- Tham gia
- 6/6/16
- Bài viết
- 141
- Điểm tương tác
- 12
- Điểm
- 18
3. Phần bốn: đạt được niềm tin rõ ràng rằng các hiện tượng là không tồn tại
Khi có sự chắc chắn rằng mọi hiện tượng đều không có bản thể nội tại sinh khởi trong tâm trí, người ta đi đến một niềm tin rõ ràng rằng chúng không tồn tại. Phần này có tám khổ thở. Đầu tiên người ta đạt được niềm tin rõ ràng rằng chẳng có cực đoan bản thể học nào được ủng hộ.
33. Niềm tin chắc chắn rằng mọi hiện tượng là không tồn tại
Chủ yếu đạt được như sau.
Bởi vì thế giới hiện tượng,
Mọi thứ trong luân hồi và niết bàn,
Đều không có bản thể tự tính,
Nó siêu việt các trạng thái tồn tại,
Bởi vì nó không ngừng xuất hiện
Nó siêu việt trạng thái không tồn tại,
Chẳng tồn tại và chẳng không tồn tại,
Nó siêu việt trạng thái của cả hai,
Không phải cả hai,
Nó vượt qua trạng thái chẳng là gì.
Vừa chẳng là gì vừa chẳng phải không là gì,
Nó là tinh hoa tối thượng
Vượt ngoài mọi suy nghĩ và ngôn từ,
Nằm ngoài mọi chỉ dấu.
Mặc dù mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn, đều khởi sinh bên trong không gian của tính giác, xuất hiện không ngừng, rõ ràng và minh bạch, nhưng thực thế chúng không tồn tại tách biệt khỏi tính giác một chút nào. Có nhiều cách để đi đến niềm tin rằng nó được xác định rõ tàng và dứt khoát. Tuy nhiên, trong văn bản hiện tại, tất cả các phương pháp này được cô đọng lại thành một điểm thiết yếu như sau.
Khi bản tính của mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn sinh khởi trong tính giác, được xác lập bằng lý luận dựa trên bản chất của sự vật, người ta hiểu rằng dù những hiện tượng đó xuất hiện như thế nào đi nữa, chúng cũng không có một mảnh vụn nhỏ nhất của bản thể nội tại ngay trong khoảnh khắc chúng được nhận biết. Đây là lý do tại sao các hiện tượng, bị bóp méo thông qua niềm tin vào hiện tượng của cái ngã, được cho là siêu việt tồn tại, nghĩa là chúng không có bản thể nội tại.
Có thể nghĩ rằng nếu những hình tướng như vậy không có bản thể nội tại thì chúng phải (hoàn toàn không tồn tại) giống như sừng của con thỏ. Nhưng nó không phải như vậy. Bởi vì phương thức xuất hiện của các hiện tượng hiện diện không ngừng và sống động trong không gian của tính giác (giống như cách các hình ảnh phản chiếu xuất hiện trong một tấm gương), những hiện tượng tương tự này cũng được cho là vượt ngoài sự không tồn tại.
Có thể nghĩ rằng nếu chúng không tồn tại và không không tồn tại, có lẽ chúng đồng thời tồn tại và không tồn tại. Nhưng vì người ta đã chứng minh riêng biệt rằng các hiện tượng một mặt không tồn tại, mặt khác cũng không không tồn tại, nên nó có lý rằng chúng siêu việt cả hai trạng thái (cả tồn tại và không tồn tại).
Nếu những hình tướng hiện tượng không thể được xác lập là vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng một lúc, thì có lẽ người ta có thể thắc mắc liệu chúng có thể được xác lập như là không tồn tại cũng không không tồn tại hay không? Nhưng vì người ta đã chứng minh rằng chúng không thể được xác lập vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng một lúc, nên chúng cũng vượt ngoài lập trường trái ngược là không tồn tại cũng không không tồn tại. Ví dụ, nếu người ta không thể nói rằng ngọn núi ở đằng kia thì không có ý nghĩa gì khi nói rằng nó ở đây.
Theo đó, khi người ta nhận ra rằng các hiện tượng vượt trên bốn cực đoan, hiện hữu, không hiện hữu, cả hai, và không hai, người ta không có ngôn từ nào để mô tả bản tính nền tảng của họ, tinh hoa tối thượng của họ, cụ thể là, tính giác vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Không có biểu hiện nào có thể diễn tả bản tính này. Nó vượt trên mọi cực đoan bản thể học, vượt khỏi ngôn từ, suy nghĩ và cách diễn đạt. Với sự chứng ngộ này, người ta thực sự trở thành vua của tâm trí tối cao vượt xa tâm trí (thông thường). Như được nói trong Tính Giác Tự Sinh:
Chúng chẳng đơn giản là không tồn tại,
Và chúng cũng không tồn tại,
Siêu việt không tồn tại và tồn tại,
Chúng không đi vào tâm trí của các yogi giác ngộ.
Thứ hai, bởi vì các hiện tượng, trong thực tế, siêu việt nhận thức và bám chấp, một niềm tin rõ ràng đạt được rằng những ai lĩnh hội được các đặc tính (không tồn tại) của chúng là những đối tượng thích hợp của bi tâm.
34. Bản tính mọi hiện tượng là thanh tịnh nguyên thủy,
Nhưng chúng sinh non trẻ, không biết điều này,
Chấp nhận một số thứ này và từ chối một số thứ khác.
Bám dính vào những quan điểm khác nhau của mình, họ vĩnh viễn bị trói buộc.
Bám luyến và những đặc tính mà họ cảm nhận, họ đau khổ làm sao!
Bám víu vào một cái ngã trong cái không tồn tại, họ mê lầm làm sao!
Bám chặt vào những phương diện của cái vô phương diện, họ mệt mởi biết bao!
Không ngừng trôi dạt trong luân hồi, họ đáng thương biết bao!
Như đã nói từ trước, chân như, bản tính nền tảng của mọi hiện tượng, vốn thanh tịnh bản nguyên, vượt xa tầm với của mọi hành động, của lấy và bỏ. Tuy nhiên những chúng sinh không nhận ra điều này và có khuynh hướng mạnh mẽ chấp nhận và bác bỏ các sự vật hiện tượng trên cơ sở nhận thức nhị nguyên của chính họ thì không biết về bản tính nền tảng của họ. Bởi vì số phận nghiệp báo thấp kém nên họ dấn thân vào con đường của tám thừa thấp hơn. Những chúng sinh kém trí, non trẻ này bám vào cái ngã, tức là tồn tại cố hữu, vào những đặc tính của sự vật, và do vậy bị ràng buộc vào quan điểm của các học thuyết và hệ thống giáo lý khác nhau. Mắt họ mù quáng trước sự thật về chân như, và họ liên tục bị cản trở bởi sự bám víu sai lầm vào thực tại của các hiện tượng.
Bị mê hoặc bởi nhận thức về sự tồn tại trong những thứ không tồn tại, họ cố chấp và nắm bắt những sự vật được phú cho các đặc tính. Họ đau khổ và ảo tưởng biết bao! Mặc dù sự xuất hiện vô tận của các hình tướng là không có nền tảng và không có gốc rễ, chúng sinh vẫn không biết gì về thực thế này. Bởi vậy họ bị nô lệ vào (khuynh hướng mạnh mẽ của họ) để nắm bắt một cái ngã trong thứ vốn không có sự tồn tại. Họ mê lầm và lú lẫn biết bao! Mặc dù pháp tính, bản tính nền tảng thanh tịnh nguyên sơ của sự vật, không thể được phân tích thành nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chúng sinh không biết điều này, và bám vào các hệ thống phân loại, họ phân tích và bám chặt vào tính giác toàn khắp. Họ mệt mỏi biết bao! Chúng sinh không ngừng lang thang trong luân hồi, như thể đang quay một bánh xe nước. Ôi chao, thương thay!
Thứ ba, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng (tính giác) vượt ngoài cấu trúc nhân quả của thiện hạnh và ác hạnh.
35.Mặt trởi của thực tại tối thượng, tính giác, tự sinh
Bị che phủ bởi những đám mây trắng thiện hạnh
Và những đám mây đen tội lỗi.
Và nó tràn ngập bởi những tia sét:
Đắm mình trong nỗ lực chấp nhận và chối bỏ.
Chúng sinh đó bị ướt đấm trong mưa như thác lũ
Những hình tướng giả tạo của hạnh phúc và đau khổ
Những thứ này làm cho hạt giống luân hồi chín muồi
Như mùa vụ của sáu cõi luân hồi.
Chúng sinh bị dày vò, và họ đáng thương làm sao!
Vào mùa hè, những đám mấy mưa hình thành trên trời và che khuất ánh mặt trời. Tuy nhiên, nhờ mùa mưa mà nhiều loại cây trồng bắt đầu nảy mầm trên đồng và cuối cùng cho thu hoạch. Giống vậy, hai che chướng nghiệp báo của các hành động trong trắng và đen tối được tạo ra bởi những chúng sinh mê lầm, cố gắng bằng thân, khẩu, ý của mình tạo ra những hành động “trong trắng” có vẻ mang lại lợi ích, và những hành động tiêu cực hay “đen tối” dường như có hại. Vì những hành động đen và trắng này đều cản trở việc chứng ngộ trí tuệ bản nguyên tự sinh, cụ thể là, tính giác, chúng không khác nhau chút nào. Đây chính là ý nghĩa của câu nói rằng cả tội lỗi và đức hạnh đều che chướng như nhau.
Tính giác tự sinh như mặt trời, tức là trí tuệ bản nguyên tối thượng, trụ ngụ tự nhiên trong tâm trí của toàn thể vô biên chúng sinh. Tuy nhiên, nó bị che phủ bởi những đám mây trắng của các hành động tích cực và những đám mây đen của những hành động tiêu cực (nguyên nhân). Những tia chớp lóe lên của niềm đam mê cháy bỏng trong việc chấp nhận hạnh phúc và từ chối đau khổ (kết quả của những nguyên nhân đó) không ngừng lấn át mặt trời tính giác. Khi chúng sinh ham muốn tăng dần trong cả những hành động thiện và ác, những kinh nghiệm ảo tưởng khác nhau về hạnh phúc và đau khổ rơi xuống họ những một cơn mua bất tận. Do đó, những hạt giống được gieo vào các vùng đất của luân hồi, chúng chín thành vô số mùa vụ, niềm vui và nỗi buồn thuộc về sáu cõi của chúng sinh mê lầm, những kẻ lang thang không mục đích trong cánh đồng bao la của luân hồi thống khổ. Hãy cân nhắc điều này! Thương thay cho những chúng sinh tội nghiệp, thường xuyên bị dày vò bởi ba loại đau khổ trong các cõi thấp và các cõi cao hơn do chấp nhận và từ chối một cách mê lầm, do thiện hạnh và ác hạnh của họ! Họ không nhận ra được bộ mặt chân thực của tính giác, nó vượt ngoài thiện ác, vượt trên nguyên nhân kết quả. Hãy xem họ si mê và đáng thương biết bao! Vì vậy, điểm then chốt là chứng ngộ được tính giác vượt ngoài thiện ác, vượt trên nguyên lý nhân quả nghiệp báo, sự phát quang chói lọi hay biểu lộ của trạng thái không hành động vĩ đại, và tin chắc vào nó một cách rõ ràng.
Thứ tư, người ta được nhắc nhở phải có một phán quyết rõ ràng về luật nhân quả.
36. Như dây thừng và xích vàng ràng buộc ngang nhau,
Các trạng thái thiện và bất thiện hạnh
Ràng buộc tinh hoa tối thượng như nhau.
Những đám mây, dù đen hay trắng, che phủ bầu trời ngang nhau.
Tương tự, thiện hạnh và ác hạnh đều che khuất tính giác ngang nhau.
Do đó, điều quan trọng cần hiểu
Rằng các yogi đã chứng ngộ chân như
Nhìn xa hơn luật nhân quả của đức hạnh và tội lỗi.
Thật ra, tính giác rộng mở, không chướng ngại trong tính tức thời hiện tại của nó, thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm, không phải là thứ có thể được đức hạnh trợ giúp, hạy bị ác hạnh gây tổn hại. Do đó, nó không bị ô nhiễm và không thể được chỉ ra bằng bất cứ phương pháp nào. Trí tuệ bản nguyên, mang đến sự xác thực sâu xa về điểm then chốt bí mật của sự chứng ngộ về bản tính tối hậu của mọi hiện tượng, giống như tinh hoa hay trái tim của mặt trời. Trí tuệ này không nên bị trói buộc bởi bất cứ loại hành động, nỗ lực hay bám chấp tinh thần nào. Vì nếu đúng như vậy, nó sẽ bị trói buộc bởi cả tội lỗi lẫn đức hạnh như nhau, bởi vì cả tội lỗi và đức hạnh đều che chướng như nhau. Buộc một con ngựa giống bằng dây chuyền vàng hay sợi dây thừng thông thường đều dẫn đến kết quả như nhau: con ngựa bị cột lại. Tương tự, tính giác bị trói buộc bởi những trạng thái tâm lý tích cực, đạo đức cũng ngang với những trạng thái tiêu cực, bất thiện. Vì cả hai đều ngăn chặn nó biểu lộ. Chuyện này cũng giống như những đám mây, trắng hay đen, đều cản ánh sáng mặt trời như nhau. Cả thiện hạnh và ác hạnh, được tạo ra trên cơ sở bám chấp và nỗ lực, đều che giấu trí tuệ bản nguyên tự nhận thức như nhau.Đây là lý do tại sao chỉ dẫn cốt lõi quan trọng nhất nói rằng những yogi chứng ngộ chân như đúng như nó đang là, phải bảo lưu trạng thái tỉnh giác tự nhiên nằm ngoài tiến trình nhân quả của thiện và ác. Hai ví dụ được đưa ra ở đây đề cập đến thực tế rằng mọi xiềng xích đều trói buộc như nhau và mọi đám mây đều che khuất ngang nhau.
37. Trí tuệ tự sinh khởi lên từ bên trong.
Đêm đen của nhân quả tiêu tan.
Những đám mây lớn của thiện và ác tan biến.
Mặt trời của ánh sáng tối thượng
Chiếu sáng bầu trời pháp giới
Bạn đạt được sự xác thực rõ ràng và rốt ráo.
Bạn có được sự xác tín này
Mà không cần mười yếu tố.
Nhờ đó, mọi thừa nhân quả đều bị vượt qua.
Ngay khi trí tuệ bản nguyên tự sinh, trụ trong nền tảng của pháp thân, giống như mặt trời, biểu lộ từ bên trong, nó xua tan mọi hoạt động và nỗ lực dựa trên niềm tin vào luật nhân quả, vốn trái ngược với bóng tối của màn đêm. Các hiện tượng được phân loại theo ác và thiện, nhân và quả, chấp nhận và bác bỏ, tất cả đều giống như những đám mây che mờ, đơn giản là biến mất và không còn nữa. Kết quả là, mặt trời của tịnh quang tự sinh tối thượng xuất hiện trong sự mở trống bao la của pháp giới, giống như bầu trời không có ba thứ bất tịnh.50 Đây là pháp tính. Khi điều này được chứng ngộ, người ta đạt được sự xác thực chắc chắn và cuối cùng. Một kết luận chắc chắn về điểm then chốt của sự không tồn tại, đã được giải thích trước đây, có thể đạt được dễ dàng mà không cần cố gắng thực hành mười yếu tố của mật điển. Điều này làm nổi bật đặc tính phi thường của con đường hiện tại. Thừa Atiyoga, vượt ngoài luật nhân quả và vượt trên mọi hành động và nỗ lực, là thừa kết quả vượt trội so với tám thừa thấp hơn, vốn dẫn dụ nguyên nhân và kết quả. Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:
Người tinh thông các thừa nguyên nhân và kết quả
Nỗi lực trong tôi với mười yếu tố của mật tông,
Mong muốn như vậy để thấy tôi và bản tính của tôi.
Nó giống như bước ra ngoài không khí mỏng
Và ngã xuống mặt đất.
Và:
Bản tính của tôi như không gian,
Ví dụ áp dụng cho mọi thứ.
Trong không gian thanh tịnh, không có việc phấn đấu
Và không có gì để tìm kiếm.
Không gian siêu việt mọi hành động, nỗi lực và cố gắng.
Thứ sáu, đạt được niềm tin rõ ràng rằng mọi hoạt động nhận thức là sự tự kinh nghiệm thanh tịnh của tính giác.
38. Bạn dạt được sự xác tín rõ ràng
Rằng tỉnh giác tự nhận thức, rộng mở, không bị ngăn ngại,
Thoát khỏi mọi hình tướng,
Vượt trên mọi thiền định tập trung vào một đối tượng,
Thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm
Là trạng thái trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt.
Tất cả đều cạn kiệt trong tâm tỉnh giác.
Tỉnh giác, cũng vậy, là một hiện tượng,
Tự nó đi đến chỗ cạn kiệt.
“Cạn kiệt”, “không cạn kiệt”
Yogi hiểu rằng cả hai đều không thực.
Họ được thuyết phục vượt qua mọi nghi ngờ
Rằng mọi thứ siêu việt tồn tại và không tồn tại
Định nghĩa và biểu lộ
Không có một điểm tham chiếu, nghĩ “nó là thế này”
Các yogi được bao bọc trong sự bao la toàn khắp.
Đối với họ mọi hiện tượng đều cạn kiệt,
Vượt ngoài tâm trí bình thường.
Và đối với những yogi như vậy đây quả là một niềm vui
Một niềm vui là trạng thái liền mạch của pháp tính!
Trong đó, các yogi trong quá khứ, tương lại,
Và hiện tại đều hòa nhập
Với sự mở rộng tối thượng đơn nhất của tâm trí tuệ.
Sự giác ngộ của những yogi đó ngang bằng
Với chư Phật và những người an trú trong minh giác (vidyadhara).
Khi đạt được cấp độ cạn kiệt của mọi hiện tượng trong trạng thái vượt ngoài tâm trí bình thường, nhận thức ảo tưởng về các hiện tượng quy ước không còn xảy ra nữa. Đây là trạng thái vượt xa bất cứ loại thiền định nào liên quan đến việc tập trung và một đối tượng. Đạt được trạng thái thoát khỏi mọi đối tượng thiền cũng như tâm trí hành thiền. Đó là sự chứng ngộ một trạng thái rộng mở, vô chướng ngại của tính giác tự nhận thức thoát khỏi mọi tạo tác tinh thần, trạng thái trần trụi trong đó các hiện tượng bị cạn kiệt. Nó là tầng nền tảng của pháp thân.
Người ta đạt đến một niềm tin rõ ràng rằng trong không gian bao la này, mọi hình tướng hiện tượng ảo tưởng đều, không có ngoại lệ, đến trạng thái nguyên thủy của sự cạn kiệt, đó là, tính thanh tịnh bản nguyên vĩ đại. Đây là nơi các hiện tượng đạt đến trạng thái cuối cùng của chúng. Chúng cạn kiệt trong pháp tính, tình trạng thối hậu của chúng, một trạng thái trong đó ngay cả các từ hiện tượng, bị cạn kiệt, cũng không tồn tại. Quả thực, hiện tượng (pháp) và bản chất của các hiện tượng (pháp tính) thậm chí không được phân biệt trên danh nghĩa là cạn kiệt hay không cạn kiệt. Người ta đi đến một niềm ton rõ ràng rằng vạn sự là một trạng thái của tính bình đẳng vĩ đại vượt ngoài mọi suy diễn khái niệm.
Các yogi do đó được thuyết phục từ trong chiều sâu nội tại. Họ nhận ra các hình tướng hiện tượng vượt trên tồn tại và không tồn tại, vượt quá định nghĩa về cái gì đó được định nghĩa, vượt khỏi sự biểu hiện và ý nghĩa được biểu hiện. Đối với họ, những ý niệm như “Chúng là cái này; chúng không phải là cái kia” hòa tan vào một trạng thái không tham chiếu, trong đó tình trạng hoàn toàn cởi mở và tự do của tính thanh tịnh bản nguyên được phơi bày rõ ràng. Họ được bao bọc trong tính thanh tịnh nguyên sơ, một trạng thái tỉnh giác, cái biết vô hạn và không rơi vào cực đoan nào. Họ đắm mình, trong nhất vị, trong tính bao la toàn khắp của pháp tính. Họ đã đạt đến mực độ cạn kiệt của các hiện tượng trong trạng thái cuối cùng, cấp độ tối thượng trong đó không còn tu tập và không còn tiến bộ thêm nữa. Những yogi này ở trong một cảnh giới vượt xa tâm trí bình thường, trạng thái tự do và thư giãn, bên ngoài các giới hạn và cực đoan. Vì thế họ cảm thấy thoải mái và, như Longchnepa nói, “Thật là hoan hỷ!” Niềm cực hỷ vốn trú ngụ nguyên thủy trong không gian tối thượng của pháp tính đã được làm cho hiển lộ. Như được nói trong mật điển Sức Mạnh Hoàn Hảo của Sư Tử:
Pháp thân nằm ngoài những giới hạn của tồn tại và không tồn tại.
Chỉ riêng điều này thôi đã là Phật quả, vượt trên mọi thước đo.
Pháp thân vượt khỏi sự bám dính nhị nguyên vào “nó là” và “nó không phải là”.
Vượt khỏi chấp niệm, tính giác tự nhận thức là đại lạc.
Và trong mật điển Chuỗi Ngọc Thạch Tối Thượng chúng tôi tìm thấy:
Mandala tối cao vượt trên mọi cái nhìn và mọi suy nghĩ.
Tâm trí hiểu được giáo lý này của Đại Toàn Thiện mới an lạc làm sao!
Khi tình trạng cạn kiệt của các hiện tượng vượt ngoài tâm trí phàm phu được biểu lộ, một trạng thái tỉnh giác không bị cản trở, trần trụi, thoát khỏi mọi ranh giới và cực đoan, một niềm cực hỷ sẽ dâng trào. Trong trạng thái hỷ lạc này, pháp tính được chứng ngộ bởi các yogi vĩ đại trong quá khứ, hiện tại và tương lai hòa nhập bất khả phân với pháp giới vĩ đại được chư Phật ba thời kinh nghiệm trong một không gian tối thượng duy nhất. Bởi vì nó là sự biểu hiện của một pháp tính, bởi vì nó là trạng thái của một pháp tính, và vì nó là chiều kích bao trùm toàn thể của một pháp tính, nên phạm vi kinh nghiệm của những yogi này trùng khớp liền mạch với cảnh thanh tịnh hoàn toàn trong kinh nghiệm của các bậc an trú trong minh giác (vidyadhara) và chư Phật.
Thứ bảy, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng các hiện tượng vượt khỏi mọi cái tên. Chúng là trạng thái của tính không vĩ đại.
39. Cùng sự mở rộng này, không thay đổi,
Vô điều kiện, không thể phân chia
Là không gian của trí tuệ bản nguyên tự sinh
Siêu việt mọi nỗ lực và cố gắng.
Đó là cùng sự mở rộng trong đó các hiện tượng
Vượt ngoài mọi cái tên đơn thuần,
Mọi ý nghĩ và mọi diễn tả.
Và trong sự mở rộng tối hậu của Phổ Hiền,
Vốn thoát khỏi mọi hành động,
Mọi thứ ở đó xuất hiện
Chẳng là gì khác ngoài sự mở rộng bao la của Phổ Hiền.
Và trong sự mở rộng tối hậu của Phổ Hiền
Không có các hình tướng, chẳng có tính không;
Không có cả tốt và xấu.
Khi cái không tồn tại được coi là có tồn tại,
Các nhãn hiệu được nhận dạng được gắn lên
Những thứ chỉ là ảo tưởng sai lầm.
Nhưng ngay cả khi việc dán nhãn diễn ra,
Không có ảo tưởng và không có sự vắng mặt của ảo tưởng.
Một niềm tin rõ ràng nhờ vậy đã có được
Rằng các hiện tượng siêu việt mọi danh tự
Đó là bản tính nền tảng
Của đại toàn thiện tự nhiên.
Tâm giác ngộ tối thượng được coi là kim cương bất hoại, vì nó được phú cho bảy phẩm chất bất biến. Nó là trí tuệ bản nguyên, bất diệt và không thể phá hủy. Để mô tả nó, như câu thơ gốc nêu ra là, “không biến đổi, vô điều kiện, không thể phân chia”, hàm ý rằng nó không có mọi chuyển động và thay đổi. Bản tính nền tảng, trí tuệ nguyên sơ tự sinh, chẳng phải là cái gì đó được tạo ra qua hành động. Do đó, khi văn bản gốc nói rằng sự mở rộng bao la này không được tạo ra thông qua nỗ lực cố gắng và nó vượt ngoài tầm với của tâm trí, nghĩa là nó chẳng phải cái gì đó được mang lại nhờ nỗ lực và thực hành. Khi nói rằng mọi hiện tượng trong cả luân hồi và niết bàn chỉ là những cái tên và không có gì khác, điều này nghĩa là chúng vượt ngoài tám cực đoan khái niệm và vì vậy chúng tạo nên một không gian rộng lớn vượt trên suy nghĩ và trình bày, vượt khỏi mọi cấu trúc khái niệm. Trong vực sâu bao la của tâm trí tuệ Phổ Hiền, vốn thoát khỏi mọi hành động giống như chín hoạt động,51 bất cứ thứ gì xuất hiện, dù là luân hồi hay niết bàn, tốt, xấu, vân vân, không gì khác hơn là cảnh giới bao la của Phổ Hiền. Như nó đã được nói:
Trong cõi bao la của Phổ Hiền
Chẳng có gì là không hoàn hảo.
Tất cả đều bình đẳng, tất cả đều vượt ngoài tốt và xấu.
Vì vậy, trong không gian của Phổ Hiền, không có sự khác biệt giữa hình sắc và tính không, tốt và xấu, vân vân. Tất cả chỉ là một Phổ Hiền. Ngoài điều này ra, thậm chí không có tên của chư Phật và chúng sinh, tương đối và tối thượng, tỉnh giác và vô minh cũng không được tìm thấy. Như được nói trong Gương Tâm của Phổ Hiền:
Vì không có cái tối hậu,
Nên không có tên nào cho cái tương thuộc.
Vì không có tính giác,
Nên không có tên nào cho vô minh.
Vì không có Phật,
Nên không có tên nào cho chúng sinh.
Vì không có giáo lý,
Nên không có tên nào cho đạo sư.
Tính giác, tâm giác ngộ quý báu, không có chuyển động hay biến đổi. Nó vượt ngoài nỗ lực, phấn đấu, vượt khỏi suy nghĩ, diễn đạt và phân loại. Tuy nhiên, vì người ta cho là có những gì không tồn tại nên chuỗi ý nghĩ mê lầm liên tục sinh sôi nảy nở. Người ta bị cuốn vào những ảo tưởng như vậy mạnh mẽ và đặt những tên gọi khác nhau cho bản thân, người khác và tất cả các đối tượng giác quan, người ta nhận thức tất cả chúng là những sự vật riêng biệt. Kết quả là người ta bị mê lầm với từng thực thể. Tuy nhiên, sự thật là ngay lúc việc dán nhãn cho các hiện tượng xảy ra, không có sự khác biệt giữa trạng thái ảo tưởng và trạng thái không có ảo tưởng. Chúng là trạng thái bình đẳng. Như được nói trong Gương Tâm Phổ Hiền:
Vì không có chư Phật,
Nên thậm chí không có tên cho các ngài.
Vì không có dính mắc,
Nên thậm chí không có tên cho chúng sinh.
Vì không có ý nghĩ,
Nên không có vô minh, không có ảo tưởng.
Vì không có bám chấp, không có giả định,
Nên thậm chí không có tâm trí lan man.
Do đó, những hiện tượng luân hồi và niết bàn đều không tồn tại, cũng không không tồn tại, không giống cũng không khác, không vật cũng không phi vật, không thường hằng cũng chẳng gián đoạn. Chúng không có thật ngay cả trên danh nghĩa. Vì vậy, người ta đi đến niềm tin chắc chắn rằng tất cả chúng đều là tính bình đẳng rộng lớn vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Đây là bản tính nền tảng không thể nhầm lẫn, đại toàn thiện tự nhiên. Người ta đạt được sự xác nhận rõ ràng trong tâm trí rằng chúng là tính không vĩ đại vượt trên mọi gán ghép danh tự.
Thứ tám, các khổ thơ trước đó được đưa đến kết luận.
40. Như vậy bạn xác thực rõ ràng rằng
Trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn,
Chẳng phải là những ảo tưởng cũng chẳng phải không ảo tưởng,
Và niết bàn đó đạt được không phải bằng cách xa lánh luân hồi.
Bạn định rõ rằng các hiện tượng chẳng sinh cũng chẳng bất sinh.
Mọi đối tượng mà bạn bám dính vào, khởi nguồn, đoạn diệt,
Tồn tại, không tồn tại, tất cả giờ đều được vượt qua.
Hãy tin rằng mọi thứ chẳng tịnh lẫn bất tịnh,
Bạn nhìn chúng như một không gian bình đẳng,
Không tốt để được chấp nhận,
Cũng chẳng xấu, để bị từ chối.
Bạn đạt đến niềm tin chắc chắn rằng vạn sự
Đều ở trong sự mở rộng bao la của Phổ Hiền.
Thật ra, tính giác, tâm giác ngộ, vốn bất biến và bất động trong suốt dòng tương tục của ba thời. Nó thoát khỏi những đặc tính của luân hồi và niết bàn. Nó là sự sụp đổ hoàn toàn của mọi cấu trúc khái niệm. Bởi vì các hiện tượng luân hồi và niết bàn phát sinh trong không gian tính giác đều là sự thị hiện của chính tính giác này, chúng được bao gồm trong đó, chúng bị thâm nhập bởi tính giác và không tồn tại ngoài nó. Khi thấy điều này, người ta được xác thực rõ ràng rằng ảo tưởng và không ảo tưởng thậm chí không có sự tồn tại trên danh nghĩa. Cho nên cái chúng ta gọi là niết bàn (sự vắng mặt của ảo tưởng) không phải là thứ có thể đạt được thông qua việc từ chối cái gọi là luân hồi (trạng thái ảo tưởng). Luân hồi và niết bàn vượt ngoài sự chấp nhận và chối bỏ. Như có nói trong Vô Tự Mật Điển:
Nói về cái thấy của trí tuệ bản nguyên tự sinh, không có đối tượng của trí tuệ.Trong quá khứ chưa từng có một đối tượng như vậy và cũng sẽ không có một đối tượng như vậy trong tương lai. Trong hiện tại, không có hình tướng nào cả. Không có cái gọi là nghiệp, không có tập khí, không có vô minh, không có tâm, không có ý thức, không có trí tuệ, không có luân hồi, không có niết bàn, và thậm chí không có chính tính giác.
Và, theo cách tương tự, vì các hiện tượng (không có khởi nguồn và kết thúc, không có đặc trưng về đi và đến) vốn vượt ngoài cấu trúc khái niệm, nên người ta đi đến một sự chắc chắn rõ ràng rằng chúng không thể được mô tả theo trình tự thời gian bằng những tuyên bố như “các sự vật đang được sinh ra trong hiện tại” hay “chúng không sinh ra trong quá khứ”, hoặc “chúng sẽ sinh ra trong tương lậi”. Do đó, các hiện tượng siêu việt mọi đối tượng tham chiếu và bám dính, chẳng hạn như khởi nguồn và kết thúc, tồn tại và không tồn tại. Chúng là trạng thái bình đẳng bao trùm, tỉnh giác và trống rỗng vượt trên sự tạo tác tinh thần.Như Karma Lingpa đã nói:
Mọi thứ là không sinh do bản tính của chúng.
Chúng không ở lại, không chấm dứt,
Chúng không đến không đi.
Không tham chiếu, không đặc trưng, chúng vượt ngoài mọi ý niệm và ngôn từ.
Như vậy, người ta đạt được sự xác thực rằng mọi hiện tượng phát sinh từ không gian bao la của tính giác, dù là những bản tôn thanh tịnh và các cõi Phật hay những ảo tưởng bất tịnh của luân hồi, tất cả đều tồn tại không khác biệt trong không gian của tính bình đẳng bất nhị vĩ đại. Chúng là một phần của tính bình đẳng toàn khắp. Chúng không tốt cũng chẳng xấu, không được chấp nhận cũng chẳng bị từ chối. Mọi thứ trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn, đều bình đẳng trong pháp thân, cảnh giới trí tuệ của Phổ Hiền. Bị thuyết phục hoàn toàn về điều này là điểm then chốt tối cao.
Tuyên Bố kết thúc về Tên của Chủ Đề Kim Cương
Ở đây kết thúc phần bình luận về chủ đề kim cương thứ nhất của Kho Tàng Trân Bảo của Bản Tính Nền Tảng, được xác lập rằng các hiện tượng là không thể diễn tả theo mọi cách.
Khi có sự chắc chắn rằng mọi hiện tượng đều không có bản thể nội tại sinh khởi trong tâm trí, người ta đi đến một niềm tin rõ ràng rằng chúng không tồn tại. Phần này có tám khổ thở. Đầu tiên người ta đạt được niềm tin rõ ràng rằng chẳng có cực đoan bản thể học nào được ủng hộ.
33. Niềm tin chắc chắn rằng mọi hiện tượng là không tồn tại
Chủ yếu đạt được như sau.
Bởi vì thế giới hiện tượng,
Mọi thứ trong luân hồi và niết bàn,
Đều không có bản thể tự tính,
Nó siêu việt các trạng thái tồn tại,
Bởi vì nó không ngừng xuất hiện
Nó siêu việt trạng thái không tồn tại,
Chẳng tồn tại và chẳng không tồn tại,
Nó siêu việt trạng thái của cả hai,
Không phải cả hai,
Nó vượt qua trạng thái chẳng là gì.
Vừa chẳng là gì vừa chẳng phải không là gì,
Nó là tinh hoa tối thượng
Vượt ngoài mọi suy nghĩ và ngôn từ,
Nằm ngoài mọi chỉ dấu.
Mặc dù mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn, đều khởi sinh bên trong không gian của tính giác, xuất hiện không ngừng, rõ ràng và minh bạch, nhưng thực thế chúng không tồn tại tách biệt khỏi tính giác một chút nào. Có nhiều cách để đi đến niềm tin rằng nó được xác định rõ tàng và dứt khoát. Tuy nhiên, trong văn bản hiện tại, tất cả các phương pháp này được cô đọng lại thành một điểm thiết yếu như sau.
Khi bản tính của mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn sinh khởi trong tính giác, được xác lập bằng lý luận dựa trên bản chất của sự vật, người ta hiểu rằng dù những hiện tượng đó xuất hiện như thế nào đi nữa, chúng cũng không có một mảnh vụn nhỏ nhất của bản thể nội tại ngay trong khoảnh khắc chúng được nhận biết. Đây là lý do tại sao các hiện tượng, bị bóp méo thông qua niềm tin vào hiện tượng của cái ngã, được cho là siêu việt tồn tại, nghĩa là chúng không có bản thể nội tại.
Có thể nghĩ rằng nếu những hình tướng như vậy không có bản thể nội tại thì chúng phải (hoàn toàn không tồn tại) giống như sừng của con thỏ. Nhưng nó không phải như vậy. Bởi vì phương thức xuất hiện của các hiện tượng hiện diện không ngừng và sống động trong không gian của tính giác (giống như cách các hình ảnh phản chiếu xuất hiện trong một tấm gương), những hiện tượng tương tự này cũng được cho là vượt ngoài sự không tồn tại.
Có thể nghĩ rằng nếu chúng không tồn tại và không không tồn tại, có lẽ chúng đồng thời tồn tại và không tồn tại. Nhưng vì người ta đã chứng minh riêng biệt rằng các hiện tượng một mặt không tồn tại, mặt khác cũng không không tồn tại, nên nó có lý rằng chúng siêu việt cả hai trạng thái (cả tồn tại và không tồn tại).
Nếu những hình tướng hiện tượng không thể được xác lập là vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng một lúc, thì có lẽ người ta có thể thắc mắc liệu chúng có thể được xác lập như là không tồn tại cũng không không tồn tại hay không? Nhưng vì người ta đã chứng minh rằng chúng không thể được xác lập vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng một lúc, nên chúng cũng vượt ngoài lập trường trái ngược là không tồn tại cũng không không tồn tại. Ví dụ, nếu người ta không thể nói rằng ngọn núi ở đằng kia thì không có ý nghĩa gì khi nói rằng nó ở đây.
Theo đó, khi người ta nhận ra rằng các hiện tượng vượt trên bốn cực đoan, hiện hữu, không hiện hữu, cả hai, và không hai, người ta không có ngôn từ nào để mô tả bản tính nền tảng của họ, tinh hoa tối thượng của họ, cụ thể là, tính giác vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Không có biểu hiện nào có thể diễn tả bản tính này. Nó vượt trên mọi cực đoan bản thể học, vượt khỏi ngôn từ, suy nghĩ và cách diễn đạt. Với sự chứng ngộ này, người ta thực sự trở thành vua của tâm trí tối cao vượt xa tâm trí (thông thường). Như được nói trong Tính Giác Tự Sinh:
Chúng chẳng đơn giản là không tồn tại,
Và chúng cũng không tồn tại,
Siêu việt không tồn tại và tồn tại,
Chúng không đi vào tâm trí của các yogi giác ngộ.
Thứ hai, bởi vì các hiện tượng, trong thực tế, siêu việt nhận thức và bám chấp, một niềm tin rõ ràng đạt được rằng những ai lĩnh hội được các đặc tính (không tồn tại) của chúng là những đối tượng thích hợp của bi tâm.
34. Bản tính mọi hiện tượng là thanh tịnh nguyên thủy,
Nhưng chúng sinh non trẻ, không biết điều này,
Chấp nhận một số thứ này và từ chối một số thứ khác.
Bám dính vào những quan điểm khác nhau của mình, họ vĩnh viễn bị trói buộc.
Bám luyến và những đặc tính mà họ cảm nhận, họ đau khổ làm sao!
Bám víu vào một cái ngã trong cái không tồn tại, họ mê lầm làm sao!
Bám chặt vào những phương diện của cái vô phương diện, họ mệt mởi biết bao!
Không ngừng trôi dạt trong luân hồi, họ đáng thương biết bao!
Như đã nói từ trước, chân như, bản tính nền tảng của mọi hiện tượng, vốn thanh tịnh bản nguyên, vượt xa tầm với của mọi hành động, của lấy và bỏ. Tuy nhiên những chúng sinh không nhận ra điều này và có khuynh hướng mạnh mẽ chấp nhận và bác bỏ các sự vật hiện tượng trên cơ sở nhận thức nhị nguyên của chính họ thì không biết về bản tính nền tảng của họ. Bởi vì số phận nghiệp báo thấp kém nên họ dấn thân vào con đường của tám thừa thấp hơn. Những chúng sinh kém trí, non trẻ này bám vào cái ngã, tức là tồn tại cố hữu, vào những đặc tính của sự vật, và do vậy bị ràng buộc vào quan điểm của các học thuyết và hệ thống giáo lý khác nhau. Mắt họ mù quáng trước sự thật về chân như, và họ liên tục bị cản trở bởi sự bám víu sai lầm vào thực tại của các hiện tượng.
Bị mê hoặc bởi nhận thức về sự tồn tại trong những thứ không tồn tại, họ cố chấp và nắm bắt những sự vật được phú cho các đặc tính. Họ đau khổ và ảo tưởng biết bao! Mặc dù sự xuất hiện vô tận của các hình tướng là không có nền tảng và không có gốc rễ, chúng sinh vẫn không biết gì về thực thế này. Bởi vậy họ bị nô lệ vào (khuynh hướng mạnh mẽ của họ) để nắm bắt một cái ngã trong thứ vốn không có sự tồn tại. Họ mê lầm và lú lẫn biết bao! Mặc dù pháp tính, bản tính nền tảng thanh tịnh nguyên sơ của sự vật, không thể được phân tích thành nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chúng sinh không biết điều này, và bám vào các hệ thống phân loại, họ phân tích và bám chặt vào tính giác toàn khắp. Họ mệt mỏi biết bao! Chúng sinh không ngừng lang thang trong luân hồi, như thể đang quay một bánh xe nước. Ôi chao, thương thay!
Thứ ba, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng (tính giác) vượt ngoài cấu trúc nhân quả của thiện hạnh và ác hạnh.
35.Mặt trởi của thực tại tối thượng, tính giác, tự sinh
Bị che phủ bởi những đám mây trắng thiện hạnh
Và những đám mây đen tội lỗi.
Và nó tràn ngập bởi những tia sét:
Đắm mình trong nỗ lực chấp nhận và chối bỏ.
Chúng sinh đó bị ướt đấm trong mưa như thác lũ
Những hình tướng giả tạo của hạnh phúc và đau khổ
Những thứ này làm cho hạt giống luân hồi chín muồi
Như mùa vụ của sáu cõi luân hồi.
Chúng sinh bị dày vò, và họ đáng thương làm sao!
Vào mùa hè, những đám mấy mưa hình thành trên trời và che khuất ánh mặt trời. Tuy nhiên, nhờ mùa mưa mà nhiều loại cây trồng bắt đầu nảy mầm trên đồng và cuối cùng cho thu hoạch. Giống vậy, hai che chướng nghiệp báo của các hành động trong trắng và đen tối được tạo ra bởi những chúng sinh mê lầm, cố gắng bằng thân, khẩu, ý của mình tạo ra những hành động “trong trắng” có vẻ mang lại lợi ích, và những hành động tiêu cực hay “đen tối” dường như có hại. Vì những hành động đen và trắng này đều cản trở việc chứng ngộ trí tuệ bản nguyên tự sinh, cụ thể là, tính giác, chúng không khác nhau chút nào. Đây chính là ý nghĩa của câu nói rằng cả tội lỗi và đức hạnh đều che chướng như nhau.
Tính giác tự sinh như mặt trời, tức là trí tuệ bản nguyên tối thượng, trụ ngụ tự nhiên trong tâm trí của toàn thể vô biên chúng sinh. Tuy nhiên, nó bị che phủ bởi những đám mây trắng của các hành động tích cực và những đám mây đen của những hành động tiêu cực (nguyên nhân). Những tia chớp lóe lên của niềm đam mê cháy bỏng trong việc chấp nhận hạnh phúc và từ chối đau khổ (kết quả của những nguyên nhân đó) không ngừng lấn át mặt trời tính giác. Khi chúng sinh ham muốn tăng dần trong cả những hành động thiện và ác, những kinh nghiệm ảo tưởng khác nhau về hạnh phúc và đau khổ rơi xuống họ những một cơn mua bất tận. Do đó, những hạt giống được gieo vào các vùng đất của luân hồi, chúng chín thành vô số mùa vụ, niềm vui và nỗi buồn thuộc về sáu cõi của chúng sinh mê lầm, những kẻ lang thang không mục đích trong cánh đồng bao la của luân hồi thống khổ. Hãy cân nhắc điều này! Thương thay cho những chúng sinh tội nghiệp, thường xuyên bị dày vò bởi ba loại đau khổ trong các cõi thấp và các cõi cao hơn do chấp nhận và từ chối một cách mê lầm, do thiện hạnh và ác hạnh của họ! Họ không nhận ra được bộ mặt chân thực của tính giác, nó vượt ngoài thiện ác, vượt trên nguyên nhân kết quả. Hãy xem họ si mê và đáng thương biết bao! Vì vậy, điểm then chốt là chứng ngộ được tính giác vượt ngoài thiện ác, vượt trên nguyên lý nhân quả nghiệp báo, sự phát quang chói lọi hay biểu lộ của trạng thái không hành động vĩ đại, và tin chắc vào nó một cách rõ ràng.
Thứ tư, người ta được nhắc nhở phải có một phán quyết rõ ràng về luật nhân quả.
36. Như dây thừng và xích vàng ràng buộc ngang nhau,
Các trạng thái thiện và bất thiện hạnh
Ràng buộc tinh hoa tối thượng như nhau.
Những đám mây, dù đen hay trắng, che phủ bầu trời ngang nhau.
Tương tự, thiện hạnh và ác hạnh đều che khuất tính giác ngang nhau.
Do đó, điều quan trọng cần hiểu
Rằng các yogi đã chứng ngộ chân như
Nhìn xa hơn luật nhân quả của đức hạnh và tội lỗi.
Thật ra, tính giác rộng mở, không chướng ngại trong tính tức thời hiện tại của nó, thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm, không phải là thứ có thể được đức hạnh trợ giúp, hạy bị ác hạnh gây tổn hại. Do đó, nó không bị ô nhiễm và không thể được chỉ ra bằng bất cứ phương pháp nào. Trí tuệ bản nguyên, mang đến sự xác thực sâu xa về điểm then chốt bí mật của sự chứng ngộ về bản tính tối hậu của mọi hiện tượng, giống như tinh hoa hay trái tim của mặt trời. Trí tuệ này không nên bị trói buộc bởi bất cứ loại hành động, nỗ lực hay bám chấp tinh thần nào. Vì nếu đúng như vậy, nó sẽ bị trói buộc bởi cả tội lỗi lẫn đức hạnh như nhau, bởi vì cả tội lỗi và đức hạnh đều che chướng như nhau. Buộc một con ngựa giống bằng dây chuyền vàng hay sợi dây thừng thông thường đều dẫn đến kết quả như nhau: con ngựa bị cột lại. Tương tự, tính giác bị trói buộc bởi những trạng thái tâm lý tích cực, đạo đức cũng ngang với những trạng thái tiêu cực, bất thiện. Vì cả hai đều ngăn chặn nó biểu lộ. Chuyện này cũng giống như những đám mây, trắng hay đen, đều cản ánh sáng mặt trời như nhau. Cả thiện hạnh và ác hạnh, được tạo ra trên cơ sở bám chấp và nỗ lực, đều che giấu trí tuệ bản nguyên tự nhận thức như nhau.Đây là lý do tại sao chỉ dẫn cốt lõi quan trọng nhất nói rằng những yogi chứng ngộ chân như đúng như nó đang là, phải bảo lưu trạng thái tỉnh giác tự nhiên nằm ngoài tiến trình nhân quả của thiện và ác. Hai ví dụ được đưa ra ở đây đề cập đến thực tế rằng mọi xiềng xích đều trói buộc như nhau và mọi đám mây đều che khuất ngang nhau.
37. Trí tuệ tự sinh khởi lên từ bên trong.
Đêm đen của nhân quả tiêu tan.
Những đám mây lớn của thiện và ác tan biến.
Mặt trời của ánh sáng tối thượng
Chiếu sáng bầu trời pháp giới
Bạn đạt được sự xác thực rõ ràng và rốt ráo.
Bạn có được sự xác tín này
Mà không cần mười yếu tố.
Nhờ đó, mọi thừa nhân quả đều bị vượt qua.
Ngay khi trí tuệ bản nguyên tự sinh, trụ trong nền tảng của pháp thân, giống như mặt trời, biểu lộ từ bên trong, nó xua tan mọi hoạt động và nỗ lực dựa trên niềm tin vào luật nhân quả, vốn trái ngược với bóng tối của màn đêm. Các hiện tượng được phân loại theo ác và thiện, nhân và quả, chấp nhận và bác bỏ, tất cả đều giống như những đám mây che mờ, đơn giản là biến mất và không còn nữa. Kết quả là, mặt trời của tịnh quang tự sinh tối thượng xuất hiện trong sự mở trống bao la của pháp giới, giống như bầu trời không có ba thứ bất tịnh.50 Đây là pháp tính. Khi điều này được chứng ngộ, người ta đạt được sự xác thực chắc chắn và cuối cùng. Một kết luận chắc chắn về điểm then chốt của sự không tồn tại, đã được giải thích trước đây, có thể đạt được dễ dàng mà không cần cố gắng thực hành mười yếu tố của mật điển. Điều này làm nổi bật đặc tính phi thường của con đường hiện tại. Thừa Atiyoga, vượt ngoài luật nhân quả và vượt trên mọi hành động và nỗ lực, là thừa kết quả vượt trội so với tám thừa thấp hơn, vốn dẫn dụ nguyên nhân và kết quả. Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:
Người tinh thông các thừa nguyên nhân và kết quả
Nỗi lực trong tôi với mười yếu tố của mật tông,
Mong muốn như vậy để thấy tôi và bản tính của tôi.
Nó giống như bước ra ngoài không khí mỏng
Và ngã xuống mặt đất.
Và:
Bản tính của tôi như không gian,
Ví dụ áp dụng cho mọi thứ.
Trong không gian thanh tịnh, không có việc phấn đấu
Và không có gì để tìm kiếm.
Không gian siêu việt mọi hành động, nỗi lực và cố gắng.
Thứ sáu, đạt được niềm tin rõ ràng rằng mọi hoạt động nhận thức là sự tự kinh nghiệm thanh tịnh của tính giác.
38. Bạn dạt được sự xác tín rõ ràng
Rằng tỉnh giác tự nhận thức, rộng mở, không bị ngăn ngại,
Thoát khỏi mọi hình tướng,
Vượt trên mọi thiền định tập trung vào một đối tượng,
Thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm
Là trạng thái trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt.
Tất cả đều cạn kiệt trong tâm tỉnh giác.
Tỉnh giác, cũng vậy, là một hiện tượng,
Tự nó đi đến chỗ cạn kiệt.
“Cạn kiệt”, “không cạn kiệt”
Yogi hiểu rằng cả hai đều không thực.
Họ được thuyết phục vượt qua mọi nghi ngờ
Rằng mọi thứ siêu việt tồn tại và không tồn tại
Định nghĩa và biểu lộ
Không có một điểm tham chiếu, nghĩ “nó là thế này”
Các yogi được bao bọc trong sự bao la toàn khắp.
Đối với họ mọi hiện tượng đều cạn kiệt,
Vượt ngoài tâm trí bình thường.
Và đối với những yogi như vậy đây quả là một niềm vui
Một niềm vui là trạng thái liền mạch của pháp tính!
Trong đó, các yogi trong quá khứ, tương lại,
Và hiện tại đều hòa nhập
Với sự mở rộng tối thượng đơn nhất của tâm trí tuệ.
Sự giác ngộ của những yogi đó ngang bằng
Với chư Phật và những người an trú trong minh giác (vidyadhara).
Khi đạt được cấp độ cạn kiệt của mọi hiện tượng trong trạng thái vượt ngoài tâm trí bình thường, nhận thức ảo tưởng về các hiện tượng quy ước không còn xảy ra nữa. Đây là trạng thái vượt xa bất cứ loại thiền định nào liên quan đến việc tập trung và một đối tượng. Đạt được trạng thái thoát khỏi mọi đối tượng thiền cũng như tâm trí hành thiền. Đó là sự chứng ngộ một trạng thái rộng mở, vô chướng ngại của tính giác tự nhận thức thoát khỏi mọi tạo tác tinh thần, trạng thái trần trụi trong đó các hiện tượng bị cạn kiệt. Nó là tầng nền tảng của pháp thân.
Người ta đạt đến một niềm tin rõ ràng rằng trong không gian bao la này, mọi hình tướng hiện tượng ảo tưởng đều, không có ngoại lệ, đến trạng thái nguyên thủy của sự cạn kiệt, đó là, tính thanh tịnh bản nguyên vĩ đại. Đây là nơi các hiện tượng đạt đến trạng thái cuối cùng của chúng. Chúng cạn kiệt trong pháp tính, tình trạng thối hậu của chúng, một trạng thái trong đó ngay cả các từ hiện tượng, bị cạn kiệt, cũng không tồn tại. Quả thực, hiện tượng (pháp) và bản chất của các hiện tượng (pháp tính) thậm chí không được phân biệt trên danh nghĩa là cạn kiệt hay không cạn kiệt. Người ta đi đến một niềm ton rõ ràng rằng vạn sự là một trạng thái của tính bình đẳng vĩ đại vượt ngoài mọi suy diễn khái niệm.
Các yogi do đó được thuyết phục từ trong chiều sâu nội tại. Họ nhận ra các hình tướng hiện tượng vượt trên tồn tại và không tồn tại, vượt quá định nghĩa về cái gì đó được định nghĩa, vượt khỏi sự biểu hiện và ý nghĩa được biểu hiện. Đối với họ, những ý niệm như “Chúng là cái này; chúng không phải là cái kia” hòa tan vào một trạng thái không tham chiếu, trong đó tình trạng hoàn toàn cởi mở và tự do của tính thanh tịnh bản nguyên được phơi bày rõ ràng. Họ được bao bọc trong tính thanh tịnh nguyên sơ, một trạng thái tỉnh giác, cái biết vô hạn và không rơi vào cực đoan nào. Họ đắm mình, trong nhất vị, trong tính bao la toàn khắp của pháp tính. Họ đã đạt đến mực độ cạn kiệt của các hiện tượng trong trạng thái cuối cùng, cấp độ tối thượng trong đó không còn tu tập và không còn tiến bộ thêm nữa. Những yogi này ở trong một cảnh giới vượt xa tâm trí bình thường, trạng thái tự do và thư giãn, bên ngoài các giới hạn và cực đoan. Vì thế họ cảm thấy thoải mái và, như Longchnepa nói, “Thật là hoan hỷ!” Niềm cực hỷ vốn trú ngụ nguyên thủy trong không gian tối thượng của pháp tính đã được làm cho hiển lộ. Như được nói trong mật điển Sức Mạnh Hoàn Hảo của Sư Tử:
Pháp thân nằm ngoài những giới hạn của tồn tại và không tồn tại.
Chỉ riêng điều này thôi đã là Phật quả, vượt trên mọi thước đo.
Pháp thân vượt khỏi sự bám dính nhị nguyên vào “nó là” và “nó không phải là”.
Vượt khỏi chấp niệm, tính giác tự nhận thức là đại lạc.
Và trong mật điển Chuỗi Ngọc Thạch Tối Thượng chúng tôi tìm thấy:
Mandala tối cao vượt trên mọi cái nhìn và mọi suy nghĩ.
Tâm trí hiểu được giáo lý này của Đại Toàn Thiện mới an lạc làm sao!
Khi tình trạng cạn kiệt của các hiện tượng vượt ngoài tâm trí phàm phu được biểu lộ, một trạng thái tỉnh giác không bị cản trở, trần trụi, thoát khỏi mọi ranh giới và cực đoan, một niềm cực hỷ sẽ dâng trào. Trong trạng thái hỷ lạc này, pháp tính được chứng ngộ bởi các yogi vĩ đại trong quá khứ, hiện tại và tương lai hòa nhập bất khả phân với pháp giới vĩ đại được chư Phật ba thời kinh nghiệm trong một không gian tối thượng duy nhất. Bởi vì nó là sự biểu hiện của một pháp tính, bởi vì nó là trạng thái của một pháp tính, và vì nó là chiều kích bao trùm toàn thể của một pháp tính, nên phạm vi kinh nghiệm của những yogi này trùng khớp liền mạch với cảnh thanh tịnh hoàn toàn trong kinh nghiệm của các bậc an trú trong minh giác (vidyadhara) và chư Phật.
Thứ bảy, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng các hiện tượng vượt khỏi mọi cái tên. Chúng là trạng thái của tính không vĩ đại.
39. Cùng sự mở rộng này, không thay đổi,
Vô điều kiện, không thể phân chia
Là không gian của trí tuệ bản nguyên tự sinh
Siêu việt mọi nỗ lực và cố gắng.
Đó là cùng sự mở rộng trong đó các hiện tượng
Vượt ngoài mọi cái tên đơn thuần,
Mọi ý nghĩ và mọi diễn tả.
Và trong sự mở rộng tối hậu của Phổ Hiền,
Vốn thoát khỏi mọi hành động,
Mọi thứ ở đó xuất hiện
Chẳng là gì khác ngoài sự mở rộng bao la của Phổ Hiền.
Và trong sự mở rộng tối hậu của Phổ Hiền
Không có các hình tướng, chẳng có tính không;
Không có cả tốt và xấu.
Khi cái không tồn tại được coi là có tồn tại,
Các nhãn hiệu được nhận dạng được gắn lên
Những thứ chỉ là ảo tưởng sai lầm.
Nhưng ngay cả khi việc dán nhãn diễn ra,
Không có ảo tưởng và không có sự vắng mặt của ảo tưởng.
Một niềm tin rõ ràng nhờ vậy đã có được
Rằng các hiện tượng siêu việt mọi danh tự
Đó là bản tính nền tảng
Của đại toàn thiện tự nhiên.
Tâm giác ngộ tối thượng được coi là kim cương bất hoại, vì nó được phú cho bảy phẩm chất bất biến. Nó là trí tuệ bản nguyên, bất diệt và không thể phá hủy. Để mô tả nó, như câu thơ gốc nêu ra là, “không biến đổi, vô điều kiện, không thể phân chia”, hàm ý rằng nó không có mọi chuyển động và thay đổi. Bản tính nền tảng, trí tuệ nguyên sơ tự sinh, chẳng phải là cái gì đó được tạo ra qua hành động. Do đó, khi văn bản gốc nói rằng sự mở rộng bao la này không được tạo ra thông qua nỗ lực cố gắng và nó vượt ngoài tầm với của tâm trí, nghĩa là nó chẳng phải cái gì đó được mang lại nhờ nỗ lực và thực hành. Khi nói rằng mọi hiện tượng trong cả luân hồi và niết bàn chỉ là những cái tên và không có gì khác, điều này nghĩa là chúng vượt ngoài tám cực đoan khái niệm và vì vậy chúng tạo nên một không gian rộng lớn vượt trên suy nghĩ và trình bày, vượt khỏi mọi cấu trúc khái niệm. Trong vực sâu bao la của tâm trí tuệ Phổ Hiền, vốn thoát khỏi mọi hành động giống như chín hoạt động,51 bất cứ thứ gì xuất hiện, dù là luân hồi hay niết bàn, tốt, xấu, vân vân, không gì khác hơn là cảnh giới bao la của Phổ Hiền. Như nó đã được nói:
Trong cõi bao la của Phổ Hiền
Chẳng có gì là không hoàn hảo.
Tất cả đều bình đẳng, tất cả đều vượt ngoài tốt và xấu.
Vì vậy, trong không gian của Phổ Hiền, không có sự khác biệt giữa hình sắc và tính không, tốt và xấu, vân vân. Tất cả chỉ là một Phổ Hiền. Ngoài điều này ra, thậm chí không có tên của chư Phật và chúng sinh, tương đối và tối thượng, tỉnh giác và vô minh cũng không được tìm thấy. Như được nói trong Gương Tâm của Phổ Hiền:
Vì không có cái tối hậu,
Nên không có tên nào cho cái tương thuộc.
Vì không có tính giác,
Nên không có tên nào cho vô minh.
Vì không có Phật,
Nên không có tên nào cho chúng sinh.
Vì không có giáo lý,
Nên không có tên nào cho đạo sư.
Tính giác, tâm giác ngộ quý báu, không có chuyển động hay biến đổi. Nó vượt ngoài nỗ lực, phấn đấu, vượt khỏi suy nghĩ, diễn đạt và phân loại. Tuy nhiên, vì người ta cho là có những gì không tồn tại nên chuỗi ý nghĩ mê lầm liên tục sinh sôi nảy nở. Người ta bị cuốn vào những ảo tưởng như vậy mạnh mẽ và đặt những tên gọi khác nhau cho bản thân, người khác và tất cả các đối tượng giác quan, người ta nhận thức tất cả chúng là những sự vật riêng biệt. Kết quả là người ta bị mê lầm với từng thực thể. Tuy nhiên, sự thật là ngay lúc việc dán nhãn cho các hiện tượng xảy ra, không có sự khác biệt giữa trạng thái ảo tưởng và trạng thái không có ảo tưởng. Chúng là trạng thái bình đẳng. Như được nói trong Gương Tâm Phổ Hiền:
Vì không có chư Phật,
Nên thậm chí không có tên cho các ngài.
Vì không có dính mắc,
Nên thậm chí không có tên cho chúng sinh.
Vì không có ý nghĩ,
Nên không có vô minh, không có ảo tưởng.
Vì không có bám chấp, không có giả định,
Nên thậm chí không có tâm trí lan man.
Do đó, những hiện tượng luân hồi và niết bàn đều không tồn tại, cũng không không tồn tại, không giống cũng không khác, không vật cũng không phi vật, không thường hằng cũng chẳng gián đoạn. Chúng không có thật ngay cả trên danh nghĩa. Vì vậy, người ta đi đến niềm tin chắc chắn rằng tất cả chúng đều là tính bình đẳng rộng lớn vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Đây là bản tính nền tảng không thể nhầm lẫn, đại toàn thiện tự nhiên. Người ta đạt được sự xác nhận rõ ràng trong tâm trí rằng chúng là tính không vĩ đại vượt trên mọi gán ghép danh tự.
Thứ tám, các khổ thơ trước đó được đưa đến kết luận.
40. Như vậy bạn xác thực rõ ràng rằng
Trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn,
Chẳng phải là những ảo tưởng cũng chẳng phải không ảo tưởng,
Và niết bàn đó đạt được không phải bằng cách xa lánh luân hồi.
Bạn định rõ rằng các hiện tượng chẳng sinh cũng chẳng bất sinh.
Mọi đối tượng mà bạn bám dính vào, khởi nguồn, đoạn diệt,
Tồn tại, không tồn tại, tất cả giờ đều được vượt qua.
Hãy tin rằng mọi thứ chẳng tịnh lẫn bất tịnh,
Bạn nhìn chúng như một không gian bình đẳng,
Không tốt để được chấp nhận,
Cũng chẳng xấu, để bị từ chối.
Bạn đạt đến niềm tin chắc chắn rằng vạn sự
Đều ở trong sự mở rộng bao la của Phổ Hiền.
Thật ra, tính giác, tâm giác ngộ, vốn bất biến và bất động trong suốt dòng tương tục của ba thời. Nó thoát khỏi những đặc tính của luân hồi và niết bàn. Nó là sự sụp đổ hoàn toàn của mọi cấu trúc khái niệm. Bởi vì các hiện tượng luân hồi và niết bàn phát sinh trong không gian tính giác đều là sự thị hiện của chính tính giác này, chúng được bao gồm trong đó, chúng bị thâm nhập bởi tính giác và không tồn tại ngoài nó. Khi thấy điều này, người ta được xác thực rõ ràng rằng ảo tưởng và không ảo tưởng thậm chí không có sự tồn tại trên danh nghĩa. Cho nên cái chúng ta gọi là niết bàn (sự vắng mặt của ảo tưởng) không phải là thứ có thể đạt được thông qua việc từ chối cái gọi là luân hồi (trạng thái ảo tưởng). Luân hồi và niết bàn vượt ngoài sự chấp nhận và chối bỏ. Như có nói trong Vô Tự Mật Điển:
Nói về cái thấy của trí tuệ bản nguyên tự sinh, không có đối tượng của trí tuệ.Trong quá khứ chưa từng có một đối tượng như vậy và cũng sẽ không có một đối tượng như vậy trong tương lai. Trong hiện tại, không có hình tướng nào cả. Không có cái gọi là nghiệp, không có tập khí, không có vô minh, không có tâm, không có ý thức, không có trí tuệ, không có luân hồi, không có niết bàn, và thậm chí không có chính tính giác.
Và, theo cách tương tự, vì các hiện tượng (không có khởi nguồn và kết thúc, không có đặc trưng về đi và đến) vốn vượt ngoài cấu trúc khái niệm, nên người ta đi đến một sự chắc chắn rõ ràng rằng chúng không thể được mô tả theo trình tự thời gian bằng những tuyên bố như “các sự vật đang được sinh ra trong hiện tại” hay “chúng không sinh ra trong quá khứ”, hoặc “chúng sẽ sinh ra trong tương lậi”. Do đó, các hiện tượng siêu việt mọi đối tượng tham chiếu và bám dính, chẳng hạn như khởi nguồn và kết thúc, tồn tại và không tồn tại. Chúng là trạng thái bình đẳng bao trùm, tỉnh giác và trống rỗng vượt trên sự tạo tác tinh thần.Như Karma Lingpa đã nói:
Mọi thứ là không sinh do bản tính của chúng.
Chúng không ở lại, không chấm dứt,
Chúng không đến không đi.
Không tham chiếu, không đặc trưng, chúng vượt ngoài mọi ý niệm và ngôn từ.
Như vậy, người ta đạt được sự xác thực rằng mọi hiện tượng phát sinh từ không gian bao la của tính giác, dù là những bản tôn thanh tịnh và các cõi Phật hay những ảo tưởng bất tịnh của luân hồi, tất cả đều tồn tại không khác biệt trong không gian của tính bình đẳng bất nhị vĩ đại. Chúng là một phần của tính bình đẳng toàn khắp. Chúng không tốt cũng chẳng xấu, không được chấp nhận cũng chẳng bị từ chối. Mọi thứ trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn, đều bình đẳng trong pháp thân, cảnh giới trí tuệ của Phổ Hiền. Bị thuyết phục hoàn toàn về điều này là điểm then chốt tối cao.
Tuyên Bố kết thúc về Tên của Chủ Đề Kim Cương
Ở đây kết thúc phần bình luận về chủ đề kim cương thứ nhất của Kho Tàng Trân Bảo của Bản Tính Nền Tảng, được xác lập rằng các hiện tượng là không thể diễn tả theo mọi cách.