Tứ Diệ Đế MỘt Pháp của sự thật .

zelda

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2006
Bài viết
291
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Địa chỉ
Ph?t Gi�o Nguy�n Thu?
Vào một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự trong khu rừng của ông Jeta (Kỳ Đà), Jetavanna, gần thành Sàvatthi (Xá Vệ). Khi đêm về khuya, có một vị trời dung nhan lộng lẩy, hào quang tỏa ra sáng rực toàn thể khu tịnh xá, tên Rohitassa, đến hầu Phật. Lúc đến gần Đức Phật vị trời Rohitassa kính cẩn đảnh lễ Ngài, xong đứng qua một bên. Rồi vị trời Rohitassa bạch hỏi Đức Thế Tôn:

"Bạch Hóa Đức Thế Tôn, có thể được chăng, bằng cách đi mãi, đi mãi, ta biết được, thấy được, hoặc đến được, mức tận cùng của thế gian. Nơi mà không có sanh, không có già, không có chết, không từ giả cõi nầy và không tái sanh trở lại?"

-- Không thể được, nầy đạo hữu, Như Lai tuyên ngôn rằng bằng cách đi mãi, đi mãi, ta không thể biết được, thấy được, hoặc đến được, mức tận cùng của thế gian, nơi mà không có sanh, không có già, không có chết, không từ giả cõi nầy và không tái sanh trở lại.

-- Quả thật tuyệt luân, Bạch Hóa Đức Thế Tôn, thật là phi thường, Bạch Hóa Đức Thế Tôn, Ngài đã ban dạy một cách tuyệt vời rằng không thể nào biết, thấy, hoặc đến, tận mức cùng tột của thế gian bằng cách đi, đi mãi.

Trong một tiền kiếp của tôi, lúc ấy là đạo sĩ tên Rohitassa, con của Ông Bhoja, nhờ có thần thông, có thể đi trên không trung. Bạch Hóa Đức Thế Tôn, tôi đi mau như thế nầy. Thí dụ như có người kia, một tay thiện xạ, đã dày công tập luyện, có tài, và đã thuần thục trong nghề bắn cung. Người ấy giương một cây cung thật cứng và bắn một mũi tên nhẹ, toàn hảo, xuyên qua một khoảng dài bằng bề ngang của cái bóng cây kè, thì trong khoảng thời gian mà mũi tên lướt xuyên qua bóng cây kè, tôi có thể bước một bước dài từ biển Đông sang biển Tây. Đi nhanh và bước dài như vậy, lúc ấy tôi nguyện đi, đi mãi cho đến mức cùng tột của thế gian. Và xuyên qua những ngày tháng còn lại của đời tôi -- cả trăm năm -- ngoài những thời gian cần thiết để ăn uống, đi giải và nghỉ ngơi, tôi đi trọn cả trăm năm, nhưng cũng không đến được mức tận cùng của thế gian, và phải chết dọc đường. Thật là tuyệt diệu, Bạch Hóa Đức Thế Tôn, quả thật là phi thường, Bạch Hóa Đức Thế Tôn, Ngài đã ban dạy một cách tuyệt vời rằng không thể nào biết, thấy, hoặc đến, mức tận cùng của thế gian bằng cách đi mãi, đi mãi.

-- Quả thật vậy, nầy đạo hữu, Như Lai tuyên ngôn đúng như vậy. Không phải bằng cách đi mãi, đi mãi, mà có thể đến tận mức cùng tột của thế gian, chấm dứt đau khổ."

*

Để tìm hiểu chân lý về bản chất của đời sống, thông thường người ta hướng tầm mắt ra bên ngoài hay lên trên. Phật Giáo dạy ta nhìn vào bên trong chính bản thân mình. Đức Phật thành đạt Đạo Quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác cũng nhờ tìm hiểu chân lý nơi bản thân Ngài. Một mình giữa rừng sâu, ngày đêm trầm tư mặc niệm, gom tâm quan sát từng yếu tố vật chất và tinh thần của bản thân mình, Đức Phật đã tìm ra ánh Sáng Chân Lý. Vì thế, Ngài dạy rằng tất cả chân lý của thế gian đều nằm vỏn vẹn trong tấm thân (nhỏ bé) dài một sải nầy.

Đức Phật luôn luôn đề cập đến các vấn đề có liên quan đến đời sống con người, và những lời dạy quý báu của Ngài luôn luôn căn cứ trên những sự kiện và những chân lý thực tiễn mà mọi người đều có thể quan sát, chứng nghiệm, và kiểm soát. Phật Giáo là một tôn giáo căn cứ trên lý trí.

Phật Giáo đặt nền tảng trên bốn chân lý gọi là Tứ Diệu Đế, tiếng Phạn là Ariya Sacca.

Ariya, bậc Hiền Thánh, là người hoàn toàn trong sạch, người đã gội rửa mọi ô nhiễm, mọi tham vọng, đã thành đạt Thánh Đạo và Thánh Quả, bậc Thánh Nhân. Đạo Quả Phật cao thượng hơn tất cả các Thánh Quả.

Sacca (sanskrit: Satya) là chân lý, cái gì thật sự có, sự thật hiển nhiên, tuyệt đối, vĩnh cửu, bất di dịch, một sự kiện không còn bàn cãi hay tranh luận nữa. Chân lý không thể bị hoàn cảnh, thời gian, hay sự vật chi phối. Chân lý không thể biến đổi.

Ariya Sacca, bao gồm bốn chân lý cao siêu thâm diệu, Tứ Diệu Đế, là những chân lý mà bậc Thánh Nhân hoàn toàn trong sạch, tức Đức Phật, đã tìm ra. Ariya Sacca hay Tứ Diệu Đế cũng có nghĩa là những chân lý khả dĩ đưa chúng sanh đến nơi hoàn toàn trong sạch của các bậc Thánh Nhân. Tứ Diệu Đế là những chân lý thiên nhiên, sẵn có từ muôn đời, không phải do Đức Phật tạo ra. Dầu có Đức Phật hay không, những chân lý ấy vẫn hiện hữu. Đức Phật chỉ là người đã khám phá những chân lý ấy và truyền dạy lại cho thế gian, vốn bị màn vô minh bao phủ. Bốn chân lý ấy là:

Khổ Đế (Dukkha Ariya Sacca),
Tập Đế (Samudaya Ariya Sacca),
Diệt Đế ( Nirodha Ariya Sacca), và
Đạo Đế (Magga Ariya Sacca).

Các bạn nhận thấy qua Tứ Diệu Đế vạn vật trong vũ trụ này đều là có nguyên nhân sinh khơi mà nên , tất cả vạn vật ấy là sư thật , chúng ta muốn giải thoát thì phải tìm ra(Đưc Phật đã tìm rồi ) và thấu hiểu sự thật của cả vũ trụ này ( điều chúng ta phải học ) . Chân thành kính mong các ban đọc và đưa ý kiến bất kể tông phái nào .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên