Trung Bộ Kinh: Tứ Diệu Đế.

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya
9. Kinh Chánh tri kiến (Sammàditthi sutta)

Tứ Diệu Đế

-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:

-- Này Hiền giả, có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?

-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

1. Chư Hiền, thế nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Ðoạn diệt của khổ, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ?

Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.

2. Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ?

- Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.


3. Chư Hiền, thế nào là Ðoạn diệt của khổ?

- Ðó là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.

4. Chư Hiền, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ?
- Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Ðịnh.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ như vậy, tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ như vậy, tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy, khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
=============================================================
Nguồn: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...

Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học. Và mỗi một chủ đề là một đề tài tham khảo cá biệt... Cp hy vọng sẽ không làm mất đi bản chất của Kinh và tạo thêm nhiều sự thuận tiện trong các vấn đề tham khảo, luận bàn thích nghi đến quí Độc-giả. Xin mời.

Thân kính, cp.
[MOVLLEFT]
trungbo-bia.jpg
[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kinh Chuyển Pháp luân: Bài kinh đầu tiên của Đức Phật

Giác Ngộ - Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lực và niềm tin của nhân loại, trước mọi thăng trầm của cuộc sống vẫn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của nhân loại nói chung và con người nói riêng.

Dẫn nhập
Phật giáo ra đời đã hơn 25 thế kỷ, nhưng những lời dạy của Phật vẫn chứa đựng hơi thở thời đại và dường như không bị lệ thuộc vào sự thay đổi của không gian và thời gian.

Một trong những giáo lý cơ bản và quan trọng của Phật giáo là Bát Chánh đạo (con đường tám nhánh - Trung đạo), chứa đựng trong bài kinh Chuyển pháp luân - bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Bài pháp trở thành tâm điểm chú ý, trong đó, ý nghĩa về thái độ bao dung, khoan hòa, tránh xa những cực đoan hay thái quá (anta), được Lão Tử và Khổng Tử chia sẻ trong khái niệm "trung dung" hay "trung hòa", và tận Hy Lạp xa xôi, ý tưởng này cũng được chia sẻ bởi Aristote qua khái niệm "hài hòa". Điều này dường như vẫn là một vấn đề thời sự, giúp cho chúng ta tỉnh thức trước những cám dỗ của cuộc sống đương thời, nhằm tìm kiếm một cuộc sống thanh thản và yên bình.
chuyenphap-1.gif
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lực và niềm tin của nhân loại, trước mọi thăng trầm của cuộc sống vẫn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của nhân loại nói chung và con người nói riêng.

Trung đạo và Tứ diệu đế càng có ý nghĩa hơn khi đó chính là bài pháp đầu tiên được Đức Phật nói ngay sau khi giác ngộ Vô thượng Bồ đề, minh chứng cho một trí tuệ vô song vừa được thức tỉnh sau một thời gian dài mộng mị trôi lăn trong cõi tử sinh.

Do vậy, tìm hiểu giáo lý Trung đạo và Tứ diệu đế, cùng sự ra đời của bài kinh Chuyển Pháp luân có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn cả trong thực tiễn thực tập của mỗi người con Phật, từ đó xác định lối đi và mục đích cho thật rõ ràng trước khi lần tìm về nguyên lai bản tính của chính mình.
(Xem tiếp...
Bối cảnh sinh hoạt tư tưởng dẫn đến sự ra đời của bài kinh )
=============================================================

Nguồn: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
2. Trí Không http://giacngo.vn/thuvien/2010/10/08/7FE418/
3. Tứ diệu Đế Bình Anson trích dịch: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap002.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...

Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học. Và mỗi một chủ đề là một đề tài tham khảo cá biệt... Cp hy vọng sẽ không làm mất đi bản chất của Kinh và tạo thêm nhiều sự thuận tiện trong các vấn đề tham khảo, luận bàn thích nghi đến quí Độc-giả. Xin mời.

Thân kính, cp.
[MOVLLEFT]
trungbo-bia.jpg
[/MOVLLEFT]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kinh Chuyển Pháp luân: Bài kinh đầu tiên của Đức Phật

Bối cảnh sinh hoạt tư tưởng dẫn đến sự ra đời của bài kinh.
Các nhà nghiên cứu khi xem xét tình hình sinh hoạt học thuật thời Đức Phật, thường chia thành hai trào lưu riêng biệt:
1. Trào lưu chính thống và trào lưu phi chính thống.
2. Trào lưu chính thống lấy kinh Veda và Upanishad làm kinh điển chính; các trào lưu khác biệt hay chống lại kinh VedaUpanishad được xem là trào lưu phi hay phản chính thống.

Một cách phân loại khác, chi tiết hơn, chia các trào lưu tư tưởng đó thành 4 loại chính: Bà la môn giáo chính thống, trào lưu tín ngưỡng dân gian, trào lưu lấy Veda và Upanishad làm tư tưởng chính nhưng có phát triển thêm như Du già, Số luận, Chính lý… và cuối cùng là trào lưu phi chính thống.

Ngoài ra, có một số nhà nghiên cứu, dựa vào các kinh điển của Phật giáo, cụ thể là kinh Sa môn quả, nói đến sáu phái mà trong kinh điển thường gọi là "Lục sư ngoại đạo phái":

1. Phú-lan-na Ca-diếp (Purana Kassapa): cho rằng việc làm thiện ác là do tập quán chứ không có một nghiệp căn tương ứng nào, vì thế không tin bất cứ điều gì hay hoài nghi tất cả.

2. Mạt-già-lê Câu-xá-la (Makkholi Gosala): duy tự nhiên, tất cả mọi hành vi thiện ác, ngay cả chuyện giải thoát đều tuân thủ theo một quy luật tự nhiên, con người không thể quyết định hay nỗ lực được điều gì.

3. A-di-đa Kê-sa-khâm-bà-la (Ajita Kesakambali): chủ trương Duy vật luận. Con người do tứ đại hợp thành, chết rồi là hết, nên tận hưởng những khoái lạc, bác bỏ luân lý.

4. Phù-đà Ca-chiên-diên (Pukudha Kaccayana): chủ trương Duy tâm luận, cho rằng tâm vật bất diệt, sự sống chết của con người chỉ là sự tụ tán của những yếu tố tạo thành con người, còn những yếu tố ấy thì không bao giờ bị tiêu diệt.

5. Tán-nặc-da Tỳ-la-lê-tử (Sãnyaya bellatthyputta): theo chủ nghĩa cảm hứng, nếu cảm thấy thế nào thì nói thế ấy đối với thế giới hiện tượng, không xác quyết là có hay không, đúng hay sai.

6. Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử (Nigandhà netaptta): chủ trương vận mệnh luận, lấy đó làm cơ sở để thuyết minh tất cả. Còn về sự thực hành thì lấy sự khổ hạnh cực đoan và nghiêm trì giới bất sát làm đặc sắc.

Nhìn chung, về sinh hoạt học thuật thời kỳ Đức Phật ra đời, tư tưởng triết học Ấn Độ có những bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, phong phú về trường phái chứ không còn thống nhất ở kinh Veda hay Upanishad trước kia.

Các trường phái ra đời trong thời kỳ này có thể ví như hoa rộ nở giữa mùa xuân, mỗi trường phái đều có những cách thức giải thích khác nhau, đôi khi chống đối nhau trong việc lý giải về bản chất thế giới cũng như phương thức thực hiện nhằm đưa đến giải thoát cuối cùng. Sự phát triển vượt bậc này không chỉ tạo ra tiền đề cho Phật giáo trong việc góp nhặt tinh hoa của các trường phái khác mà còn là cơ sở để Phật giáo bổ sung, chỉnh lý và sửa chữa những ưu khuyết của các học phái khác, hình thành nên một tôn giáo mới - Phật giáo, vừa kế thừa truyền thống, vừa có những cái mới, tạo nên bước ngoặt căn bản trong dòng chảy chung của triết học Ấn Độ.

Nội dung : Kinh Chuyển Pháp Luân.
a) Phê phán quan điểm sai lầm của các học phái.

Mở đầu bài kinh, Đức Phật cho rằng: "Hỡi này các Tỳ kheo, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh…"

Khái niệm cực đoan (anta) là khái niệm chỉ một thái độ tột cùng, thái quá hay cực điểm; và khái niệm người xuất gia (pabbajitena) là chỉ những người từ bỏ con đường thế tục, cắt ái từ thân và tìm kiếm con đường giải thoát.

Ngay khi bắt đầu giảng thuyết cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nói riêng và những người tìm kiếm con đường giải thoát nói chung, Đức Phật nhắn nhủ ngay rằng những người xuất gia cần phải từ bỏ hai con đường cực đoan hay thái quá; nói cách khác, Đức Phật phê phán hai con đường này là con đường sai lầm, không dẫn đến giải thoát tối hậu. Hai con đường đó chính là:

1. Sự dễ duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, và vô ích.

2. Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, và vô ích.

Con đường thứ nhất là con đường đắm say trong dục lạc hay sung sướng thái quá và con đường thứ hai là con đường chìm đắm trong khổ hạnh, khổ đau thái quá. Đây là hai con đường Đức Phật cảnh báo sẽ không đem đến cho người xuất gia sự giải thoát viên mãn.

Cũng cần nói thêm rằng, vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca còn tại thế và ngay cả trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, Ấn Độ đã tồn tại nhiều trường phái hay giáo lý khác nhau nhằm tìm kiếm con đường giải thoát. Nhưng tựu trung, thái độ đối với cuộc sống thường được xoay quanh hai con đường chính: một là ham mê dục lạc và hai là khước từ mọi ham muốn.

Một trong những chủ thuyết chủ trương tận hưởng mọi lạc thú trên thế gian là chủ thuyết Lokayata - danh từ Pali và Sanskrit - ám chỉ chủ thuyết vật chất hay duy vật do Carvakas sáng lập. Theo quan điểm của giáo lý này, con người chết là hết, bỏ lại tất cả mọi năng lực trong đời sống và chỉ có cuộc sống hiện tại là có thật, do vậy, những người theo chủ thuyết này cho rằng:

"Hãy ăn, uống và tận hưởng mọi lạc thú, vì cái chết đến với tất cả", và rằng: "Đạo đức là một ảo tưởng, chỉ có khoái lạc là thực tiễn. Chết là mức cuối cùng của đời sống. Tôn giáo là một thác loạn điên cuồng, một chứng bệnh thần kinh. Có sự ngờ vực tất cả những gì tốt đẹp, cao cả, trong sạch và bi mẫn. Lý thuyết của họ chủ trương thỏa mãn dục vọng, lợi kỷ và thô kệch, xác nhận ý chí tục tằn. Không cần phải kiểm soát khát vọng và bản năng bởi vì đó là phần di sản thiên nhiên của con người".

Trong khi đó, một số trường phái đề cao đời sống khắt khe khổ hạnh. Họ cho rằng chỉ có khổ hạnh mới có thể đưa con người đến giải thoát. Chủ thuyết này được đa số những người tu tập của nhiều trường phái khác nhau chấp nhận. Ngay chính Đức Phật Thích Ca cùng 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cũng đã từng thực tập như vậy ròng rã suốt 6 năm trời nhưng vẫn không đạt được kết quả giải thoát tối hậu.
Phê bình hai chủ trương này, Đức Phật cho rằng cả hai đều là vô bổ, vô ích, không xứng đáng với phẩm hạnh của thánh nhân.

b) Những giáo lý chính được Đức Phật giảng trong bài pháp đầu tiên.
(Xem tiếp... Giáo lý về Trung đạo hay Con đường tám nhánh. )
=============================================================

Nguồn: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
2. Trí Không http://giacngo.vn/thuvien/2010/10/08/7FE418/
3. Tứ diệu Đế Bình Anson trích dịch: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap002.htm
Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...

Kinh Trung Bộ có 152 bộ Kinh chánh, mỗi một kinh thì có rất nhiều phẩm, mỗi phẩm Phật dạy có nhiều điểm quan trọng và khác biệt về tu học. Và mỗi một chủ đề là một đề tài tham khảo cá biệt... Cp hy vọng sẽ không làm mất đi bản chất của Kinh và tạo thêm nhiều sự thuận tiện trong các vấn đề tham khảo, luận bàn thích nghi đến quí Độc-giả. Xin mời.

Thân kính, cp.
[MOVLLEFT]
trungbo-bia.jpg
[/MOVLLEFT][/QUOTE]
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên