ dùng cơm trưa với Ngài. Song, Ngài bảo tôi rằng hãy đến sớm hơn bốn mươi phút hoặc một tiếng. Y theo lời dạy, tôi đến nhà hàng Hoa Mậu để gặp Ngài. Hôm đó, Ngài chỉ dạy tôi rất nhiều điều như:

Thứ nhất, người người đều có dục vọng mong cầu lợi ích. Làm chánh trị phải nên thật tế. Phải nên chú ý làm cho mỗi người dân đều được thỏa mãn, thể theo sự công bằng hợp lý.

Thứ hai, nếu muốn có chức vị thì phải giúp người khác có chức vị. Nếu muốn liễu đạt thì phải giúp người liễu đạt. Chân tâm trực ý là nền tảng của sự đoàn kết. Chớ tranh giành, cầu danh đoạt lợi.

Thứ ba, các viên chức chánh phủ cùng tổng thống phải thương mến dân chúng như con cái của mình.

Ngoài ra, Ngài nhận thấy chính quyền Đài Loan cũng giống như chính phủ Lâm An thời Nam Tống, chỉ hưởng thái bình đôi chút mà không biết phấn đấu, cố gắng thêm.

Ngài lại bảo:

Này ông Lâm viện trưởng (vì lúc đó, tôi chưa từ chức viện trưởng ty Pháp Viện), hãy nên vì đồng bào cùng quốc gia mà nỗ lực làm việc.

Đó là những lời khích lệ của Ngài mà tôi đã ghi vào quyển nhật ký.

Tôi có hai quyển khai thị của Ngài tại nhà. Lời dạy của Ngài cho người đời nay thật rất ý nghĩa. Ví như câu: Chớ đối diện với Bồ Tát Quán Thế Âm mà không nhận diện ra Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm thật sự trú trong tâm của mọi người.

Ngài cũng dạy:

– Nếu hành theo hạnh Phật thì mình là Phật. Nếu hành theo hạnh Bồ Tát thì mình là Bồ Tát. Nếu làm theo quỶ ma thì mình là quỶ ma. Muốn làm Phật hay làm quỶ ma, đều do mình cả.

Tôi thiết tưởng, mọi người hãy suy nghĩ thâm sâu về những lời này.

Bên cạnh việc phiên dịch kinh điển, hoằng dương Phật pháp vài nơi trên thế giới, việc làm đáng quý nhất của Ngài, với tầm nhìn xa xôi, là thành lập chùa Vạn Phật Thành, làm trung tâm nghiên cứu các tôn giáo quốc tế, để đề xướng sự đoàn kết liên tôn, nhằm hỗ tương dung thông hợp tác, cùng đồng tìm cầu chân lý, nỗ lực vì nền hòa bình của thế giới. Tinh thần khoang dung độ lượng của Ngài vượt xa những vị lãnh đạo tôn giáo bình thường.

Hôm nay, dự lễ truy điệu cố hòa thượng Tuyên Hóa, tâm tôi tràn trề niềm hối hận, vì tháng sáu năm rồi Ngài có nhắn lời rằng hy vọng tôi sẽ đến MỸ thăm viếng Ngài vào tháng mười. Vì quá bận rộn và tưởng rằng Ngài sẽ sống mãi đến một trăm tuổi, nên tôi không đi. Do đó, tôi mất đi một cơ hội được Ngài trực tiếp chỉ dạy.

***

Ngài là vị mà tôi tôn kính nhất

(bài viết của ông Hoàng Tôn Thu, hội trưởng hội liên hiệp tôn giáo và là cố vấn phủ tổng thống Đài Loan).

Tất cả chúng ta đều bi thương mến tiếc khi nghe tin Ngài Tuyên Hóa đã viên tịch. Sự viên tịch của Ngài, là một tổn thất lớn lao cho Phật giáo và nhân loại.

Suốt đời tu hành khổ hạnh, Ngài hy sinh cho công cuộc hoằng dương đạo pháp, giảng giải kinh điển Đại thừa. Ngài hướng dẫn công việc phiên dịch kinh điển Đại thừa như kinh Pháp hoa, kinh A DI Đà, kinh Địa Tạng, v.v… từ tiếng Hán ra tiếng Anh, Tây Ban Nha, v.v… Nhờ thế, đạo Phật được truyền bá khắp nơi trên thế giới. Sự cống hiến của Ngài cho đạo Phật và sự ảnh hưởng đến nhân loại thật lớn lao.

Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh vài điểm mà tôi rất đặc biệt kính trọng Ngài.

Thứ nhất, đồng thời với công cuộc hoằng dương Phật pháp, Ngài cũng xiển dương nền văn hóa Tàu, cùng luân lý đạo đức. Ngài dung thông Phật giáo và Nho giáo thành một thể, để tương giao hỗ trợ, và xiển dương khắp nơi hầu cứu độ nhân loại. Ngài tôn trọng nền văn hóa Tàu, khiến tôi khính phục vô vàn.

Thứ hai, Ngài là vị hết lòng ái quốc. Đến nước MỸ từ năm 1962, hoằng pháp nơi đây hơn ba mươi năm, Ngài vẫn giữ mình là người Tàu, không bỏ quốc tịch Tàu để vào quốc tịch MỸ, dầu có bị nhiều trở ngại. Vì vậy, tôi nhận thấy, Ngài không những là một vị cao tăng tu hành khổ hạnh mà là một người dân ái quốc.

Thứ ba, không những tự đề xuớng mà Ngài còn thực hành sáu đại tông chỉ như không tranh, không, tham, không cầu, không, ích kỶ, không tự lợi, không nói láo. Những tông chỉ này hợp với tám đức của truyền thống văn hóa Tàu như trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hòa, bình.

Nhìn lại xã hội hiện tại, người người đều thích thụ hưởng giàu sang sung sướng, nhưng tâm linh lại rất nghèo nàn. Hầu hết ai ai cũng ích kỶ, tranh giành danh lợi, quyền thế. Xã hội bị ô nhiễm vì lợi lạc, tiền tài vật chất. Tôi tin tưởng rằng nếu muốn khiến xã hội trong sạch và trung thực, thì chúng ta phải thực hành sáu đại tông chỉ cùng tám đức.

Dầu đã viên tịch, nhưng Ngài đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài pháp thoại cùng bao điều giáo huấn. Xin mọi người hãy tôn thủ y theo và phát dương rộng rãi, để xã hội được lành mạnh và mọi người sẽ sống đời an vui hạnh phúc ấm no.

***

Phát dương tinh thần của Ngài

(ông Lương Túc Nhung, cố vấn phủ tổng thống Đài Loan).

Ngài và tôi đồng sinh tại Mãn Châu. Ngài ra đời tại tỉnh Kiết Lâm, huyện Song Thành, thuộc vùng bình nguyên Tùng Liêu. Ngài xuất gia lúc thiếu thời và là một vị tăng tu hành khổ hạnh. Sau khi tu học Phật pháp các nơi tại nước Tàu, Ngài sang Hồng Kông, đến Nam Dương, rồi qua MỸ. Ngài đem tư tưởng Phật giáo truyền sang xã hội tây phương, một xã hội đã thấm nhuần tư tưởng triết lý thần học của đạo Thiên Chúa và Cơ Đốc. Sự nghiệp này thật là vĩ đại, mà giờ đây đã ra hoa trổ quả.

Tôi đã từng đến thăm Ngài hai lần, tại chùa Vạn Phật thành và thành phố Cựu Kim Sơn. Năm 1992, sau khi từ chức viện trưởng viện lập pháp, tôi đến nước MỸ, diễn giảng tại hội MỸ Đông Hoa Nhân Học. Kế đến, tôi đến thăm viếng chùa Vạn Phật Thành, cùng Ngài đàm luận rất lâu. Ngài mời tôi làm viện trưởng đại học Phật giáo Pháp Giới. Như quý vị đã biết, bên cạnh việc hoằng dương Phật pháp, Ngài cũng thành lập viện Phiên Dịch Kinh Quốc Tế tại Burlingame để phiên dịch kinh điển Phật giáo từ tiếng Tàu sang tiếng Anh. Ngoài ra, Ngài cũng sáng lập trường đại học Pháp Giới, một đại học tổng hợp, với hai phân khoa. Ngài hy vọng rằng nhờ trường đại học này mà tự thân có thể hoằng dương Phật pháp, và khiến đạo Phật phát triển trong ngành học thuật.

Song, tôi đáp lời rằng vì không có mối quan hệ thâm sâu với nước MỸ (tôi đã từng du học tại Nhật Bản), nhất là bị trở ngại về ngôn ngữ, nên chức vị này không thể thích hợp cho tôi. Cuối cùng Ngài bảo:

Được rồi! Tôi vốn là chủ tịch của trường đại học Pháp Giới. Nay xin giao lại cho Ông, để Ông có thể giúp tôi phát triển trường đại học này.

Khi đó tôi chấp nhận, nhưng sau này trở về Đài Loan, lại rất hối tiếc vì không đích thân trợ giúp Ngài trong công việc kiến lập trường đại học này. Vì vậy, tôi cảm thấy mình đã làm Ngài thất vọng.

Hôm nay, tuy Ngài đã viên tịch, nhưng những đệ tử xuất gia và tại gia trong mọi tầng lớp, vẫn tiếp tục kế thừa, phát huy mạnh mẽ tinh thần của Ngài.

Tôi hy vọng rằng ngoài việc hoằng dương Phật pháp, trường đại học Pháp Giới sẽ có thể được kiến lập trong một giai đoạn thích hợp, và gia tăng việc huấn luyện trong hai phương diện: Nghiên cứu về nền học thuật và áp dụng thực tiển. Công việc này rất quan trọng. Hôm nay làm lễ truy niệm, tôi tin tưởng rằng tinh thần của Ngài mãi mãi lưu lại trong nhân thế và thâm tâm chúng ta.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
21231143_846343735542864_5402888135881219694_n.jpg


HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI

Hòa Thượng Tuyên Hóa khi còn tu đạo ngài đã phát 18 lời đại nguyện, trong đó có 4 lời đại nguyện như sau:

11. Nguyện rằng tất cả những phước lạc mà tôi được hưởng thấy, đều hồi hướng phổ thí cho tất cả chúng sanh trong Pháp giới.

12. Nguyện rằng một mình tôi nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong pháp giới.

13. Nguyện rằng tôi sẽ phân linh vô số, phổ nhập tâm chúng sinh nào không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác, hướng thiện, sám hối, sửa mình, Quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng thành Phật.

14. Nguyện rằng tất cả chúng sinh nào, khi thấy mặt tôi, cho đến chỉ nghe tên tôi, đều phát tâm Bồ-đề, mau đắc thành Phật đạo.

Ngài có nguyện thứ mười hai là: Tôi nguyện thọ nhận tất cả khổ đau của mọi chúng sanh trong Pháp giới để chịu thay cho họ. Để hoàn thành đại nguyện này, mỗi khi có người lâm trọng bệnh khó chữa xin Ngài giúp đỡ nếu Ngài thấy họ thành tâm, Ngài hết lòng tìm đủ mọi cách để giúp họ toại nguyện, vì Ngài biết rõ rằng tất cả bệnh hoạn đều không phải từ ngoài thân mà phát khởi và thân thể có được là do Tứ Đại: đất nước gió lửa giả hợp, nếu người ta không chấp vào nó và có thể xả thân thì làm gì có bệnh.

“Xả thân” tức không chấp, nghĩa là bỏ ra ngoài sự khoái lạc vật chất để học và hành Phật pháp gây lợi lạc cho chúng sanh, phá trừ chấp ngã, nhất tâm niệm Phật; hành trì phương pháp này giúp con người thoát khỏi sông mê bể khổ và đạt được thường, lạc, ngã, tịnh của Niết-bàn.

Những việc xảy ra ghi lại sau đây đều là những chứng tích cho thấy nhờ đạo lực của Ngài, phối hợp với sự thành khẩn của tín chủ nên Ngài đã cứu sống rất nhiều người. Do đó danh tiếng của Ngài ngày một vang xa.



a) Sám hối được cảm ứng

Trong thôn của Ngài có một vị phu nhân tên là Trương Lý Thị tuổi ngoài bốn mươi. Trong bốn năm liền, bà này bị bệnh nôn mửa kinh niên, cả Đông lẫn Tây y đều bó tay không chữa được chứng bệnh này, và mọi thứ thuốc đều vô hiệu. Bà nghe đức hiếu hạnh và sự cứu giúp vô số dân làng của Ngài nên bà đến bên mộ phần kính cẩn quỳ xin Ngài giúp đỡ. Ngài quán sát căn nguyên sanh bệnh rồi giảng cho bà rõ đạo lý làm người và nguyên do của bệnh tật là một sản phẩm của luật nhân quả. Ngài khuyên bà sám hối những tội lỗi xưa cùng kiền thành niệm Phật, Bà ta y lời, hành trì thật nghiêm túc và mỗi ngày thành tâm hối lỗi. Trong vòng hai mươi mốt ngày bệnh của bà lành hẳn mà không cần đến thuốc.



b) Sản phụ thoát hiểm.

Ngoài làng có một bà họ Đường lâm bồn qua bốn ngày liền mà chưa sanh con được. Bác sĩ đã không có cách gì cứu chữa, thấy cảnh sản phụ mạng sống mỏng manh, người nhà nóng lòng, dọ hỏi khắp nơi mới biết đến Ngài. Họ vội chạy đến mong Ngài cấp cứu, Ngài bảo họ hãy trở về nhà và bảo hết cả nhà đồng dâng hương niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” và phát nguyện ăn chay một trăm ngày; Nếu làm được như vậy thì sản phụ sẽ sanh con được bình an vô sự.

Họ trở về nhà làm y lời Ngài; chẳng bao lâu hài nhi được hạ sanh, mẹ tròn con vuông.



c) Bệnh liệt được chữa

Tại Thôn Bình Phòng có Trương phu nhân bị tê liệt toàn thân đã ba năm, chạy chữa biết bao bác sĩ, cùng các thuật sĩ mà bịnh vẫn không bớt. Khi nghe tiếng cứu người của Ngài, gia đình mướn xe chở bà đến tận lều của Ngài và xin chữa trị.

-Tôi không biết gì về y dược cả; nhưng những người có đức tin có thể được lành bệnh nhờ sự thành tâm của họ. Bà chỉ cần thành tâm sám hối tội lỗi của mình trong quá khứ cùng cải ác hành thiện. Nếu bà niệm Phật và ngưng không ăn thịt nữa thì nhất định sẽ được cảm ứng và bệnh bà sớm phục hồi.

Sau khi về nhà, mỗi ngày bà lễ bái trước chân dung Ngài, ăn chay niệm Phật. Qua một trăm ngày, bịnh tê liệt biến mất và bà có thể cử động được như thường. Toàn gia đình bà không khỏi kinh ngạc, quỳ lạy tôn Ngài làm Thầy cùng phát nguyện hộ trì Tam Bảo và tinh tấn làm lành.



d) Ăn chay được cảm ứng.

Cách làng Ngài khoảng bốn mươi dặm có một người tên là Đới Quốc Hiền bị bệnh phổi đến thời kỳ nghiêm trọng, các bác sĩ đều nói rằng bệnh của anh ta vô vọng, nhưng anh ta vẫn muốn sống, nên tìm đến và quỳ xuống khẩn cầu Ngài cứu giúp. Ngài thấy ông rất thành tâm, nên bảo ông ta nhất tâm xưng niệm “ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” cùng phát nguyện ăn chay trường, chấm dứt nghiệp sát sanh. Anh ta hoan hỷ tín thọ. Rồi Ngài vừa rưới nước nhè nhẹ lên đầu anh ta mà gia trì niệm Phật tụng chú. Ngay lúc đó anh cảm giác toàn thân mát rượi, tinh thần sảng khoái. Sau đó anh ta quy y Tam Bảo, kiên thành trì chú Đại Bi cùng niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát không ngưng nghỉ. Chẳng bao lâu sau ông được lành bệnh.



e) Trong mơ được cứu.

Càng ngày Ngài càng có đông đệ tử. Toàn gia đình hơn ba mươi người của Vương Phụng Nghi ở Làng Đông Tĩnh Tử đều quy y Ngài. Họ đều ăn chay và đắc lực ủng hộ hoằng dương Phật pháp, em của Vương Phụng Nghi là Vương Phụng Cửu, có một đứa con trai đột nhiên bị bệnh nặng.

Cha đứa bé đã khẩn cầu Ngài cứu đứa con, mỗi ngày ông đều ở trước bàn thờ Phật cầu nguyện, trải qua một tuần lễ, đêm nọ, ông mơ thấy Ngài đến nhà và cho con ông uống một viên thuốc, khi thức dậy ông Vương phát hiện con ông đã được lành bệnh; Kể từ đó ông càng thâm kính Phật pháp và khuyên khắp thân bằng quyến thuộc bạn bè Quy y Tam Bảo.



f) Lòng hiếu được cảm.

Cao Đức Phú tại Thành phố Hợp Nhĩ Tân, Đại Nam Câu, thiên tánh hiếu thảo. Khi mẹ ông bị bịnh hiểm nghèo, ông phát nguyện đến Chùa Tam Duyên chặt tay cúng Phật, cầu mong chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho mẹ mình sớm được bình phục. Đến Chùa lễ Phật xong, ông lấy dao ra định chặt cánh tay, nhưng người bên cạnh phát giác nên ngăn cản. Khi hỏi ra nguyên nhân, mới biết ông là người con chí hiếu, xả thân vì mẹ. Thấy vậy Cư sĩ Lý Cảnh Hoa dẫn ông đến cầu kiến Lão Hòa Thượng Thường Nhân, lão Hòa Thượng cho người dẫn ông đến gặp Ngài. Ngài rất cảm động về lòng hiếu thảo của ông, nên liền nhận lời đến nhà cứu bà mẹ ông; Ngài bảo Cao Đức Phúc hãy chạy xe đạp về nhà trước còn Ngài sẽ đi bộ theo sau. Nhưng khi Cao Đức Phúc vừa về đến nhà thì thấy Ngài đã có mặt trong nhà từ hồi nào rồi. Lúc vào nhà, Ngài phát hiện bà mẹ ông đã bất tỉnh mê man trong bảy tám ngày rồi tình huống thật nguy cấp, bệnh nhân lúc ấy môi và đầu lưỡi đã bị thâm đen, hơi thở dường như đứt đoạn, Ngài bắt đầu viết sao văn, rồi khép mắt trì chú cho đến nửa đêm, tới 3 giờ sáng mới nghỉ. Sáng sớm hôm sau, bịnh nhân chợt ngồi dậy trên giường kêu tên con bà. Cao Đức Phúc kinh hãi, vui mừng khôn xiết. Mẹ ông bảo:

- Mẹ bị lạc đường đã mấy ngày liền, không biết đã đi tới đâu nữa? May thay chiều hôm qua, mẹ gặp một vị Tăng đưa mẹ về nhà; Bây giờ mẹ cảm thấy đói lắm con mau nấu cháo cho mẹ ăn.

Cao Đức Phúc nghe thế cả mừng chỉ Ngài và hỏi mẹ rằng:

- Vị Tăng mà mẹ vừa nói đó, có phải là vị này không?

Mẹ ông nhìn Ngài một hồi rồi nói:

- Đúng rồi! Chính ông Sư này đã dẫn mẹ về nhà đó mà.

Qua việc nầy, toàn gia đình của Cao Đức Phúc lập tức Quy y Tam Bảo.



g) Hóa giải bệnh truyền nhiễm.

Mùa thu, năm Dân Quốc thứ ba mươi bốn, sau khi quân Nhật đầu hàng không lâu vùng Đông Bắc rất hổn loạn dân miền quê lại bị bệnh truyền nhiễm khiến rất nhiều người bị chết: trẻ có, già có...Tại Đồn Du Phường phía Nam Thành phố Hợp Nhĩ Tân, có gia đình họ Mai chỉ trong ba ngày mà tất cả mười một người trong nhà đều bị lây bệnh chết; Lúc bấy giờ chỉ còn có một người làm công và một người rể đang trong tình trạng nguy kịch.

Nghe qua chuyện thảm thương như thế, Ngài liền đi vòng đến các thị trấn, làng xã kề cận, vừa rảy nước sái tịnh, vừa trì tụng chú Đại Bi. Có điều là Ngài rẩy nước đến nơi nào thì nơi đó không còn nghe đến việc người chết vì bệnh truyền nhiễm nữa.



h) Giải nạn rít độc.

Lần nọ có một em bé đang chơi ngoài sân, vô ý bị con rít bò vào lỗ tai rồi bò lên não bộ của em, em bị nhức đầu dữ dội, sắc mặt tái mét, hơi thở hổn hển la khóc không ngừng. Rít này thuộc loại rít độc, thông thường nếu đụng phải rít này thì hết cách cứu chữa. Người nhà mang em đến Ngài cầu cứu, Ngài thành tâm trì chú. Qua vài giờ sau thần sắc em bé hồi phục như thường. Do đây mới biết công dụng của thần chú thật không thể nghĩ bàn; nhưng người niệm chú, nhất định phải chuyên tâm chánh ý, lại phải trì giới thanh tịnh, chân chánh tu hành thì tự nhiên sẽ được Bồ Tát hộ trì, Thiên Long ủng hộ. Nếu không thì dầu cho có mỏi hơi niệm chú, vẽ bùa mà không nghiêm trì giới luật tất sẽ đọa lạc vào đường ma, biến thành ma vương vậy.



i) Cứu người tự vẫn.

Tại Tỉnh thượng Hiệu Nam, Đồn Đông Bình Tử, Phố Hợp Nhĩ Tân, có một vị Đồn trưởng tên là Lý Thắng Tỉ vì một chuyện nhỏ mà sinh ra cải vả với người vợ. Vợ ông nhất thời nóng nảy không sáng suốt mà tự vẫn bằng cách uống cạn hai chén nước lỗ (Nước lỗ là một hóa chất cực độc, đừng nói chi uống một chén, chỉ cần uống một ngụm thôi cũng đủ chết người rồi.) Đến khi người nhà của bà phát giác ra thì bà đã trong hồi nguy kịch, mọi người trong nhà đều rất sốt ruột, lo âu.

Cũng may, lúc bấy giờ có một người biết Ngài đang ở trong đồn này bèn mách cho người nhà của bà ta hay:

- Thầy An Từ (tên khác của Hòa Thượng Tuyên Hóa) vừa đúng lúc có việc nên đến Đồn này, hiện giờ đang ở bên nhà họ Quách, các người hãy mau đi cầu cứu Ngài đi, may ra Ngài có cách cứu chữa.

Con trai của Lý Thắng Tỉ nghe vậy cấp tốc chạy qua nhà họ Quách, vừa mới gặp được Ngài sụp quỳ thỉnh cầu Ngài mau đến cứu mẹ.

- Ta không có cách nào hay, ngươi hãy mau đi tìm thầy thuốc đến trị đi.

Người con lủi thủi quay về báo cho cha hay. Người mách hộ rất am tường Ngài, vì vậy một lần nữa kêu người con đến lạy cầu Ngài ra tay, người này còn dặn thêm:

- Con phải thành tâm khẩn cầu bằng không thì Ngài không màng chuyện rỗi đâu!

Người con lại một lần nữa chạy nhanh đến trước mặt Ngài, quỳ xuống cầu xin, khóc lóc suốt cả bốn mươi lăm phút. Biết người con thật có lòng thành, nên Ngài cùng đi với người con về nhà họ. Lúc đó tay chân của người mẹ đã phát lạnh, người nhà đang chuẩn bị tang sự cho bà.

Vừa thấy Ngài đến, mọi người đều hướng về Ngài cúi đầu đảnh lễ, thỉnh cầu Ngài cứu mạng. Ngài bảo họ đừng quá đau lòng, rồi dùng nước gia trì chú Đại Bi, kế lấy chiếc đũa tre vạch miệng của bệnh nhân mà đổ nước vào. Chẳng bao lâu, bịnh nhân bắc đầu ói mửa, ói một lúc thì dần dần tỉnh lại.

Cả nhà họ Lý đều cảm kích Ngài đến rơi nước mắt, và cũng thâm cảm sức linh ứng không thể nghĩ bàn của Phật Pháp. Về sau họ tặng cho Ngài một bức đối liễn.

Câu trên: “Từ bi phổ độ, tín giả đắc cứu thành Chánh Giác.”

(Từ bi cứu độ được tất cả, người có tín tâm được giải thoát để chứng được Chánh Giác.)

Câu dưới:”Quá hóa tồn thần, lễ chi hộ phúc ngộ Vô Sanh.”

(Tai họa được tránh khỏi, phục lại tinh thần được để giác ngộ Vô Sanh.)

Kèm theo một tấm biểu viết rằng: “Tự Tại Như Lai.”

Trích Từ Quyển Hòa Thượng Tuyên Hóa Cuộc Đời và Sự Nghiệp Hoằng Hóa
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên