Nhặt nhạnh ký ức-Tiểu Thừa và Đại Thừa

thankhauy

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 12 2015
Bài viết
21
Điểm tương tác
22
Điểm
3
Xin mạn phép trích dẫn lại bài viết từ diễn đàn phattu từ tháng 4/2014 của đạo hữu Cầu Pháp. Đạo hữu này cũng nhặt nhạnh tin từ năm 1950 và 1996. Đáng buồn thay có những điều đã có nhưng bị quên lãng...
Năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "tiểu thừa" phải được xóa bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật hiện diện ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v... Trên đây là tóm lược về lịch sử đạo Phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa.
***
**
*
Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa Hòa thượng W. Rahula Tỳ kheo Thiện Minh dịch

Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.

Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Ngài thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm thuyết pháp độ đời và ngài nhập Níp-bàn năm 80 tuổi. Chắc chắn ngài là một con người có nhiều năng lực nhất, ngày đêm thuyết pháp dạy đạo cho chúng sanh, và Ngài chỉ ngủ có hai giờ đồng hồ trong một ngày.

Đức Phật thuyết pháp giảng đạo cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà-la-môn, thương gia, những người cùng đinh, trí thức, và thường dân lao động. Giáo pháp của Ngài đáp ứng mọi nhu cầu tâm linh của từng người. Những gì Ngài thuyết giảng được gọi là Phật ngôn. Thời điểm đó không có chỗ nào gọi là Trưởng lão bộ (Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana).


Sau khi Ngài thành lập giáo hội Tỳ Kheo tăng và Tỳ Kheo ni, Đức Phật đưa ra những nguyên tắc giáo điều giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Luật (Vinaya). Những lời giảng dạy của Ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho chư Tăng Ni và Thiện nam Tín nữ được gọi là Pháp (Dhamma).


Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất

Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch, những đại đệ tử của ngài triệu tập một đại hội ở thành Ràjagaha (Vương xá). Trưởng lão Kassapa (Ca-diếp) trụ trì đại hội này. Có hai vị rất quan trọng trong đại hội này, các ngài thiên về hai lãnh vực khác nhau - hai vị này trùng tuyên lại Pháp và Luật (Dhamma và Vinaya): ngài Ananda (A-nan-đa) là vị đệ tử hầu cận Đức Phật trong suốt 25 năm, ngài có trí nhớ siêu việt, có thể đọc lại những điều Đức Phật đã thuyết giảng; và ngài Upali (Ưu-ba-ly) đọc lại tất cả những giới luật Đức Phật đã ban hành.

Trong đại hội kết tập lần thứ nhất, chỉ có hai phần Pháp và Luật được trùng tuyên lại. Mặc dù không có quan điểm khác nhau về Pháp (không có đề cập đến Vi Diệu Pháp - Abhidhamma) nhưng chỉ có thảo luận một ít vấn đề về giới luật.


Trước khi Thế tôn viên tịch, Ngài có bảo Đại Đức Ananda rằng nếu Tăng già muốn sửa đổi một ít giới luật nhỏ, thì các vị có thể sửa đổi.
Nhưng lúc đó ngài Ananda quá u sầu vì Thế Tôn sắp viên tịch mà đối với Ananda thì điều đó không thể có được, nên ngài không có hỏi bậc Đạo sư giới nào là giới nhỏ.

Những thành viên của hội nghị không đồng ý về điều giới luật nào là giới nhỏ, cuối cùng trưởng lão Kassapa quyết định rằng không có giới luật nào Thế Tôn đưa ra phải thay đổi, và ngài cũng không có giới thiệu thêm giới luật mới nào. Như vậy không có lý do chính đáng nào để thay đổi giới luật.


Tuy nhiên trưởng lão Kassapa nhắc nhở một điều: "Nếu chúng ta thay đổi giới luật, dư luận quần chúng sẽ nói rằng đệ tử Sa Môn Gotama thay đổi giới luật trước khi Ngài hỏa táng."

Trong đại hội, giáo pháp được phân chia thành những phần khác nhau và mỗi phần được ấn định cho một vị trưởng lão và đệ tử của vị đó để ghi nhớ. Sau đó giáo pháp được truyền khẩu từ vị thầy đến đệ tử. Giáo pháp được đọc tụng hằng ngày do bởi những hội chúng thường xuyên kiểm chứng với nhau để bảo đảm rằng không có sự thiếu sót hoặc thêm bớt nào cả.

Những nhà sử học công nhận rằng truyền thống khẩu truyền thì đáng tin cậy hơn một bản báo cáo do một người viết về một sự kiện xảy ra sau nhiều năm.


Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Hai

Một trăm năm sau, đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức để thảo luận một số vấn đề giới luật. Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch không có sự thay đổi về mặt giới luật bởi vì trong suốt thời gian đó không có sự thay đổi về mặt kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra.

Nhưng 100 năm sau, một số chư tỳ kheo thấy nhu cầu cần để thay đổi những giới luật nhỏ. Những thầy tỳ kheo chính thống bảo rằng không có điều giới luật gì cần phải thay đổi trong khi những người khác cứ nhất định sữa đổi một số ít giới luật.


Cuối cùng một số thầy tỳ kheo rời bỏ đại hội và thành lập Đại chúng bộ (Mahasanghika). Mặc dù gọi là Đại chúng bộ nhưng không có nghĩa là Đại thừa (Mahayana). Và trong đại hội kết tập lần thứ hai, chỉ có thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật và không thấy nói đến sự tranh luận về giáo pháp.


Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Ba

Thế kỷ thứ ba trước công nguyên, thời hoàng đế Asoka, đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức để thảo luận quan điểm khác nhau giữa những vị tỳ kheo khác phái.

Trong đại hội kỳ này, sự khác nhau không còn hạn chế về mặt giới luật mà còn liên quan với giáo pháp. Cuối đại hội, chủ tọa là ngài Moggaliputta Tissa (Mộc-liên Tu-đế) biên soạn một quyển sách được gọi là Những Điểm Dị Biệt (Kathavatthu) để bác bỏ luận thuyết hoang tưởng, sai lầm của một số bộ phái. Giáo pháp được đại hội đồng ý và chấp thuận, gọi là giáo thuyết Trưởng lão (Theravada). Tạng Vi Diệu Pháp được kết tập trong đại hội này.


Sau đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, con trai vua Asoka, ngài Mahinda, mang Tam Tạng đến Tích Lan cùng với các Chú Giải đã được đại hội thứ ba trùng tuyên lại. Những kinh điển mang đến Tích Lan được bảo quản cho đến ngày hôm nay mà không có mất mát một trang nào.

Kinh điển được viết bằng tiếng Pàli, dựa vào ngôn ngữ Ma-kiệt-đà (Magadhi) do Đức Phật thuyết giảng. Không có điều gì gọi là Đại thừa ở thời điểm đó.

***
**
*
Sự Xuất Hiện Của Đại Thừa (Mahayana)

Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharma pundarika sutra).


Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "đại thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn.
Ngài Long Mãng (Nagarjuna) phát huy triết học đại thừa về tánh Không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết (Madhyamika-karika, còn gọi là Trung quán luận) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không.


Khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa".


Chúng ta không nên nhầm lẫn Tiểu thừa với Trưởng lão bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau.


Phật giáo Trưởng lão bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỹ thứ III trước công nguyên, khi đó không có danh từ Đại thừa nào cả. Bộ phái Tiểu thừa chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, bộ phái Tiểu thừa không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

***
**
*
Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "tiểu thừa" phải được xóa bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật hiện diện ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v... Trên đây là tóm lược về lịch sử đạo Phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa.


Đạo Phật Đại Thừa Và Đạo Phật Nguyên Thủy

Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì?

Tôi nghiên cứu đạo Phật Đại thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.

1.Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
2.Tứ Thánh Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
3.Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái thì cũng tương tự .

4.Lý Duyên Khởi trong cả hai trường phái đều giống nhau.
5.Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.
6.Cả hai đều chấp nhận Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ) , không có bất kỳ sự khác biệt nào.


Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.


Cũng có một số ít điểm khác nhau. Hiển nhiên là quan điểm về Bồ tát. Nhiều người nói rằng Đại thừa là quả vị Bồ tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Nguyên thủy thì đưa đến quả vị A La Hán.


Tôi phải nói rằng Đức Phật Toàn giác, Độc giác và Thinh văn giác cũng là những vị A La Hán.

Kinh điển Đại thừa không bao giờ sử dụng La Hán thừa.

Họ sử dụng ba thuật ngữ: Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và Thinh văn thừa.

Theo truyền thống Nguyên thủy, ba quả vị này được gọi là ba quả Giác (Bodhi).


Có người cho rằng Phật giáo Nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân. Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được?


Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba Giác, và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất.


Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí.
Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.


Ba Hạng Phật

Có ba hạng Phật: Chánh đẳng chánh giác (sammasambuddha), Độc giác (paccekabuddha), và Thinh văn giác (savakabuddha).

Việc chứng đắc Níp-bàn giữa ba vị thì giống nhau.
Chỉ có sự khác nhau là Chánh đẳng chánh giác có nhiều uy đức và phẩm chất hơn hai vị kia.


Có người nghĩ rằng tánh Không do ngài Long Mãng nói thì hoàn toàn là giáo lý Đại thừa.

Thật ra, ngài căn cứ vào tư tưởng Vô Ngã và Lý Duyên Khởi, đã có sẵn trong kinh tạng Pàli.


Một lần đại đức Ananda hỏi Đức Phật,

"Người ta nói về chữ Không, vậy Không là gì? "

Đức Phật trả lời, "Này Ananda, không có bản ngã cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời này. Do đó, thế gian là vô ngã."

Tư tưởng này do ngài Long Mãng đưa ra khi ông viết quyển sách "Madhyamika-karika" (Trung quán luận) nổi tiếng của mình.


Trong Phật giáo Đại thừa, bên cạnh tư tưởng tánh Không còn có ý niệm "Tàng thức" vốn đã có nguồn gốc trong kinh tạng nguyên thủy.

Những người Đại thừa chỉ khai triển thêm các khái niệm nầy để tạo dựng nền triết học và tâm lý học sâu thẳm./.

(Nguyên tác: ‘Theravada - Mahayana Buddhism’,Gems of Buddhist Wisdom, Buddhist Missionary Society, Kuala Lumpur, Malaysia, 1996)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Khổ quá đại tiểu gì chứ chỉ là phương tiện mà thôi.ngoại đạo chấp ngã to hơn cả trời rồi mới lấy lạc thú làm vui mà đâu có biết đó là nguyên nhân các khổ là mầm mống luân hồi.Phật mới thuyết vô ngã,khổ,vô thường,bất tịnh rồi mấy ông tiểu thừa lại chấp chặt vào đó coi đó là chân lý.vì giữ tâm vô thường Phật mới nói tánh có thường hay thế gian cũng có thường,lạc,ngã,tịnh âu cũng chỉ là ác đến thiện độ,ngu đến trí độ mà thôi.mấy ông không hiểu thành ra cãi nhau suốt ngày nguyên nhân cũng là vì quên béng mất Phật tìm ra con đường xuất thế gọi là trung đạo ngã với vô ngã là nhị biên mà Phật Pháp là bất nhị Phi ngã Phi vô ngã (đây mới là chân lý này).
 

thankhauy

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 12 2015
Bài viết
21
Điểm tương tác
22
Điểm
3
Khổ quá đại tiểu gì chứ

mấy ông tiểu thừa lại chấp chặt vào đó
Lại đại với tiểu :icon_mrgreen:
Thực ra chữ "Vô" trong đạo Phật không phải không (có-không), mà là không phải không, cũng không phải không phải không.
Thankhauy "đào mộ" bài trên là để góp một phần nhỏ nhoi xóa đi sự chia rẽ phân biệt trong Phật giáo mà thôi.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Ồ thì ra là vậy tôi mới tìm hiểu đạo Phật không lâu e là mắc lỗi lầm xin đạo thông cảm vậy mà tôi tưởng vô là không mời đạo hữu tiếp tục vậy
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khổ quá đại tiểu gì chứ chỉ là phương tiện mà thôi.ngoại đạo chấp ngã to hơn cả trời rồi mới lấy lạc thú làm vui mà đâu có biết đó là nguyên nhân các khổ là mầm mống luân hồi.Phật mới thuyết vô ngã,khổ,vô thường,bất tịnh rồi mấy ông tiểu thừa lại chấp chặt vào đó coi đó là chân lý.vì giữ tâm vô thường Phật mới nói tánh có thường hay thế gian cũng có thường,lạc,ngã,tịnh âu cũng chỉ là ác đến thiện độ,ngu đến trí độ mà thôi.mấy ông không hiểu thành ra cãi nhau suốt ngày nguyên nhân cũng là vì quên béng mất Phật tìm ra con đường xuất thế gọi là trung đạo ngã với vô ngã là nhị biên mà Phật Pháp là bất nhị Phi ngã Phi vô ngã (đây mới là chân lý này).

VQ có nhận được lời hỏi của Bạn Bình Đẳng Giác. Nên xin phúc đáp theo ý kiến riêng của VQ để các bạn lãm tường.

Bình Đẳng Giác đã viết:
Trong bài nhặt nhạnh về ký ức tiểu thừa và đại thừa con có viết vài lời thầy đã xem qua con xin hỏi ý kiến của thầy về bài con viết đó

Theo VQ, thì Nam Tông hay Bắc Tông cũng đều là Phật giáo, đều do chính đức Phật đã thuyết giảng. tùy theo khả năng nhận thức của hàng đệ tử, mà có sự phân phái lập Tông riêng.

Do đó, nếu muốn so sánh, kế thừa, chọn lọc... thì người học Phật cũng nên học cả 2 Hệ phái Nam và Bắc truyền.

Còn về việc Nam và Bắc tranh hơn kém nhau là việc dễ hiểu thôi.

Ngày xưa có người thợ rèn giỏi. Ông làm ra sản phẩm và rao bán.

Khi bán cái Mâu, thì ông nói cái mâu này không vật gì mà không đâm thủng được. Khi bán cái Thuẩn, thì lại nói cái Thuẩn này không vật gì đâm thủng được. Đó chỉ là nghệ thuật tiếp thị.

Nam tông ví như chân trái của Phật, Bắc Tông ví như chân phải của Phật. Ai khen ngợi tán thán, tín ngưỡng Nam tông cũng tốt. Ai khen ngợi tán thán, tín ngưỡng Bắc tông cũng tốt. Vì cả 2 đều là Đạo Phật (đừng tán thán ngoại đạo ở đây là được rồi).

Vì vậy theo VQ ai có nhân duyên với hệ phái nào, thì cứ theo hệ phái náy là xong.

Theo VQ biết:

Nhất pháp năng minh vạn pháp đồng,

Chỉ nhân sai biệt trí nan thông.

Cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,

Chấp trước na nan liễu tánh không.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Ồ thì ra là vậy tôi mới tìm hiểu đạo Phật không lâu e là mắc lỗi lầm xin đạo thông cảm vậy mà tôi tưởng vô là không mời đạo hữu tiếp tục vậy

Chào đạo hữu Bình Đẳng Giác

Hiểu chữ VÔ nghĩa là KHÔNG không hề sai đâu đạo hữu ah. Chữ KHÔNG có nghĩa là Không của không-có mà cũng có nghĩa không phải là không của có-không (đa phần thường nghĩ rằng KHÔNG không phải là KHÔNG trong CÓ-KHÔNG, sa vào tri kiến kiến lập, hề hề).

Hay nói y theo chư cổ đức thượng thừa thượng thủ thì KHÔNG phải là KHÔNG mà cũng chẳng khác KHÔNG, ví như Lục Tổ Huệ Năng gọi KHÔNG là ĐẠI.

Mến, Trừng Hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ồ thì ra là vậy tôi mới tìm hiểu đạo Phật không lâu e là mắc lỗi lầm xin đạo thông cảm vậy mà tôi tưởng vô là không

Kính Đạo hữu Bình Đẳng Giác.

CÓ & KHÔNG, trong Đạo Phật còn dùng 2 từ SẮC và KHÔNG.

Sắc Không có 3 bậc, tương ứng với 3 tầng tri thức:

1/. Sắc - Không đối đãi. Nghĩa là Có đối đãi với không. Người thấy cái đối đãi này là do dùng Ý thức để phân biệt, nhận xét. Đây nhà Phật gọi là Tưởng Tri, tức là sự thấy biết bằng sự tưởng tượng, nên sẽ biết sự vật một cách méo mó, sai lệch, không thấy được chân lý. Giai đoạn này tương ứng với Văn tự Bát nhã.

2/. Sắc - Không bất dị. Nghĩa là Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Người dùng cái thấy này, là bậc có Thiền Định, đã thoát khỏi tầm chi phối của ý thức suy lường, họ dùng quán trí để thấy; Sắc cũng là Vọng tưởng mà thấy, không cũng là Vọng tưởng mà thấy.- nên chúng không khác nhau. vì đều là vọng tưởng. Cái thấy này ít bị sai lầm hơn. Đây nhà Phật gọi là Thức Tri . Giai đoạn này tương ứng với Quán chiếu Bát nhã.

2/. Sắc - Không Tuyệt đãi. Nghĩa là Sắc NHƯ, không cũng NHƯ. Người thấy được cái thấy này là Phật nhãn thể dụng đồng. Cái thấy này thấy được Thật tướng pháp. Đây nhà Phật gọi là Liễu Tri . Giai đoạn này tương ứng với Thật Tướng Bát nhã.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên