- Tham gia
- 6/8/10
- Bài viết
- 1,020
- Điểm tương tác
- 193
- Điểm
- 63
<table cellspacing="0" align="left" border="0" cellpadding="3" width="1"><tbody><tr><td>
Otsu, Nhật Bản – Ngày 1-2-2014, Bảo tàng Lịch sử của Thành phố Otsu cho biết trên ngực một tượng Phật cổ nhỏ (cỡ lòng bàn tay) có gắn một mảnh pha lê (dài 2,5 cm và rộng 1,5 cm), có lẽ là tượng trưng cho ánh sáng từ cơ thể của Đức Phật.
Trong các tượng Phật, pha lê từng được tìm thấy trong mắt, đầu ngón tay và khoảng trống giữa 2 hàng lông mày, nhưng không thấy nơi phần ngực tượng như ở tượng này.
Đây là tượng Đức Phật nhập niết bàn làm bằng gỗ dài 12,8 cm, có thể đã được tạo tác tại xưởng của nhà điêu khắc Kaikei nổi tiếng của thời kỳ Kamakura (1192-1333).
Tượng được phát hiện trong một nhà kho của Chùa Shin Chion-in của phái Jodo-shu (Tịnh Độ tông) ở Otsu vào tháng 5-2013.
Tượng sẽ tiếp tục được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Otsu từ 8-2 đến 16-3-2014.
(Asahi Shimbun – February 2, 2014)
ẤN ĐỘ: Chư tăng thắp 10.000 ngọn nến cho hòa bình thế giới
Các tăng sĩ tại Quận Bồ đề Đạo tràng của bang Bihar đã tổ chức những lễ cầu nguyện đặc biệt và thắp 10 nghìn cây nến cho hòa bình thế giới.
Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức.
Hội Đại Bồ đề của Ấn Độ đã tiến hành sáng kiến này trong một lễ hội kéo dài 3 ngày, từ ngày 1 đến 3-2-2014, đánh dấu kỷ niệm năm thứ 7 của việc thành lập Đại tịnh xá Đại Bồ đề Jaishree. Nến và đèn bằng đất được trang trí trước tượng Đức Phật trong tịnh xá, nơi các nhà sư thắp sáng những ngọn nến.
Tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ hội. Họ cùng chư tăng thắp nến và cầu nguyện cho hòa bình.
(ANI – February 3, 2014)
Đại tịnh xá Đại Bồ đề Jaishree ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: buddhistcircuitbihar.com
HOA KỲ: Chất liệu vàng trong tượng và tranh Phật giáo Nhật Bản
Để tôn vinh kỷ niệm năm thứ 30 của khu nghỉ mát sang trọng Halekulani, cuộc triển lãm “Ánh sáng từ Bóng tối: Vàng trong nghệ thuật Nhật Bản” sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Honolulu từ ngày 6-2 đến 1-6-2014. Triển lãm bao gồm một số tác phẩm nghệ thuật quan trọng của Nhật Bản trong bộ sưu tập của bảo tàng – từ nghệ thuật Phật giáo ban đầu cho đến tranh Nhật Bản thời sau – tất cả đều được sáng tạo với chất liệu vàng phong phú. Vàng đã được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản, đầu tiên trong điêu khắc và về sau trong tranh. Một ví dụ tuyệt vời của vàng trong tranh Phật giáo là bức “Đức Phật Di Đà giáng hạ” của bảo tàng, được sáng tác vào thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật Phật giáo trong thời Kamakura , vốn ứng dụng rộng rãi kỹ thuật cắt vàng phức tạp để tạo nên những chi tiết tuyệt đẹp.
(Buddhist Art News – February 4, 2014)
‘Hội hè dưới hoa Anh đào’, một tranh cổ có sử dụng vàng làm chất liệu, được trưng bày tại triển lãm ‘Ánh sáng từ Bóng tối: Vàng trong Nghệ thuật Nhật Bản’’ ở Honolulu
Photo: honolulumuseum.org
ĐÀI LOAN: Khóa tu dành cho sinh viên tại Tu viện Phật Quang Sơn
Chương trình Khóa tu Phật Quang được tổ chức tại Tu viện Phật Quang Sơn ở nam Đài Loan đang nhận đơn cho khóa tu mùa hè 2014. Chương trình kéo dài từ ngày 26-6 đến 24-7-2014, bao gồm 2 tuần giới thiệu và các lớp học, sau đó là khóa tu chuyên sâu kéo dài 7 ngày, một Hội thảo Thanh niên Quốc tế về Cuộc sống và Phật Thiền , và một tour tham quan Đài Loan. Tu viện sẽ nhận từ 50 đến 60 sinh viên đại học hoặc cao đẳng (hoặc sinh viên đã tốt nghiệp sau khi tốt nghiệp 3 năm) tuổi từ 18 đến 35. Toàn bộ chương trình là miễn phí (người tham gia chương trình chỉ phải trả tiền vận chuyển khứ hồi).Khóa tu này là một trải nghiệm về Phật viện Trung Hoa đích thực, nơi thực hành, giáo dục và giao tiếp xã hội thực sự diễn ra.
(patheos.com – February 4, 2014)
Những người tham gia Khóa tu Phật Quang Sơn năm 2010
Photos: Justin Whitaker
TÍCH LAN: Chư tăng làm lễ truyền giới cho cây rừng để ngăn chận suy thoái môi trường
Các tăng sĩ Tích Lan đã thực hiện một lễ truyền giới đại chúng cho cây rừng như một phương cách độc đáo để thêm sức mạnh tinh thần cho những nỗ lực bảo vệ môi trường.
Trong một sự kiện được tổ chức vào ngày 11-1-2014, hơn 50 nhà sư đã làm lễ thọ giới cho khoảng 1.000 cây trong Rừng Nigala, là nơi phải chịu một mối đe dọa do việc chiếm đất bất hợp pháp, canh tác mía và do những vụ cháy rừng.
Phong trào này được khởi xướng cách đây 30 năm bởi một nhóm ở Thái Lan tự xưng là Những Tăng sĩ Sinh Thái, và nó cũng đã được thực hiện tại Cam Bốt, Việt Nam và Miến Điện. Ý tưởng ban đầu của truyền thống này là sử dụng biểu tượng được tôn trọng rộng rãi của áo cà sa để làm cho người khai thác gỗ ngần ngại khi đốn hạ cây.
(Shambhala Sun – February 7, 2014)
Làm lễ truyền giới cho cây rừng
Photo: Buddha Dharma
www.hophap.net