Tỉnh giác

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Tỉnh giác là gì?

Tỉnh giác: Tỉnh là tỉnh thức, tỉnh táo, bình tỉnh, giác là cái biết, biết của các giác quan. Tỉnh giác là sự hiểu thấy bằng tâm thức qua sáu giác quan.
Trong Kinh Niệm Xứ dạy:


  • Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.
  • Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”.
  • Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập;
  • An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri: “Tôi quay dài”; hay khi quay ngắn, tuệ tri: “Tôi quay ngắn”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
(Trích trong Trung Bộ Kinh - tập I (bài 10). Nguyên bản Pàli. Việt dịch: HT Thích Minh Châu.)
Trích đoạn: lược giải về tỉnh giác

Vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra”:

Lúc thở vào và thở ra, chúng ta đều tỉnh giác biết rõ. Ðiều này thật quá đơn giản, nên mới nghe, có nhiều người xem thường. Vì sao chỉ theo dõi hơi thở vào và ra mà gọi là Thiền?


- Hằng ngày, chúng ta tất bật lo kiếm sống, tâm dong ruổi theo các pháp, không biết xoay lại chính mình, cho nên không khi nào ý thức được mình đang thở.

Nhưng nếu không thở, con người còn tồn tại không? Của cải quyền lực lúc ấy còn ý nghĩa gì?

Ðức Phật dạy chúng ta theo dõi hơi thở để nhận định rõ ràng rằng, bản chất của đời sống là hô (thở ra) và hấp (hít vào).

Tất cả sinh mạng, tài sản, địa vị đều treo lơ lửng trên hơi thở, vì thế chỉ toàn là vay mượn, không vững bền, không thật có.

Tỉnh giác theo dõi từng hơi thở ra vào, vọng niệm không có chỗ xen, đó là con đường hướng nội, là chánh niệm. Ðó tức là Thiền tập. TT. Thích Thông Huệ
:chuot27:
Quí vị tri thức, cho tn xin hỏi:

Tỉnh giác có phải là bài học đầu tiên thực hành thiền nguyên thủy?
Chú thích:

1. Kinh Niệm Xứ, Trích trong Trung Bộ Kinh - tập I (bài 10). Nguyên bản Pàli. Việt dịch: HT Thích Minh Châu.

2. Tiểu sử TT. Thích Thông Huệ http://www.quangduc.com/tacgia/thichthonghue.html

3. Wiki Phật giáo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Tỉnh giác có phải là bài học đầu tiên thực hành thiền nguyên thủy?


- Xin thưa, Tỉnh giác là một trợ pháp cho tất cã pháp môn hành trì trong Phật giáo nguyên thủy cũng như Phật giáo phát triển. Không những trong Đạo mà ngoài Đời cũng vậy. Người không có tỉnh giác là người sống trong tưởng tri. Nhưng chúng ta là Phật tử là người có học và có đọc qua kinh điển thì tưởng tri ta càng phải biết rõ hơn ai, phải vậy không các bạn! Xin giúp đỡ
:icon_glaskugel:

* Tỉnh giác có rất nhiều nghĩa. Ví dụ: Tỉnh giác là tỉnh thức, bình tỉnh...

* Tỉnh giác trên lý thuyết thì dể, nhưng thực hành thì không phải dể.

* Do đó Đức Phật dạy chúng ta phải tỉnh giác, mà tỉnh giác để làm gì?

Chào các bạn,
Tn này không dám múa riều qua mắt thợ, biết sức học mình còn rất nhiều thiếu xót, và yếu kém, nên cũng không lạm phép viết nhiều, cái mà mình không biết.

* Chỉ thích nghe, đọc và học hỏi thêm những điều hay nơi các bạn hơn.

* Nếu có lời vì lầm lẩn xin hãy giúp đở và chỉ dẫn cho tn. Rất cảm ơn tất cã Quí bạn trong cộng đồng Phật Pháp online. :111:
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Cà phê,

Những người uống cà phê lâu năm, có nhiều kinh nghiệm phân biệt cà phê pha hay nguyên chất. Người sành điệu thì chỉ thích uống cà phê nguyên chất hơn, có phải vậy hay không các bạn!

Đạo Phật của chúng ta là một Đạo nói sự thật, không thuyết giảng những điều ủy mị. Chúng ta là đệ tử Phật cũng phải luôn luôn tự tỉnh giác như người uống cà phê sành điệu. (Là người sống trong tỉnh giác).:heocon028:

* Cà phê nguyên chất dụ cho tam tạng kinh điển: Vậy muốn tìm hiểu hai chữ Tỉnh giác ở đâu? kinh nào....

tn biết một số kinh trong tam tạng kinh điển của Nam Tông. Trung bộ kinh thì có kinh Niệm Xứ. Ngoài ra trong Tiểu bộ kinh thì có Kinh Pháp Cú. Phẩm II. = Phẩm không phóng dật. Từ bài kệ số 21 cho tới bài kệ số 32. Có dạy về tỉnh giác trong dân gian.

Kính mời

Quí vị thức giả tham khảo và giải trình, về chất lượng của cà phê nguyên chất theo ý của Quí vị như thế nào!

Để mở mang thêm tri nhãn, phàm tục, rất cảm ơn.

tn, kính.

Hỏi: Quí vị biết thưởng thức cà phê nguyên chất rồi, có cần phải tìm nơi để uống cà phê không?
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Cà phê,



Kính mời

Quí vị thức giả tham khảo và giải trình, về chất lượng của cà phê nguyên chất theo ý của Quí vị như thế nào!

Để mở mang thêm tri nhãn, phàm tục, rất cảm ơn.

tn, kính.

Hỏi: Quí vị biết thưởng thức cà phê nguyên chất rồi, có cần phải tìm nơi để uống cà phê không?

Kính anh Thiện Nhẫn !
Chocon không dám phê bình Kinh điễn Nguyên Thủy, nhưng đã từng có kinh nghiệm uống cà-phê nguyên chất (không sao tẫm pha chế gì thêm, ngoại trừ pha thêm chút đường cát) Trời ơi ! thiệt không ngờ cà-phê nguyên chất chẳng có ngon tí nào. Không tin hôm nào anh làm thử xem !
Nhà vườn sau khi thu hoạch cà-phê, họ bán tất rồi sau đó họ mua lại cà phê đã qua tinh chế uống mới được, bất đắc dĩ lắm mới phải uống cà phê nguyên chất (vì nhà xa chợ búa).

À ! mà vì sao anh không đăng bài nầy ở Thảo luận Tư Tưởng Nguyên Thủy (Ở box đó lâu nay trống vắng) ?

Mến !
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Hỏi: Quí vị biết thưởng thức cà phê nguyên chất rồi, có cần phải tìm nơi để uống cà phê không?
- Thưa, Nơi uống cà phê thật sự rất cần thiết cho người sành điệu, và mấy vị này rất tỉnh giác và cũng không bao giờ đến những quán ví dụ như...

* Có quán hứa, quán hẹn?
* Có quán ông?
* Có quán bà?
* Có quán tình, quán ôm? Nhiều lắm, kể không hết.
:eek:nion46:
Những quán này cũng có cà phê nguyên chất. Nếu không có thì làm sao quyến rủ tín đồ, lại còn phiếu mải này nọ, đủ thứ. Nhưng về lý thì họ mưu cầu, trục lợi của tín đồ và tạo uy danh, chúng ta nào biết.

Riêng về Quán cà phê lý tưởng thì không có những thứ đó, chỉ có một thứ đặt sản là ca phê tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Người tỉnh giác đến đây, điều nhận sự công bằng như nhau, từ bi hỉ xã như nhau...
Chào các bạn,
tn ví dụ quán cà phê như vậy cho người tỉnh giác có ý nghĩa không? - xin cho biết để học hỏi lại.

Kính anh Thiện Nhẫn !
Chocon không dám phê bình Kinh điễn Nguyên Thủy, nhưng đã từng có kinh nghiệm uống cà-phê nguyên chất (không sao tẫm pha chế gì thêm, ngoại trừ pha thêm chút đường cát) Trời ơi ! thiệt không ngờ cà-phê nguyên chất chẳng có ngon tí nào. Không tin hôm nào anh làm thử xem !
Nhà vườn sau khi thu hoạch cà-phê, họ bán tất rồi sau đó họ mua lại cà phê đã qua tinh chế uống mới được, bất đắc dĩ lắm mới phải uống cà phê nguyên chất (vì nhà xa chợ búa).

À ! mà vì sao anh không đăng bài nầy ở Thảo luận Tư Tưởng Nguyên Thủy (Ở box đó lâu nay trống vắng) ?

Mến !

Nghĩa về ví dụ:

Người sành điệu là dụ cho: Những vị có tiếng tăm như trong Phật giáo ngày nay, thì có Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Cố Hòa Thượng Thích Giới Nghiêm, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu...Hiện tiền thì Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Hòa Thượng Thích Minh Châu và các vị đệ tử của quí thầy cũng rất nhiều người sành điệu biết thưởng thức hương vị cà phê. Và cũng có rất nhiều thiền sư lẩy lừng trên thế giới xem link http://old.thuvienhoasen.org/index-thiennguyenthuy.htm

Cà phê là dụ cho tam tạng kinh điển. Cà phê nguyên chất là dụ cho kinh tạng Nikàya và A-hàm thì Quán thân thọ tâm pháp ở Tông phái này cũng phải hành trì như vậy. Chỉ có khác chút đỉnh về danh từ mà thôi.

Quán cà phê lý tưởng: Dụ như chùa tháp thì người da vàng, da trắng, da đen, nào đến uống mà không được. Bởi Đạo Phật đối đải chúng hữu tình điều như nhau. Không phân biệt cao thấp, tông phái. Thì Hành giả thích học Pháp môn nguyên thủy Nam Tông, vào nơi trụ xứ Bắc Tông cũng không ái ngại!!!

Bởi Tỉnh giác là một pháp trong chánh kiến, là một pháp trong chánh niệm...
(tn lược giải như vậy đó thì Admin, hay tổng quản điều hành diễn đàn muốn đưa vào box nào cũng được)

Quán cà phê lý tưởng còn dụ cho người dịch kinh, soạn kinh, lược giải kinh nữa? - Nếu Hành giả có tâm ngã chấp thì sẽ phân biệt, và hỏi. Ai làm ra kinh, viết kinh này...Quí vị từ từ sẽ tự hiểu. Sẽ có cơ hội tn cùng quí vị tham khảo sau.

thiệt không ngờ cà-phê nguyên chất chẳng có ngon tí nào. Không tin hôm nào anh làm thử xem !

Hiểu ý Đạo Hữu rồi, hì hì Cà phê nguyên chất đối với cư sĩ tại gia thì làm sao uống nổi, nên phải pha chế, thì mới ngon. (xem chú thích đoạn này, phía dưới)

Đúng như vậy, sự thật là vậy 100% đúng vậy. Nhưng người có học kinh điển sách vở của Đạo Phật thì lần lần, năm này, năm nọ sẽ phân biệt được từ từ chất cà phê. Đó là chúng ta đã tỉnh thức được một phần rồi. tn bây giờ vẩn còn uống cà phê pha sửa đường hàng ngày đây, có sao đâu. Nhưng đừng có uống những quán như trên đã nói, thì có ngày phải đứt ruột, nằm nhà thương, nhé, ĐH.

Nhà vườn sau khi thu hoạch cà-phê, họ bán tất rồi sau đó họ mua lại cà phê đã qua tinh chế uống mới được, bất đắc dĩ lắm mới phải uống cà phê nguyên chất (vì nhà xa chợ búa).
:icon_tick:
Đạo hữu dư hiểu khi viết ra câu nhà vườn rồi phải không? - tn sẽ phụ họa thêm, vì nhà vườn không phải là người sành điệu biết thưởng thức chất cà phê phải vậy không. Nên họ tuy trồng cà phê, mà cũng lại thích uống cà phê pha. đồ mi rê...

Ví dụ: Có người in kinh ấn tống chỉ biết có phước thôi. Nhưng có thể họ chưa từng thực hành qua, những giáo lý trong giáo điển dạy những gì làm trước, những gì làm sao, phải vậy?

Ví dụ: Họ thấy người sành điệu thưởng thức vị cà phê. Họ thán phục, kính nể. Nên họ ca tụng vị đó, đem bài thi kệ, thơ, văn. Lên blog, Forum, báo Phật giáo.v.v. Mà lại không chịu thực hành. Thì có phải là người sành điệu uống cà phê không?
Trong Đạo gọi họ là gì nhỉ, các bạn biết không? Xem kệ số 19.
:heocon028:
Bửa nay, tn nói quá nhiều, thôi stop. Không lải nhải nữa, Đạo hữu còn thắc mắc thì post lên. Hẹn lại lần sau.

Đi uống cà phê với người yêu hay tri kỷ thì càng phê hơn, phải vậy không các bạn? Dụ nghĩa là gì, các bạn có biết không?
:icon_winken::icon_winken: :icon_winken::icon_winken: :icon_winken::icon_winken:
tn xin lỗi Quí Độc giả. Đoạn này thêm phần lược giải nữa là...(Bởi...),

Hiểu ý Đạo Hữu rồi, hì hì Cà phê nguyên chất đối với cư sĩ tại gia thì làm sao uống nổi, nên phải pha chế, thì mới ngon.
(Bởi luôn luôn chúng ta chạy theo trần cảnh, thiếu tỉnh giác. Thật sự theo tài liệu của Đ/h Hắc Phong. Những bậc Cư sĩ tại gia có rất nhiều, từ thời Phật Thích Ca hiện tiền cho tới ngày nay. Nhiều lắm, kể không siết.)
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83

Đi uống cà phê với người yêu hay tri kỷ thì càng phê hơn, .......
"Tri kỷ" là người bạn hiểu ta rõ hơn ta, vì người bạn ấy khách quan _ không như ta đang say trong mơ tưởng, sống bơi lội trong thế giới ngôn từ, lấy hư làm thực.

Anh Thiện Nhẫn ơi ! chocon thấy anh rất có khiếu bóp méo vấn đề, có khiếu "thêm mắm dặm muối", đơn cử như chuyện anh "phán" rằng H.t Thanh Từ là người sành điệu uống cà phê nguyên chất. Dĩ nhiên nếu H.t có đọc được lời nầy H.t cũng chỉ cười ruồi mà thôi (biết nói gì khi người ta "thổi phồng" mình là "người sành điệu").:icon_winken:

Kính đề nghị các Mod di chuyển bài nầy về Thảo luận tư tưởng Nguyên thủy.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Thiện Nhẫn đã viết:
hì hì Ca phê nguyên chất đối với cư sĩ tại gia thì làm sao uống nổi
Hắc phong thấy đạo hữu Thiện Nhẫn "thiên Kiến" với hàng cư sĩ như vầy thật là trái với lời dạy của Phật là phải CHÁNH KIẾN. Hắc phong xin giới thiệu một số cư sĩ tại gia tên tuổi như :

A. Trong quá khứ, không thiếu các cư sĩ nổi danh thời Phật như :

1.Trưởng giả Duy Ma Cật.
2. Vua Ba-tư-nặc (Pasenadi)
3. Trưởng giả Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika)
4. Tín nữ Tỳ-xá-khư (Visākhā).

B. Sau thời Phật :

5. Cư sĩ vĩ đại A Dục vương (Ashoka)
6. Ở Trung Hoa có cư sĩ quyền uy như Lương Vũ Đế.
7. có cư sĩ là học giả uyên thâm như Lương Khải Siêu.
8. Bàng Uẫn cư sĩ.
9. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam (bậc Thầy của Hòa thượng Tịnh Không)

C. Ở Việt Nam thời Lý-Trần có các cư sĩ “triều đình” như :

10. Lý Công Uẩn.
11. Lý Thường Kiệt,
12. Vua Trần Nhân Tông
13. Tuệ Trung Thượng Sỹ (Trần quốc Tung)
14. Thời hậu-Lê có cư sĩ Nguyễn Trãi.
15. Thời Trịnh-Nguyễn có cư sĩ Ngô Thời Nhậm.
16. Thi sĩ Nguyễn Du.

D. Thời cận đại và hiện đại có các cư sĩ danh tiếng là giáo sư, học giả, nhà văn như :

17. Mai Thọ Truyền,
18. Thiều Chửu,
19. Đoàn Trung Còn,
20. Lê Đình Thám
20. Trúc Thiên,
21. Bùi Giáng,
22. Phạm Công Thiện…

E. Các cư sĩ Tây phương cận đại như Krisnamurti, Edwin Arnold, Christmas Humphreys, E. Conze, … v....v....

(rất tiếc, xin cáo lỗi hãy còn hàng trăm cư sĩ có trình độ, có những công trình khảo luận có giá trị mà phạm vi bài nầy chưa thể nhắc đến)

Mến !
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Hắc phong thấy đạo hữu Thiện Nhẫn "thiên Kiến" với hàng cư sĩ như vầy thật là trái với lời dạy của Phật là phải CHÁNH KIẾN. Hắc phong xin giới thiệu một số cư sĩ tại gia tên tuổi như :

A. Trong quá khứ, không thiếu các cư sĩ nổi danh thời Phật như :

1.Trưởng giả Duy Ma Cật.
2. Vua Ba-tư-nặc (Pasenadi)
3. Trưởng giả Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika)
4. Tín nữ Tỳ-xá-khư (Visākhā).

B. Sau thời Phật :

5. Cư sĩ vĩ đại A Dục vương (Ashoka)
6. Ở Trung Hoa có cư sĩ quyền uy như Lương Vũ Đế.
7. có cư sĩ là học giả uyên thâm như Lương Khải Siêu.
8. Bàng Uẫn cư sĩ.
9. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam (bậc Thầy của Hòa thượng Tịnh Không)

C. Ở Việt Nam thời Lý-Trần có các cư sĩ “triều đình” như :

10. Lý Công Uẩn.
11. Lý Thường Kiệt,
12. Vua Trần Nhân Tông
13. Tuệ Trung Thượng Sỹ (Trần quốc Tung)
14. Thời hậu-Lê có cư sĩ Nguyễn Trãi.
15. Thời Trịnh-Nguyễn có cư sĩ Ngô Thời Nhậm.
16. Thi sĩ Nguyễn Du.

D. Thời cận đại và hiện đại có các cư sĩ danh tiếng là giáo sư, học giả, nhà văn như :

17. Mai Thọ Truyền,
18. Thiều Chửu,
19. Đoàn Trung Còn,
20. Lê Đình Thám
20. Trúc Thiên,
21. Bùi Giáng,
22. Phạm Công Thiện…

E. Các cư sĩ Tây phương cận đại như Krisnamurti, Edwin Arnold, Christmas Humphreys, E. Conze, … v....v....

(rất tiếc, xin cáo lỗi hãy còn hàng trăm cư sĩ có trình độ, có những công trình khảo luận có giá trị mà phạm vi bài nầy chưa thể nhắc đến)

Mến !

* Thật cảm tạ Đạo hữu Hắc Phong, thấy được chổ sơ hở của tn. Sẽ Reply lại liền cho ăn khớp. Và...

* Đ/H cho biết thêm rất nhiều vị danh tiếng cư sĩ tại gia. tn cảm ơn và sẽ giữ lại làm tài liệu.

Nhân đây, xin cho tn hỏi 2 điều. Tại sao! Chỉ có nút "Xem lại bài viết" và " Submit Reply" mà không có nút giữ bản thảo, để kiểm soát, sau đó mới đăng. :icon_winken:

Hai: H.t Thanh Từ là người sành điệu uống cà phê nguyên chất. Dĩ nhiên nếu H.t có đọc được lời nầy H.t cũng chỉ cười ruồi mà thôi (biết nói gì khi người ta "thổi phồng" mình là "người sành điệu").Xin cho hỏi ý Đ/h! là ý nói gì vậy?

tn xin lỗi Quí Độc giả.
Đoạn này thêm phần lược giải nữa là...(Bởi...),

Hiểu ý Đạo Hữu rồi, hì hì Cà phê nguyên chất đối với cư sĩ tại gia thì làm sao uống nổi, nên phải pha chế, thì mới ngon.
(Bởi luôn luôn chúng ta chạy theo trần cảnh, thiếu tỉnh giác. Thật sự theo tài liệu của Đ/h Hắc Phong. Những bậc Cư sĩ tại gia có rất nhiều, từ thời Phật Thích Ca hiện tiền cho tới ngày nay. Nhiều lắm, kể không siết.)
<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->
 
D

dieungo

Guest
Kính mời

Quí vị thức giả tham khảo và giải trình, về chất lượng của cà phê nguyên chất theo ý của Quí vị như thế nào!


Để mở mang thêm tri nhãn, phàm tục, rất cảm ơn.


tn, kính.
Hỏi: Quí vị biết thưởng thức cà phê nguyên chất rồi, có cần phải tìm nơi để uống cà phê không?
Này thiện nhẫn

Mật tông
là coffee pha đường hay sữa?
Tịnh độ tông là coffee pha sữa hay socola?
Thiền tông là coffee pha đường hay socola?

Này thiện nhẫn cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên chất có khác nhau ko?
Này thiện nhẫn người sành điệu có cần phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên ko?
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Hay hay, hay quá,

Hân hạnh gặp được Bậc Thiện tri thức. Giống như người buồn ngủ, gặp chiếu manh. tn mới vừa hỏi Pháp nơi Bác Ng. V. H.

Những câu chất vấn của Thiện tri Đạo Hữu Diệu Ngộ, thật làm cho tn này, bí đường trả lời rồi. Hay là Đ/h giải bài cận kẽ có hơn không.

Được vậy, anh em thành viên web forum thật cảm kích vô cùng.

Này thiện nhẫn

Mật tông là coffee pha đường hay sữa?
Tịnh độ tông là coffee pha sữa hay socola?
Thiền tông là coffee pha đường hay socola?

Này thiện nhẫn cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên chất có khác nhau ko?
Này thiện nhẫn người sành điệu có cần phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên ko?

tn, kính bái.
 

voniem

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 1 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Gởi Thiện Nhẫn !

Học nhiều mà không dụng thì như cái thùng đựng sách! Chỉ để phân biệt thị phi, tự làm mình mê thêm. Ngày nào chưa đến cốt đến tủy để hiểu được chử Tỉnh Giác thì chớ có múa mai lung tung, chỉ để làm vui ( hay phiền ) cho người đọc đến. Viết cái gì, nói cái gì mình đã hiểu đã thông thì mới nói, mới viết. Nói nhiều, viết nhiều phải vì lợi ích của người khác, không phải vì thích hay vì chứng tỏ sở học của bản thân, nghĩ vậy làm vậy là làm bạn cùng ma, thêm sở tri chướng!.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Gởi Thiện Nhẫn !

Học nhiều mà không dụng thì như cái thùng đựng sách! Chỉ để phân biệt thị phi, tự làm mình mê thêm. Ngày nào chưa đến cốt đến tủy để hiểu được chử Tỉnh Giác thì chớ có múa mai lung tung, chỉ để làm vui ( hay phiền ) cho người đọc đến. Viết cái gì, nói cái gì mình đã hiểu đã thông thì mới nói, mới viết. Nói nhiều, viết nhiều phải vì lợi ích của người khác, không phải vì thích hay vì chứng tỏ sở học của bản thân, nghĩ vậy làm vậy là làm bạn cùng ma, thêm sở tri chướng!.


] lo hoa 2.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên