- Tham gia
- 6/8/10
- Bài viết
- 1,020
- Điểm tương tác
- 193
- Điểm
- 63
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 2 THÁNG 8, 2016)
(TUẦN THỨ 2 THÁNG 8, 2016)
Một họa sĩ Nepal đang phục chế một bích họa tại Phật viện thế kỷ 15 Jampa Lhakhang ở Thượng Mustang, Nepal Photo: gulfnews.com
NEPAL: Phục chế các bích họa lịch sử của Phật giáo Tây Tạng
Tại vùng Thượng Mustang xa xôi của Nepal trên dãy Hi Mã Lạp Sơn, nhiều công trình kiến trúc cổ trong kinh thành Lo Manthang đã bị yếu đi do các dư chấn của trận động đất tàn phá xảy ra vào năm ngoái.
Trong số đó có tu viện Phật giáo thế kỷ 15 Jampa Lhakhang bị thiệt hại nặng. Tu viện này vốn có bộ sưu tập tranh mạn đà la lớn nhất thế giới được vẽ trên tường của bản viện.
Việc phục chế tại tu viện Jampa Lhakhang, được chỉ đạo bởi Hội Hi Mã Lạp Sơn của Mỹ, bao gồm việc bơm thạch cao và keo để tăng cường cho các bức tường, sau đó làm sạch và tô sửa những bích họa tôn giáo.
Mặc dù được thực hiện với sự tôn trọng các phương pháp truyền thống và với sự tôn kính chính những bích họa này, công việc phục chế vẫn bị chỉ trích, với một số sử gia nói rằng các kỹ thuật tu sửa đang làm thay đổi các bức tranh lịch sử, và rằng các bích họa mới được vẽ trên các phần tường có bản gốc đã bị phá hủy sẽ tạo ra những rào cản đối với sự nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, văn hóa địa phương quan niệm rằng các bích họa và các biểu tượng không bị hư hại của Đức Phật thì quan trọng hơn đối với việc thực hành Phật giáo, so với việc bảo tồn các di tích bị hư hỏng của quá khứ.
(Buddhistdoor Global – August 8, 2016)
INDONESIA: Sinh viên Hồi giáo giúp xây dựng lại các Phật tự
Một video về các sinh viên Hồi giáo giúp xây dựng lại các ngôi chùa Phật giáo bị hư hại đã được lưu hành rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội . Video được đăng tải trong sự trỗi dậy của một loạt các vụ phá hoại bởi các nhóm bạo lực tại thành phố Tanjung Balai ở Bắc Sumaatra.
Video - cho thấy các sinh viên đang giúp dọn dẹp đống đổ nát và sửa chữa các bức tường bị hư hỏng - đã được tải lên Facebook chỉ vài ngày sau các vụ tấn công và được chia sẻ hơn 10,000 lượt. Người tải lên ban đầu sau đó đã gỡ bỏ video này, mặc dù vẫn có thể tìm thấy nó trên YouTube.
Phương tiện truyền thông địa phương cho biết các nhóm người tức giận đã phá hoại và đốt cháy 12 ngôi chùa Phật giáo qua đêm vào ngày 29 và 30-7-2016 tại Tanjung Balai. Không có báo cáo về thương vong. Sự việc xảy ra sau khi tin tức lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội rằng một thành viên của cộng đồng người Hoa, phần lớn là Phật tử, đã phàn nàn về âm lượng của việc kêu gọi cầu nguyện phát ra từ một đền thờ Hồi giáo địa phương.
(Buddhistdoor Global – August 8, 2016)
Một trong số các Phật tự bị tấn công tại Tanjung Balai (Indonesia)
Photo: Jakarta Globe
4 bảo tháp được tìm thấy tại các địa điểm riêng biệt ở làng Nepen của Boyolali, Trung Java, vẫn chưa được bảo quản đầy đủ. Có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 9, các bảo tháp này - trông giống các bảo tháp tại đền Borobudur ở Yogyakarta - hiện đang nằm trong các khu nghĩa trang và lâm trường mà không được trông coi.
Một bảo tháp còn nguyên vẹn, cao khoảng 1.5 mét. Ba bảo tháp kia có hình dạng bánh xe có các trục tạo thành hình bát giác. Một trong số các tháp bị chôn lấp một nửa. Không thấy có chữ khắc cổ hoặc thông tin gì khác để giải thích về sự hiện diện của các bảo tháp này trong khu vực.
Surojo, thành viên ban bảo tàng của phòng Văn hóa Du lịch Boyolali, nói rằng việc khám phá 4 bảo tháp là rất quan trọng vì chúng có từ thời Phật giáo cổ đại.
Surojo nói cơ quan của ông đã yêu cầu văn phòng chi nhánh của Phòng Bảo tồn Di sản Văn hóa Trung Java (BPCB) tại Yogyakarta thực hiện cuộc khai quật vì có thể phát hiện các cổ vật khác từ thời Phật giáo tại khu vực này.
(The Jakarta Post – August 9, 2016)
Một cư dân địa phương xem xét bảo tháp bị chôn lấp một nửa, một trong 4 bảo tháp được phát hiện tại Trung Java, Indonesia
Photo: Jakarta Post
ẤN ĐỘ: Các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng lên án việc phá dỡ Larung Gar
Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 10-8-2016, các tổ chức phi chính phủ Sinh viên vì Tây Tạng Tự do (SFT) tại Ấn Độ và Hội nghị Sinh viên Tây Tạng Khu vực Dharamsala (RTYC) đã phối hợp tổ chức một lễ cầu nguyện đoàn kết để lên án việc nhà cầm quyền Trung Quốc đang phá dỡ nhà tại Học viện Phật giáo Larung Gar lớn nhất của Tây Tạng.
Gọi việc tháo dỡ các khu nhà là bất hợp pháp, các tổ chức này bày tỏ tình đoàn kết của họ về cái chết của ni cô Tây Tạng Rinzin Dolma, người đã tự vẫn để phản đối việc phá dỡ.
Đợt phá dỡ này nhằm mục đích đến năm 2017 sẽ cắt giảm lượng người tại trung tâm Larung Gar từ 10,000 xuống còn 5,000.
(Phayul – August 11, 2016)
Một phần của khu Học viện Phật giáo Larung Gar tại Tây Tạng đang bị phá dỡ
Photo: Phayul
ĐÀI LOAN: Trung Đài Thiền Viện khánh thành bảo tàng văn hóa Phật giáo
Ngày 12-8-2016, Trung Đài Thiền Viện đã chính thức mở cửa Bảo tàng Thế giới cho công chúng tại Đài Trung, trùng với dịp kỷ niệm 25 năm thành lập của tu viện này.
Bảo tàng xây theo mô hình kiến trúc thời nhà Đường, là thời cực thịnh của kiến trúc Phật giáo.
Bảo tàng chia thành 18 phòng triển lãm, với 2 khu vực dành cho tượng, bia và 1,237 bản in bia Phật giáo được tặng cho tu viện bởi Bảo tàng Xian Beilin.
Các hiện vật triển lãm săp xếp thành 3 loại chính – bài viết cá nhân, hình ảnh và tranh, và kinh điển – để cho thấy rằng phần văn bản gìn giữ những ý tưởng và suy nghĩ, phần hình ảnh cho phép các thế hệ sau này xác định mình có đi theo chánh đạo không, và phần kinh điển truyền bá những chân lý.
(taipeitimes.com – August 13, 2016)
Trung Đài Thiền Viện tại Đài Trung (Đài Loan)
Photo: weltrekordreise.ch
Diệu Âm lược dịch
Sửa lần cuối: