Tham Trang

Tìm hiểu về "Ý THỨC" đối với sự tu tập PG

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 46%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
247
Điểm tương tác
172
Điểm
43
Kính thưa Quý Tiền Bối.
Ở Kinh Pháp Cú. - Đức Phật dạy:

1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.


2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

(Phẩm Song Yếu)

Thưa Quý Tiền Bối: Chữ "Ý" ở bài kinh này:


  • là nói về điều gì ?
  • Vị Trí nơi đâu ?
  • Quan trọng thế nào với sự Tu trì ?
  • v.v.... và ... v.v...

Mong Quý Tiền Bối chỉ giáo.
Cảm ơn nhiều.
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
Chào các Bạn.

Tôi nghĩ rằng:

Ý tức là Ý THỨC.

Ở Thế Gian.- Có 1 định nghĩa (khái niệm) về Ý Thức thế này:

* Nguồn gốc của ý thức.

1. Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

+ Bộ óc người
- Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật - xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này.

Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.
(Hoatieu.vn)

* Ngoài ra theo tâm lý học, ý thức chính là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất mà chỉ ở con người mới có. Nó được phản ánh thông qua cử chỉ, lời nói, hành động, suy nghĩ. Đó là những gì mà con người đã tiếp thu được thông qua quá trình giao tiếp với thế giới khách quan. Về cơ bản, ý thức là nhận thức của cá nhân về bản thân và thế giới xung quanh.
(Sưu tầm)
 
Sửa bởi Amin:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
190
Điểm tương tác
29
Điểm
28
Xác thân tứ đại của các ông không biết thuyết pháp, nghe pháp.
Gan mật dạ dày ruột không biết thuyết pháp, nghe pháp.
Hư không chẳng biết thuyết pháp, nghe pháp?

Chỉ vì tình sanh trí cách, tưởng dấy thể sai.
Do đó, luân hồi trong tam giới, chịu các thứ khổ.



Học giả thời nay hoàn toàn không biết Pháp, ví như nắm mũi con dê để đồ vào miệng nó, không biện kẻ tớ người sang, chẳng rành chủ khách.
Bọn như thế tâm tà vào đạo.

Người học không hiểu chấp danh cú, bị danh phàm thánh làm ngại. Do đó, chướng ngại đạo nhãn không được phân minh.
Mười hai phần giáo nói ra đều cốt biểu hiển lẽ này, học giả không hội, bèn nhằm trên danh cú biểu hiển sanh hiểu, đều là nương tựa rơi tại nhân quả, chưa khỏi sanh tử trong tam giới.

Chỗ ồn vào chẳng được, gọi là người chân xuất gia, chính là người chân tại gia.

Thế nào là PHÁP? Pháp là tâm pháp, tâm pháp không hình thông suốt mười phương, hiện dụng trước mắt.

Người tin không đến, bèn nhận danh nhận cú, hướng trong danh tự cầu, Ý suy xét Phật pháp, cách xa trời đất.


Hỏi:- Ý Tổ sư từ phương tây sang thế nào?

Sư đáp:- Nếu có Ý tự cứu chẳng xong.

Hỏi:- Đã không Ý làm sao Nhị Tổ được pháp?

Sư đáp:- Được đó là chẳng được.

- Nếu đã chẳng được, thế nào là Ý chẳng được?

- Vì nhằm tất cả chỗ tìm kiếm Tâm không thể thôi.
Lâm Tế Nghĩa Huyền.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
Hề hề,

Hai câu kệ song đối này thoạt đọc thì rất đơn giản nhưng bao hàm đạo lý nhất thừa nên thâm sâu bác đại đến mức tuyệt diệu bất khả tư nghì.

Chữ Ý ở đây bao hàm hai phần, đều thuộc tư tâm sở biến hành, đó chính là Cetana - Tư và Manasikara - Tác.

Tư (Cetana) có chức năng: thúc đẩy các pháp đồng sanh; hướng các pháp đồng sanh đối với đối tượng và quan trong nhất là điều khiển các pháp đồng sanh.
Pháp tướng của Tư chính là Tư ý, Chủ ý và Cố ý
Tư được nuôi dưỡng bởi, Thọ - cảm giác thu nhận khi tiếp xúc đối tượng, Tưởng - tri giác nhận biết đối tượng, Thức - ghi nhận mọi cảm giác, tri giác về đối tượng dưới dạng ký ức tức ấn tượng (Xúc).
Chính Tư tạo nên xu hướng tâm, hoặc Thiện hoặc Ác hay Vô ký nên trên phương diện tạo tác Nghiệp nó chính là Nghiệp như Phật Đà ngôn "Cetananam Bikhave kammma vadami - Này các Tỷ kheo, Sở hữu Tư là Nghiệp".
Ở hành giả y pháp phụng hành đến nhất tâm thì Cetana - Tư này câu sanh với Thiện tâm sở, Vô tham, Vô sân, Vô si hay Vô Sát, Đạo, Dâm, Vọng.

Tác (Manasikara) tức Tác Ý có chức năng: hướng các pháp đồng sanh nắm bắt đối tượng trọn vẹn; hướng tâm phù hợp với Cảnh; chọn tâm tương ưng với Cảnh.
Tác Ý chỉ hiện hữu khi có Cảnh. Không Cảnh thì tâm vô tác; có Cảnh mà tâm vô Tác ý thì làm kẻ...tâm thần bất định hướng hề hề, ngơ ngơ như thuyền mất lái (Hề hề, nhớ lại câu kệ "Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền", ngơ ngơ ngẩn ngẩn bất định như Trang tử không biết bướm là mình hay mình là bứớm thì...tẩu hỏa nhập ma thiền.)
Chính Tác Ý là chủ nhân ông của Thân hành, Khẩu hành. Nó tương ưng với xu hướng tâm tức Tư Ý. Với tâm thuần thiện Vô tham, Vô sân, Vô si hay Vô Sát, Đạo, Dâm, Vọng thì Tác ý như lý. Với tâm ô nhiễm Tham, Sân, Si hay Vô Giới, Hạnh, Đức, thì là Tác Ý phi lý như.

Tư, Tác Ý là các pháp liên châu khởi sanh Chánh Niệm cho hành giả trên đạo lộ giải thoát.

...


Trừng Hải
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 46%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
247
Điểm tương tác
172
Điểm
43
Kính xin Tiền Bối chỉ giáo thêm về:

+ Vọng thì Tác ý như lý. Với tâm ô nhiễm Tham, Sân, Si ?

+
hay Vô Giới, Hạnh, Đức, thì là Tác Ý phi lý như ?

+
Thế nào là NHƯ LÝ TÁC Ý ?

Vô cùng Cảm ơn .
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
Theo tôi. Bác Trừng Hải đã nói rõ:

1/. Chính Tác Ý là chủ nhân ông của Thân hành, Khẩu hành. Nó tương ưng với xu hướng tâm tức Tư Ý. Với tâm thuần thiện Vô tham, Vô sân, Vô si hay Vô Sát, Đạo, Dâm, Vọng thì Tác ý như lý.

2/.
Với tâm ô nhiễm Tham, Sân, Si hay Vô Giới, Hạnh, Đức, thì là Tác Ý phi lý như.

Rốt lại:
  • Ý Thức là hoạt động của Tâm Thức (Tâm Vương. Thứ 6 là Ý Thức Tâm). Có các tâm sở là Tác ý, thọ, tưởng, tư.
  • Ý Thức khi bị ô nhiễm bởi tham, sân, si .- Đó là Tác Ý phi lý như.
  • Ý Thức Với tâm thuần thiện Vô tham, Vô sân, Vô si hay Vô Sát, Đạo, Dâm, Vọng thì là Như Lý Tác ý
Người tu Phật đầu tiên phải Như Lý Tác ý .- Đó là Chánh Tư duy, Chánh Niệm.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
190
Điểm tương tác
29
Điểm
28
Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Khi Thế Tôn giảng về Duyên khởi, Tôn giả Moliya Phagguna hỏi: "Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc? Ai thọ? Ai khát ái? Ai chấp thủ? (Tương Ưng Bộ kinh II, tr. 15-16).

Đức Phật dạy: "Như Lai chỉ dạy xúc, thọ, ái, thủ..., chớ không dạy NGƯỜI nào xúc, thọ, ái, thủ..., nên câu hỏi của Tôn giả không phù hợp với định lý Duyên khởi. Câu hỏi phù hợp là: "Do duyên gì, xúc sinh? Thọ sinh? v.v..." (Tương Ưng II, tr.16).


Nếu là Vô ngã thì Ai tu? Ai chứng đắc? Ai luân hồi?

Các câu hỏi này tương tự như câu hỏi của Moliya Phagguna bạch hỏi Thế Tôn. Câu trả lời đã có: Câu hỏi không phù hợp với sự thật Duyên khởi! (Vô minh chính là nội dung thấy có cái "Ai", cái ngã hiện hữu. Giải thoát là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ ngã ấy).


(phủ nhận nguyên nhân đầu tiên):
Vì sự thật là Vô ngã nên không có NGUYÊN NHÂN đầu tiên (bởi nguyên nhân đầu tiên được dựng lên bởi Ý niệm hữu ngã).
Vì SỰ THẬT là SỰ THẬT chính nó nên nó không thể do bị sinh.

Kinh Kim Cương): Phủ nhận các chủ trương cho rằng có cái ngã tuyệt đối như là sự thật tối hậu (bởi sự thật tối hậu là Duyên sinh, Vô ngã).

[Phủ nhận các câu hỏi về nguồn gốc hay bản chất của sự vật - cái bản chất được hiểu như là noumène (nomeno)].
Phủ nhận Siêu hình học phương Tây.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
190
Điểm tương tác
29
Điểm
28
Kính xin Tiền Bối chỉ giáo thêm về:

+ Vọng thì Tác ý như lý. Với tâm ô nhiễm Tham, Sân, Si ?

+
hay Vô Giới, Hạnh, Đức, thì là Tác Ý phi lý như ?

+
Thế nào là NHƯ LÝ TÁC Ý ?


Vô cùng Cảm ơn .
Đức Phật dạy: "Như Lai chỉ dạy xúc, thọ, ái, thủ..., chớ không dạy NGƯỜI nào xúc, thọ, ái, thủ.
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 46%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
247
Điểm tương tác
172
Điểm
43
* Phải chăng TÂM Ý THỨC. là Biểu hiện của Ngã Chấp ?

Tiền Bối Tự Độ nói rằng: (Vô minh chính là nội dung thấy có cái "Ai", cái ngã hiện hữu.).

Nhưng rõ ràng.- Theo các sự quán chiếu ở trên:

1. Vì có bộ óc của con người nên, khi khởi lên tham, sân, si . Thì hình thành Tác Ý phi lý như.- Chính Tác Ý phi lý Như này. Phật dạy Chính là NGHIỆP.


  • Chúng sanh chấp lấy nghiệp này làm Tự Ngã.
  • Ngoại Đạo gọi là Linh Hồn.
  • Kinh dạy: Nghiệp dẫn (Ta) luân hồi trong lục đạo.

Vậy Phải chăng :

TÂM Ý THỨC. là Biểu hiện ban đầu của Ngã Chấp ?

Hay nói cách khác Ý Thức là nguyên nhân đầu tiên (Vô Minh) làm ra Hữu Ngã ?

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
Kính xin Tiền Bối chỉ giáo thêm về:

+ Vọng thì Tác ý như lý. Với tâm ô nhiễm Tham, Sân, Si ?

+
hay Vô Giới, Hạnh, Đức, thì là Tác Ý phi lý như ?

+
Thế nào là NHƯ LÝ TÁC Ý ?


Vô cùng Cảm ơn .

Hề hề,

Thế gian đa phần ở chốn đảo điên, điên đảo. Hề hề, hết đảo lại điên hết điên lại đảo, đảo đảo điên điên, điên điên đảo đảo; chung quy lại cũng chỉ là đảo điên, điên đảo.
Ví như hay nói cần có chánh niệm, tỉnh giác để có Như Lý Tác Ý cũng là một dạng đảo điên, điên đảo vậy. Hề hề

Tác ý như lý đối với hành giả là Thuần lý tri hành. Sống đời trọn vẹn với Pháp đạo vì Tín tâm ngang mực phi nghi nên suốt ngày tinh cần ngang mực kiện hành nên sanh hoạt đồng với Pháp thân, Giới, Định, Huệ. Đã đồng với Pháp thân thì Vọng còn chỗ nào sanh.

Vọng nơi Ý thì thuộc Vọng tâm. Nên Tâm sống trong cảnh giới nào thì sinh Ý nhiễm ô theo cảnh giới ấy. Con buôn thì suốt ngày nghĩ đến chuyện buôn gian bán lận. CSGT, hề hề thì suốt ngày nghĩ đến chuyện ra đường...bắt người vi phạm. Kẻ công quyền thì suốt ngày nghĩ chuyện mình...có quyền.
Muốn thay đổi thì thiết nghĩ không gì ngoài Trì giới, Sám hối và biết Tàm Quý...

Còn Như Lý Tác Ý là Thuần Lý Tri Hành, am tường Lý Tứ Đế, sống đúng theo Bát Chánh Đạo và sanh hoạt theo Bát Chánh Đạo, hề hề, đơn giản như...đang giỡn


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
190
Điểm tương tác
29
Điểm
28
Đức Phật dạy: "Như Lai chỉ dạy xúc, thọ, ái, thủ..., chớ không dạy NGƯỜI nào xúc, thọ, ái, thủ.
Đức Phật dạy: Ý dẫn đầu các Pháp. Các Pháp hữu vi, vô vi là Pháp Vô Ngã.

Đức Phật dạy Ý dẫn đầu các Pháp. Nhưng đức Phật không dạy người nào có Ý THỨC

Con người là Pháp Vô Ngã thì không có NĂNG KIẾN, SỞ KIẾN.
Sáu Căn ở quí vị không có nghĩa là quí vị, của quí vị.

Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần qua Sáu Thức trong bộ óc. Đó chính là Ý.
Ý???? NẮM ĐẦU quí vị là Pháp Vô Ngã.

Bộ óc không phải quí vị??? Của quí vị.
Thân Tâm không phải quí vị??? Của quí vị.

Đức Phật nói "ta không phải ta. ta không phải của ta." là đức Phật thấy bằng Ý THỨC, NHẬN THỨC, NHƯ LÝ TÁC Ý?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
* Phải chăng TÂM Ý THỨC. là Biểu hiện của Ngã Chấp ?

Tiền Bối Tự Độ nói rằng: (Vô minh chính là nội dung thấy có cái "Ai", cái ngã hiện hữu.).

Nhưng rõ ràng.- Theo các sự quán chiếu ở trên:

1. Vì có bộ óc của con người nên, khi khởi lên tham, sân, si . Thì hình thành Tác Ý phi lý như.- Chính Tác Ý phi lý Như này. Phật dạy Chính là NGHIỆP.


  • Chúng sanh chấp lấy nghiệp này làm Tự Ngã.
  • Ngoại Đạo gọi là Linh Hồn.
  • K

Vậy Phải chăng :

TÂM Ý THỨC. là Biểu hiện ban đầu của Ngã Chấp ?

Hay nói cách khác Ý Thức là nguyên nhân đầu tiên (Vô Minh) làm ra Hữu Ngã ?

Kính.

Hề hề,

Vô Minh không thuộc NHÂN QỦA. Vô minh chỉ là tên gọi, nghĩa là không có ánh sáng tức khối tối đen vĩ đại, do Chánh Biến Tri mà lập. Nếu Vô minh là nhân thì không có giải thoát.

Ngã chấp, không thuộc Ý thức mà do Ý nhiễm ô vô tri sanh từ Mana duyên A lại da. Vô tri Ý này xem Ngủ uẩn là Ngã (Hoặc Tâm hoặc Thân). Vô tri Ý này chính là Ngã ái, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã si.

Trừng Hải
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 46%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
247
Điểm tương tác
172
Điểm
43
* Tâm Phan Duyên có phải là sản phẩm của Ý Thức ?

Kính Quý Tiền Bối: Ý Thức có 2 mặt: 1. Như Lý Tác Ý và 2. Phi Lý Tác Ý.

Vậy cho HH hỏi:

+ "Tâm Phan Duyên" có phải là tư duy ?

+ "Tâm Phan Duyên" có phải là "tưởng" ?

+ "Tâm Phan Duyên" có lợi hay hại hoặc vô ký ?

+ Nếu dụng Tâm phan duyên mà không chạy theo tham, sân, si. Có rơi vào Phi lý tác ý ?

Kính.
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
Chào Bạn.

Tâm phan duyên là tâm dính mắc, chạy đuổi theo sáu trần.

Chúng ta lâu nay nhận tâm phan duyên này làm tâm tánh của mình.

Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi... liền vin theo đó để phân biệt đẹp xấu, đánh giá thế này thế kia, rồi chấp nê sanh ra yêu ghét... cho đó là tâm mình. Vì vậy trôi lăn trong sanh tử muôn đời muôn kiếp.

Đây là hình tướng của Tâm Phan duyên.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
190
Điểm tương tác
29
Điểm
28
Vô minh chính là nội dung thấy có cái "Ai", cái ngã hiện hữu.
Câu trên đây, và tất cả những trích dẫn lời Đức Phật dạy về Lý DUYÊN KHỞI đều là của các sư trong "Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam"

Tất cả những câu hỏi, hay trả lời đều không phải TỪ chúng ta
Chúng ta thấy gì là Tâm Phan Duyên?
Mang cái chúng ta thấy cho đại chúng thấy là điều không thể được.

Chúng ta mãi dính mắc vướng bận vào cái chúng ta thấy?
SỰ THẬT chúng ta thấy được gì trong một KIẾP người để thấy được như Đức Phật.

Đức Phật không để tâm đến cái "ta không phải ta. ta không phải của ta.,"

Đức Phật chỉ làm sao cho TÂM THỨC mình Thanh Tịnh.
Còn lời ngài nói về chân lý, sự thật đều như là ngón tay chỉ trăng.

"Pháp đó như thế. Cho dù Như Lai có xuất hiện, hay không.
Pháp đó NHƯ THỊ."
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
Tâm Phan duyên còn gọi là "Vọng Tưởng".

* Mối liên hệ giữa Tác Ý và Vọng tưởng.

+ Tác Ý:

Theo Vi diệu pháp, tác ý là chú ý hay hướng tâm đến đối tượng, chủ yếu là hướng đúng hay sai sự thật; hướng đúng gọi là như lý tác ý và hướng sai gọi là phi như lý tác ý .

Phật dạy:“Này các Tỳ-kheo, Ta gọi tác ý (cetanā) là nghiệp. Bởi chính tác ý mà chúng sanh tạo ra nghiệp qua thân, khẩu và ý”(k. Tăng Chi Bộ)
+ Vọng Tưởng:
Vọng tưởng là nghĩ tưởng, nhớ tưởng những điều không đúng đắn. Vọng tưởng cũng gọi là phân biệt có tính hư vọng và điên đảo. Cũng đồng nghĩa với vọng niệm tức phân biệt tướng các pháp với tâm điên đảo, vọng chấp do tâm chấp trước nên không thấy biết được các pháp một cách như thực (Đại từ điển Phật Quang). Nói chung vọng tưởng là tạp niệm, những ý niệm lăng xăng hiện khởi trong tâm, phần nhiều là hồi ức về quá khứ và mơ tưởng đến vị lai; là trạng thái tâm không chánh niệm.
  • Tác ý khi đồng sinh với tâm thiện hay tâm bất thiện mới tạo nghiệp thiện, ác.
  • Mà vọng tưởng thì đa phần là tâm bất thiện.

Vọng tưởng, những ý tưởng chợt hiện khởi trong tâm (do vọng niệm, vọng chấp), sau đó được tác ý (cetanā) hỗ trợ, thôi thúc chúng ta hành động tạo nghiệp qua thân khẩu ý. Do đặc tính của tác ý (cetanā) là hành động, tạo tác và quyết định nên khi đồng sinh với tâm bất thiện (vọng tưởng) thì nghiệp xấu được tạo ra.
* Như vậy:

+ Vọng Tưởng khi chưa có Tác Ý hổ trợ.- Chỉ tạo nên Phiền Não Chướng.
+ Vọng Tưởng khi có Tác Ý hổ trợ.- Thì tạo nên Nghiệp Chướng.
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,581
Điểm tương tác
230
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Xin Chia Sẻ Cùng Các Đạo Hữu Tri Kiến Mà An Long TỰ TRỰC KIẾN ( Theo Đúng Nghĩa Đen ) :
1 - Ý THỨC : Đây là CỘI NGUỒN ,GỐC RỄ (NHÂN = NGUYÊN NHÂN ) ==>DẪN Đến Và TÁC THÀNH THÀNH TỰU = VÔ MINH ( QUẢ=KẾT QUẢ )
2-VÔ MINH : SỰ NHẬN THỨC KHÔNG SÁNG SUỐT, DO MÊ LẦM VỀ : TIẾN TRÌNH VẬN HÀNH CỦA CÁC HIỆN TRẠNG, HIỆN TƯỢNG KHÔNG : CHÂN THẬT = NHƯ THỊ ...NHƯ NÓ ĐANG LÀ...( DO : THIẾU PHƯƠNG TIỆN .)
Trong KINH LĂNG GIÀ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Đã Dẫn Giảng :
KINH LĂNG GIÀ

(Trang 24 -Việt dịch :Thích Duy Lực )
..." -Đại Huệ ! HIỆN THỨC VÀ PHÂN BIỆT SỰ THỨC ,HAI THỨC NÀY TƯỚNG HOẠI VÀ CHẲNG HOẠI LÀM NHÂN VỚI NHAU ,Đại Huệ SỰ HUÂN TẬP BẤT TƯ NGHÌ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN BẤT TƯ NGHÌ LÀ CÁI NHÂN CỦA HIỆN THỨC . NHẬN LẤY CÁC CẢNH TRẦN VÀ HUÂN TẬP TỪ VÔ THỈ LÀ CÁI NHÂN CỦA PHÂN BIỆT SỰ THỨC."...

( Trang 116 -Việt dịch : Thích Duy Lực )
..." Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn há chẳng kiến lập THỨC THỨ TÁM ư ?
Phật đáp : KIẾN LẬP .
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng NẾU KIẾN LẬP THÌ TẠI SAO CHỈ LÌA Ý THỨC ( Thức thứ sáu ) MÀ CHẲNG LÌA THỨC THỨ BẨY ?
Phật bảo Đại Huệ : VÌ LÌA PHAN DUYÊN CỦA THỨC THỨ SÁU THÌ THỨC THỨ BẨY CHẲNG SANH . Ý THỨC là PHÂN BIỆT CẢNH GIỚI PHẦN ĐOẠN CỦA TIỀN NGŨ THỨC ,ĐANG LÚC PHÂN BIỆT LIỀN SANH KHỞI CHẤP TRƯỚC ,Thì NHỮNG TẬP KHÍ NUÔI DƯỠNG NƠI TẠNG THỨC , KHỞI HIỆN HÀNH HUÂN TẬP CHỦNG TỬ DO THỨC THỨ BẨY TRUYỀN VÀO Ý THỨC , TỨC LÀ CÙNG TRONG THỨC THỨ TÁM VẬY . CHẤP TRƯỚC NGÃ VÀ NGÃ SỞ THÌ NHÂN DUYÊN TƯ DUY SANH KHỞI .THÂN , TƯỚNG CHẲNG HOẠI ,TẠNG THỨC DO Ý THỨC PHAN DUYÊN THÌ CẢNH GIỚI TỰ TÂM HIỆN ,TÂM CHẤP TRƯỚC LIỀN SANH . CÁC THỨC LẦN LƯỢT LÀM NHÂN VỚI NHAU ,CŨNG NHƯ LÀN GIÓ BIỂN ,DO CẢNH GIỚI TỰ TÂM HIỆN THỔI,LÀN SÓNG CÁC THỨC HOẶC SANH ,HOẶC DIỆT CŨNG NHƯ THẾ CHO NÊN Ý THỨC DIỆT THÌ THỨC THỨ BẨY THEO ĐÓ CŨNG DIỆT. "...

( Trang 99 -Việt dịch : Thích Duy Lực )
..." Đại Huệ ! NGAY SỰ MÊ HOẶC ,CHẲNG VỌNG TƯỞNG KIA,NHỮNG TÂM ,Ý ,Ý THỨC LỖI TẬP KHÍ, PHÁP TỰ TÁNH , PHÁP CHUYỂN BIẾN CỦA BẬC THÁNH ĐỀU GỌI LÀ NHƯ, CHO NÊN NÓI NHƯ LÌA TÂM . TA NÓI CÂU NÀY LÀ HIỂN THỊ LÌA TƯỞNG , TỨC LÀ CÁI THUYẾT LÌA TẤT CẢ TƯ TƯỞNG ."...( Hết Trích )
----
@= Ý THỨC =CHỈ CÓ CÔNG NĂNG NHẬN THỨC THÔNG TIN CỤC BỘ CỦA CÁC HIỆN TRẠNG =NHƯ LÀ MỘT MẢNH GÉP ( !Phần Nào )CỦA BỨC TRANH ==> CHỨ KHÔNG PHẢI =LÀ : TOÀN CỤC BỨC TRANH .=PHẦN ĐOẠN SANH TỬ.
.....
!- CẤU TRÚC VÀ VẬN HÀNH Của TÂM THỨC (A LẠI DA THỨC Hay TÀNG THỨC) = RẤT VI TẾ Và LINH ĐỘNG nên BẰNG Ý THỨC (Hì ,Hì... MỘT KHÚC ,MỘT PHẦN ĐOẠN ) =KHÔNG THỂ HIỆN CHÂN THỰC ĐƯỢC THÔNG TIN TOÀN CỤC VỀ NÓ...Nên THẢO LUẬN , GIẢI TRÌNH VỀ NÓ =LÀ : VÔ CHUNG => VÔ ÍCH ! ( KHÔNG THỂ ĐƯỢC )
!-NHƯNG : VỚI TRI KIẾN & NĂNG LỰC CỦA CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC THÌ : CÓ THỂ CÓ THẤY BIẾT CHÂN THẬT , RÕ RÀNG , MINH BẠCH VỀ NÓ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN = CẤU TRÚC & TỐ CHẤT : CĂN & THÂN =THANH TỊNH => THEO ĐÚNG NGHĨA ĐEN .
...Và THUYẾT GIẢNG , CHỈ DẪN CHO NHỮNG CHÚNG HỮU TÌNH = TỰ NGUYỆN MUỐN BIẾT = CÁC PHƯƠNG PHÁP THIỆN SẢO ĐỂ CÓ PHƯƠNG TIỆN HOẶC CÁC PHƯƠNG PHÁP THIỆN SẢO TƯƠNG ƯNG,TƯƠNG DUYÊN , TƯƠNG THỜI ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CÁC PHƯƠNG TIÊN = THANH TỊNH CẢ VỀ CẤU TRÚC LẪN TỐ CHẤT VI TẾ .
@- 1 Trong Các VÔ LƯỢNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN THIỆN SẢO :
-ĐÓ LÀ : KHAI MỞ , CHUYỂN ĐỔI : "PHÁP NHÃN TẠNG ".
1- Tại Sao DANH GỌI Là PHÁP NHÃN TẠNG : VÌ " NHÌN" THẤY VÀ CẢM GIÁC , CẢM NHẬN TRỌN VẸN =MỌI TIẾN TRÌNH VẬN HÀNH , CẤU TRÚC , VÀ TỐ CHẤT = CHÂN THẬT = HIỆN TRẠNG ĐANG HIỆN HỮU , HIỆN HÀNH = NHƯ THỊ...ĐANG LÀ .....TRONG TẠNG THÂN (BẤT CỘNG PHÁP)=CÙNG SỰ TƯƠNG LIÊN , TƯƠNG TÁC, TƯƠNG QUAN Với MÔI TRƯỜNG KHÍ GIỚI ĐƯƠNG THỜI ( CỘNG PHÁP ) Với SỰ CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG ƯNG .
2 - CÔNG NĂNG CỦA PHÁP NHÃN TẠNG : NHƯ =MỌI NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ TIẾN TRIỂN VI TẾ CỦA Ý THỨC TỚI NHẬN BIẾT CHỈ = CÓ THỂ XẨY TRONG SÁT NA : NHƯNG VỚI CÔNG PHU TU TẬP PHÁP THIỆN SẢO = CÓ THỂ THẤY RÕ : GAM MẦU SẮC , CUNG BẬC TIẾN TRÌNH TIẾN TRIỂN HÌNH THÀNH CẢM SÚC , CẢM GIÁC....
...Và CÓ THỂ CHỨNG MINH TRẢI NGHIỆM TRỰC QUAN => AI CŨNG CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC : Khi Đang Xem Ti Vi, Hoặc Nhìn Vào Bóng Đen Đang Sáng => NHẮM MẮT LẠI => Và THẤY ÂM BẢN ( Như Phim Của Máy Chụp Ảnh Trước Đây Chưa Rửa )==> TRÔI TỪ TỪ VÀO TRONG CƠ THỂ...Mà Khoa Học Gọi Là HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH .
....CHẬM LẠI VÀ : RÕ RÀNG MINH BẠCH TƯƠNG TỰ THẾ NÀY :


1736321031168.png


- Và Với TRỰC KIẾN , TRỰC GIÁC , TRỰC NHẬN =RÕ RÀNG , MINH BẠCH CHÂN THẬT MỌI GÓC CẠNH TIẾN TRIỂN HIỆN TRẠNG (BIẾT RÕ THẾ NÀO LÀ Ý , Ý THỨC vv... CÙNG TIẾN TRÌNH VẬN HÀNH VỚI CÔNG NĂNG ĐẶC THÙ (TỰ TÍNH ) ) ,= CÁC NHẬN THỨC TRONG TA SẼ THAY ĐỔI =TẠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG ƯƠNG VỀ TỐ CHẤT ( CÁC TỐ CHẤT NĂNG LƯỢNG MỚI HUÂN TẬP TÁC ĐỘNG GÂY PHẢN ỨNG TỐ CHẤT NĂNG LƯỢNG QUÁ KHỨ =CHUYỂN ĐỔI TỐ CHẤT (NĂNG LƯỢNG SINH HỌC CHỨA THÔNG TIN ) TƯƠNG ƯNG ...TÁC ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI VẬN HÀNH CỦA TÀNG THỨC ( HÀNH NGHIỆP ) VÀ TĂNG TRƯỞNG TƯƠNG ƯNG VỚI CÔNG PHU TƯƠNG ƯNG =THANH TỊNH DẦN TẠNG THỨC THÂN (NƠI TÍCH CHỨA CÁC CHỦNG TỬ NGHIỆP ĐẶC THÙ CỦA CĂN & THÂN )...
....KHÔNG THỂ NÓI RÕ HẾT ,Mà An Long Chỉ LƯỢC TẢ Theo Ý THỨC ĐÃ TRẢI NGHIỆM.
@ -CHỈ KHI THÀNH TỰU : PHÁP NHÃN TẠNG Mới Có TỰ GIÁC THÁNH TRÍ ( SỰ TỰ TRỰC NHẬP ,TỰ TRỰC TRI , TỰ TRỰC GIÁC , TỰ TRỰC KIẾN = CHÂN THẬT NHƯ THẬT ==> NHƯ ĐANG LÀ...NHƯ THỊ... ) MỚI THOÁT KHỎI MỌI RẮC RỐI MÊ LẦM DO VÔ MINH CHI PHỐI , SAI SỬ.
# - MỌI " SẢN PHẨM " Ý , Ý THỨC =ĐỀU LÀ SỰ NHẬM THỨC MÊ LẦM ( VỌNG TƯỞNG ) =THÌ CHỊU TÁC ĐỘNG NHÂN & QUẢ Của QUY LUẬT VÔ MINH HÀNH ...
@ - CHÂN NGHĨA : NHƯ LÝ TÁC Ý : TRONG PHẬT HỌC CHÍNH THỐNG Là : "Ý "NHẬN BIẾT BẰNG ;TỰ TRỰC TRI ,TỰ TRỰC GIÁC , TỰ TRỰC KIẾN ...CÁC HIỆN TRẠNG HIỆN DIỆN, HIỆN HÀNH: ...NHƯ THỊ...ĐÚNG NHƯ ĐANG LÀ...( LÝ CHÂN THẬT =LÝ LẼ CHÂN THẬT VỀ SỰ VẬN HÀNH THEO ĐÚNG NHƯ QUY LUẬT CHÂN THẬT = NHƯ THỊ...ĐANG LÀ... = DO TỰ TRỰC TRI ,TỰ TRỰC GIÁC, TỰ TRỰC KIẾN )
# Chứ KHÔNG PHẢI Cái CHÂN LÝ THẾ GIAN QUY ƯỚC , KIẾN LẬP DO Ý ,Ý THỨC VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM Của NHỮNG TƯ TƯỞNG.
...VẬY : HÃY DÙNG Ý ,Ý THỨC ; BẰNG CHÁNH TƯ DUY => TRẠCH PHÁP( PHÁP PHƯƠNG TIỆN GIÚP RỜI LÌA Ý , Ý THỨC) = TU ĐI...ĐỂ ĐẾN " TỰ GIÁC THÁNH TRÍ "... TỰ KIẾN NHẬN MỌI SỰ HIỆN DIỆN MỚI CHÂN THẬT Và ĐẦY ĐỦ
...CHỨ DÙNG Ý ,Ý THỨC ( VỌNG TƯỞNG ) KIẾN LẬP CÁC PHÁP = MONG ĐƯỢC THOÁT KHỎI MỌI SỰ RẮC RỐI=> CHỈ LÀM SỢI XÍCH VÔ MINH BỀN TRẮC HƠN = TỰ TRÓI CHẶT HƠN ,RẮC RỐI NHIỀU HƠN..
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
* Thức thứ 6 và thức thứ 7: Ý Thức và Ý Căn (Mạt Na Thức)

Nhân bài viết của Bác An Long. Tôi nhớ lại bài viết của HT. Th Thanh Từ:

Ở Duy Thức Hoc PG. Ý Thức và Ý Căn không lìa nhau. Như bài viết sau:


Cố nhơn có làm một bài kệ, để cho chúng ta nhớ cái tài năng hay tác dụng của tám thức như sau:

Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Độc hữu nhứt cá tối linh ly
Ngũ cá môn tiền tố mãi mại
Nhứt cá gia trung tác chủ y.


Nghĩa là: Trong tám thức trên, thức thứ Bảy là si mê (ngã si), duy có thức thứ Sáu (Ý Thức), rất khôn lanh (công vi thủ, tội vi khôi); còn Năm thức trước như người làm công ở ngoài cửa, chỉ lo buôn bán, tiếp rước khách hàng (tiếp xúc với 5 trần cảnh); một mình thức thứ Tám làm ông chủ nhà (chứa đựng).

Xem bài kệ này chúng ta có thể biết qua được khả năng của 8 thức, mà thức thứ 6 và thức thứ 7 là lợi hại hơn hết. Nếu thức thứ Bảy si mê, Bồ tát Ma ha tát Bồ tát Ma ha tát chấp ngã, thức thứ Sáu suy tính làm những việc tội ác, thì chúng ta muôn kiếp trầm luân, không bao giờ thoát ly sanh tử luân hồi được. Vì thế nên người tu Phật, lúc nào cũng phải dùng thức thứ 6 và thức thứ 7, quán nhơn vô ngã, để phá trừ si mê chấp ngã, dứt phiền não chướng; rồi quán pháp vô ngã, để phá trừ pháp chấp, dứt sở tri chướng. Khi ngã chấp và pháp chấp hết rồi, tức là phiền não chướng và sở tri chướng đã dứt, thì chứng được hai quả thù thắng là: Bồ đề và Niết bàn.

Vì thế nên trong Duy thức học nói: "Lục, thất nhơn trung chuyển; ngũ bát quả thượng viên". Nghĩa là: trong lúc tu nhơn, thì chỉ dùng thức thứ 6 và thức thứ 7; đến khi kết quả thì cả 5 thức trước, và thức thứ 8 cũng được viên thành.
(Thường Chiếu)
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,581
Điểm tương tác
230
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Xin LƯU Ý :
Thị Hiện Nơi Trái Đất , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Đã Thuyết Giảng (Thanh Giáo ) NHIỀU PHÁP PHƯƠNG TIỆN (Trong Mọi Kinh ,Giáo CHÍNH THỐNG Lưu Hành Trong PHẬT HỌC CHÍNH THỐNG )Tùy Hợp Với Mọi Nhận Thức Tư Tưởng , Năng Lực Các Chúng Hữu Tình Tương Duyên ....Nhưng CÁC ĐẠO HỮU NÊN QUÁN XÉT THẬT KỸ CÀNG = LIỀN MẠCH .... ĐỀU CHUNG QUY VỀ MỤC ĐÍCH : NHẰM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG NGHE , HỌC CÁC PHÁP PHƯƠNG TIỆN GIÚP RỜI LÌA VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM = Ý , Ý THỨC ,TƯ TƯỞNG .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top