VO-NHAT-BAT-NHI

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật.

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43
Kính các Bậc Tiền Bối.
Xin cho con hỏi:

1/. Ngài Vô Nhất Bất Nhị có phải đã "Thành Phật sống" hiệu là: thanh tịnh pháp thân Vô Nhất Bất Nhị phật. - phải hôn ???

2/. Bản chất Pháp Thân có phải là: tự thể chân thật, bất biến, là thực thể tối hậu ? Dạ kinh nào nói như thế ạ ? ( Nhất là Tiền Bối Vô Nhất Bất Nhị xin dẫn kinh đó cho mọi người học hỏi ạ).

Kính cảm ơn các Tiền Bối.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Kính các Bậc Tiền Bối.
Xin cho con hỏi:

1/. Ngài Vô Nhất Bất Nhị có phải đã "Thành Phật sống" hiệu là: thanh tịnh pháp thân Vô Nhất Bất Nhị phật. - phải hôn ???

2/. Bản chất Pháp Thân có phải là: tự thể chân thật, bất biến, là thực thể tối hậu ? Dạ kinh nào nói như thế ạ ? ( Nhất là Tiền Bối Vô Nhất Bất Nhị xin dẫn kinh đó cho mọi người học hỏi ạ).

Kính cảm ơn các Tiền Bối.
Chào bạn!

1. Nếu bạn không ưa lý lẻ nào của VNBN thì bạn cứ vào mà chửi vô mặt ông ấy chứ đừng nói thế này.

2. Hành giả dùng tuệ quán mà rõ được Pháp Thân thì được siêu thoát khỏi ý niệm chấp Ngã nên trả lại cái Đức Ngã ( 1 trong 4 Đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh ) cho Niết Bàn mà gọi tối hậu hay tối thui gì thì tùy thích :))

3. Bonus : Chúng sanh ăn trộm của Thường Trụ tức là cái Đức Ngã của Niết Bàn mà nhận bừa nên phải chịu khổ não không bao giờ được xám hối :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Thì là đồng ý với Thầy VQ rồi còn gì.

ha ha ha [smile]

A ahahaha ... A hahahahaha .. thật ra với cái TƯ TƯỞNG "ĐẦY TÀO LAO PHẬT HỌC " của MOD VNBN ---> làm gì có ĐỒNG Ý với ai chứ [smile]

----> và cũng nói luôn ... MOD VNBN NICK XANH này .. làm gì có TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO chứ cho dù là Thầy VQ vốn đã hiểu CHỖ BẾ TẮC của MOD VNBN trước rùi [smile]
Không những pháp thân của Phật mà Pháp Thân của chính Thầy cũng vậy. Tự có ạ!

Kính Cảm ơn Bạn VNBN vào xem và đặc câu vấn Đạo.

VQ biết: Ý của Bạn là : "Pháp Thân Phật" .- KHÔNG DO NHÂN DUYÊN SANH, MÀ TỰ NHIÊN CÓ.

Có phải ý của Bạn là thế ?

----> Thất Đại Hoàn Nguyên .... ----> Không Phải tự nhiên ... không phải nhân duyên [smile] .... [smie] ... làm gì DO TỰ NHIÊN mà có [smile] ...

ý của MOD VNBN: LÀ AI ---> CŨNG TỰ NHIÊN GIÁC NGỘ ---> THÀNH PHẬT [smile] .. bởi vì PHÁP THÂN TỰ CÓ [smile] ...

cũng bởi là vì VNBN còn đang bế tắc [smile] .. trong khi học hỏi KINH THỦ LĂNG NGHIÊM [smile] ---> cũng là chỗ BẾ TẮC LÂU RÙI [smile] với cái CỘNG ĐỒNG TỰ TÁNH MÌNH [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Pháp thân là bản thể thanh tịnh của vạn pháp, cũng gọi là bản giác tánh không, cũng gọi là chân như thật tướng, cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là chân tâm thường trụ, cũng gọi là bản giác diệu minh, cũng gọi là Diệu Tâm, cũng gọi là Kỳ Tâm, cũng gọi là Như Lai v...v Tóm lại, tùy dụng lập danh, do có vô số dụng nên có vô số danh.
Hì hì...

Em thì quen gọi là : Ta, tôi, tao, mình.... Bác ạ :D
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Kính thưa các Bạn .

VQ xin sám hối với các Bạn .- Vì mình chưa thấu triệt Pháp Thân Như Lai, mà vội nói về Pháp Thân Như Lai nên gây ra các Bạn khó hiểu được.

Vâng ! Có lẽ Bạn VNBN cũng có lý khi nói về Pháp Thân.(Vì Bạn ấy cũng rất siêng năng nghiêng tầm kinh điển).

Thôi thì Kính đề nghị Các Bạn: CHÚNG TA NÊN KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI. - Để cùng tiến bộ trong Chân Lý Phật Đà. Còn tốt hơn là tranh hơn thua để không ai được lợi ích.- Chắc cũng ít có ai dám tự hào mình thấu triệt tất cả tam tạng kinh điển nhà Phật !

Vậy nếu hưởng ứng. Kính mời các Bạn trình bày về sự hiểu biết về Pháp Thân của mình. Và cũng yêu cầu chúng ta nên thảo luận trong tinh thần huynh đệ cùng là Đệ tử Phật.

Nam Mô Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
* Tam Thân Phật.

Tam Thân Phật là Hóa Thân, Báo Thân, Pháp Thân .
Kính các Bạn.
Trong kho tàng kinh điển của Đạo Phật, có nói rất nhiều khái niệm về "Tam Thân Phật".
Tùy theo hệ phái, tùy theo quan niệm mà chúng ta thấy khái niệm về "Tam Thân Phật" có khi không giống nhau, mà có khi lại trái ngược nhau. Có thể khiến cho người học "Rối rắm".
Vâng ! Muốn gở các vấn đề "Rối rắm" về "Tam Thân Phật". VQ nghĩ, có lẻ chúng ta nên cẩn thận xem xét, tư duy và trạch Pháp.

Mà có lẽ cũng do Nghiệp Duyên, do phước báu mà chúng ta mỗi người sẽ thu nhặc được kiến thức khác nhau !

VQ kính đề nghị các Bạn. Nếu chúng ta "Kiến hòa đồng giải" với nhau, thì nên kết tập chủng loại khái niệm này theo Trường phái Tư Tưởng tùy hệ phái.- Ý là sau khi xác định được nguồn tư tưởng VQ sẽ thay các Bạn gọp bài lại theo Trường phái Tư Tưởng.
Thí dụ:

  • Tư Tưởng Tam Thân Phật, theo PG Nguyên Thủy.
  • Tư Tưởng Tam Thân Phật, theo kinh Bát Nhã.
  • Tư Tưởng Tam Thân Phật, theo kinh hoa Nghiêm.
  • Tư Tưởng Tam Thân Phật, theo Tổ....(hoặc ai đó)
  • v.v...

VQ cung kính, xin Quý Thiện Tri Thức từ bi bố thí Chánh Pháp.

Mô Phật.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

** vẫn câu nói đó (smile) .. kính thầy VQ một ly trà [smile]

(1) Vạn Pháp do Tâm Sinh [smile)

TÂM PHÁP: là các hiện tượng tâm lí ở phương diện nhận thức (danh từ Duy Thức Học còn gọi là TÂM VƯƠNG), gồm có 8 pháp – tức là 8 THỨC: nhãn thức (mắt thấy biết cảnh vật), nhĩ thức (tai nghe biết âm thanh), tị thức (mũi ngửi biết mùi hƣơng), thiệt thức (lƣỡi nếm biết vị), thân thức (thân đụng chạm biết cảm xúc), ý thức (ý biết các ý tƣợng và ảnh tƣợng),

mạt-na thức ---> khả năng suy lường, chấp ngã (TƯ) ,

a-lại-da thức : khả năng chứa đựng, giữ gìn chủng tử và phát hiện ra vạn pháp.


Vạn Pháp ---> Là Biểu Hiện Của Như Lai Tạng - Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3
** Như Lai Tạng (A Lại Đa Thức) ... cũng là TÂM [smile]


" Đại đức A Nan bạch Phật: – Con thừờng nghe đức Thế Tôn chỉ dạy bốn chúng:

(i) Do tâm sinh ---> cho nên vạn pháp sinh;

(ii) do vạn pháp sinh ---> cho nên các thứ tâm sinh khởi." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm [smile]

TÂM --->
sinh ---> vạn pháp ---> sinh ---> CÁC THỨ TÂM[ các chúng sanh tâm - TAM GIỚI smile]

TÂM <<=================== DUY CHỈ <<==================== TAM GIỚI


ngắn gọn lại như Kinh Hoa Nghiêm thì viết:

tam giới ---> duy chỉ ---> nhất tâm [smile]


(2) Pháp Thân [smile]


"thân của Như Lai gọi là thân ---> của chánh biến tri,

còn thân của quí thầy ---> gọi là thân của tánh điên đảo" - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Thân của chánh biến tri: tức pháp thân thanh tịnh của các đức Như Lai, biết rõ tâm bao trùm cả vạn pháp, vạn pháp chỉ do tâm khởi. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Như vậy .. Thân Như Lai là Pháp Thân ... là cái thân .. biết rõ hiện tượng vạn pháp .. thật ra là như thế nào [smile]



(3) Y TÁNH DUYÊN KHỞI PHÁP [smile] --> Muôn Pháp Không Lỗi ---> GIÁC NGỘ PHÁP THÂN

như vậy .. TÂM thường sinh muôn pháp ---> các thứ tâm, chúng sanh tâm [smile] ... và vấn đề được nêu ra trong kinh LĂNG NGHIÊM ... chính là nhìn rõ ---> CÁC PHÁP ĐÓ không có TỰ THỂ [smile]


Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, ---> Ta dẫn tâm, hướng tâm ---> đến Lậu tận trí.

Ta biết như thật: --> "Ðây là Khổ",

biết như thật: ---> "Ðây là Nguyên nhân của khổ",

biết như thật: ----> "Ðây là sự Diệt khổ",

biết như thật: ---> "Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ",

biết như thật: ---> "Ðây là những lậu hoặc"

, biết như thật: ---> "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc",

biết như thật: ---> "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc",

biết như thật: ---> "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".

Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, ---> tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát" Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Vương tử, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần. (thân của chánh biến tri - smile] )

Rồi này Vương tử, Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục.

Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, ---> thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp) ; (thân của chánh biến tri ... smile)


sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này Vương tử, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta - Kinh Trường Bộ [smile]


Như vậy

thì biết tam giới duy chỉ nhất tâm

biết rõ
các pháp không có tự thể như thế nào .. biết rõ lậu hoặc và khổ đau trong vạn pháp như thế nào .. biết rõ khổ diệt như thế nào ..

thân do CHÁNH BIẾN TRI mà có ... TRONG MUÔN PHÁP KHÔNG LỖI [smile] ---> thì đó là GIÁC NGỘ PHÁP THÂN [smile]

nhược nhân dục --> liễu tri

tam giới --> nhứt thiết Phật

ưng quán pháp giới tánh

nhứt thiết duy tâm tạo


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Pháp Thân.- Bài 1. * Khái niệm Phật Thân trong Kinh tạng Pāli.- Sanh Thân và Pháp Thân.

+ Những nhà Nguyên-thuỷ và Thượng-toạ-bộ cùng với những phái chi nhánh khác đã xem Đức Phật như một con người, người đã đạt được Phật quả tại Bồ-đề-đạo-tràng (Bodhgayā), nhưng còn mang thân người nên ngài vẫn bị chi phối bởi sự mõng manh, ngắn ngủi vô thường như tất cả con người khác.- Cho nên Thân của Phật Thượng-toạ-bộ gọi là SANH THÂN.

+ Đại-chúng-bộ không tán thành quan điểm này làm thế nào một bậc thánh nhân giữa các thánh nhân có đầy đủ trí và hạnh trong đời này chỉ khi sanh như thái tử Sĩ-đạt-đa lại trở thành một con người bình thường? Thế nên, họ cho rằng sự xuất hiện của ngài trong thế giới trần gian chỉ là một sự thị hiện để chỉ ra con đường giải thoát cho thế giới này và ngài đã thành tựu đủ các ba-la-mật trong những kiếp trước khi còn là một vị bồ-tát.

Thế nên, Đại-chúng-bộ cho là Đức Phật không chỉ là một thực thể siêu phàm mà còn có tất cả sự hoàn hảo, nhất-thiết-trí từ khi kiếp thị hiện trong bào thai của hoàng hậu Ma-da, chớ không phải sau khi đạt giác ngộ dưới gốc cây bồ-đề. -Cho nên Thân của Phật Đại-chúng-bộ gọi là ỨNG HÓA THÂN.

Phái Án-đạt-la (Andhakas, 按達羅,690 một chi nhánh khác của Đại-chúng-bộ) cho rằng Đức Phật Thích-ca mang báo thân (Sambhogakāya, 報身) chứ chưa đạt đến pháp thân (Dharmakāya, 法身).

+ Theo Dị-bộ-tông-luân luận (Samayabhedopara-canacakra, 異部宗輪論) cho rằng quan điểm của Đại-chúng-bộ (Mahāsāṅghika, 大眾部), Nhất-thuyết-bộ (Ekavyāvahārika, 一說部), Thuyết Xuất-thế (Lokuttaravādin, 說出世部) và Kê-dẫn bộ (Kurukulaka, 計引部) cho rằng thân Phật là thanh tịnh với sự mô tả như sau:

1. Thân Như-lai là siêu việt trên tất cả thế giới
2. Như-lai không có thực thể của thế gian (Laukikadharma)
3. Tất cả lời của Như-lai là nhằm mục đích thuyết pháp
4. Như-lai giải thích rõ ràng hiện tượng của các pháp
5. Như-lai dạy tất cả các pháp như chúng đang là
6. Như-lai có sắc thân
7. Khả năng của Như-lai là vô tận
8. Thọ mạng của Như-lai là vô hạn
9. Như-lai không bao giờ mệt mỏi trong việc độ sanh
10. Như-lai không ngủ
11. Như-lai vượt lên khỏi nhu cầu nghi vấn
12. Như-lai thường thiền định không nói, tuy nhiên ngài chỉ dùng ngôn ngữ cho phương tiện thuyết pháp
13. Như-lai hiểu liền tất cả các vấn đề
14. Như-lai với trí tuệ hiểu liền hoàn toàn các pháp chỉ trong một sát na
15. Như-lai có tận trí (kṣaya-jñāna, 盡智) và vô sanh trí (anutpāda-jñāna,無生智) cho đến khi đạt được niết- bàn.

Sự khẳng định của Đại-chúng-bộ rằng thân Phật là siêu nhân, không có phiền não và một đoạn văn trong Đại-tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra, 大毘婆沙論)696 rằng:

“Mặc dù Như-lai còn ở thế giới, nhưng ngài siêu việt và không bị ô nhiễm bởi các pháp phiền não.”

Và một đoạn văn trong A-hàm ghi rằng:

“Dù sắc thân của Đức Phật bị huỷ diệt, nhưng mạng sống của ngài rất dài, bởi vì pháp thân (dharmakāya) của ngài vẫn tồn tại mãi.”

Điều này cũng ủng hộ cho quan điểm của Đại-chúng-bộ. Theo quan điểm này, không phải thân Phật diệt lúc 80 tuổi, tánh cách phi phàm tức thân thật của Đức Phật, còn sắc thân chỉ là một sự biểu hiện diệu dụng thân thật của ngài. Quan điểm như vậy có thể coi như sự phát triển học thuyết của bản chất siêu nhân với ba mươi hai tướng hảo và tám mươi tướng phụ. Học thuyết về Phật thân này có thể xem là có trước khi Đại-thừa có mặt.
+ Quan điểm này dần hình thành quan niệm Báo Thân Phật của Đại thừa (?)

+ Nhất-thiết-hữu-bộ khẳng định rằng pháp thân là kết quả của sự thành tựu đạo đức, quán chiếu, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Pháp thân không gì ngoài một Đức Phật lý thuyết, tịch tĩnh và trừu tượng đã hình thành nền tảng cho sắc thân vật lý.- Dẫn đến hình thành quan niệm Pháp Thân Phật .- Giáo Pháp của Phật là Thân Phật.

+ Nhưng Nhất-thiết-hữu-bộ trong Đại-tỳ-bà-sa-luận697 (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra, 大毘婆沙 論). đã dịch cùng đoạn kinh đó cho rằng bởi sắc thân Phật là Như-lai vẫn còn ở thế giới này và pháp thân ngài thì phi phàm và không bị ô nhiễm. Sự diễn dịch như vậy đã làm rõ quan điểm của Nhất-thiết-hữu-bộ nhận ra tính trừu tượng của Pháp thân trong sắc thân của Đức Phật. Quan điểm khác nhau về Phật thân giữa Đại-chúng-bộ và Nhất thiết hữu bộ dường như rút ra từ sự kiện rằng Đại-chúng-bộ nghiêng về duy tâm hoá sắc thân Phật trong khi Nhất-thiết-hữu-bộ nghiêng về thực tại hoá sắc thân Phật.698 Các trường phái Tiểu-thừa, Nhất-thiết-hữu-bộ ít nói về những khái niệm thân. Đối với họ, Đức Phật là một con người thật sự sống trong thế giới này như bất cứ con người nào khác và bị chi phối bởi những trạng thái yếu đuối của thân thể. Bằng phép ẩn dụ, thỉnh thoảng họ nói Đức Phật là đồng với pháp, không có bất cứ ám chỉ siêu hình nào nhưng những điểm này đã cho một cơ hội để Nhất-thiết-hữu-bộ và Đại-thừa phát triển lý thuyết về pháp thân (Dharmakāya, 法身) của Đức Phật.

+ Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật nói ngài không phải là chư thiên, không phải là Càn-thát-bà, không phải con người… Điều này đã cho thấy có dấu vết của những khái niệm Pháp thân của Đại-thừa. Không thể không có ý nghĩa siêu hình trong những kinh này, mặc dù người biên soạn kinh này không có ý truyền đạt chúng. Bà-la-môn Drona thấy có dấu bánh xe (chuyển luân xa) dưới chân Đức Phật, liền hỏi Đức Phật liệu ngài là chư thiên, Càn-thát-bà (gandhabba, 乾 撻 婆), Dạ-xoa (yakkha, 夜叉) hoặc con người? Đức Phật trả lời ngài không phải là những hữu tình như đã nêu vì ngài đã thoát khỏi bất tịnh (āsavas) mà chư thiên, Càn-thát-bà, Dạ-xoa hoặc con người có. Giống như hoa sen trong nước, dù thân trong nước nhưng vươn lên khỏi bùn; cũng thế Đức Phật sanh trong thế giới này, trưởng thành trong thế giới này nhưng vượt lên khỏi nó (abhibhuyya) và sống mà không bị ô nhiễm. Vì thế, Đức Phật nói với vị bà-la-môn đừng xem ngài là gì hết ngoại trừ là một vị Phật.

+ Mặc dù từ sắc thân (Rūpakāya, 色身) và pháp thân (Dharmakāya, 法身) được tìm thấy trong các tác phẩm Pali sau này của Đại-thừa hoặc bán-Đại-thừa, nhưng những điều này không mang bất cứ ý nghĩa thực tiễn nào cả.

* Tóm lại, những nhà Tiểu-thừa đã cho là sắc thân Phật (Rūpakāya, 色身) là giống như thân của chúng sanh và pháp thân (Dhammakāya, 法身) ngài là sự kết tập của pháp thoại, giới và luật.
(Khái lượt theo Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Pháp Thân.- Bài 2. * Khái niệm về PHÁP.- ở Tư Tưởng Sanh Thân và Pháp Thân.
Thuật Ngữ " PHÁP" dùng ở Tư Tưởng Sanh Thân và Pháp Thân. thực tế có nhiều nghĩa trong kinh điển.
Thí dụ:

  • Trong Phật giáo, cái thực chính là "Pháp" mà tiếng Pāḷi gọi là Dhamma (Sanscrit là Dharma). “Ai thấy Pháp tức là thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp”. Chúng ta có thể nói một cách khác: “Ai thấy cái thực tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy cái thực”. Vậy chúng ta tạm chấp nhận tiền đề: Cái thực là Pháp.
  • Ngoài ra có một định nghĩa ở trong Duy Thức Học về Pháp là “Nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải“, tức là giữ gìn cái tự tánh, giữ gìn cái tánh chất riêng, để từ đó người ta có thể biết, phân biệt được vật này khác với vật kia.
  • Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý là chữ Pháp trong kinh điển được dùng với nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo vai trò và tướng dụng của nó. Chữ pháp trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp được dùng với nghĩa là đối tượng của ý. Chữ Pháp trong Phật, Pháp, Tăng có 2 nghĩa, một là lời dạy của Đức Phật hoặc kinh giáo (Tam Tạng), hai là thực tại hiện tiền, chân lý rốt ráo, cái như chơn như thật. Pháp trong vạn pháp để chỉ mọi thứ khác nhau .
  • Còn một định nghĩa nữa về pháp trong Kinh tạng Pāḷi. định nghĩa này viên mãn hơn, rõ ràng hơn và cốt tử hơn, lại còn xác định được Đức Thế Tôn chỉ nói về cái thực đó thôi. Ngài ra đời chỉ để “khai thị”cái pháp đó thôi. Ai thấy là thấy ngay, không cần phải trải qua a-tăng-kỳ kiếp nào cả. Đức Phật đã trải qua thời gian tìm kiếm ấy cho chúng ta rồi. Ngài đã chỉ cái pháp, cái thực ấy cho chúng ta rồi. Vậy, bổn phận chúng ta là phải thấy, chứ không lý luận lôi thôi gì cả.
    Định nghĩa ấy nằm trong bài Kinh Dhamma Ratanagunïa mà chư Tăng Phật tử Nam Tông trên khắp thế giới thường đọc tụng hàng ngày bằng Pāḷi văn như sau:
    “Svākhāto Bhagavatā Dhammo: Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opanayiko, Paccattaṃ Veditabbo viññūhi.”
    Nghĩa là: “Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền, phi thời gian, hãy hồi đầu là thấy, ngay trên đương xứ, mà mỗi người trí có thể tự mình chứng nghiệm”.
  • Thiền Tông nói rằng: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, trực chỉ không thể ngày mai, ngày kia, phải thế không? Thẳng vào tâm mình, cũng có nghĩa là trở về ngay nơi thực tại hiện tiền này, đừng đợi thời gian. Hãy trở lại mà thấy cái ngay tại đây và bây giờ. Đó cũng chính là kiến tánh, kiến ngay chính cái tánh sân ấy, đừng nghĩ thêm là thiện là ác gì cả và cũng đừng bỏ cái tánh thực này để chạy theo cái tánh rốt ráo trong mộng mà mắc cái lỗi tuyết thượng gia sương.

    Trong Pāḷi, chữ diṭṭhiko có gốc dis là kiến, là thấy và chữ passiko cũng là dis, đồng nghĩa với kiến trong kiến tánh. Thiền Tông dùng chữ kiến tánh cũng nhằm chỉ cái pháp đang hiện tiền này. Chứ không phải kiến cái tánh gì ghê gớm ở đâu xa. Nếu kiến tánh mà là kiến một cái gì bên ngoài cái đang là, một thế giới siêu huyền, vĩnh cửu nào đó, thì Thiền Tông gọi là “hướng ngoại cầu huyền”. Và Lão Tử cũng bảo: “địch trừ huyền lãm năng vô tì hồ?” (dẹp đi ý muốn cầu huyền không còn một dấu vết có được không?) đều là muốn dẹp cái hướng ra ngoài, mà phải thấy lại cái tự tánh rành rành ngay tại đây và bây giờ.

    – Ehipassiko! Hãy trở về đây mà thấy! Hãy hồi đầu thấy lại!

    Đó là tiếng gọi muôn đời của pháp. Pháp luôn khẩn thiết mời gọi tất cả chúng ta đừng có rong ruổi, chạy Đông, chạy Tây, tầm cầu Cực Lạc, Niết Bàn ở bên ngoài hay ở ngày mai, ngày mốt…, đừng nói tôi phải là hay tôi sẽ trở thành v.v.. một cách si mê vô vọng nữa. “Hãy trở lại mà thấy”, đấy là tiếng vọng của pháp còn vang mãi giữa chúng ta. (Các khái niệm trên là Trích: Thực Tại Hiện Tiền. TS Viên Minh)


    * có lẽ "Pháp" dùng với nhiều hàm ý và dùng lẫn lộn với nhau. Nên từ chỗ "Pháp " của Pháp Thân Phật là " sự kết tập của pháp thoại, giới và luật." các nhà Đại thừa đã phát triển lên thành Tất cả các Pháp là Pháp Thân Phật. Dẫn đến "Vũ Trụ là Pháp Thân Phật ở Kinh Hoa Nghiêm.
 
Last edited:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Dạ! kính chào mọi người.

Để trích 1 đoạn trong Lâm Tế Ngữ Lục xem thử xem nói về Pháp Thân mấy ông già nhà tôi hay nói kểu gì nhé :D

Ma Cốc đến thăm, trải tọa cụ hỏi: Quán Thế Âm mười hai mặt, mặt nào chánh?
Sư bước xuống giường thiền, một tay cuốn tọa cụ, một tay giữ Ma Cốc rồi nói: Mười hai mắt Quán Thế Âm hướng chỗ nào đi?
Ma Cốc chuyển thân muốn ngồi trên giường của Sư. Sư đưa gậy lên đánh. Ma Cốc tiếp gậy. Cả hai nắm gậy đi vào phương trượng.

Đấy cứ phải nói là không ông nào chịu nhường ông nào vì đều đầy đủ như nhau vậy :D

Thực ra thì Pháp Thân chỉ 1 ý ông Ma Cốc là muốn hỏi giờ ai làm chủ nên 2 cụ giành nhau chơi :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

(1) Phát Tâm Vô Thượng ---> Chơn Giải Thoát là Pháp Thân [smile]

mí giờ tụng kinh ở Chùa thường hay tụng quá trình khởi tu của ông Phật Thích Ca .. đi ra cửa Đông Tây Nam Bắc .. thấy sanh lão bịnh tử .. là khổ không có đường ra .. nên KHỞI TU đi tìm giải thoát [smile]

và ở cuối mỗi buổi tụng kinh thường kết thúc đọc TAM TỰ QUY [smile] ...

Điều Quy Y Thứ Nhất [smile]

Tự quy y Phật ---> xin nguyện chúng sinh ---> Thể theo đạo cả ---> phát tâm vô thượng.

Hi hữu kia dụ ---> cho chơn giải thoát.

Chơn giải thoát ---> tức là Như Lai,

Như Lai ---> tức là pháp thân.
- Kinh Đại Niết Bàn - Trí Tịnh Toàn Tập [smile]

đi tìm giải thoát .. do phát TÂM VÔ THƯỢNG ---> mà tìm thấy giải thoát .. thì chơn giải thoát đó . chính là PHÁP THÂN [smile] ...


*** QUÁN THẾ ÂM ----> 12 mặt .. thì 12 mặt QUÁN THẾ ÂM là giải thoát ... cũng tức là 12 mặt QUÁN THẾ ÂM ---> là PHÁP THÂN [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]


(1) Chỗ của Trí Nội Chứng ---> Như Lai Tạng là Pháp Thân [smile]
Chỗ của trí nội chứng
Tướng chân ngã thanh tịnh
---> Đấy tức Như lai tạng - Kinh Lăng Già


(2) Còn Lại Cây Đèn [smile] ---> CÂY ĐÈN là PHÁP THÂN [smile]

Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:

"Đêm khuya sao chẳng xuống?"Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: "Bên ngoài tối đen."

Long Đàm thắp đèn đưa Sư
. --> Sư toan tiếp lấy, ---> Long Đàm liền thổi tắt ---> Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái.

Long Đàm hỏi: "Ngươi thấy gì?" [smile]

Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ. - Đức Sơn Tuyên Giám

Phật nói: "Nầy Ca Diếp! Ví như ngƣời đời thắp đèn dầu, theo số dầu còn thời ngọn đèn cháy, khi dầu hết thời ngọn đèn tắt, ngọn đèn tắt dụ cho lửa phiền não dứt.

Ngọn đèn tắt ---> mà bình đèn vẫn còn.

Cũng vậy, phiền não dầu dứt mà Như Lai pháp thân ---> thường còn. [smile]


- Nầy Ca Diếp! Ngọn đèn cùng bình đèn có cùng tắt dứt cả không?"

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, không ạ! Tuy không cùng tắt dứt cả, nhưng là vô thừờng.

Nếu đem pháp thân dụ với bình đèn, ---> thời pháp thân cũng vô thừờng". [smile]


Phật nói: "Nầy Ca Diếp! Ông không nên nạn như vậy. ]mile] Ðồ vật thế gian là vô thường, Như Lai không phải vô thường. Trong tất cả pháp niết bàn là thường, Như Lai tức niết bàn nên gọi là thƣờng. -

Nầy Ca Diếp! Nói đèn tắt đó, là nói niết bàn của bực A La Hán chứng, ---> vì A La Hán dứt tham ái phiền não ---> nên dụ như đèn tắt.

Bực A Na Hàm gọi là có tham, vì có tham --> nên chẳng được gọi là đồng với đèn tắt.


Do nghĩa ấy nên ngày trƣớc Nhƣ Lai nói dụ như đèn tắt, chớ chẳng phải đại niết Bàn đồng với đèn tắt.

Bực A Na Hàm chẳng còn lại thọ thân trong ba cõi nữa, chẳng còn lại thọ thân hôi nhơ, thân trùng, thân ăn uống, thân độc khổ, nên gọi là A Na Hàm.

Nếu còn thọ thân thời gọi là Na Hàm, không còn thọ thân mới gọi là A Na Hàm. Nếu còn khứ lai thời gọi là Na Hàm, không còn khứ lai mới gọi là A Na Hàm.
- Kinh Đại Niết Bàn - Trí Tịnh Toàn Tập

ờ mà đúng hông? [smile]
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Theo Nhận Thức Tri Kiến Của An Long Thi :
-Chư Thánh Chúng Đã Chỉ Ra Rõ Ràng Cho Mọi Chúng Sanh;


..."Con từ vô thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhân duyên đó trôi mãi trong vòng sinh tử, trải qua các đường dữ, trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. Kinh rằng: Đức Tỳ-lô Giá-na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường Tịch Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ lại theo dòng vô minh, vì thế trong trí Bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sinh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các đức Phật và A-di-đà Thế Tôn mà phát lồ sám hối, làm cho đệ tử cùng pháp giới chúng sinh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị lai, chính mình tự gây tạo hoặc bảo người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.
Đệ tử sám hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang nghiêm Tịnh độ, khắp với chúng sinh, đồng sinh về nước An Dưỡng."...

-Vậy MUỐN TỰ CHỨNG KIẾN ,TRỰC NHẬP ,TRỰC GIÁC Thì Phải ==> NƯƠNG THEO CÁC PHÁP PHƯƠNG TIỆN THIỆN SẢO CỦA CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC Và CHƯ THÁNH CHÚNG HƯỚNG DẪN ==>NHẰM CHUYỂN ĐỔI THANH TỊNH HÓA THÂN & CĂN ( Chuyển Đổi Thành Cấu Trúc Năng Lượng Vi Tế Thanh Tịnh )==> ĐỂ CÓ PHƯƠNG TIỆN KIẾN NHẬN,TRỰC NỘI,TRỰC GIÁC . (Như SÓNG VÔ TUYẾN THÌ PHỦ KHẮP Nhưng PHẢI CÓ THIẾT BỊ BẮT SÓNG+GIẢI MÃ SÓNG Như TI VI MỚI HIỆN RÕ HÌNH ẢNH, ÂM THANH ....)
-Theo Trải Nghiệm Của An Long KHI TẬP TRUNG CÁC GIÁC QUAN CAO ĐỘ Với SỰ TĨNH LẶNG ,ĐỊNH TĨNH MIÊN MẬT : Thì ;KIẾN NHẬN & TỰ TRỰC GIÁC ,TRỰC NỘI ==> THẾ GIỚI QUAN Và BẢN THÂN MÌNH =ĐANG HIỆN DIỆN =CHÂN THẬT LÀ = THẾ GIỚI SÓNG ÁNH SÁNG NĂNG LƯỢNG =TUY "VÔ TƯỚNG"(Không Có Tướng Trạng , Tính Chất CỐ ĐỊNH ) Nhưng VÔ VÀN SÁC MẦU Với CÁC GAM MẦU==>CHUYỂN ĐỔI LIÊN TỤC==> CÙNG VỚI TÍNH CHẤT RIÊNG CỦA NÓ ==> TÁC ĐỘNG BẢN THÂN TẠO CÁC CUNG BẬC CẢM SÚC,CẢM GIÁC..v,v...==> ĐƯA ĐẾN CÁC NHẬN THỨC TƯƠNG ƯNG
#- VÀ : TẤT CẢ KIÉN NHẬN = RÕ RÀNG , TRONG SÁNG...=DẦN =TƯƠNG ƯNG==> Với SỰ TĨNH LẶNG,ĐỊNH TĨNH Của TÂM THỨC =KHI CÁC GIÁC QUAN CHUYỂN ĐỔI THANH TỊNH HÓA Với NHỮNG TỐ CHẤT NĂNG LƯỢNG VI TẾ CAO CẤP....
@-KHI =ĐI SÂU VÀO TRẠNG THÁI =TĨNH LẶNG ,ĐỊNH TĨNH =TỈNH GIÁC==>KIẾN NHẬN HIỆN TƯỢNG : TOÀN THỂ LÀ = CÁC HẠT BỤI SÁNG MỊN NHẸ ==> LÀM NỀN CHO CÁC HIỆN TƯỢNG SÓNG ÁNH SÁNG ==>PHÁT KHỞI CÙNG MỌI VẬN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỔI.....Và TỰ CÓ TRỰC GIÁC : TỰ BÌNH AN & THANH TỊNH & SÁNG SUỐT TRONG LẶNG...
@- Theo Kinh Nghiệm Của An Long => Khi TRỰC NHẬP LANG THANG,TÌM HIỂU ==>THẾ GIỚI SÓNG NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG VŨ TRỤ ==>SẼ NẤY SINH NHIỀU DẠNG TƯ TƯỞNG THEO KIẾN NHẬN TRỰC GIÁC TƯƠNG ƯNG...==> CÓ THỂ ĐƯA ĐẾN NHỮNG RẮC RỐI KHÔNG TỰ CHỦ...V,V
@- NÊN MUỐN HƯỚNG THEO PHẬT PHÁP PHẢI :
-TỰ QUY Y THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHẬT
-TỰ QUY Y THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHÁP
-TỰ QUY Y THẬP PHƯƠNG CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG

@-ĐỌC TỤNG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP DO CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC CÙNG CHƯ THÁNH CHÚNG CHỈ DẪN Để SOI CHIẾU XEM CÓ TƯƠNG ƯNG ,KHẾ NHẬP .

@- THỰC HÀNH CÔNG PHU KHÓA : NIỆM HỒNG DANH PHẬT Hoặc CHƯ ĐẠI BỒ TÁT...Mình Ngưỡng Mộ Cho Đến Khi : TỰ TRỰC NHẬN , TỰ TRỰC GIÁC =TIN TƯỞNG ==>ĐỂ MỞ MÃ= DẪN NHẬP NGUỒN SÓNG THẾ GIỚI PHẬT HẢI.
- Hoặc ĐỂ THOÁT RA KHỎI THẾ LỰC NGUỒN SÓNG BẤT ƯNG ...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Pháp Thân.- Bài 3.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 4. Khái lượt k. Hoa Nghiêm.- Tánh Không, Pháp Thân.

Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

Tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực THỂ của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.

Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước.

Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. THỂ TÁNH của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.

Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
tam-than-phat.webp

Những vị thấy được pháp giới Tỳ-lô-giá-na đều đã đạt đến và an trụ trong tánh Không tức Pháp thân, dầu chưa hoàn toàn rốt ráo.
theo thuvienhoasen.org
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 5. Vấn đề: Tánh Không, Pháp Thân với "Lý" NHƯ và THỊ.

Nói về ý nghĩa câu Khởi Đề ở các Kinh Phật:

Thế nào là NHƯ THỊ ?

Như là thể, Thị là dụng, Như là vô sanh, Thị là duyên sanh, Như là chơn như tánh, như hư không bất động, Thị là phương tiện.

“Đương thể tức như. - Ở THỂ thì là NHƯ
Đương hạ tức thị”.- Hiển bày được là THỊ.

CHÂN NHƯ có có 3 dạng: 1.THỂ, 2.TƯỚNG, 3.DỤNG.- Đương ở THỂ thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị. (đã là TƯỚNG).

Như (Thể)- thì không thể nói được, nhưng Thị (Tướng) thì có chỗ để chỉ bày.(trích Lục chủng Thành tựu HT. Th Thiện Trí).

* Với Thâm Nghĩa này, chúng ta thấy rõ:

  • THỂ của Chân Như: Không có chỗ chỉ bày, không ngôn thuyết, không văn tự...
  • TƯỚNG của Chân Như: Là Vũ Trụ, là Pháp Thân . Đây là Pháp THỊ.- có chỗ chỉ bày, có ngôn ngữ nói được.- Pháp có chỗ chỉ bày được đều là PHÁP TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI.
  • Vũ Trụ và Pháp Thân là TƯỚNG của Chân Như, nên là Pháp Duyên Sanh, theo duyên mà hóa hiện.
  • Cho nên mới có tình trạng: Phật chứng toàn phần Pháp Thân, Bồ Tát Phần chứng Pháp Thân, Chúng sanh thì Pháp Thân ẩn mà chỉ gọi là PHẬT TÁNH.- Có thể ví dụ: Pháp Thân ở Phật như vàng đã tinh luyện thành Vàng ròng. Pháp Thân ở Bồ Tát, Thanh Văn ví như vàng có pha chế để làm trang sức. Pháp Thân ở Chúng sanh ví như vàng còn ở quặn chưa khai thác, chưa tinh luyện, nên cũng chưa có giá trị trao đổi, chưa sử dụng được trong đời sống.
  • Pháp Luận Báo GN nói: GN - Pháp thân là một trong ba thân của Phật, bao gồm Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân. Pháp thân chỉ có Đức Phật mới có, phàm phu chưa thành tựu thân này. Đó là kết quả của quá trình tu tập. (Lý này ở k .Hoa Nghiêm)
  • Bản chất Pháp Thân là TƯỚNG của Chân Như.- Bởi lẽ này HT. Thích Từ Thông nói:

Hữu Vi Pháp Không Tự Tánh,
Vô Vi Pháp Không Tự Tánh,
Phật Tánh Không Tự Tánh,
Niết Bàn (Pháp Thân) Không Tự Tánh.

Cũng với Lý này, nên kinh Pháp Hoa nói: “Các Phật lưỡng túc tôn. Biết pháp thường không tánh. Giống Phật (Pháp Thân) theo duyên sanh: Cho nên nói Nhất thừa".
Tìm hiểu về Pháp Thân Phật Phap-l10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 6.- Sự biến hóa của Pháp Thân- Phật Tánh.

Chân Như có 3 mặc : THỂ- TƯỚNG- DỤNG.- Trong đó:

Dùng từ ngữ Pháp Thân- Phật Tánh- hay Niết Bàn để diễn tả.- Đây là nói phần TƯỚNG của Chân Như (Thường hay dùng xen lẫn nhau). Chân Như "Vô Tướng" thì sao lại nói Tướng Chân Như ? Là bởi vì Chúng Ta vẫn là phàm phu, nên Tâm ta Vẫn "Huyễn hiện" Tướng Chân Như .- Do vậy ta chưa thể Nhập Chân Như được, Nên ta chưa có được Pháp Thân.

Ở đây chỉ đề cập đến “một thể năm dụng”, liên quan đến chủ đề của bài này. Một thể là bản tâm (Chân Như), năm dụng là năm giác quan, là sắc thân. Đối với tăng Chí Triệt, pháp thân thì không sanh không diệt, là Niết bàn, là thường lạc, còn sắc thân thì sanh diệt, là sanh tử, là khổ đau. Nhưng theo lời dạy của Lục Tổ, với người đã chứng nhập phần lớn pháp thân (ở những địa cao trong mười địa pháp thân) thì tất cả là không sanh không diệt, tất cả là Niết bàn, tất cả là thường lạc.(phỏng theo TVHS.Sắc thân & Pháp Thân).

* Niết bàn không phải là “chết”, là “đoạn”, không còn cái gì cả; không phải là “vô tác”, không có hoạt động nào cả; nói theo tăng Chí Triệt ở trên, “thì tất cả các pháp đều bị Niết bàn cấm cản đè nén”.
Sở dĩ có đủ thứ kiến chấp như vậy bởi vì đều nằm trong thức tình, “đều thuộc tình suy tính”, chưa chuyển hóa thức thành trí được.

* Vấn đề Pháp Thân (biến hóa) này. Lục Tổ dạy:

Với người đã nhập vào pháp thân, thì các căn không bị phế bỏ mà trở thành chỗ ứng dụng của pháp thân, các căn được chuyển hóa thành Thành sở tác trí, trí làm việc và thành tựu những công việc ở cuộc đời vật chất .
Tăng Chí Đạo nghe giảng xong thì đại ngộ, tức là vào được cửa pháp thân, “nhất niệm tương ưng”. Để chứng đắc hoàn toàn pháp thân như Lục Tổ, còn phải tu tập nhiều để “niệm niệm tương ưng”. Thế nên Lục Tổ mới nói, “Ta nay cưỡng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, ông chớ theo lời hiểu, cho ông biết ít phần”. (Đàn kinh).- Đây cũng là chỗ vi mật Biến hóa của Pháp Thân.(Xem Kinh Phật Địa, Đương Đạo dịch và giảng).

* Phật Tánh cũng biến hóa theo duyên như vậy:
+ Đối với người Tu hiền, thì Phật Tánh hiện ra.- từ, bi, hỷ, xã. Nhưng đối với kẻ ác thì lại hiện ra.- tham, sân, si, ác kiến....

Vì vậy ở Chứng Đạo Ca. Tổ huyền giác nói: "Vô Minh" thật tánh tức Phật Tánh, Ão hóa Sanh Thân tức Pháp Thân. (hết trích0

- Phật Tánh. Niết Bàn. Pháp Thân.- Không có tự Tánh. theo nhân duyên mà Hiện là như thế.

Kính các Bạn: Nghe đến đây. có lẽ sẽ có một số không ít Bạn khởi nghi vấn là: Phật Tánh- Niết Bàn- Pháp Thân lại là Pháp Sanh Diệt ư ?
Tìm hiểu về Pháp Thân Phật Nhit_c11
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 7.- Nhân Duyên nào tác thành Pháp Thân ?

Đáp: Kinh dạy: có năm nhơn:
Một, sanh nhơn
Hai, hòa hợp nhơn
Ba, trụ nhơn
Bốn, tăng trưởng nhơn
Năm, viễn nhơn

1.Sanh nhơn: Như hạt giống cỏ cây, như nghiệp phiền não của con người.
2.Hòa hợp nhơn: Như pháp lành hợp tâm lành. Pháp ác hợp với tâm ác. Pháp vô ký hợp với tâm vô ký.
3.Trụ nhơn: Như nhờ đất mà núi rừng sông suối...có chỗ đứng vững. Nhờ cột trụ mà nóc, mái nhà thành tựu...
4.Tăng trưởng nhơn: Như do thực phẩm, y phục...mà con người tăng trưởng tồn sanh. Do nước, phân, chăm sóc mà hạt giống cỏ cây sum sê phát triển, do thiện hữu tri thức mà đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực, đạo quả ngày thêm thắng tấn viên thành.
5.Viễn nhơn: Như quốc pháp nghiêm minh, thì người dân trong nước được an ninh không bị trộm cướp. Nhờ ánh sáng mặt trời mà lá cây được xanh, hoa hồng được đỏ...Vô tình chúng sanh là viễn nhơn của hữu tình chúng sanh và ngược lại.

Thiện nam tử ! Đại Bát Niết Bàn cũng như Pháp Thân Phật không phải do năm thứ nhơn ấy làm ra, cho nên không vô thường. (Pháp Thân cũng là Niết Bàn không phải do năm thứ nhơn ấy làm ra)

Ngoài năm thứ nhơn vừa nói, còn có hai thứ nhơn dành để cho người có tu tập tư duy mới nhận biết rõ ràng:

Một, tác nhơn.
Hai, liễu nhơn.

1). Như người thợ gốm và khí cụ của người thợ gốm để làm thành chén, dĩa, ấm chè....gọi là tác nhơn.
2). Như đèn đuốc soi sáng, khiến cho người ta thấy vật trong hang động tối, gọi đó là liễu nhơn.(Liễu Nhân này hình thành Pháp Thân)

Thiện nam tử ! Tác nhơn không làm ra được Đại Niết Bàn. Liễu nhơn làm hiển lộ Đại Niết Bàn. Do vậy, Đại Niết Bàn (Pháp Thân Phật) là pháp thường trú, bất sanh, bất diệt, hiện hữu và tồn tại vô khứ vô lai !(K. Đại Niết Bàn).

Kính các Bạn. Mặc dù Pháp Thân Phật có nhân duyên là LIỄU NHÂN. Nhưng theo lời Phật dạy: Đại Niết Bàn (Pháp Thân Phật) là pháp thường trú, bất sanh, bất diệt, hiện hữu và tồn tại vô khứ vô lai !(K. Đại Niết Bàn).
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Bài 8.- Vì sao do Liễu Nhân tác thành mà Pháp Thân vẫn vô sanh ?

Thật tế: THỂ các Pháp là Chân Như, vô sanh bất diệt. TƯỚNG các Pháp là Duyên Sanh nên có Sanh Diệt. Tuy nhiên:

“Phần lớn chúng ta vì còn mê lầm nên chỉ thấy huyễn tướng mà chưa biết quán chiếu để thấy được thật tướng của pháp đó là tướng "KHÔNG" bất sinh bất diệt….”

Tâm Kinh rằng: “Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.” Câu này tạm dịch là “Này chúng đệ tử, tất cả các pháp đều có tướng không, tướng không đó không sinh và không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm.

Tướng không không sinh không diệt có nghĩa là tướng không đã có từ vô lượng kiếp trước và nó còn tồn tại đến vô lượng kiếp sau này. Cái mà ta thấy sinh ra và mất đi đó là sinh ra và mất đi của ngũ uẫn (huyễn tướng), còn tướng không (thật tướng) thì không sinh không diệt.

* Cái "Thật Tướng" là Vô Sanh. Nhưng chúng sanh chỉ nhận "Huyễn Tướng" có Sanh Diệt. Cổ đức chỉ ra rằng: "Muội Thiên Chơn tùy Huyễn vọng, Xã Thật Tế nhận không hoa" Ý là thấy có sanh diệt là do mình nhận lầm các Pháp.

* Nay ta đắc được LIỄU NHÂN. Tức là ta đã hết vô minh , hết mê muội. Nên ta chính là "Thật Tướng Vô Sanh".- Vì lẽ này nên LIỄU NHÂN là Pháp Nhân Duyên mà lại dẫn đến Vô Sanh Bất Diệt.

* Thì ra tự ta khởi chấp sanh diệt còn thực tế các pháp vốn không sanh diệt.

Ví như Chuyện ông sư nằm mộng thấy mình là cá.
Có ông sư ngủ mơ thấy mình làm cá, nhận thức rõ mình là ông sư đang nằm mộng. Ông nhìn thấy con giun móc trong cái mồi câu trước mắt. Tự ông biết đó là mồi câu, nhưng không cưỡng lại được việc nhào tới cắn con giun và mắc câu. Dây câu bị giật đau quá tỉnh ngủ.
Tỉnh mộng vẫn nhớ rõ mùi tanh của rong rêu và giun trong miệng, cơn đau trong miệng vẫn còn, ổng mới tự than rằng:
Thế mới biết dù ta giác ngộ mình là sư, không được ăn giun và vì nó là mồi câu, mà cái thân nghiệp của con cá nó dẫn ta đến cắn câu mất mạng.(hết kể)
Tìm hiểu về Pháp Thân Phật Mcc_cz11
Kinh Hoa Nghiêm nói:

Quan sát nơi các pháp
Đều không có tự tánh
Tướng nó, vốn sanh diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
Tất cả pháp vô sanh
Tất cả pháp vô diệt
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp tánh vốn không tịch
Vô thủ, cũng vô kiến
Tánh không, tức là Phật
Chẳng thể nghĩ lường được.
(Phẩm Tu di đảnh kệ tán k. Hoa Nghiêm)

* Thì ra thoát Vô minh đắc LIỄU NHÂN thì Pháp Thân vốn Vô Sanh.

Đó là lý do: Vì sao do Liễu Nhân tác thành mà Pháp Thân vẫn Vô Sanh.
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Thầy Viên Quang Cùng Các Đạo Hữu
-Theo Thiển Ý Của An Long Thì :
-Thân Mạng Của Chúng Hữu Tình Thành Tựu Bởi=Ý THỨC.
Ý THỨC = LÀ VỌNG TƯỞNG THẤY ,BIẾT MÊ LẦM VÔ MINH = KHÔNG CHÂN THẬT ĐỒNG ĐIỆU NHƯ VẬN HÀNH CHÂN THẬT CỦA PHÁP GIỚI TÍNH ==> NÊN LỖ NHỊP ==> TẠO THÀNH THÂN NĂM THỨC ==>CHỊU TRÔI NỔI TRONG SỰ SANH DIỆT VÔ MINH
-CHƯ NHƯ LAI : LUÔN TỈNH GIÁC TRONG TÍNH KHÔNG TÍNH ( Tính KHÔNG CÓ TỰ TÍNH CỐ ĐINH Của các Pháp ) : NHƯ THỊ...NHƯ NHƯ....Nên ĐỒNG HÀNH TƯƠNG ƯNG VỚI VẬN HÀNH CHÂN THẬT TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI TÍNH ==>CÁC TỐ CHẤT CẤU THÀNH THÂN MẠNG LUÔN TỰ CẬP NHẬT =TƯƠNG ƯNG, TƯƠNG THÍCH,TƯƠNG ĐỒNG VỚI TOÀN THỂ PHÁP GIỚI TÍNH = ĐANG NHƯ... ...
-Mà PHÁP GIỚI TÍNH = BẤT SANH ,BẤT DIỆT...=NÊN THÂN NHƯ LAI & TRÍ=VÔ SANH .

...Trong KINH LĂNG GIÀ Có THUYẾT ; THÂN NHƯ LAI ĐƯỢC CẤU THÀNH CÁC TỐ CHẤT Mà Khi MỘT THẾ GIỚI THỜI HOẠI DIỆT => TỐ CHẤT ĐÓ VẪN KHÔNG ẢNH HƯỞNG,KHÔNG HOẠI DIỆT THEO.
...Hơn Nữa THÂN NHƯ LAI CHÂU BIẾN TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI Nên MỘT THẾ GIỚI TRONG PHÁP GIỚI HOẠI DIỆT CŨNG CHẲNG ẢNH HƯỞNG GÌ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên