TỔNG HỢP TRUYỆN NHÓM NGƯỜI ÁC VÃNG SINH CỰC LẠC TỊNH ĐỘ.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
217599797_239476048016607_5595587713443121481_n.jpg



Tịnh Độ Ngũ Hội Pháp Sự Tán của ngài Pháp Chiếu có nói:

Nhân địa Phật kia lập hoằng thệ

Nghe danh niệm Phật đều rước về

Không lựa nghèo khổ hay giàu sang

Không chọn ngu si hay tài trí

Bất luận đa văn trì tịnh giới

Hoặc kẻ phá giới tội sâu dày

Chỉ cần hồi tâm niệm Phật nhiều

Gạch ngói có thể biến thành vàng.




Chánh tín niệm Phật kệ của Thân Loan thánh nhân:

Người ác cực trọng chỉ niệm Phật

Phật đã nhiếp lấy người ấy rồi

Phiền não chướng, mắt dù không thấy

Đại bi không mệt chiếu thân ta.




Chánh Tượng Mạt Hòa Tán của Thân Loan thánh nhân:

Nguyện lực thì vô cùng, vô tận

Tội chướng sâu nặng cũng không nặng

Phật trí thì vô biên, vô cực

Tán loạn, phóng dật cũng không bỏ.



Chánh tín niệm Phật kệ của Thân Loan thánh nhân:

Nhớ nghĩ Di Đà bản nguyện Phật

Tự nhiên tức thời nhập Tất định

Chỉ thường xưng Như Lai hiệu

Để báo ơn hoằng thệ đại bi.



Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh: Nếu người niệm Phật thì nên biết người ấy tức là Hoa Sen Trắng trong loài người.



A Mi Đà Như Lai đại bi luôn thương xót tất cả chúng sinh!

Chúng ta quyết một lòng cầu sinh về Cực Lạc tịnh độ, ngay cả khi phá vỡ thân hình

Đó là lòng nhân từ rộng lớn của Chư Phật 10 phương đồng giảng dạy

Chúng ta phải cố gắng để trả ơn, thậm chí cho đến khi xương trở thành cát bụi.




Phật Tổ Thống Kỷ Số 2036 Quyển 28


TRUYỆN VỀ BỌN ÁC VÃNG SANH:

1. Họ Kinh ở Trường An

Làm nghề đồ tể. Nhân Hòa thượng Thiện Đạo khuyên người niệm Phật, cả thành đều không ăn thịt. Kinh nổi giận dắt dao vào chùa quyết ý giết hại. Nhưng ngài Thiện Đạo chỉ bày Tây phương, hiện tướng Tịnh độ, khiến Kinh hồi tâm phát nguyện. Anh ta leo lên cây cao niệm Phật rồi gieo mình xuống mà chết. Chúng thấy Hóa Phật dẫn các thiên đồng tử từ đảnh đầu của Kinh bay ra (Thiên đồng tức là Hộ thần).


2. Trương Chung Húc

Ở Trường An, làm nghề giết gà. Khi sắp mạng chung thấy có người mặc áo lụa đào đuổi bầy gà đến rồi lên tiếng gọi “túc túc!” Thế là bầy gà từ bốn phía mổ vào mắt máu chảy dầm dề đau đớn không chịu nổi. Có vị Sa-môn Hoằng Đạo thấy vậy bèn lập bàn thờ tượng Phật khuyên nên niệm Phật. Bỗng anh ta tỉnh dậy thì mùi hương đầy nhà, bầy gà biến mất. Rồi anh ngồi yên mà hóa.


3. Trương Thiện Hòa ở Trường An

Làm nghề mổ bò. Khi lâm chung ông thấy mấy mươi con bò đến bảo rằng: “Mầy giết chúng tao.” Thiện Hòa bảo vợ gấp thỉnh Tăng. Tăng nói Quán Kinh: Như có chúng sinh làm nghiệp bất thiện, đáng bị đọa vào ác đạo. Các bạn lành bảo nên chí tâm niệm đủ mười tiếng Nam-mô A-di-đà Phật thì trừ được tám mươi ức kiếp tội sinh tử, liền được vãng sinh thế giới Cực Lạc. Thiện Hòa hô lớn: “Chắc vào địa ngục rồi!” Rồi lấy tay trái đánh lửa, tay mặt đốt hương, quay mình ngó về hướng Tây lớn tiếng niệm Phật. Chưa đủ mười tiếng liền bảo: “Phật đến rồi, đã cho tôi bảo tòa.” Nói xong thì qua đời.


4. Kim Thích

Nhà ở Cối kê, làm nghề lưới cá. Nhân ở chùa Thiên Hoa, Lợi Hành Nhân kết sinh Liên Xã, anh ta được khuyên niệm Phật, liền nhanh chóng bỏ nghề cũ, hằng ngày niệm cả vạn tiếng Phật. Lâu sau anh bảo người nhà rằng: “Ta đã thấy Phật và Bồ-tát đến cửa, đem Hoa sen vàng đến đón ta.” Rồi anh ta đến ngồi ở giường tre, bắt ấn mà hóa. Người xa gần đều nghe có mùi hương lạ.


5. Ngô Quỳnh

Nhà ông ở Nhân Hòa. Trước làm Tăng, vì việc nhà nên hoàn tục. Ông cưới vợ hai lần sinh hai người con. Giết mổ, bán rượu, nấu bếp, nem chả không thứ nào ông không làm. Gặp việc mua sắm ăn uống giết gà vịt thì ông bắt tay làm ngay. Ông bảo: “Ta là con Phật A-di-đà, chỉ muốn thoát khỏi thân này thôi.” Mỗi khi cắt thịt ông luôn niệm Phật và dạy người làng niệm Kinh tu Sám. Bỗng trên mắt ông nổi một cục bướu lớn bằng hột gà, nên thường lo lắng sợ hãi. Bèn cất nhà cỏ ở riêng, sớm tối niệm Phật, nương vào Phổ Hiền Hành Pháp mà phát lồ sám hối. Một hôm không bệnh, ông đến các nhà nói lời giả biệt rằng: “Ngày kia tôi sẽ đi.” Ngày hôm sau ông mời các bạn đạo đến niệm Phật trợ lực. Ông đem áo lót vải ra đổi rượu. Ăn uống xong rồi ông kêu lớn “Phật đến!” rồi qua đời.




Vãng Sinh Tập Số 2072

VI – NGƯỜI ÁC VÃNG SINH:


1. Trương Thiện Hoà: Trương Thiện Hòa đời Đường, làm nghề giết mổ trâu bò. Khi qua đời thấy bầy trâu nói tiếng người đòi mạng, do đó rất sợ hãi, gọi vợ bảo thỉnh chư Tăng sám hối cho ta. Tăng đến dạy rằng Quán kinh nói khi qua đời tướng ác hiện ra nếu dốc lòng niệm Phật liền được vãng sinh. Hoà nói địa ngục đến gấp chẳng kịp cầm lò hương. Rồi tay phải quẹt lửa, tay trái cầm lò hương thành kính niệm Phật, chưa đầy mười câu tự nói: Phật đến đón rước ta rồi hóa.

Khen rằng: Thấy địa ngục đến gấp tay cầm lò hương trong thế bức bách khẩn khổ mà tinh thành không có hai niệm. Tuy nói mười niệm mà đâu thể vượt hơn người chăm chăm trăm ngàn muôn ức niệm cho nên chắc chắn vãng sinh, lý thật như thế. Có người nghi là Bồ-tát thị hiện ra, nếu như thế thì bất tận.


2. Trương Chung Húc: Trương Chung Húc đời Đường, làm nghề giết gà. Khi bệnh thấy có người mặc áo lụa đen đuổi bầy gà đến mổ vào mặt máu chảy dầm dề đau đớn khó chịu nổi. Có vị Tăng lập tượng Phật bảo niệm, chỉ khoảng khắc thì thơm lạ đầy nhà an nhiên mà mất.



3. Hùng Tuấn: Hùng Tuấn đời Đường, ngụ ở Thành Đô, ngang bướng mạnh mẽ hơn người, không chịu giữ giới luật, bỏ đạo làm lính rồi lại vào làm Tăng. Nhân nghe kinh nói một câu niệm Phật thì diệt được trọng tội sinh tử trong tám mươi ức kiếp. Bèn mừng rỡ bảo rằng ta có chỗ nhờ cậy. Từ đó tuy làm ác nhưng vẫn niệm Phật không ngớt. Tháng hai năm Đinh Mùi chết vì bạo bệnh, qua một đêm sống lại bảo rằng: Đến gặp vua Diêm La bảo là bắt lầm, nhưng ngươi niệm Phật không tin đâu. nay trở về nhân thế phải rất tinh tấn. Chúng gọi là Người lọt sổ địa ngục . Rồi Tuấn vào núi trai giới niệm Phật. Hơn bốn năm, tháng ba năm tân Hợi nhóm họp các Tăng Ni bảo rằng: Đã đến giờ tôi ra đi. Các vị trở về thành thấy ai quen thân với tôi thì nói giúp tôi rằng: Tuấn vì được niệm Phật mà được vãng sinh Tịnh độ, đừng coi tôi là Người lọt sổ địa ngục nữa. Trong lúc nói cười ngồi thẳng mà hóa.

Khen rằng: Quân tử và Tiểu nhân không đồng chỗ, làm sao vừa tạo ác vừa niệm Phật mà được vãng sinh. Ôi, chỉ dựa vào một lời nói Niệm Phật được diệt tội mà tin vào xương tủy, tức một niệm này nặng cả muôn cân, nên khi qua đời chuyển nghiệp được vãng sinh, nào có nghi gì?



4. Duy Cung: Duy Cung đời Đường, trú tại chùa Pháp Tánh, khinh trên hiếp dưới, làm bạn với đám côn đồ rượu chè bài bạc giao tiếp đầy cửa. Rảnh rang thì niệm Phật. Tăng trong chùa là Linh Khuy cũng đồng bọn ác giúp nhau. Người trong làng nói Linh Khuy làm ác, Duy Cung noi dấu, Địa ngục ngàn lớp, chẳng chán cùng vào. Cung nghe được, bảo rằng: Ta tuy làm nghiệp ác không thể trốn tránh, nhưng nhờ có Giáo Chủ Tịnh độ thương ta tội nặng mà cứu ta khỏi hầm lửa há lại đọa đường ác ư? Niên hiệu Càn Ninh năm thứ hai, Cung bị chết. Linh Khuy từ ngoài trở về thấy có mấy người thiếu niên ăn mặc đẹp đẽ, hỏi từ đâu đến, đáp từ phía Tây đến đón rước Cung Thượng Nhân. Một người lấy từ bụng ra một bình vàng có cắm hoa sen búp bằng nắm tay bỗng nhiên nở to bằng cái mâm sáng rực rỡ, hướng về chùa mà đi, bỗng biến mất. Khi Linh Khuy về đến chùa thì nghe tiếng chuông, Duy Cung đã mất rồi.



5. Oánh Kha: Oánh Kha đời Tống, theo học với Thường Xuyên Diệu Sơn, rượu thịt không chừa. Bỗng tự nghĩ phạm hạnh thiếu sót, sợ phải bị trôi giạt, bèn khiến người ở chung lấy quyển chép về Vãng sinh của Thiền sư Giới Châu mà đọc. Hễ đọc một truyện là một bài. Rồi ở trong thất lập ghế ngồi Thiền xoay mặt về phía Tây, tuyệt thực mà niệm Phật. Hơn ba ngày thì mộng thấy Phật bảo Rằng: Ngươi còn sống mười năm nữa, phải nên cố gắng. Kha bạch Phật rằng: Dẫu con sống cả trăm năm nữa nhưng ở Diêm-Phù đầy trược ác dễ mất Chánh niệm, con chỉ muốn sớm sinh An Dưỡng thờ phụng các Thánh chúng. Phật bảo: Chí ngươi như thế thì ba ngày nữa ta sẽ đón ngươi, đến hẹn Kha sai chúng tụng Kinh A-di-đà, bèn nói: Phật và đại chúng đều đã đến. Rồi yên lặng mà hóa.


6. Trọng Minh: Trọng Minh đời Tống, trú tại chùa Báo Ân ở Sơn Âm không có giới hạnh. Vì bị bệnh bảo bạn đồng học là Đạo Ninh rằng: Nay tôi tâm thức tán loạn, thuốc nào trị được? Ninh dạy cho cách Tùy Tức Niệm Phật. Minh làm đúng theo lời dạy. Đến ngày thứ bảy thì sức đã nguy khốn. Ninh lại khiến tưởng tượng Phật ở trước mắt. Lâu sau bỗng thấy hai vị Bồ-tát kế thấy Phật, rồi nhắm mắt mà hóa.


7. Ngô Quỳnh: Ngô Quỳnh đời Tống, người ở Lâm An, trước làm Tăng sau bỏ Đạo về tục. Trước sau sinh hai con, giết mổ bán rượu đều làm, khi làm bếp nấu ăn giết hại gà vịt thì trì niệm A-di-đà Phật, ta giúp cho thoát thân này liền niệm danh hiệu Phật rồi mới ra dao. Mỗi khi cắt thịt thì niệm Phật không ngớt. Sau trên mắt có bứu bằng cái trứng gà, rất lo sợ. Lập am tranh phân tán vợ con, niệm Phật lễ Sám ngày đêm như không kịp. Niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ hai mươi ba, ông bảo mọi người rằng: Đến giờ Tuất thì tôi đi, mọi người đều cười. Đến chiều lấy vải màu đổi rượu uống xong viết bài tụng rằng: Giống rượu đều không, Hỏi gì Thiền tông, Ngày nay trân trọng, Gió mát trăng trong. Rồi ngồi thẳng chắp tay niệm Phật, nói rằng Phật đến, bèn hóa.


8. Kim Thích: Kim Thích đời Tống, người ở Cối Kê, làm nghề đánh cá, bỗng tỉnh ngộ bèn trì giới tinh tấn, hằng ngày niệm Phật vạn câu, rất lâu mà không thay đổi. Sau không bệnh mà bảo người nhà rằng: Phật A-di-đà cùng hai vị Bồ-tát đều đến đón rước ta. ta về Tịnh độ đây. Rồi đốt hương ngồi thẳng mà hóa. Người trong ấp nghe có mùi thơm lạ và nhạc trời cả ngày không tan.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
TAM MUỘI NIỆM PHẬT TUY KHÔNG DIỆT ĐƯỢC PHIỀN NÃO - NHƯNG LÀ PHƯƠNG PHÁP DỄ DÀNG CHO MỌI CHÚNG SINH VÃNG SINH.


+TU NIỆM PHẬT TAM MUỘI DỰA TRÊN TÂM THA THIẾT VỚI PHẬT SINH TAM MUỘI HOAN HỶ.

-TUY NGƯỜI TU NIỆM PHẬT TAM MUỘI CÓ ĐỦ PHIỀN NÃO (KHỔ ĐAU KHI CÒN SỐNG),

-(TAM MUỘI PHƯƠNG TIỆN NÀY TUY KHÔNG DIỆT PHIỀN NÃO, MÀ ĐỂ SINH RA TÂM THA THIẾT ĐỂ SINH CÕI TỊNH ĐỘ,

-DO ĐÓ TUY KHÔNG HOÀN TOÀN BỊ PHIỀN NÃO THẾ GIAN QUẤY NHIỄU,
-CÒN PHIỀN NÃO TỨC LÀ VẪN CÓ THỂ BỊ TÂM PHIỀN NÃO THẾ GIAN SAI KHIẾN) TỨC LÀ TU TRONG PHIỀN NÃO, NHƯNG ĐƯỢC ÁNH SÁNG VỊ PHẬT ĐANG TU GIA TRÌ.



Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch:

Phẩm 10: NIỆM BẢY ĐỨC PHẬT

Người tu [Niệm Phật] Tam-muội này tuy có đủ phiền não nhưng chẳng bị phiền não sai khiến.

Do năng lực của Tam-muội Niệm Phật này nên chư Phật mười phương phóng ánh sáng lớn thị hiện trước mặt người ấy.

Ánh sáng này đặc biệt tôn quý, ba cõi không gì sánh bằng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa - Số 1521 của ngài Long Thọ, quyển 5, phẩm Dị Hành nói:



Người luôn niệm Phật này (niệm A Di Đà Phật)

“Vô lượng lực oai đức

Tức thời nhập Tất định”

Cho nên con thường niệm.




Nếu ai nguyện làm Phật

Tâm niệm A Di Đà

Hợp thời Ngài hiện thân


Cho nên con quy mạng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch nói:

Phật ấy có thệ nguyện
Nghe tên muốn vãng sinh
Đều được sinh cõi đó
Đạt được bất thoái chuyển.


Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch nói:


“Vãng sinh về cõi Cực Lạc, đóng kín năm đường ác, tiến đến đạo vô cùng, dễ được sinh về nhưng không có người. Cõi nước đó không có chống trái mà tự nhiên dẫn dắt”.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tổ sư Luật tông là Ngài Nguyên Chiếu nói:

“Huống chi Đức Phật đem tâm đại từ khai thị Tịnh độ, ân cần khuyên dặn trong các kinh Đại thừa. Chúng sinh mắt thấy tai nghe mà còn nghi ngờ hủy báng, tự cam chịu chìm đắm, không nghĩ cách vượt thoát. Như Lai gọi họ là những kẻ đáng thương.

Bởi vì không biết pháp này là một pháp môn đặc biệt, nó không chọn hiền ngu, chẳng lựa Tăng tục, không luận tu hành mau chậm, chẳng hỏi tạo tội nặng nhẹ, chỉ cần lòng tin xác quyết, chính là nhân tố vãng sinh.”
[1]



[1] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Nghĩa Sớ (觀無量壽佛經義疏), No. 1754, Nguyên Chiếu thuật, quyển thượng, tr. 285b11. Nguyên Chiếu (元照, 1048 - 1116): Cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Tống, người Dư Hàng (huyện Hàng, tỉnh Chiết Giang), tự Trạm Nhiên, hiệu An nhẫn tử. Sư xuất gia năm 18 tuổi, theo ngài Thần Ngộ Khiêm học Thiên Thai giáo quán, nhưng tâm chí sư chú trọng Luật học. Sau, sư lễ ngài Quảng Từ thọ giới Bồ-tát, nối pháp ngài Doãn Kham thuộc Luật tông Nam Sơn. Khoảng năm Nguyên Phong (1078 - 1085), sư trụ trì chùa Chiêu Khánh, hoằng truyền giới luật. Lúc về già, sư dời đến chùa Linh Chi, trụ 30 năm, người đương thời tôn xưng sư là Linh Chi tôn giả. Năm Chính Hòa thứ 6 (1116), sư thị tịch, thọ 69 tuổi, thụy hiệu Đại Trí Luật Sư. Sư để lại tác phẩm: Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì Ký, Phật Chế Tỳ-kheo Lục Vật Đồ, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Nghĩa Sớ, A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
SAU KHI XEM XONG VNBN CHẲNG THẤY NGƯỜI ÁC NÀO VÃNG SANH CẢ. BỞI NẾU GIỮ TÂM LÀM NGƯỜI ÁC ĐÓ THÌ ĐỀU PHẢI XUỐNG ĐỊA NGỤC!

VÃNG SANH LÀ DO LÚC CẬN TỬ NGHIỆP HỌ ĐỀU SỬA ĐỔI LẠI TÂM NIỆM, CÁI TÂM TÍN NGUYỆN THIỆN LÀNH MỚI ĐƯỢC VÃNG SANH.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
4. Duy Cung: Duy Cung đời Đường, trú tại chùa Pháp Tánh, khinh trên hiếp dưới, làm bạn với đám côn đồ rượu chè bài bạc giao tiếp đầy cửa. Rảnh rang thì niệm Phật. Tăng trong chùa là Linh Khuy cũng đồng bọn ác giúp nhau. Người trong làng nói Linh Khuy làm ác, Duy Cung noi dấu, Địa ngục ngàn lớp, chẳng chán cùng vào. Cung nghe được, bảo rằng: Ta tuy làm nghiệp ác không thể trốn tránh, nhưng nhờ có Giáo Chủ Tịnh độ thương ta tội nặng mà cứu ta khỏi hầm lửa há lại đọa đường ác ư?

Niên hiệu Càn Ninh năm thứ hai, Cung bị chết. Linh Khuy từ ngoài trở về thấy có mấy người thiếu niên ăn mặc đẹp đẽ, hỏi từ đâu đến, đáp từ phía Tây đến đón rước Cung Thượng Nhân. Một người lấy từ bụng ra một bình vàng có cắm hoa sen búp bằng nắm tay bỗng nhiên nở to bằng cái mâm sáng rực rỡ, hướng về chùa mà đi, bỗng biến mất. Khi Linh Khuy về đến chùa thì nghe tiếng chuông, Duy Cung đã mất rồi.

Cung nghe được, bảo rằng: Ta tuy làm nghiệp ác không thể trốn tránh, nhưng nhờ có Giáo Chủ Tịnh độ thương ta tội nặng mà cứu ta khỏi hầm lửa há lại đọa đường ác ư?

ĐÂY TỨC LÀ TÍN TÂM ĐƯỢC CỨU ĐỘ, BỞI THẾ TỊNH ĐỘ KHÔNG ĐỢI LÂM CHUNG, DO LÂM CHUNG LÀ LÚC HẾT THÂN NÀY, LÀ LÚC CẦN TÁI SINH, ĐỨC PHẬT MỚI DỄ CỨU ĐI ĐẦU THAI, LÚC NÀY PHẬT LỰC TÁC DUYÊN DỄ DÀNG HƠN, VÌ KHÔNG BỊ DÍNH LẤY THÂN XÁC NGƯỜI PHÀM.

-KHÔNG KỂ LÂM CHUNG, KHÔNG NÓI BÌNH THƯỜNG CHỈ TIN HẾT LÒNG CHẮC CHẮN NHƯ LAI SẼ ĐẾN CỨU ĐỘ TẤT CẢ.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
. PHÀM ÁC LÀ CHÁNH CƠ

Sự bản nguyện của Như Lai: “Vốn vì phàm phu, chẳng vì Thánh nhân.”

Thánh nhân Bản Nguyện tự[1] (Thân Loan) được tương thừa từ Tiên đức Hắc Cốc (Nguyên Không), Thượng nhân Như Tín kể lại như vầy:

Người đời thường cho rằng: “Kẻ ác còn được vãng sanh, huống là người hiền!”[2]

Đây là, xa thì trái với bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, gần thì ngược với lời vàng “xuất thế” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nguyên do: Siêng khó “Năm kiếp tư duy”, kham nhẫn “Lục độ vạn hạnh”, đều vì sự xuất ly sanh tử của phàm phu, hoàn toàn không vì Thánh nhân.

Vậy thì, phàm phu là chánh cơ nương tựa Bản nguyện để vãng sanh Báo độ. Phàm phu nếu không thể vãng sanh, thì “nguyện” không có tác dụng, “lực” không có hiệu quả. Nhưng lực và nguyện bổ sung cho nhau, vì chúng sanh mười phương, thành tựu đại lợi ích, nhân đây mà [Đức A Di Đà] thành Chánh giác đến nay đã mười đại kiếp.

Chứng thực cho sự kiện này là lời nói thành thật[3] của hằng hà sa số chư Phật, đâu có phải lời nói giả dối!

Do đó, Đại sư Thiện Đạo cũng giải thích: “Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh …”[4]. Ở đây cũng lấy ác phàm phu là gốc, thiện phàm phu là kề bên.[5]

Vì vậy, bàng cơ là thiện phàm phu mà còn được vãng sanh, riêng chánh cơ là ác phàm phu há không được vãng sanh?[6]

Nên nói: “Người hiền còn được vãng sanh, huống là kẻ ác!”[7]



[1] Bản Nguyện tự (本願寺): Là Bản sơn của Tịnh độ Chân tông, một tông phái lớn nhất của Phật giáo Nhật Bản. Chia làm hai chùa Đông và Tây.
(1) Chùa Tây Bản Nguyện: Vị trí chùa nằm tại Kinh Đô thị, Hạ Kinh khu, Quật Xuyên thông đường 6. Là bản sơn của phái chùa Bản Nguyện thuộc Chân tông. Còn gọi là Bản phái Bản Nguyện tự, hiệu núi là núi Long Cốc. Tục gọi là A Tây. Năm Hoằng Trường thứ 2 (1262), vị khai tổ của Chân tông là Thân Loan nhập tịch, môn đồ đem chôn ở Đông Sơn Đại Cốc. Chưa bao lâu, con gái của Thân Loan là ni Giác Tín và học trò là Hiển Trí, dời đi chôn ở phía Bắc Cát Thủy vào năm Văn Vĩnh thứ 9 (1272), xây dựng nhà Ngự Ảnh, và Qui Sơn Thiên hoàng ban hiệu là Cửu Viễn Thật Thành A Di Đà Phật Bản Nguyện Tự, đồng thời, đặt vào hàng chùa nhà vua. Vị trú trì đời thứ 8 là Liên Như, muốn vãn cứu vận suy đồi của chùa, bèn ra sức hoằng pháp, tín chúng đến đông, thanh thế mỗi ngày một thịnh, tín đồ của sơn môn Tỷ Duệ thuộc tông Thiên Thai thấy thế ghen ghét, nên vào năm Khoan Chính thứ 6 (1465), phóng hỏa đốt tan chùa này. Liên Như chạy đến chùa Viên Thành ở Cận Giang, sau lại gặp loạn, lần hồi trốn đến Bắc Lục, thiết lập đạo tràng, giáo hóa tín chúng ở bảy châu. Đến năm Văn Minh thứ 11 (1479), xây dựng chùa Bản Nguyện núi Tùng lâm tại địa khu Kinh đô Sơn Khoa. Một lần nữa, chùa này lại bị tín đồ tông Nhật Liên đốt cháy rụi (1553). Vị trú trì đời thứ 10 là Chứng Như, lấy chùa Bản Nguyện Thạch Sơn ở Đại Phản làm Bản sơn, lại khởi sự. Năm Thiên Chính thứ 8 (1580), Hiển Như đời thứ 11 và Chức Điền Tín Trường cùng mưu dời tượng Tổ đến Kỷ Châu Lộ Sâm, sau đó, dời đến Hòa Tuyền (phủ Đại Phản), Bối Trủng, rồi lại dời đến Nhiếp Tân (thị trấn Đại Phản), Thiên Mãn. Năm Thiên Chánh 19 (1591), tiếp nhận Phong Thần Tú Cát hiến đất cho chùa, là khởi nguyên của chùa Tây Bản Nguyện ngày nay, Hoài Như đời thứ 12 mới bắt tay vào việc kiến tạo. Các nhà cửa hiện nay được kiến thiết vào những năm sau trận hỏa tai năm Nguyên Hòa thứ 3 (1617) gồm có các kiến trúc Tổng môn, Đường môn, Tổ đường, Thư viện, Kinh tạng, Canh tác các, Hổ chi gian, Thanh liên xã, Lăng hoa đình v.v... [X. Tùng lâm tập Q.9; Đại cốc bản nguyện tự thông kỉ Q.1 đến Q.5, Q.9; Chân tông toàn sử; Bản nguyện tự luận].
(2) Chùa Đông Bản Nguyện: Vị trí chùa nằm tại Kinh đô thị, Hạ kinh khu, Ô hoàn thông đường 7. Là Bản sơn của phái Đại Cốc thuộc Chân tông. Cũng gọi là Đại Cốc Bản Nguyện Tự. Tục gọi là A Đông. Năm Khánh Trường thứ 7 (1602), Đức Xuyên Gia Khang hiến đất cho con trưởng của Hiển Như là Giáo Như để làm chùa, do đó, Giáo Như sáng lập chùa Đông Bản Nguyện. Gia Khang thỉnh được tượng Tổ ở chùa Diệu An tại Thượng Dã Tiền Kiều về thờ. Năm Khoan Vĩnh thứ 16 (1693), Tướng quân Gia Quang lại hiến đất để mở chùa rộng thêm. Niên hiệu Vạn Trị năm đầu (1658) trở đi, tiếp tục thiết lập các viện riêng, như viện Đại cốc, viện Thiển thảo v.v... Song, niên hiệu Khoan Chánh năm đầu (1789), năm Văn Chánh thứ 6 (1823), nhà cửa đã từng vài lần bị lửa thiêu rụi; những kiến trúc hiện nay thuộc thời đại Minh Trị, có Đại sư đường, Sắc sứ môn, Cung ngự điện, Đại huyền quan, Đại tẩm điện, Tập hội sở, Bảo tàng v.v... trong đó, to rộng nhất là Đại sư đường, được kiến trúc vào năm Minh Trị thứ 13, và phải mất mười lăm năm mới hoàn thành. [X. Tùng lâm tập Q.9; Chân tông cố thực truyền lai sao; Đại cốc bản nguyện tự thông kỉ Q.6; Đại cốc phái bản nguyện tự yếu lãm].
[2] Thân Loan thừa tự Pháp Nhiên. Đương thời Pháp Nhiên đề xuất thuyết “Thiện nhân chánh cơ”, khuyến kích tín đồ chỉ cần dốc lòng tin tưởng Đức Phật A Di Đà, còn thêm hành thiện thì đương nhiên được cứu độ, vãng sanh Tịnh độ phương Tây. Pháp Nhiên biểu thị, “Kẻ ác còn được vãng sanh, huống là người hiền”, ý tưởng là kẻ ác đều được cứu, so với người hiền không làm việc ác, người hiền rõ ràng càng được cứu. Đức Phật A Di Đà sẵn sàng cứu độ cả kẻ ác chứ đừng nói đến người hiền. Đây cũng là tư tưởng của Tịnh độ tông, là cần phải dùng sức tu tập của chính mình (tự lực) và bản nguyện của Phật (tha lực) để tìm kiếm sự cứu độ.
Nhưng Ngài Thân Loan đã từng thuyết pháp ở vùng Kanto trong một thời gian dài và thấy rằng thợ săn, ngư dân, đồ tể và samurai cấp thấp đều tham gia vào việc giết chóc, theo thuyết nhân quả, sau khi chết, họ sẽ bị đọa vào ba đường ác. Tuy nhiên, nếu họ không tham gia vào việc sát sanh, những người nghèo thậm chí còn gặp khó khăn về sanh kế và không thể thực hành con đường Phật giáo. Do đó, Ngài Thân Loan đề xuất điều ngược lại với "Thiện nhân chánh cơ" của Pháp Nhiên và gọi nó là "Ác nhân chánh cơ". Ngài Thân Loan xoay ngược lại những lời của Pháp Nhiên và nói: “Người hiền còn được vãng sanh, huống là người ác.” Nếu người ta có thể dựa vào sức mình để làm việc thiện và tu hành để đạt được giác ngộ và giải thoát, thì họ không cần Đức Phật A Di Đà. Vì vậy, để tiếp dẫn kẻ ác, Đức Phật, vì lòng từ bi, phải sẵn sàng cứu độ những hạng người thấp hèn nhất. Đặc biệt, những kẻ ác tạo nghiệp nên là mục tiêu cứu độ đầu tiên của Đức Phật A Di Đà. Kẻ ác không thể dựa vào tự lực tu hành đạt đến giải thoát, duy có lòng tin chân thật và nương nhờ vào tha lực bản nguyện, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Đức Phật A Di Đà phát nguyện cần phải cứu độ. Chủ trương “Tuyệt đối tha lực”, ý nói chỉ cần niềm tin kiên cố đối với Đức Phật A Di Đà, thì bất kể là loại người nào nhất định sẽ được Phật cứu độ.
[3] Nói lời thành thật là chư Phật đem sự thành thật của Phật mà nói, và chúng ta tin là tin vào sự thành thật ấy.
[4] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1750, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, Nêu Tựa đề, tr. 246b09: “Nói về hoằng nguyện, như trong Đại kinh chép: “Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh, đều nương vào đại nguyện, nghiệp và lực của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên.” Lại nữa, mật ý sâu rộng, giáo môn khó hiểu, các bậc Tam hiền, Thập thánh chưa thể thấu hiểu, huống chi tín tâm dao động bất định mà dám biết được chỉ thú. Cúi xin Đức Phật Thích Ca ở phương này khuyến khích và Đức Phật A Di Đà ở nước kia đón rước. Đức Di Đà mời gọi, Đức Thích Ca đưa đi, thì làm sao không nhận không đi? Chỉ cần suốt đời chuyên tâm phụng pháp làm ước hẹn, thì khi xả thân uế trược này, liền chứng pháp tánh thường lạc của quốc độ Cực Lạc.”
[5] Xác định căn cơ vãng sanh chín phẩm là bậc Thánh, hàng phàm phu không có phần, hoàn toàn làm mất đi yếu chỉ quan trọng “phàm phu là gốc” của Tịnh độ môn, loại bỏ đi ý nghĩa chân thật mà Đức Phật đã nói trong Quán kinh.
[6] Ác nhân chánh cơ (惡人正機): Là tư tưởng do ngài Thân Loan, tỵ tổ của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản đề xướng, dụng ngữ biểu hiện lòng từ bi vô hạn của Đức Phật A Di Đà. Trong Thán Dị Sao, Thân Loan từng nói, bản ý của Đức Phật A Di Đà là độ người vãng sanh, bất luận là thiện hay ác, đều nên cứu độ; đặc biệt là người ác, lại càng nên cứu, khiến họ vãng sanh, đó gọi là ác nhân chánh cơ. Bởi vì, đối với việc vãng sanh của những kẻ phạm tội Ngũ nghịch, Thập ác, Tịnh độ Chân tông có đề xuất thuyết Từ bi, Trí tuệ hai môn, bảo rằng, trong môn Trí tuệ, Đức Phật A Di Đà soi xét phải tái thiện ác, tiếp dẫn thiện cơ mà răn dạy ác hành, ác tánh; nhưng trong môn Từ bi thì lấy người ác mong được cứu độ làm đối cơ chủ yếu. Đây là cái cốt tủy của việc niệm Phật mà ngài Thân Loan đã đề xướng.
[7] Do vì kẻ ác là đối tượng chính của sự vãng sanh, còn người hiền là đối tượng phụ, vì là người phụ thuộc, nên người hiền nếu có thể vãng sanh thì kẻ ác càng có thể vãng sanh.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
-ĐẠI SƯ THIỆN ĐẠO ĐƯỢC TRUYỀN THỪA TỪ NGÀI ĐẠO XƯỚC, NGÀI ĐẠO XƯỚC - Y VÀO NHỮNG LỜI GIÁO HUẤN CỦA TỔ ĐÀM LOAN.


-ĐẠI SƯ THIỆN ĐẠO ĐƯỢC TÔN LÀ A DI ĐÀ PHẬT HÓA THÂN, ĐÂY LÀ PHÁN ĐỊNH CỦA NGÀI TRONG - QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT KINH SỚ:

Đại sư Thiện Đạo, chùa Quang Minh nói: “Về hoằng nguyện, như trong Đại Kinh chép: ‘Tất cả phàm phu thiện ác được vãng sanh, không ai không nương vào đại nguyện nghiệp lực[1] của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên[2]’.”[3]


NGHE THEO Ý CỦA NGƯỜI PHÀM, HAY Ý CỦA CHƯ THÁNH THÌ TÙY VÀO PHƯỚC TUỆ NGƯỜI NGHE!

Đại kinh (Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch): "Chúng sinh nào nghe được danh hiệu đức Phật kía (A Di Đà Phật) hoan hỷ vui mừng cho đến một niệm, thì nên biết là người này đạt được lợi lớn tức là đầy đủ công đức vô thượng".

[1] Đại nguyện nghiệp lực: Đại nguyện, đại nghiệp, đại lực. Bản nguyện ‘năm kiếp tư duy’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nguyện. Tu hành trải qua ‘triệu năm kiếp lâu xa’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nghiệp. Năng lực có ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng ở mặt quả của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại lực. Từ phát nguyện, đến tu hành, rồi thành Phật, gọi chung là “Đại nguyện nghiệp lực”, nói một cách đơn giản chính là danh hiệu sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”.
[2] Tăng thượng duyên: Bất cứ cái gì tác động đến sự tác thành một cái khác đều là tăng thượng duyên, điều kiện chi phối. Ảnh hưởng chi phối tích cực hay tiêu cực, tức sự hiện diện của thuận duyên và sự vắng mặt của nghịch duyên, cả hai đều có tính tăng thượng duyên. Ở đây, thuận duyên là đại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà.
[3] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, tr. 246b09.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Chánh Tín Niệm Phật kệ của Thân Loan thánh nhân:

Thời ác năm trược biển quần sinh

Phải tin lời thật của Như Lai

Phát khởi một niệm tâm hỷ ái[1]

Chẳng đoạn phiền não được Niết-bàn


Phàm Thánh, nghịch báng cùng hồi nhập.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
(Người đời Vô Nhất Bất Nhị nói: Có người làm ác, niệm Phật mỗi ngày, vẫn đọa địa ngục!)

-ĐỪNG BAO GIỜ DÙNG CĂN CƠ THIỆN ÁC ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI NÀY VÃNG SINH HAY KHÔNG?

-ĐỐI VỚI SỰ VÃNG SINH VỀ CÕI CỰC LẠC ĐIỀU THIỆN CHẲNG THÀNH TRỢ LỰC, ĐIỀU ÁC CHẲNG THÀNH CHƯỚNG NGẠI.

Tuy nhiên, người đời thường cho rằng, ‘Người nào thiện căn không đầy đủ, thì dù niệm Phật cũng không được vãng sanh’. Cũng nói, ‘Người nào nghiệp ác sâu nặng, thì dù niệm Phật cũng không được vãng sanh’. Thật là không đúng khi có ý tưởng như vậy.

Nếu nghiệp ác có thể mặc ý chấm dứt, thiện căn có thể hết lòng đầy đủ, mà được xuất ly sanh tử, vãng sanh Tịnh độ, thì người không tin biết bản nguyện, có gì không đủ?

Đây đều không thể mặc ý hay hết lòng. Dù sợ nghiệp ác mà nghiệp ác thường sanh khởi. Dù cầu thiện căn mà không thể có được vì còn bản tánh phàm phu.

Với những ác cơ[1] đầy đủ ba độc và hèn mọt như thế, không gì bằng hãy ngước lên và tin nhận trí tuệ của Phật, bởi vì Ngài có bản nguyện ‘năm kiếp tư duy’[2], nhiếp thủ căn cơ tự lực không thể xuất ly.

Những ai cho rằng, ‘Thiện cơ niệm Phật, thì quyết định vãng sanh’, và nghi ngờ ‘Kẻ ác niệm Phật, thì sự vãng sanh không xác định’. Quy mô của bản nguyện, họ tự đánh mất ở đây! Họ không biết tự thân là ác cơ.”

Báo Phật và Báo độ được thành tựu bởi biệt nguyện ‘tu nhân cảm quả’[3], cùng với tâm từ bi vô duyên dẫn tiếp phàm phu, để năm thừa cùng bước vào bằng thệ nguyện bất tư nghị siêu thế mà chư Phật chưa từng phát ra. Dù là thiện căn đọc tụng kinh Đại thừa, hay thiện căn tín giải Đệ nhất nghĩa đế, nhưng chỉ dựa vào thiện căn tự mình thủ đắc cũng không được vãng sanh cõi kia.

Thêm nữa, nghiệp ác vốn là đối tượng xả bỏ trong giáo pháp của chư Phật. Căn cơ xấu ác không thể vừa mời gọi điều ác vừa mong mỏi cõi kia.

Tuy nhiên, cả hai thiện cơ hay ác cơ, trong khả năng tự nhiên của mình, không nên cho là được, cũng không cho là mất, đối với việc vãng sanh Báo độ, là đúng như thế.

Do đó, tôi chỉ tin nhận rằng, vượt ra bên ngoài trí tuệ của Đức Phật A Di Đà, hàng phàm phu, thiện cơ và ác cơ, làm sao được có phần vãng sanh?”

Chánh nhân[4] là như vậy, nên nói ‘không sợ nghiệp ác’, cũng nói ‘không cầu thiện căn’.

Vì vậy Đại sư Thiện Đạo, chùa Quang Minh nói: “Về hoằng nguyện, như trong Đại Kinh chép: ‘Tất cả phàm phu thiện ác được vãng sanh, không ai không nương vào đại nguyện nghiệp lực[5] của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên[6]’.”[7]

Ý của đoạn văn này là: Cái gọi là ‘hoằng nguyện’, như Kinh Vô Lượng Thọ có nói: Tất cả phàm phu thiện ác đều có thể vãng sanh, không ai không nương vào đại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên.

Thế nên, người trồng thiện căn sâu dày ở đời trước, thì đời nay ưa thích điều thiện, sợ hãi điều ác; người tạo ác nghiệp nặng nề ở đời trước, thì đời nay ưa thích điều ác, thờ ơ điều thiện. Hai loại người duy thiện và duy ác, mặc kệ nhân quá khứ của họ, đối với “đại lợi vãng sanh”, đều nương tha lực của Đức Phật A Di Đà.

Đừng bao giờ nhìn vào căn cơ thiện hay ác để xác định một người sẽ vãng sanh hay không.

Vì vậy, có lúc nói: “Ngoài niệm Phật ra, các ông còn có con đường tắt dễ dàng vãng sanh, ta sẽ dạy ngay.” “Nếu sát hại ngàn người thì dễ được vãng sanh, xin mọi người làm theo lời dạy ấy, vậy thì làm sao?”

Bấy giờ có một người nói: “Với một ai đó, chớ nói ngàn người, cho dù một người cũng không đủ sức sát hại.”

Thượng nhân nói thêm: “Ông đối với lời dạy của ta, hàng ngày không trái, chắc không nghi ngờ những gì ta dạy hôm nay?

Tuy nhiên, người không đủ sức sát hại dù chỉ một người, là do không có nhân sát hại ở đời quá khứ. Nếu người ở đời quá khứ có tạo nhân ấy, thì dù có nghiêm khắc răn dạy, “Chớ phạm tội sát sanh, ai phạm tội ấy thì không được vãng sanh”, họ vẫn tạo tội sát sanh như xưa, vì nhân quá khứ thúc đẩy.

Đối với hai hạng thiện ác, hãy xét đến nhân quá khứ, cảm ra quả hiện tại. Nhưng đối với sự vãng sanh, điều thiện chẳng thành trợ lực, điều ác chẳng thành chướng ngại, dựa theo đây mà biết.”

(KHẨU TRUYỀN SAO SỐ 2663)

[1] Ác cơ (惡機): Ác, là nghĩa tổn hại; Cơ, chỉ căn cơ. Tức là những căn cơ của các hành vi trái lý gây tổn hại. Trong Ngu Nhốc Sao (愚禿鈔), quyển thượng, Tỵ tổ của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản là ngài Thân Loan, đã nêu ra bảy loại ác cơ: (1) Mười điều ác, tức giết hại, trộm cướp, gian dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói lời ác, nói hai lưỡi, tham muốn, giận tức, ngu si. (2) Bốn tội nặng, tức Tăng chúng phạm bốn giới cấm nặng: giết hại, trộm cướp, dâm dục, nói dối. (3) Phá kiến, tức phá hoại lý chánh đạo. (4) Phá giới, tức phá hủy giới cấm. (5) Năm tội nghịch, tức giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, làm cho thân Phật chảy máu. (6) Báng Pháp, tức chê bai chánh pháp. (7) Xiển đề, tức không có lòng tin và dứt hết thiện căn. Người ác cơ trên đây, trong khoảng một niệm, nếu được nghe và tin vào bản nguyện của Phật A Di Đà mà niệm danh hiệu của Ngài, thì cũng được Ngài cứu vớt.
[2] Khi Đức Phật A Di Đà là Bồ-tát Pháp Tạng ở nhân vị, để cứu độ tất cả chúng sanh một cách bình đẳng, Ngài đã cân nhắc trong một thời gian dài năm kiếp rồi mới phát nguyện.
[3] Công đức bất khả tư nghị, Y báo và Chánh báo trang nghiêm là do Đức Phật A Di Đà tu nhân cảm quả. Biệt nguyện là Những lời nguyện của chư Phật và Bồ-tát từ quan điểm độc đáo của riêng họ, như 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, 12 lời nguyện của Đức Phật Dược Sư, hay “tứ hoằng thệ nguyện” là nguyện chung cho tất cả chư Phật.
[4] Chánh nhân là Phật trí, biểu hiện bằng danh hiệu và bản nguyện, và hành giả chỉ vin vào Phật trí thì được vãng sanh.
[5] Đại nguyện nghiệp lực: Đại nguyện, đại nghiệp, đại lực. Bản nguyện ‘năm kiếp tư duy’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nguyện. Tu hành trải qua ‘triệu năm kiếp lâu xa’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nghiệp. Năng lực có ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng ở mặt quả của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại lực. Từ phát nguyện, đến tu hành, rồi thành Phật, gọi chung là “Đại nguyện nghiệp lực”, nói một cách đơn giản chính là danh hiệu sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”.
[6] Tăng thượng duyên: Bất cứ cái gì tác động đến sự tác thành một cái khác đều là tăng thượng duyên, điều kiện chi phối. Ảnh hưởng chi phối tích cực hay tiêu cực, tức sự hiện diện của thuận duyên và sự vắng mặt của nghịch duyên, cả hai đều có tính tăng thượng duyên. Ở đây, thuận duyên là đại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà.
[7] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, tr. 246b09.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

(Người đời Vô Nhất Bất Nhị nói: Có người làm ác, niệm Phật mỗi ngày, vẫn đọa địa ngục!)

-ĐỪNG BAO GIỜ DÙNG CĂN CƠ THIỆN ÁC ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI NÀY VÃNG SINH HAY KHÔNG?


kakakaka, nói thì phải nói cho đồng. Người làm ác, cuối đời vãng sanh cũng có. Mà người làm ác, niệm Phật, cuối đời vẫn không vãng sanh cũng có. Như vậy cho đầy đủ các khía cạnh.

Cận tử nghiệp, có Tín Nguyện, buông xả thế gian ngũ uẩn thì được vãng sanh.

Nếu làm ác mà cận tử nghiệp không ăn sám hối hoặc có ăn năn nhưng không nương tựa Phật Lực thì cũng phải đọa 3 đường ác đạo.

Nếu làm thiện, cận tử nghiệp giữ tâm niệm thiện lành nhưng không tín nguyện Cực Lạc thì sanh cõi trời hoặc cõi người.

Cận tử nghiệp, bất luận đã làm thiện hay ác, ăn năn sám hối, buông bỏ tâm niệm ác nương nhờ Phật Lực từ 48 nguyện thì được vãng sanh.


Người trong cuộc sống hàng ngày, Tín Nguyện đã mạnh mẽ không bị dao động thối chí trước ngoại cảnh thì tự mình đã quyết định chắc chắn vãng sanh.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

người TIN TƯỞNG .. sẽ có TÍN GIẢI HÀNH CHỨNG [smile]

ha haha [mile] ... nhưng THẦN NỔ VNBN thì chắc chắn không được vãng sinh [smile]

vì NỔ không ... có TIN TƯỞNG gì đâu [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh của ngài Cưu Ma La Thập dịch nói:

Nếu người tâm tán loạn

Bước vào trong tháp chùa

Chỉ niệm Nam-mô Phật

Đều đã thành Phật đạo.



Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh: Nếu người niệm Phật thì nên biết người ấy tức là Hoa Sen Trắng trong loài người.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tôi đã tìm thấy niềm an ủi ở Thế giới Ác Trược

Vì đã có Đại Bi Nguyện của đức A Mi Đà Phật rồi!

Mặc dù sự hiểu biết của tôi còn nông cạn

Và rằng việc thực hành Pháp của tôi còn yếu kém.



Đơn giản là không có gì thay thế

Đối với sự cứu hộ tuyệt vời từ đức A Mi Đà Phật

Ngài nắm chặt tay tôi, dìu tôi ra khỏi khổ đau sinh tử như người mẹ

Đến được Cõi Cực Lạc an vui vĩnh hằng của đức Phật.



Dù tất cả chúng ta là kẻ ác, tội chướng sâu nặng

Chỉ có một điều duy nhất đúng như thật:

Đó là lòng thương xót của đức A Mi Đà Phật

Cứu chúng ta ra khỏi vòng lẩn quẩn sinh tử.



Không thể lường được nghiệp chướng của tôi sâu nặng,

Một tảng đá mà tôi đã mang trong vô thủy kiếp:

Lòng từ bi vĩ đại của Mẹ A Mi Đà còn lớn hơn nhiều

Quảng đại vô biên tế của Ngài vượt qua suy lường trí phàm phu.



Mười kiếp trước Ngài đã thành Phật.

Hoàn thành đầy đủ viên mãn công hạnh cho tất cả chúng ta

Điều vĩ đại nhất trong số đó là Lời thề rộng lớn:

“Độ hết mọi đau thương của tất cả chúng sinh ở mười phương”.





Do vậy, đối trước Ngài, con đáp lại Lời kêu gọi vĩ đại này.

Sự cứu độ của đức A Mi Đà Phật

Ban cho mọi chúng sinh không điều kiện

Qua sự tái sinh trong cõi Niết bàn của Ngài

Trong Bồ Đề Tâm thanh tịnh của một vị Phật toàn giác.



Nam mô A Mi Đà Phật
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tha lực cứu độ chủ trương "tín tâm cứu độ là gốc", hễ có tín tâm đối với tha lực bổn nguyện Mi Đà cứu độ chắc chắn quyết định vãng sinh thành Phật, bất luận là người có tín tâm này là người thiện hay kẻ ác.



-Người thiện do vì tự ỷ lại hành thiện, chứa nhóm công đức, nên cho là có thể dựa vào chính mình tu hành đạt đến giải thoát mà chẳng tin vào bổn nguyện tha lực Mi Đà cứu độ (không có tâm nương nhờ tha lực), nên chẳng phải là đối tượng của A Mi Đà Phật phát nguyện cứu độ. Nếu như người này thay đổi, trở lại tin tha lực bổn nguyện Mi Đà cứu độ thì mới được vãng sinh thành Phật.



-Kẻ ác không thể dựa vào tự lực tu hành đạt đến giải thoát, duy chỉ có tín tâm chân thật và nương nhờ vào tha lực bản nguyện Mi Đà cứu độ, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Phật A Mi Đà phát nguyện cần phải cứu độ.



-Do vì kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sinh Tịnh độ, còn người thiện là đối tượng phụ, vì là người phụ, nên người thiện được vãng sanh thì kẻ ác càng
chắc chắn quyết định vãng sinh.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Con quy y đức Vô Lượng Thọ Như Lai!

Xin phó thác tâm thức cho Đức Phật Ánh Sáng Không Thể Suy Lường! (bất tư nghị quang)

Bồ tát Pháp Tạng trong giai đoạn tu nhân cõi nước của mình

Dưới sự hướng dẫn của Thế Tự Tại Vương Phật.




Ngài tìm kiếm nguồn gốc các cõi tịnh độ của chư Phật

Tướng trạng các chúng sinh cõi nước đó và cảnh giới thiện ác

Sau đó Ngài đã thiết lập Lời thề tối cao, không thể so sánh được

Ngài đã làm cho Lời thề vĩ đại trở nên hiếm hoi vượt chư Phật và viên mãn toàn diện.




Trong năm đại kiếp viên mãn tư lương phước tuệ

Ngài tư duy chọn lựa sâu sắc đã hoàn thành Lời thề này

Sau đó, Ngài quyết định một lần nữa rằng:

“Danh hiệu của Ngài sẽ được tán thán khắp cõi mười phương”.

Ở mọi nơi Ngài tỏa ra ánh sáng vô lượng, vô biên

Không bị cản trở, vô song, là chúa tể ánh sáng của tất cả sự sáng rỡ.



Ánh sáng thanh tịnh, ánh sáng vui vẻ, ánh sáng của trí tuệ

Ánh sáng thường chiếu, ánh sáng không thể nghĩ bàn, ánh sáng không thể nói

Ánh sáng vượt trội mặt trời và mặt trăng mà Ngài phát ra, chiếu sáng vô số thế giới

Đa số chúng sinh đều nhận được ánh hào quang này.



Hiện tướng Lời thề Tha Lực Cứu Độ nhiếp thủ chẳng bỏ

Phát nguyện giao phó tâm thức với tâm chí thành là nhân duyên sinh về.

Con nhận ra sự bình đẳng cứu độ của Ngài là giác ngộ và niết bàn tối cao

Thông qua việc hoàn thành Lời thề của đức Phật đưa con đạt đến niết bàn.



Thích Ca Như Lai xuất hiện trên thế gian này

Dạy con về đại dương lời thề của Mẹ A Mi Đà.

Con sinh ở trong một thời đại xấu xa với năm ác trược

Xin phó thác tâm thức vào những lời chân thật của đức Phật.



Khi một khoảnh khắc niềm vui xuất hiện nơi con

Niết bàn đạt được mà không cần đoạn trừ những phiền não

Dù con thiếu hiểu biết nơi các pháp, ngay cả những kẻ phạm tội nghiêm trọng

Những người phá hoại giáo pháp, tất cả đều được trở về nhà Tịnh độ.



Ánh sáng lòng từ bi nắm lấy con sẽ chiếu sáng và bảo vệ con luôn luôn

Bóng tối của sự thiếu hiểu biết của con đã được phá hủy.

Những đám mây và sương mù tham lam và dục vọng, giận dữ, hận thù

Khi mặt trời ánh sáng trí tuệ Phật tỏa chiếu mọi thứ sẽ tan biến.



Mặc dù ánh sáng của mặt trời bình đẳng chiếu, nhưng bị che bởi mây và sương mù vô minh

Bên dưới những đám mây và sương mù vẫn có độ sáng từ bi cứu độ chứ không phải bóng tối.

Khi một người nhận ra lòng từ bi của Mẹ A Mi Đà, nhìn thấy tôn kính và đạt được niềm vui lớn

Vị này ngay lập tức nhảy lên hớn hở, sẽ kết thúc tướng khổ luân hồi.



Tất cả chúng sinh ám chướng, dù thiện hay ác

Khi họ nghe và tin tưởng vào Lời thề rộng khắp của Mẹ A Mi Đà

Được đức Phật khen ngợi là những người hiểu biết rộng lớn và xuất sắc

Người như vậy được gọi là hoa sen trắng tinh khiết.



Thích Ca Như Lai trên đỉnh núi Lăng Già

Huyền ký cho chúng sinh đời sau rằng ở miền nam Ấn Độ

Đại Long Thọ Bồ tát sẽ xuất hiện trên thế giới này

Để phá vỡ các quan điểm về chấp tồn tại và không tồn tại các pháp.


Ngài tuyên giảng giáo lý Đại thừa vô song,

Vị đó đạt đến giai đoạn Hoan Hỷ Địa và sẽ đến Cực Lạc tịnh độ.

Long Thọ Bồ Tát làm rõ sự khó khăn trên con đường tu tập gian nan

Chỉ dẫn con đến giao phó niềm tin vào Mẹ A Mi Đà trên đạo lộ dễ dàng.



Ngài dạy rằng thời điểm ác trược nên nghĩ về Lời thề rộng khắp của Mẹ A Mi Đà

Tự nhiên được đưa vào giai đoạn sự ổn định chắc chắn của đạo lộ.

Chỉ liên tục phát nguyện, cầu xin cứu độ

Sẽ được Mẹ A Mi Đà đáp lại bằng Đại nguyện đại bi.





Bồ tát Thế Thân, soạn luận, tuyên bố

Con quy y đức Phật của Ánh Sáng Không Bị Cản Trở (Vô Ngại Quang Như Lai).

Dựa vào kinh điển Ngài sẽ tiết lộ những công đức thật sự của Mẹ A Mi Đà

Làm cho hữu tình biết đến Lời thề vĩ đại mà qua đó con vượt qua biển sinh tử.




Với sự quan tâm ân cần chư Phật, Ngài dạy nên tín tâm vào Bi Nguyện Tha Lực Cứu Độ

Từ bi hướng dẫn tất cả mọi chúng sinh đồng nhất, cho dù họ sống khi giáo pháp còn tồn tại hay khi ở giai đoạn cuối cùng.

Nếu một người đã phạm tội ác cả đời, nhưng khi gặp Lời thề rộng khắp cứu độ

Vị này sẽ đến được thế giới Cực Lạc và sinh ra từ đóa hoa sen của Phật.




Tổ Thân Loan đã làm sáng tỏ một cách rộng khắp những lời dạy của Thích Ca Mâu Ni

Hết lòng nương náu nơi cõi Tịnh độ và khuyên dạy tất cả chúng sinh hãy làm như vậy

Dành cho con nên quyết định tín tâm vào Phật Ngữ thay vì phương pháp khác

Ngài dạy thật tế sự khác biệt giữa cõi Tịnh Độ và Thế giới Đau Khổ.



Con phải chịu đựng điều ác cực độ ở Thế giới này

Con vui mừng được ánh sáng Mẹ A Mi Đà luôn gia hộ dõi theo

Những che chướng vô minh cản trở mắt con và con không thể nhìn thấy Ngài

Tuy nhiên lòng từ bi vĩ đại luôn soi sáng và luôn gia trì không mệt mỏi.




Tổ sư Thân Loan thông thạo lời dạy của đức Phật

Từ bi cảm hóa những kẻ vô minh, cả thiện lẫn ác

Thiết lập ở cõi Tịnh độ xa xôi này với sự giảng dạy từ chư Phật

Ngài truyền lại Lời thề độ khắp cho con ở Thế giới Ác Trược.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tuy nhiên, sự hoàn thành kết quả của những Lời thề và theo Tha Lực đã được A Mi Đà Phật ban cho công đức của Ngài đã chuyển sang cho chúng ta, dù là những người thiếu thiện tâm.

A Mi Đà Phật ghi nhận những công đức đó ngay cả đối với những người lạm dụng Giáo Pháp hoặc những người cùng cực cái ác trong họ hoặc những người sẽ được sinh ra trong khoảng thời gian 100 năm sau khi Giáo Pháp bị hủy hoại.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh:

“Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp lại có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng chiếu khắp thế giới mười phương thu nhận tất cả chúng sinh niệm Phật”.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
TAM BẢO CẢM ỨNG YẾU LƯỢC - SỐ 2084 QUYỂN THƯỢNG


18- Cảm ứng do Đức Phật A Di Đà làm thân cá lớn để dẫn tiếp ngư nhân vớt bắt.

(Rút từ ngoại Quốc kỳ).

Ở phía Tây nam chấp sư tử trông nhìn hết sức thấy của ánh mặt không biết bao nhiêu dặm có một
hòn đảo riêng biệt, người sinh sống ở đó có khoảng hơn năm trăm ngôi nhà, chuyên bắt chim để ăn, lại chẳng được nghe Phật pháp.




Bấy giờ có vài ngàn con cá lớn đến ở gần bờ biển, mỗi mỗi đều nói tiếng người, xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật phương Dân chúng ở ven biển thấy thế không nhận biết về nguyên do chỉ y theo lời xướng mà gọi là Cá A Di Đà.



Có người xướng gọi A Di Đà thì cá dần đến gần bờ, từng bảo giết hại đó mà cá chẳng đi, mùi vị của thịt cá rất ngon, như các người xưng niệm lâu thì cá họ vớt bắt mùi vị thịt rất tối thượng. Người xưng niệm lâu thì thịt cá họ vớt có mùi vị cay đắng.



Ngư dân ở bờ biển ăn dùng thịt cá và chuyên xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà lấy làm việc chính. Trong số mới ăn đầu tiên có một người mạng chung, ba tháng sau cưỡi giữa áng mây sắc tía toả phóng ánh sáng đến nơi bờ biển bảo cùng mọi người rằng: “Tôi là bậc già nhất trong các người vớt bắt cá, sau khi mạng chung được sinh về thế giới Cực Lạc. Thân hình cá lớn ấy là do Đức Phật A Di Đà Như Lai hóa hiện ra vậy. Đức Phật ấy xót thương chúng ta ngu hèn nên hóa hiện làm thân cá lớn khuyên chúng ta siêng năng niệm Phật Tam muội. Nếu như không tin thì cứ xem nơi thân cốt của cá đều là hoa sen”.




Khi đã thấy bèn cảm ngộ dứt bỏ nghiệp giết hại, chuyên xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, mọi người sinh sống ở đó đều vãng sinh về cõi Tịnh độ, để hoang trống nhiều năm. Có A-la-hán Sư Tử Hiền ở nước Chấp Sư Tử vận dụng thần thông sang đến Đảo đó, truyền thuyết như vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên