Tinh thần nhập thế của thiền phái Trúc Lâm ...

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

TRONG VIỆC XÂY DỰNG và PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:p><FONT face=
(TS THÍCH PHƯỚC ĐẠT
</o:p>

<o:p>(Tạp chí Nguyên Thủy số 1 .- T10/2010)</o:p>


<o:p></o:p>

Tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Thiền tông Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:country-region w:st=
</st1:country-region>Nam. Trong bài viết Tìm hiểu về Trần Nhân Tông, vị Tổ sáng lập dòng thiền Trúc Lâm, Mạn Đà La phát biểu: “Tinh thần của Thiền học Trúc Lâm là thiền học dân tộc, nghĩa là một mặt không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác ngộ giải thoát để vươn lên đỉnh cao của con người: giác ngộ giải thoát hoàn toàn; mặt khác, không ngừng tích cực, xây dựng an lành cho chúng sinh bằng cách trước hết phục vụ đất nước, dân tộc những người gần mình và có ân nghĩa đối với cuộc sống của mình<SUP>(12)</SUP>.<SUP> </SUP>

<o:p><SUP></SUP></o:p>
Thiền phái Trúc Lâm đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Thực ra, tinh thần nhập thế đã có từ thời Mâu Tử khi đạo Phật mới du nhập, nhưng phải đến Phật giáo đời Trần với Thiền phái Trúc Lâm thì tinh thần nhập thế mới được phát huy cao độ. Nó không chỉ tạo ra bản sắc Thiền tông Đại Việt mà còn tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng văn hóa Đại Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng tùy duyên mà vui với đạo của Thiền phái. Sự thành công của nhà Trần là nhờ các ông vua lãnh đạo đất nước biết vận dụng tư tưởng Cư trần lạc đạo để huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của toàn dân để xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng cường mà không có một thế lực nào ngăn cản được.

<o:p></o:p>
Với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyêncủakinh Hoa Nghiêm cho rằng đã quy định tính chất nhập thế của Thiền phái. Tuy nhiên, có ý kiến khái niệm nhập thế không phải là thuật ngữ chỉ dành cho Nho giáo - một hệ thống triết học mang tính thực tiễn chính trị và luân lý đạo đức rất cao… khái niệm nhập thế này nhằm phân biệt với khuynh hướng xuất thế của triết hoc Lão - Trang<SUP>(13)</SUP>. Thiển ý của chúng tôi, cả hai khái niệm nhập thế của Nho giáo và xuất thế của Lão giáo mà tác giả này đề cập càng không thể đánh đồng với khái niệm nhập thếxuất thế mà Phật giáo quy định. Khái niệm nhập thế đã được Phật định hình từ lâu theo tinh thần: Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sinh, vì an lạc cho quần sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người<SUP>(14)</SUP>. Và các đệ tử của Phật từ xưa đến nay đã đi từ thành thị đến nông thôn để làm lợi cho đời.

<o:p></o:p>
Xét cho cùng, khái niệm xuất thế của đạo Phật thì mang ý nghĩa nhập thế mà Phật đã vạch định. Bài văn Cảnh sách của Quy Sơn (771-853) rất phổ biến trong các Thiền đường Việt Nam đã nêu khái niệm xuất thế khá rõ: “Phù xuất gia giả phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu” (Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phái rúng động, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi<SUP>(15)</SUP>.

<o:p></o:p>
Phật giáo Đại Việt gắn với nền Phật giáo thế sự, lấy chủ trương tùy tục để nhập thế. Thông Thiền (đệ tử Thường Chiếu) đề xuất khái niệm xuất thế được xác lập theo tinh thần duyên sinh vô ngã: “Chỉ xem ngũ uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm không tướng, không đến không đi, khi sinh tính không đến, khi chết chẳng đi, yên tỉnh viên tịch, tâm cảnh như một. Phải hiểu được như vậy mới chóng đốn ngộ, không bị ba đời ràng buộc. Như thế, người xuất thế, tất thảy các điều ấy không thể tách rời nhau”<SUP>(16)</SUP>.

<o:p></o:p>
Quy định nội dung xuất thế như thế, con người không nhất thiết xuống tóc xuất gia, chỉ cần ngộ cái lý năm uẩn là không, chân tâm không tướng… thể nhập đời trong mối tương quan mà có thái độ sống thích hợp, cống hiến cho đời là cho đạo. Huống nữa, Thiền phái còn y cứ kinh Pháp Hoa làm cơ sở lý luận cho việc nhập thế thì quan điểm Phật giáo đi vào đời đã trở thành nét đặc trưng với lời dạy nổi tiếng về nhiệm vụ của một vị Phật “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho chúng sinh”. Và quan điểm vào đời tùy thời, tùy yêu cầu từng giai đoạn của lịch sử giao phó mà Phật giáo tham gia đóng góp cho nước nhà. Đạo Phật nhập thế trở nên có một thế nhập lớn trong lòng dân tộc. Nó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho đường lối Thiền phái hoạt động từ đó và sau này:
<o:p></o:p>
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc,<o:p></o:p>
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công<o:p></o:p>
(Hội thứ ba) (tr.506).<SUP> </SUP>
<SUP></SUP>
<o:p><SUP></SUP></o:p>
Chính tư tưởng tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục đã hình thành nên mẫu người Phật tử biết đem đạo ứng dụng vào đời. Chính Trần Thái Tông là người sống trong thế giới danh lợi, thế mà ông vẫn giải thoát và là người chủ trương đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời. Không chỉ Thái Tông mà một loạt thiền sư xuất gia, tại gia của giai đoạn này đều tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị của đất nước. Họ có thể là nhà tư tưởng, tướng cầm quân, nhà tri thức lớn, nhà thơ nhà văn, thầy thuốc tùy theo sự phân công và khả năng mà sẵn lòng tham gia cống hiến, sống đúng đạo lý như Trần Nhân Tông nói trong Cư trần lạc đạo:<o:p></o:p>
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm,<o:p></o:p>
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.<o:p></o:p>
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân,<o:p></o:p>
Học đạo thờ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo<o:p></o:p>
(Hội thứ sáu) (tr.507).
<o:p></o:p>
Hình tượng này là tiêu biểu cho mẫu người Đại Việt thời đại Đông A nói chung, chứ không phải riêng gì cho Phật giáo. Những người làm nên sự nghiệp hào hùng của dân tộc vào thời này hầu hết là Phật tử. Điển hình cho mẫu người lý tưởng này là Tuệ Trung. Ông có thái độ sống nhập thế tích cực vì dân, vì nước chứ không vì sự giải thoát riêng mình. Ông trở thành vị tướng tài có công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đồng thời cũng là thiền sư ngộ đạo thể hiện rõ sự tự tại, giải thoát. Tinh thần này khiến người ta sống tự tại, nhất là luôn ý thức làm những việc nên làm và không nên làm, có khi tạo ra những điều kỳ diệu cho nước nhà bất chấp mọi chướng duyên

(Còn tiếp)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên