Trên đỉnh tịch lặng

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada

Trên đỉnh tịch lặng


<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tbody><tr><td>
phamconthienmed.jpg
</td></tr> <tr><td style="padding-left:5; padding-right:5" align="Center">[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Phạm Công Thiện[/FONT]

</td></tr> </tbody></table>​
Rắn trườn lên đồi tây
Rung hết cả rừng cây
Gió về bên đồi đông
Tịch liêu. Chiều. Ráng hồng.

Lang thang ngày mây trắng
Rộn ràng như trẻ thơ
Đêm về trên ngõ vắng
Một mình. Im. Như tờ.

Một đêm đã qua chưa
Hoang vu đất lạnh tăm.
Trên đỉnh tịch lặng ấy
Lật nhẹ bảy mươi năm.

Một đêm đã qua rồi
Anh về, lời buông hết.
Đồi cao. Ngồi. Lặng im.
Hoa trắng rợp phương trời.

(Kính tiễn Thầy Phạm Công Thiện)
Học trò nhỏ của Thầy,
Vĩnh Hảo

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đọc thơ Phạm Công Thiện[/FONT]
(1941 - 2011)
Vĩnh Hảo

Ðời gọi ông là thần đồng, là triết gia, là phù thủy văn chương hay gì gì đi nữa thì tôi vẫn thích đọc ông như một thi sĩ, và nhìn ông như một nghệ sĩ, vác một trời tư tưởng mênh mông, ôm một bầu tâm thức tịch lặng, nói những gì muốn nói, làm những gì muốn làm, và rồi... chẳng bao giờ nhìn lại cái gì đã nói, đã làm; chẳng bao giờ đứng lại. Ông sống trên đời như một du tử hết sức giàu có, và hết sức trắng tay, lang thang mãi... cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất.(*)
Hình như trong số mấy chục tác phẩm đã xuất bản, ông chỉ cho ra đời mỗi một tập thơ duy nhất là Ngày Sinh Của Rắn. Ðó là nói theo đúng cách phân loại bài bản của học đường; chứ nhìn ở khía cạnh rung cảm nghệ thuật thuần túy, ngay cả những tập văn xuôi nặng triết lý của ông vẫn mang cả một trời thơ dị thường.
Dù sao, cũng chỉ nên đọc thơ ở đây mà thôi:
Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây
Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông
Gió thổi đồi thu qua đồi thông
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác
Một sớm bông hồng nở cửa đông.
(Ngày Sinh Của Rắn, VIII)

Những tập sách dày cộm triết lý của ông, có lúc ta đọc say mê quên ăn quên ngủ, mà có lúc cũng muốn bể đầu. Thơ ông cũng đầy mùi triết lý, nhưng cái triết lý đã được kết tinh, cô đặc lại thành những hình ảnh.
Rắn trườn vỡ trứng chim rừng
Tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
Khuya buồn tủi nhục môi em
Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
Tiếng ru chín đỏ điện thờ
Hoang vu tôi đứng đợi chờ chim kêu
Tay còn ôm giữ tình yêu
Tôi về phố động những chiều hư vô
Ðời đi trên những nấm mồ
Ðau tim em hát cơ hồ khăn tang
Phố chiều tôi bước lang thang
Nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh
Nửa đêm khói đốt đời anh
Yêu em câm lặng khô cành thu đông
Lời ca ru cạn dòng sông
Trọn đời chạy trốn mống vồng cầu điên
Bỏ mình nước chảy đồi tiên
Theo con chim dại lạc miền thiên hương
Về đâu thương những con đường
Lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa.
(Ngày Sinh Của Rắn, IX)

Vì vậy, khi đọc, ta không cần phải suy tư, triết lý gì nữa. Ta chỉ đọc thơ mà thôi. Và cõi thơ ấy, thật trong sáng; đôi khi thơ dại...

Tôi nằm cho rã chiếu cạp điều
Nước chảy lên vùng phố tịch liêu
Tôi nhớ một lần cây quế mọc
Tôi đứng gọi hương trọn buổi chiều.

(Ngày Sinh Của Rắn, II)
Ðôi khi đơn giản mà đẹp lạ lùng. Ðẹp một cách bất ngờ. Ðẹp hết ý...
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.
(Ngày Sinh Của Rắn, III)

Một bài khác, càng giản dị hơn, lời lẽ đơn sơ đến mộc mạc, đơn sơ đến trẻ thơ, chẳng khác gì đi ngược về quá khứ mà làm một bài thơ bằng lời lẽ của tuổi thơ ấu vậy.

Tết Xưa
Lơ lửng bông mồng gà
Chiều ba mươi tết ta
Tôi ôm gà tre nhỏ
Chạy trốn tuổi thơ qua.

Ðến như bài sau này thì hết lời bàn. Cả một đời trăn trở, vật mình với triết lý, ông vẫn cứ như vậy... vẫn bên này nhìn bên kia, đồi này ngóng đồi nọ; vẫn mây trắng bay, vẫn gọi nhau nhỏ nhẹ nỗi nhớ, vẫn sông sâu và ngày tháng đợi chờ ... và vẫn một đêm, một tháng, một năm, một đời, trôi lang thang...

Thiên Sương
Mộng ở đầu cây mơ lá cây
Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay
Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy
Chim hải hồ bay trắng tháng ngày

Tình nhỏ quên rồi em ở đâu
Mây bỏ trời đi tìm sông sâu
Em về lồng lộng như sương trắng
Hồn chết trôi về Thương Hải Châu.
_________
* Tựa đề một tác phẩm của ông: Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất.


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
TRIẾT GIA PHẠM CÔNG THIỆN Ra đi giữa cuộc Vô Thường


TRIẾT GIA PHẠM CÔNG THIỆN

Ra đi giữa cuộc Vô Thường


TuongNhoPhamCongThien.jpg
Thầy Phạm Công Thiện - một Triết gia; một nhà giáo dục; một nhà văn hóa; một thi sĩ Phật tử thuần thành quy y Tam Bảo với ôn Già Lam, pháp danh Nguyên Tánh tại Phật Học Viện Hải Ðức Nha Trang, đầu thập niên 60.
Giờ đây Thầy đã xả bỏ báo thân, nhưng chưa từng một lần xả bỏ, như lời Thầy nói. Thầy đến trong cuộc đời này như “Hố Thẳm Tư Tưởng” và hôm nay Thầy ra đi như “Im Lặng Hố Thẳm”. Tất cả đều là “Hố Thẳm” của vô ngôn, không đi và không đến. Ðến và đi với Thầy chỉ là một ngôn ngữ của “Hố Thẳm”, một thứ ngôn ngữ của “Im Lặng”, của “hoang vu trên mặt đất”. Hiện thân của Thầy trong cuộc đời này như sự hiện thân của đất trời man nhiên, sương mù, khói đá, biển xanh và đỉnh cao.
Bảy mươi mốt năm ở với đời, Thầy đi bằng đôi chân của một Triết gia, “thần đồng của thời đại”; một thi sĩ “Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất”; một nhà giáo dục đã dẫn tuổi trẻ đi vào tư tưởng mông lung huyền nhiệm và một nhà văn học có sức thu hút đến từng trái tim của thế hệ đôi mươi của nhiều thập niên về trước. Trong cuộc đời nhiều cảnh trạng vô thường, Thầy đã lên thác xuống ghềnh bằng bút tích dị thường để ghi lại những mảnh đời tan rồi hợp, thành rồi vỡ đầy ắp trong những tác phẩm phi thường lưu lại cho hậu thế.
Trong tầm cỡ lỗi lạc của một Triết gia được chuyên chở qua hai nền Triết học Ðông Tây, Thầy đã đột nhập và phá tung cánh cửa ngôn ngữ của loài người trên mặt đất.
Nếu chịu khó đi lần vào những tác phẩm của Thầy thì sẽ thấy ngay một Triết gia, một thi sĩ, một nhà văn hóa lớn đang tĩnh tọa trên đỉnh núi cao của thế kỷ, và ở nơi đó con người mãi đắm mình trong núi rừng của ngôn ngữ Triết học, thi ca mà Thầy đã phô diễn tài tình, lịch nghiệm.
Sau đôi mươi năm làm thân kẻ sĩ giữa cuộc vô thường, Thầy đã quẳng gánh bụi hồng để bước chân vào thế giới Diệu thường của Phật pháp và từ đó, Thầy đã hóa thân theo hạnh Bồ Tát. Ngôn ngữ Bồ Tát của Thầy đã dệt thành lời để ca tụng con đường Bồ Tát Ðạo, Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Nguyện. Thầy mang cả trái tim của người Tăng sĩ để phụng hiến cho đời. Thầy đã sống và sống một cách thành thiết an nhiên, tự tại trong nền văn hóa giác ngộ của Phật giáo Việt Nam. Thầy được un đúc, trưởng thành trong nền văn hóa giác ngộ đó để rồi hiện thân như một Lạt Ma Tây Tạng, trì chú, bắt ấn với đời sống tâm linh cao vời vượt thoát. Nơi đây, Thầy đã để lòng thương yêu đến cả loài vật, cỏ cây, sỏi đá, Thầy đã nói những lời hy hiến cả đời mình để phụng sự cho chúng sinh, và chỉ có lý tưởng phụng sự cho chúng sinh mới là lý tưởng siêu tuyệt. Lý tưởng của Bố Tát. Thầy đang làm hạnh Bồ Tát.
Một buổi sớm mai, tách café vừa cạn, điếu thuốc cũng vừa tàn, Thầy lại hóa thân vào cuộc vô thường, huyễn ảo, nhiều mộng mị. Thầy đi, đi từ thế giới phương Ðông qua thế giới phương Tây và đi khắp mọi nơi trên mặt đất. Từ những dấu chân đi ấy, Thầy đã lưu lại nhiều vô kể những tư tưởng cao siêu cả đời lẫn đạo, cả Tăng lẫn tục, cả hữu ngôn lẫn vô ngôn. Thầy đã gõ cửa từng vị triết gia, tư tưởng thời ấy. Triết gia của phương Ðông, tư tưởng của phương Tây như là những người bạn chí thân, tri kỷ. Thầy đọc, Thầy viết những tư tưởng của loài người như đọc và viết những tư tưởng của chính Thầy, vì đó mà Thầy được tôn xưng là Triết gia, thần đồng hay nhà văn hóa lớn của thế kỷ. Nhưng, có lẽ vì Triết gia thần đồng hay nhà thơ nhiều mộng mơ mà Thầy đã dẫm nát cả thế giới tục đế, như “những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng” và thực sự Thầy đã im lặng ra đi như chưa một lần ra đi nào cả. Thầy chỉ đau nhẹ, tự mình điều hòa hơi thở, bắt ấn tam muội đi vào thiền định.
Nơi đây, những gì đã có với Thầy một thời sinh tiền như là một kỷ niệm chỉ có thể cảm nhận mà không thể nói ra như một thứ ngôn ngữ phiêu bồng.
Giữa cuộc đời vô thường hay diệu thường, giữa cảnh giới tục đế hay chân đế, giữa bậc Thánh giả hay phàm phu, Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên.
Nguyên Siêu
Xuân Tân Mão

 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Ôi bác Phạm Công Thiện mất rồi sao...

Bác Phạm Công Thiện hình như là người Việt Nam đầu tiên dịch quyển The first and last freedom của Krishnamurti;quyển sách mà mình rất thích ...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên