Bé Tín
Bé Đăng vừa cột xong dây giày, đứng thẳng người lên chạy ra ngoài ngõ thì tiếng thỉnh
chuông của bà ngoại cũng vừa vang lên, ngân dài. Giờ này là giờ tụng kinh chiều của ngoại Đăng.
Ông bà ngoại bây giờ sùng đạo và siêng năng tụng kinh niệm Phật lắm, khác hẳn với ngày
xưa. Có lẽ vì vậy mà nhà ngoại Đăng được trở nên thanh tịnh và êm tĩnh vô cùng. Cái không khí
êm dịu đó ành hưởng rất nhiều đến căn nhà của ba mẹ Đăng, vốn ờ ngay bên cạnh nhà của
ngoại.
Từ hơn hai năm nay, ông bà ngoại thường hằng đi chùa mỗi chủ nhật cũng như thường hằng
lễ Phật ở nhà mỗi ngày. Ông ngoại thì ngồi thiền và niệm Phật dữ lắm. Ở khu ngoại ô vắng
lặng và êm ả này tập trung hầu hết nhà cửa của các cậu, dì Đăng và gia đình họ. Cậu ba
Vinh và cô Ngọc ở cách đây một khu phố, đi bộ độ 15 phút. Cậu làm nhân viên quản lý
cho một nhà máy công nghiệp nhẹ của ông Năm Thới. Còn cô Ngọc, vợ của cậu, ở nhà trông
em Tín. Em Tín bị tật nguyền từ lúc mới lọt lòng, năm nay bé Tín đã được 6 tuổi. Cậu Tư Long
là chủ một xưởng sản xuất hóa mỹ phẩm. Còn dì Năm Thảo là giám đốc một công ty May Mặc.
Cậu Sáu Trí có một nhà máy công nghiệp sản xuất khác. Mấy cái cơ sở làm ăn và nhà riêng của
các gia đình các cậu , dì Đăng đều tập trung ở quanh khu nhà ngoại Đăng. Mỗi nơi cách nhà ngoại
Đăng chừng độ ba mươi phút chạy xe là nhiều.
Mỗi buổi sáng Chủ Nhật, theo sự điều động của ngoại, cả đại gia đình bé Đăng kéo nhau lên
chùa Tịnh Ý, ở trên đỉnh ngọn đồi của Xã. Tại ngôi chùa ấy có một vĩ sư Trụ Trì rất thanh tịnh.
Đó cũng là ngôi chùa do ngoại Đăng cho xây cất lên trên miếng đất do gia đình cậu Sáu Trí
mua lại của một người chủ đất địa phương. Còn thầy trụ trì là do ông bà ngoại rước về từ một
ngôi chùa lớn trên thành phố.
Ngày xưa , ông bà ngoại không có đi chùa ,tụng kinh như bây giờ đâu. Nếu có thì giờ rảnh sau
khi làm ăn thì toàn là đi nhà hàng, hoặc đi xem hát ,hay đi du lịch đây đó không à. ..
Sau đám cưới của cậu Ba Vinh lấy cô Ngọc, ông bà ngoại rất hể hả và hí hởn chờ đợi đứa cháu
nội đích tôn con của cậu mợ Ba ra đời... Thế rồi bỗng sau cái ngày mà bé Tín _ bé trai con của
cậu mợ Ba, và là em cô cậu của Đăng _ ra chào đời , bỗng nhiên ông bà ngoại và cậu mợ Ba
đều có vẻ hoảng hốt, ưu tư... Và từ đó, một không khí ưu uất và âm u bao trùm lên sinh hoạt
trong đại gia đình nhà Đăng, nhất là gia đình của ngoại và của cậu mợ Ba : bé Tín bị mù đôi
mắt. Bác sĩ nói rằng, lúc mang thai bé, cô Ngọc đã bị bệnh mà thay vì bị lúc nhỏ như trẻ em
hay bị và chỉ bị một lần trong đời thôi, đó là bệnh ban đỏ . Cái ban nó đi vào và tấn công đôi
mắt của thai nhi. Nhưng sao cô Nhàn ở cùng xóm cũng bị như vậy lúc mang thai, sao con cô
ra đời đâu có bị như bé Tín
( còn tiếp )
Bé Đăng vừa cột xong dây giày, đứng thẳng người lên chạy ra ngoài ngõ thì tiếng thỉnh
chuông của bà ngoại cũng vừa vang lên, ngân dài. Giờ này là giờ tụng kinh chiều của ngoại Đăng.
Ông bà ngoại bây giờ sùng đạo và siêng năng tụng kinh niệm Phật lắm, khác hẳn với ngày
xưa. Có lẽ vì vậy mà nhà ngoại Đăng được trở nên thanh tịnh và êm tĩnh vô cùng. Cái không khí
êm dịu đó ành hưởng rất nhiều đến căn nhà của ba mẹ Đăng, vốn ờ ngay bên cạnh nhà của
ngoại.
Từ hơn hai năm nay, ông bà ngoại thường hằng đi chùa mỗi chủ nhật cũng như thường hằng
lễ Phật ở nhà mỗi ngày. Ông ngoại thì ngồi thiền và niệm Phật dữ lắm. Ở khu ngoại ô vắng
lặng và êm ả này tập trung hầu hết nhà cửa của các cậu, dì Đăng và gia đình họ. Cậu ba
Vinh và cô Ngọc ở cách đây một khu phố, đi bộ độ 15 phút. Cậu làm nhân viên quản lý
cho một nhà máy công nghiệp nhẹ của ông Năm Thới. Còn cô Ngọc, vợ của cậu, ở nhà trông
em Tín. Em Tín bị tật nguyền từ lúc mới lọt lòng, năm nay bé Tín đã được 6 tuổi. Cậu Tư Long
là chủ một xưởng sản xuất hóa mỹ phẩm. Còn dì Năm Thảo là giám đốc một công ty May Mặc.
Cậu Sáu Trí có một nhà máy công nghiệp sản xuất khác. Mấy cái cơ sở làm ăn và nhà riêng của
các gia đình các cậu , dì Đăng đều tập trung ở quanh khu nhà ngoại Đăng. Mỗi nơi cách nhà ngoại
Đăng chừng độ ba mươi phút chạy xe là nhiều.
Mỗi buổi sáng Chủ Nhật, theo sự điều động của ngoại, cả đại gia đình bé Đăng kéo nhau lên
chùa Tịnh Ý, ở trên đỉnh ngọn đồi của Xã. Tại ngôi chùa ấy có một vĩ sư Trụ Trì rất thanh tịnh.
Đó cũng là ngôi chùa do ngoại Đăng cho xây cất lên trên miếng đất do gia đình cậu Sáu Trí
mua lại của một người chủ đất địa phương. Còn thầy trụ trì là do ông bà ngoại rước về từ một
ngôi chùa lớn trên thành phố.
Ngày xưa , ông bà ngoại không có đi chùa ,tụng kinh như bây giờ đâu. Nếu có thì giờ rảnh sau
khi làm ăn thì toàn là đi nhà hàng, hoặc đi xem hát ,hay đi du lịch đây đó không à. ..
Sau đám cưới của cậu Ba Vinh lấy cô Ngọc, ông bà ngoại rất hể hả và hí hởn chờ đợi đứa cháu
nội đích tôn con của cậu mợ Ba ra đời... Thế rồi bỗng sau cái ngày mà bé Tín _ bé trai con của
cậu mợ Ba, và là em cô cậu của Đăng _ ra chào đời , bỗng nhiên ông bà ngoại và cậu mợ Ba
đều có vẻ hoảng hốt, ưu tư... Và từ đó, một không khí ưu uất và âm u bao trùm lên sinh hoạt
trong đại gia đình nhà Đăng, nhất là gia đình của ngoại và của cậu mợ Ba : bé Tín bị mù đôi
mắt. Bác sĩ nói rằng, lúc mang thai bé, cô Ngọc đã bị bệnh mà thay vì bị lúc nhỏ như trẻ em
hay bị và chỉ bị một lần trong đời thôi, đó là bệnh ban đỏ . Cái ban nó đi vào và tấn công đôi
mắt của thai nhi. Nhưng sao cô Nhàn ở cùng xóm cũng bị như vậy lúc mang thai, sao con cô
ra đời đâu có bị như bé Tín
( còn tiếp )