nguyenvanhoc2006

TỨ PHẦN LUẬT 四分律 (Chương 3 & 4)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XVI. QUẢY LÔNG DÊ
[88]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá- vệ.

Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử,[89] trên đường đi nhận được nhiều lông dê, cột trên đầu cây trượng quảy đi. Các cư sĩ thấy vậy cơ hiềm: ‹Sao sa-môn Thích tử lại đi mua bán lông dê?› Và hỏi rằng: ‹Đại đức, lông dê này có bán không?›

Các tỳ-kheo nghe những lời này, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: ‹Sao lấy lông dê cột vào đầu trượng, quảy đi dọc đường?›

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại quảy lông dê đi trên đường để cho cư sĩ chê trách?»

Đức Thế tôn dùng mọi phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, khi đi đường được lông dê, nếu không có người mang, tự mình được mang đi cho đến ba do tuần. Nếu không có người mang, tự mình mang đi quá ba do tuần, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nếu tỳ-kheo trên đường đi, hoặc tại trú xứ, nhận được lông dê, nếu cần thì lấy. Nếu không có người mang, tự mình được phép mang đi, cho đến ba do tuần. Nếu có người mang thì nên nói với người ấy rằng: ‹Nay tôi có vật này, nhờ mang giúp tôi đến chỗ đó.› Trong khoảng nầy, tỳ-kheo không được tiếp tay mang. Nếu tiếp tay mang phạm đột-kiết-la. Nếu bảo tỳ-kheo-ni mang, quá ba do tuần, phạm đột-kiết-la; nếu bảo thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, mang quá ba do tuần, phạm đột-kiết-la. Trừ lông dê, mang các vật khác như: câu-giá-la, cỏ nhũ diệp, sô ma, ma, xí-la-bà-ny,[90] mà mang quá ba do tuần phạm đột-kiết-la. Nếu quảy các vật khác nơi đầu trượng mà đi cũng phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám phải nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Đương sự thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên trả lông dê lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., đã quảy (gánh) lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng chấp thuận, trả lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem lông dê này, trả lại cho tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem lông dê nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... nầy rồi. Tăng chấp thuận, nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Nếu tỳ-kheo đã xả giữa Tăng rồi mà không trả lại, Tăng phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Hoặc chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu mang đi cho đến ba do tuần, hoặc dưới ba do tuần. Hoặc có người mang giúp, bảo họ mang đến chỗ đó, mà khoảng ấy mình không mang giúp. Sai tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni gánh đi ba do tuần. Hoặc lông mịn, giây bằng lông để trang sức, lông đầu, lông trên cổ, lông chân. Hoặc làm mão làm khăn trùm cho ấm. Hoặc gói giày dép. Tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XVII. NHỜ CHẢI LÔNG DÊ
[91]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Phật ở giữa Thích-sí-sấu[92] trong vườn Ni-câu-luật, Ca-duy-la-vệ.

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm tọa cụ mới bằng lông dê, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải.

Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề vì nhuộm, nên tay bị dính thuốc nhuộm. Bà đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên. Đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi:

«Cù-đàm-di, sao tay của Dì có màu sắc giống như thợ nhuộm vậy?»

Cù-đàm-di bạch Phật:

«Nhóm sáu tỳ-kheo muốn làm tọa cụ mới, nên đem lông dê đến, bảo chúng con giặt nhuộm chải, cho nên tay bị nhớp.»

Bà đảnh lễ dưới chân Phật, rồi trở về chỗ ở.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn hỏi nhóm sáu tỳ-kheo:

«Có thật các ông làm tọa cụ mới, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải hay không?»

Nhóm sáu tỳ-kheo thưa:

«Bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại bảo tỳ-kheo-ni giặt nhuộm chải lông dê?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Nhóm sáu tỳ-kheo là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải lông dê, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, các tỳ-kheo đều có sự nghi ngại, không dám sai tỳ-kheo-ni thân quyến giặt nhuộm chải lông dê. Đức Phật dạy:

«Cho phép thân lý được giặt, nhuộm, chải. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới:..»

Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni không phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo, chẳng phải thân lý, thân lý: cũng như trên đã giải.

Nếu tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm ba ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu sai giặt, nhuộm, chải mà người kia chỉ giặt, nhuộm chứ không chải thì phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.

Sai giặt, nhuộm, chải; người kia giặt, không nhuộm mà chải; (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.

Sai người giặt, nhuộm, chải; người kia không giặt mà nhuộm, chải, (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.

Sai giặt, nhuộm, chải; người kia không giặt, nhuộm, chải, (tỳ-kheo) phạm đột-kiết-la.

Sai sa-di-ni, thức-xoa-ma-na chẳng phải thân quyến giặt nhuộm đập, phạm đột-kiết-la.

Vật này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la. Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối, vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Phạm nhân thưa:

«Xin vâng.»

Tăng phải trả lông dê lại cho tỳ-kheo nầy bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hoàn lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem lông dê này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem lông dê này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trao lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Giữa Tăng, tỳ-kheo ấy xả lông dê rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu chuyển tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng mãi, hoặc cố ý làm cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni đều đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Sai tỳ-kheo-ni thân quyến giặt nhuộm chải. Hoặc vì người bệnh giặt nhuộm chải. Hoặc vì chúng Tăng, vì Phật, vì tháp, giặt nhuộm chải. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XVIII. CẦM GIỮ VÀNG BẠC
[93]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt.

Bấy giờ, trong thành này có một vị Đại thần vốn là bạn quen thân trước kia của Bạt-nan-đà.[94] Một hôm nọ, vị Đại thần nhận được nhiều thịt heo, liền bảo người vợ:

«Bạt-nan-đà Thích tử là thân hữu của tôi. Nên để phần thịt cho người.»

Người vợ theo lệnh của chồng, liền để phần thịt cho Bạt-nan-đà.

Hôm ấy là ngày tiết hội của mọi người ở thành Vương-xá nên có tổ chức các thứ kỹ nhạc, suốt đêm không ngủ. Bấy giờ, mấy đứa con của vị Đại thần cũng ở trong số người đó. Vì suốt đêm không ngủ, chúng đói và mệt, nên hỏi mẹ: «Thịt heo còn không?»

Mẹ của chúng bảo rằng:

«Hết rồi. Chỉ còn phần của Bạt-nan-đà họ Thích thôi.»

Các con liền đưa tiền cho mẹ và nói:

«Mẹ cầm tiền này, sáng ngày ra chợ mua lại phần thịt cho [619a1] Bạt-nan-đà. Còn phần thịt đó cho chúng con.»

Mẹ của chúng lấy tiền và trao phần thịt cho chúng.

Sáng sớm, Bạt-nan-đà đắp y, bưng bát, đến nhà vị Đại thần, ngồi nơi chỗ dọn sẵn. Bấy giờ, vợ của vị Đại thần thưa rằng:

«Hôm qua, gia đình có nhận được nhiều thịt heo. Ông trưởng giả bảo tôi, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn cũ của tôi. Nên để dành phần thịt cho người.› Theo lệnh của chồng, tôi có để phần thịt cho Đại đức. Nhưng khi hôm, gặp ngày tiết hội, mấy đứa con tôi thức khuya đói bụng, nên đến đòi phần thịt đó. Chúng đưa tôi năm tiền và bảo: ‹Sáng ngày, ra chợ mua phần thịt lại cho Bạt-nan-đà. Còn phần thịt đó cho chúng con.› Tôi đã trao thịt cho chúng nó. Số tiền này, bây giờ, tôi sẽ ra chợ mua lại phần thịt như vậy. Đại đức có thể chờ một chút.»

Bạt-nan-đà liền hỏi:

«Chúng vì tôi đưa tiền phải không?»

«Vâng, chúng nó có đưa.»

«Như vì tôi, thì đưa số tiền đó cho tôi. Khỏi cần mua thịt.»

Bấy giờ, vợ của vị Đại thần liền đặt tiền xuống đất cho Nạt-nan-đà. Bạt-nan-đà nhận được tiền này rồi, đem gởi nơi hiệu buôn quen và đi. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử mua bán tiền tài. Đem tiền gởi nơi hiệu buôn rồi đi.» Trong số các tỳ-kheo nghe nói đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà:

«Sao Thầy tự tay nhận tiền, đem gởi nơi hiệu buôn, rồi đi?»

Cũng lúc ấy, Vua cùng các Đại thần hội hợp nhau, bàn luận rằng: «Sa-môn Thích tử được nắm cầm vàng bạc hoặc tiền. Sa-môn Thích tử không cần phải xả bỏ vàng bạc hoặc tiền, trân châu, bảo châu, anh lạc và sanh tượng.[95]»

Lúc bấy giờ, trong phòng họp có vị Đại thần, tên là Châu Kế ,[96] nói với các Đại thần rằng:

«Không nên nói những lời này: ‹Sa-môn Thích tử được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền, không xả bỏ trân bảo châu anh.› Tại sao vậy? Chính vì tôi đã được nghe từ đức Như Lai dạy: ‹Sa-môn Thích tử không được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền.› Sa-môn Thích tử xa lìa trân bảo, châu anh.»

Bấy giờ, vị Đại thần Châu Kế có oai thế, có khả năng trình bày khéo léo, khiến mọi người hoan hỷ tin hiểu. Sau đó, Châu Kế liền chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ, rồi thưa:

«Những điều con nói như vậy, đối với giáo pháp có sai trái hay không?»

Đức Phật bảo Đại thần:

«Đúng như điều ông nói, ở trong chánh pháp có nhiều lợi ích. Không có gì sai trái. Tại sao vậy? Sa-môn Thích tử không được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền. Sa-môn Thích tử xa lìa trân bảo, châu anh, không dùng nó để trang sức làm đẹp. Nay ông nên biết, nếu nắm cầm vàng bạc hoặc tiền, không xa lìa châu anh, trân bảo, thì cũng sẽ thọ dụng ngũ dục. Nếu thọ dụng ngũ dục thì chẳng phải là pháp của sa-môn Thích tử.

«Này Đại thần! Ông nên biết, nếu thấy sa-môn Thích tử nào gọi Ta là Thầy mà cầm vàng bạc hoặc tiền, trân bảo thì quyết định biết rằng đó chẳng phải là pháp của Sa-môn Thích tử. Ta có nói như vầy: ‹Nếu tỳ-kheo nào, vì làm thất, cần cây gỗ tranh tre v.v... thì được phép nhận. Nhưng không nên vì tự thân mà nhận.›[97]

«Đại thần nên biết, mặt trời, mặt trăng có bốn tai hoạn khiến cho không sáng, không trong sạch, không có khả năng chiếu soi, cũng không có oai thần. Bốn cái tai hoạn đó là gì? Là a-tu-la,[98] khói, mây, bụi mù. Đó là những đại hoạn của mặt trời, mặt trăng. Nếu gặp những hoạn này thì mặt trời, mặt trăng không sáng, không trong sạch, không có khả năng chiếu soi, cũng không có oai thần. Lại cũng như vậy, Sa-môn, Bà-la-môn cũng có bốn cái tai hoạn khiến cho không sáng, không sạch, không có khả năng soi chiếu, cũng không có oai thần. Bốn tai hoạn đó là gì? Nếu Sa-môn, Bà-la-môn không bỏ uống rượu, không bỏ dâm dục, không bỏ dùng tay nắm vàng bạc, không bỏ sự sống tà mạng. Đó gọi là bốn đại hoạn của Sa-môn, Bà-la-môn. Nó có khả năng khiến cho Sa-môn, Bà-la-môn không sáng, không sạch, không có khả năng soi chiếu, cũng không có oai thần.»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà, rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này trình lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tự tay nắm cầm tiền, đem gởi hiệu buôn, rồi đi?»

Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài. Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, tự tay cầm tiền, hoặc vàng, bạc, hoặc bảo người cầm, hoặc nhận từ dưới đất,[99] ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tiền: trên có văn tượng.

Tỳ-kheo tự tay cầm vàng bạc hoặc tiền, bảo người cầm, hoặc nhận từ nơi đất, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Vật này nên xả.

Trong đây, xả như vầy: Nếu ở đó có người giữ vườn tin cậy, hoặc ưu-bà-tắc, thì nên nói với họ rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi, ông biết cho.» Nếu người ấy lấy cất, rồi trao lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì phẩm vật của thí chủ mà nhận. Nhận rồi bảo tịnh nhơn cất. Nếu được tịnh y, bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn nên đem trao đổi để thọ trì. Nếu ưu-bà-tắc kia nhận rồi trao cho tỳ-kheo tịnh y, bát, hoặc ni-sư-đàn, hay ống đựng kim thì nên nhận để thọ trì. Nếu người kia lấy rồi mà không trả lại thì nên khiến các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Ông nên trao vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu người kia lấy rồi không trả lại, mà các tỳ-kheo khác không nói thì mình nên tự đến nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Nay ông nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho các cựu tri thức, hoặc hoàn lại nơi người chủ kia.» Nếu không nói với người kia: «Hãy biết cái này. Hãy nhìn cái này»;[100] phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu có nói «Hãy biết cái này. Hãy nhìn cái này.» Hoặc có người giữ vườn, hay ưu-bà-tắc có tín tâm, nói với họ: «Vật nầy không thích hợp; tôi không nên nhận. Ông nên biết cho.» Người kia nhận rồi, hoàn lại cho tỳ-kheo. Tỳ-kheo nên vì thí chủ nhận, rồi trao cho tịnh nhơn cất. Sau, nếu cần được y, bát tịnh, ống đựng kim, ni-sư-đàn, thì đem trao đổi để thọ trì. Nếu người kia lấy rồi, trao cho y bát tịnh, hoặc tọa cụ, hoặc ống đựng kim, thì nên nhận để thọ trì. Nếu người kia không chịu trao cho y thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Ông nên trao vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu người kia lấy rồi không trả lại, mà các tỳ-kheo khác không nói thì mình nên tự đến nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Nay ông nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho các cựu tri thức, hoặc hoàn lại nơi người chủ kia.» Không nên để mất phẩm vật của tín thí. Tất cả như vậy thì không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XIX. KINH DOANH TÀI BẢO[101]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Thế tôn ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại La-duyệt-kỳ.

Bấy giờ, Bạt-nan-đà đến hiệu buôn, dùng tiền đổi tiền, rồi mang đi. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm rằng: «Sa-môn Thích tử dùng tiền đổi tiền, rành nghề mua bán.»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục, tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, [620a1] biết tàm quý hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: «Sao lại đem tiền đổi tiền, rồi mang đi?»

Chư tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà rằng:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại dùng tiền để đổi tiền?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, kinh doanh tiền tài bảo vật, dưới mọi hình thức, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Kinh doanh dưới mọi hình thức:[102] Dùng vàng thành[103] đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành đổi vàng đã thành; vàng chưa thành đổi bạc thành; bạc chưa thành, đổi bạc đã thành; chưa thành; bạc nửa nửa chưa thành đổi lấy tiền. Dùng vàng chưa thành đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành, đổi vàng đã thành chưa thành; đổi bạc thành, đổi bạc chưa thành; đổi bạc đã thành và chưa thành, đổi tiền. Dùng vàng đã thành chưa thành đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành, đổi vàng đã thành chưa thành; đổi bạc thành, đổi bạc chưa thành; đổi bạc đã thành và chưa thành, đổi tiền. Dùng bạc đã thành, đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc đã thành chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng tiền đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy.

Tiền [104]: có tám loại: tiền vàng, tiền bạc, tiền thiếc, tiền đồng, tiền bạch lạp, tiền chì thiếc, tiền cây, tiền hồ giao.

Nếu tỳ-kheo nào, kinh doanh các loại bảo vật dưới mọi hình thức, dùng vàng thành đổi vàng thành, cho đến đổi tiền, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Vật nầy phải xả.

Phương thức xả: Nếu người giữ vườn, hoặc ưu-bà-tắc có lòng tin, nên nói với họ rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi. Ông biết cho!» Nếu người kia nhận rồi hoàn lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì thí chủ mà thọ, rồi bảo tịnh nhơn cất. Sau đó, nếu cần tịnh y, bát, tọa cụ, ống đựng kim thì đem đổi để thọ trì. Nếu người kia nhận rồi, trao cho tỳ-kheo y bát tịnh, tọa cụ, ống đựng kim, thì nên thọ trì. Nếu người kia nhận rồi mà không trả lại cho tỳ-kheo thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Người nên hoàn vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu tỳ-kheo khác nói mà họ vẫn không trả thì mình tự đến nói: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Nay người nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho cựu tri thức thân, hoặc hoàn lại cho người chủ cũ.» Tại sao vậy? Vì không muốn mất phẩm vật của thí chủ. Nếu tỳ-kheo không nói với người kia rằng: «Hãy xem cái này! Hãy nhận biết cái này!» phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu nói với người: «Hãy biết cái này! Hãy nhìn cái này!» Hoặc có nói với người giữ vườn, hay nói ưu-bà-tắc tín tâm rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi. Ông biết cho!» Nếu người kia nhận rồi hoàn lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì thí chủ mà thọ, rồi bảo tịnh nhơn cất. Sau đó, nếu cần tịnh y, bát, tọa cụ, ống đựng kim thì đem đổi để thọ trì. Nếu người kia nhận rồi, trao cho tỳ-kheo y bát tịnh, tọa cụ, ống đựng kim, thì nên thọ trì. Nếu người kia nhận rồi mà không trả lại cho tỳ-kheo thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Người nên hoàn vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu tỳ-kheo khác nói mà họ vẫn không trả thì mình tự đến nói: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Nay người nên trao cho Tăng, cho Tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho cựu tri thức thân, hoặc hoàn lại cho người chủ cũ.» Tại sao vậy? Vì không muốn mất phẩm vật của thí chủ. Nếu dùng tiền đổi dụng cụ anh lạc vì Phật, Pháp, Tăng; hoặc dùng đồ anh lạc đổi tiền vì Phật, Pháp, Tăng, thì không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XX. BUÔN BÁN[105]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử, tại nước Câu-tát-la, trên đường đi đến một thôn không có trú xứ.[106] Khi đến trong thôn, đem gừng sống đổi thức ăn. Ăn xong rồi đi.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang tại Câu-tát-la du hành trong nhơn gian, rồi đến trong thôn không trú xứ đó. Đến giờ, đắp y, bưng bát, vào thôn khất thực, tuần tự tới nơi nhà bán cơm, đứng im lặng. Người bán cơm thấy vậy bảo rằng:

«Đại đức, muốn cần cái gì?»

Tôn giả trả lời:

«Cư sĩ, tôi cần thức ăn.»

Người kia nói:

«Đưa vật có giá ra đây.»

Tôn giả ngạc nhiên nói:

«Đừng nói như vậy. Điều đó chúng tôi không nên làm.».

Người bán cơm nói:

«Vừa rồi Bạt-nan-đà dùng gừng sống đổi thức ăn. Ăn rồi đi. Sao Đại đức nói không làm việc ấy?»

Tôn giả Xá-lợi-phất nghe nói như vậy lấy làm xấu hổ, không nói gì. Khất thực xong, về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo.

Trong lúc ấy, trong thành Xá-vệ có một ngoại đạo, được một chiếc y quý giá, lòng tự nghĩ: «Ta cần gì cái y quý giá này? Nay ta nên đổi y khác.» Lại nghĩ tiếp, «Nơi nào ta có thể đối y? Chỉ có sa-môn Thích tử ưa mặc y đẹp. Chắc họ có thể đổi.» Nghĩ xong liền đem chiếc y đến trong Tăng-già-lam, nói với các tỳ-kheo rằng:

«Tôi muốn đổi y này. Vị nào muốn đổi thì đổi.»

Bạt-nan-đà nghe vậy liền nói:

«Sáng mai đem đến đây! Tôi sẽ trao đổi y với ông.»

Bạt-nan-đà là người rất khéo tay về may sửa y. Ngay đêm ấy, đem y cũ giặt, nhuộm, ủi, làm cho y sáng sủa như mới. Sáng ngày, ngoại đạo đem y đến trong Tăng-già-lam, nói với các tỳ-kheo:

«Vị nào muốn đổi y thì đổi.»

Bấy giờ, Bạt-nan-đà liền đem y của mình ra giới thiệu nói với ngoại đạo:

«Tôi dùng y này đổi cho ông, ông đưa y của ông cho tôi được không?»

Ngoại đạo trả lời:

«Được.»

Hai bên trao đổi. Ngoại đạo nhận được y đem về trong vườn nơi cư trú của mình, đưa cho các ngoại đạo xem và nói:

«Các bạn nên biết, tôi đem chiếc y đang mặc đổi lấy y nầy đây.»

Trong số ngoại đạo, có người có trí tuệ nói rằng:

«Bạn bị người ta lừa rồi. Tại sao vậy? Y của bạn đang mặc tốt, rộng, dài, bền chắc. Còn y này là y cũ; vì khéo ủi, sửa soạn, nên trông qua thấy sáng sủa, in như y mới thế thôi.»

Ngoại đạo ấy nghe xong, liền đem chiếc y vừa đổi, vào trong Tăng-già-lam, nói với Bạt-nan-đà rằng:

«Tôi trả lại y ông. Ông trả lại y tôi.»

Bạt-nan-đà nói:

«Đã đổi rồi thì thôi, không được hoàn trả lại.»

Ngoại đạo nói:

«Y của tôi mới và tốt, rộng, dài, bền chắc; còn y của ông cũ và xấu được ủi sửa soạn như y mới mà thôi.»

Bạt-nan-đà nói:

«Đã đổi rồi dứt khoát tôi không hoàn lại.»

Ngoại đạo kia cơ hiềm:

«Y của tôi mà tôi đòi lại không được hay sao? Y của tôi mới, tốt, rộng, dài, bền chắc. Y của ông cũ, xấu. Tại sao cùng là người xuất gia với nhau, đổi y cho nhau mà hoàn lại không được?»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quí, [621a1] hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: «Sao lại dùng gừng sống để đổi thức ăn để ăn? Sao lại cùng với ngoại đạo đổi y mà không cho hoàn lại?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp các tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại lấy gừng đổi thức ăn để ăn; lại cùng ngoại đạo đổi y mà không cho hoàn lại?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Từ này về sau, cho phép năm chúng xuất gia trao đổi qua lại. Khi đổi thẩm định, không nên quá cao thấp với nhau như phép ngoài chợ búa. Không được cùng người khác đổi chác, mà nên khiến tịnh nhơn làm việc ấy. Nếu họ cần đổi lại, nên hoàn lại cho họ. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa... cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức: dùng thời dược đổi thời dược, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] phi thời hạn, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] bảy ngày, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] suốt đời, dùng [thuốc] có thời hạn đổi ba-lợi-ca-la.

Dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] phi thời hạn, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi thất nhật dược, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] suốt đời, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi ba-lợi-ca-la, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] có thời hạn.

Dùng [thuốc] bảy ngày đổi [thuốc] bảy ngày, dùng [thuốc] bảy ngày... cho đến [thuốc] phi thời hạn cũng như vậy.

Dùng [thuốc] suốt đời đổi [thuốc] suốt đời, cho đến đổi [thuốc] bảy ngày cũng như vậy.

Dùng ba-lợi-ca-la đổi ba-lợi-ca-la cho đến đổi tận hình thọ cũng như vậy.

Bán: trị giá một tiền, nhiều lần (trả giá) lên hay xuống.

Bán lên giá: trị giá một tiền, nói giá ba tiền.

Bán cao giá: trị giá một tiền, nói giá năm tiền. Mua cũng như vậy.

Nếu tỳ-kheo kinh doanh mậu dịch, dưới mọi hình thức mà nhận được lời, ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không nhận được lời, đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la. Khi xả, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Trước hết, vị nhận sám hối phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám phải bảo phạm nhân:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Tỳ-kheo phạm tội thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn lại vật đó cho tỳ-kheo nầy bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại vật cho tỳ-kheo có tên này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng! Tỳ-kheo này tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay, Tăng đem vật nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem vật nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả vật lại cho tỳ-kheo nầy rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Đương sự đã xả giữa Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, đột-kiết-la. Khi trả có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc dùng mãi, hoặc dùng vào việc khác, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Cùng năm chúng xuất gia trao đổi, tự mình xét định không quá chênh lệch như bọn nhà buôn. Không cùng người khác đổi chác, hoặc sai tịnh nhơn đổi chác, hoặc họ hối, cho họ đổi lại. Hoặc dùng sữa đổi dầu, dùng dầu đổi sữa. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [107]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXI. CHỨA BÁT DƯ[108]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá- vệ.

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chứa bát. Cái nào tốt thì họ trì, cái nào không tốt thì để đó. Thường tìm tòi bát tốt như vậy cất chứa thành nhiều.

Bấy giờ, có các cư sĩ đến tham quan các phòng. Thấy nhóm sáu tỳ-kheo[109] chứa cất nhiều bát. Thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử mong cầu không nhàm chán, không biết tàm quý. Bên ngoài tự xưng rằng, Ta biết chánh pháp. Như vậy thì có gì là chánh pháp? Cất chứa nhiều bát như nơi cửa hàng của thợ đồ gốm.»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao chứa bát, cái tốt thì thọ trì, cái xấu để đó, thường tìm cầu bát mới chứa cất thành nhiều?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách Bạt-nan-đà rằng:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại chứa bát, cái tốt thì thọ trì, cái xấu để đó, thường tìm cầu bát mới chứa cất thành nhiều?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Bạt-nan-đà là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nó như vầy:

Tỳ-kheo nào, chứa bát dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, Tôn giả A-nan nhận được chiếc bát quý giá của nước Tô-ma ,[110] ý muốn dâng cúng cho Đại Ca-diếp vì Đại Ca-diếp thường dùng loại bát của nước này.

Khi ấy, Đại Ca-diếp không ở đó. Tôn giả nghĩ: «Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới, ‹Tỳ-kheo nào chứa bát dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Nay ta nhận được chiếc bát quý giá của nước Tô-ma, [622a1] muốn dâng cúng cho ngài Đại Ca- diếp, song ngài không có ở đây. Không biết làm thế nào.» Tôn giả A-nan đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch đức Thế tôn:

«Bạch Thế tôn, Thế tôn đã vì tỳ-kheo kiết giới: ‹Tỳ-kheo nào chứa bát dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Mà nay con vừa nhận được chiếc bát quý giá của nước Tô-ma, muốn dâng cúng cho Đại Ca-diếp, song Đại Ca-diếp không có ở đây, con không biết làm thế nào.»

Đức Thế tôn hỏi Tôn giả A-nan:

«Đại Ca-diếp bao lâu sẽ về?»

Tôn giả A-nan bạch Phật:

«Sau mười ngày, Đại Ca-diếp sẽ về.»

Bấy giờ, đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện tùy thuận nói pháp, khen ngợi hạnh đầu đà nghiêm chỉnh, thiểu dục tri túc và những vị ưa xuất ly, bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau cho phép các Tỳ-kheo chứa bát dư cho đến mười ngày.»

Nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, chứa bát dư, không tịnh thí,[111] được phép chứa trong hạn mười ngày. Quá hạn, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Bát: Có sáu loại : bát thiếc, bát nước Tô-ma, bát nước Ô-già-la,[112] bát nước Ưu-già-xa,[113] bát đen, bát đỏ.[114] Đại thể có hai loại: bát bằng thiếc và bát bằng đất.[115] Bát lớn chứa ba đấu, bát nhỏ chứa một đấu rưỡi.[116] Đây là dung lượng của bát, nên thọ trì như vậy, nên tịnh thí.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, chứa đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong mười ngày đều thành ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai không nhận được, ngày thứ ba nhận được, ngày thứ tư nhận được, như vậy cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong chín ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được, ngày thứ ba không nhận được (như vậy chuyển lần xuống đến ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên[117]).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai, ngày thứ ba không nhận được, ngày thứ tư nhận được, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong tám ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được bát; ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được; ngày thứ năm nhận được (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như vậy*).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được bát; ngày thứ năm nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong bảy ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được bát; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được bát; ngày thứ sáu nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong sáu ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ bảy, ngày thứ tám ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được bát, ngày thứ bảy nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong năm ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được bát; ngày thứ tám nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được bát; ngày thứ tám nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong bốn ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám không nhận được bát, ngày thứ chín, ngày thứ mười nhận được bát, số bát nhận được trong ba ngày đến ngày mười một khi bình minh xuất hiện đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên).

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín không nhận được bát; ngày thứ mười nhận được bát, ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong hai ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên).

Nếu Tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong một ngày, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát không tịnh thí; ngày thứ hai được bát tịnh thí, ngày thứ ba được bát, cho đến ngày thứ mười được bát không tịnh thí, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong chín ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được bát không tịnh thí. Ngày thứ ba được bát tịnh thí. Ngày thứ tư được bát không tịnh thí (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ mười được bát không tịnh thí,và tịnh thí, đặt câu văn cũng như trên*). Sai cho người (đặt câu văn cũng như vậy). Hoặc mất (câu văn cũng như trên*). Hoặc cố làm cho hư hoại (câu văn cũng như vậy*). Hoặc làm phi bát (câu văn cũng như vậy*). Hoặc khởi ý thân hữu lấy (câu văn cũng như trên*). Hoặc quên đi (câu văn cũng như trên*). Tất cả đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu bát phạm ni-tát-kỳ mà không xả, lại đổi bát khác thì phạm một ni-tát-kỳ và một đột-kiết-la.

Bát phạm ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.

Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng lên thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã chứa bát dư, quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả bát rồi phải sám hối, vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã chứa bát dư quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch như vậy rồi mới nhận sự sám hối của vị kia. Nên nói với tỳ-kheo kia rằng:

«Hãy tự trách tâm mình!»

Vị ấy thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn bát lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã chứa bát dư quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả bát lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã chứa bát dư quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả bát lại cho tỳ-kheo này, các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả bát lại cho tỳ-kheo có tên... này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả lại bát cho tỳ-kheo có tên... này rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Nếu đã xả bát trong Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu chuyển tịnh thí hoặc sai cho người, hoặc cố làm cho hư, hoặc làm phi bát, hoặc [623a1] dùng thường xuyên,[118] tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Trong mười ngày. Hoặc tịnh thí. Hoặc sai cho người. Hoặc tưởng bị cướp đoạt, bị mất, bị phá hư, bị nước cuốn trôi thì không phạm. Nếu bát bị đoạt, bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi nên lấy dùng, hoặc người khác cho dùng. Hoặc tỳ-kheo nhận gởi bát qua đời, hoặc đi xa, hoặc thôi tu, hoặc bị giặc cướp, hoặc gặp ác thú hại, hoặc bị nước cuốn trôi, không sai cho người. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXII. ĐỔI BÁT MỚI[119]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử bát bị vỡ, nên vào thành Xá-vệ nói với một cư sĩ rằng:

«Ông biết cho. Bát tôi bị vỡ. Ông hãy giúp tôi.»

Bấy giờ, có cư sĩ nọ liền vào trong chợ mua cái bát cúng cho. Bạt-nan-đà lại đến nhà cư sĩ khác cũng nói rằng:

«Bát tôi bị vỡ. Ông hãy giúp tôi.»

Các cư sĩ kia cũng liền đến chợ mua bát cúng dường.

Bạt-nan-đà bị vỡ một cái bát mà cầu tìm nhiều bát để chứa cất. Sau đó, một thời gian các cư sĩ có cơ hội gặp nhau. Có một cư sĩ nói với các cư sĩ khác rằng:

«Tôi được phước vô lượng.»

Các cư sĩ hỏi:

«Nhờ việc gì mà bạn được phước vô lượng?»

Đáp rằng:

«Tôn giả Bạt-nan-đà bị vỡ cái bát. Tôi mua cái bát cúng cho, nên được phước vô lượng.»

Các cư sĩ mỗi người đều tự nói:

«Chúng tôi cũng được phước vô lượng.»

Các cư sĩ khác hỏi rằng:

«Do nhơn duyên gì quý vị đều được phước vô lượng?»

Các cư sĩ trả lời rằng:

«Bạt-nan-đà bị bể cái bát, chúng tôi cũng đến chợ mua bát cúng cho Bạt-nan-đà.»

Các cư sĩ cơ hiềm nói:

«Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, mong cầu không nhàm chán, không biết đủ. Bên ngoài tự xưng rằng, ‹Ta biết chánh pháp.› Như vậy thì có chánh pháp gì? Bị vỡ một cái bát mà tìm cầu nhiều bát để chứa cất. Đàn-việt tuy cúng dường không nhàm chán mà người thọ nhận phải biết đủ chứ!»

Trong số các Tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử rằng: «Sao thầy bị vỡ một cái bát lại tìm cầu nhiều bát để chứa cất?» Các Tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đầu mặt lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn tập hợp các tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại bể một cái bát mà tìm cầu nhiều bát để chứa cất?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các Tỳ-kheo:

«Bạt-nan-đà này là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, chứa bát trám dưới năm chỗ không chảy rỉ, mà tìm xin bát mới, vì muốn đẹp, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng để xả, lần lượt cho đến lấy cái bát tối hạ [120] trao cho, khiến thọ trì cho đến khi vỡ; đó là điều hợp thức.[121]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Năm chỗ trám: khoảng cách giữa hai chỗ trám bằng hai ngón tay.

Tỳ-kheo nào bát bị bể dưới năm chỗ trám mà không chảy rỉ, lại tìm cầu bát mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu trám đủ năm chỗ mà không rỉ chảy lại tìm cầu bát mới, đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng trong trú xứ đó. Nên đến giữa Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., bát đã bị bể, dưới năm chỗ trám chưa rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., bát đã bị bể dưới năm chỗ trám chưa rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia rằng:

«Hãy tự trách tâm mình!»

Tỳ-kheo kia thưa:

«Xin vâng.»

Bát của vị tỳ-kheo này nếu là loại bát quý giá tốt thì nên cất lại, và lấy cái bát kém nhất trao cho vị ấy, bằng bạch nhị yết-ma, nên trao như vầy: Trong Tăng sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:[122]

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., bát đã bị bể dưới năm chỗ trám không rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trao bát cho tỳ-kheo có tên này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., bát đã bị bể dưới năm chỗ trám không rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, đã xả cho Tăng. Nay Tăng trao bát lại cho tỳ-kheo có tên... này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao bát lại cho tỳ-kheo có tên là... này thì im lặng. Vị nào không đồng ý, xin hãy nói.»

«Tăng đã đồng ý trao bát lại cho tỳ-kheo có tên... này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Bát của tỳ-kheo kia nên đem tác bạch rồi hỏi Tăng, tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem bát này theo thứ tự hỏi Thượng tọa. Đây là lời tác bạch.»

Bạch như vậy rồi nên đem bát trao cho Thượng tọa. Nếu Thượng tọa muốn nhận bát (mới) này thì trao cho, rồi lấy bát (cũ) của Thượng tọa trao cho vị kế. Nếu trao cho tỳ-kheo kia thì tỳ-kheo kia nên nhận. Không nên vì hộ trì chúng Tăng mà không nhận. Cũng không nên vì nhân duyên này mà thọ trì bát tối hạ; nếu thọ trì thì phạm đột-kiết-la.[123] Nếu vị Thượng tọa thứ hai lấy chiếc bát này thì nên lấy chiếc bát của vị Thượng tọa thứ hai trao cho vị Thượng tọa thứ ba. Nếu trao cho tỳ-kheo kia thì tỳ-kheo kia nên nhận, không nên vì hộ trì chúng Tăng mà không nhận, và không nên vì nhân duyên này mà thọ trì bát xấu nhất; nếu thọ trì thì phạm đột-kiết-la.

Như vậy lần lượt cho đến vị hạ tọa. Hoặc đem bát của tỳ-kheo này trả lại cho tỳ-kheo này; hoặc đem bát vị tối hạ trao cho. Khi trao, nên bạch nhị yết-ma để trao. Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên, tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng đem bát của vị tối hạ này trao cho tỳ-kheo có tên... thọ trì cho đến khi vỡ. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng đem cái bát của vị tối hạ này trao cho tỳ-kheo có tên... thọ trì cho đến khi vỡ. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao bát cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã đồng ý trao bát cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo kia nên giữ gìn bát này không được để chỗ đá gạch có thể rơi, không được để dưới cây gậy dựng đứng và dưới con dao dựng đứng, không được để dưới vật treo, không được để giữa đường đi, không được để trên hòn đá, không được để dưới gốc cây có trái, không được để chỗ đất không bằng phẳng.

Tỳ-kheo không được dùng một tay mà nắm hai cái bát, trừ có kê ngón tay ở giữa. Không được dùng một tay cầm hai cái bát mà mở cửa, trừ phi có chú ý. Không được để trong ngưỡng cửa, dưới cánh cửa. Không được để dưới giường dây, giường cây, trừ để tạm. Không [624a1] được để trung gian giữa giường dây và giường cây. Không được để đầu góc của giường cây và giường dây, trừ để tạm. Không được đứng mà quậy bát cho đến đủ để khiến bát bị vỡ. Tỳ-kheo kia không được cố tâm làm cho bát hư hoại, không được cố ý khiến cho mất hoặc cố làm cho hư hỏng. Không nên dùng làm phi bát.[124]

Xả bát ở trong Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Nếu ai bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc cố làm mất, làm hỏng, dùng làm phi bát hay dùng thường xuyên,[125] tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Năm chỗ trám bị rỉ chảy. Hoặc dưới năm chỗ trám mà rỉ chảy, tìm cầu bát mới. Hoặc đến xin nơi thân lý, nơi người xuất gia, vì người khác xin, người khác vì mình xin. Hoặc không xin mà được. Hoặc họ cúng cho Tăng, theo thứ tự được. Hoặc mình có phương tiện mua để chứa. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXIII. XIN CHỈ SỢI[126]

A. DUYÊN KHỞI


Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử muốn may tăng-già-lê, nên vào thành, đến nhà một cư sĩ, nói rằng:

«Ông biết không? Tôi muốn may tăng-già-lê, nên cần chỉ sợi.»

Cư sĩ liền cúng chỉ sợi. Bạt-nan-đà lại đến các nhà cư sĩ khác, cũng nói rằng: «Tôi muốn may tăng-già-lê, nên cần chỉ sợi.»

Bạt-nan-đà xin khắp mọi nơi như vậy, thu hoạch được một số lượng chỉ sợi rất nhiều nên nghĩ rằng: «Lúc khác, ở nơi khác, ta lại xin chỉ sợi nữa, để đủ may tăng-già-lê. Y phục của tỳ-kheo khó có được, ta nên sắm luôn ba y. Nay ta nên đem số chỉ sợi này bảo thợ dệt, dệt ba y.»

Nghĩ xong liền đem chỉ đến chỗ thợ dệt, tự tay xe chỉ, tự đứng coi thợ dệt. Các cư sĩ thấy vậy cơ hiềm rằng:

«Các ông xem kìa, Bạt-nan-đà Thích tử tự xe chỉ, tự đứng coi thợ dệt dệt ba y.»

Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà: «Sao lại tìm cầu nhiều chỉ sợi, rồi khiến thợ dệt dệt ba y; tự tay xe chỉ, tự đứng coi thợ dệt dệt ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tìm cầu nhiều chỉ sợi, tự tay xe sợi, tự đứng coi thợ dệt, dệt ba y?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, tự mình xin chỉ sợi, khiến thợ dệt không phải thân quyến[127] dệt làm ba y , ni-tát-kỳ ba-dật- đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tự mình xin: chính mình xin khắp nơi.

Chỉ sợi: có mười loại,[128] như trên tức là chỉ dệt mười loại y như trên.

Thợ dệt không phải thân quyến, người cho chỉ chẳng phải thân quyến: không phải thân quyến[129] thì phạm.

Thợ dệt chẳng phải thân quyến; người cho chỉ hoặc thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.

Thợ dệt chẳng phải thân quyến; người cho chỉ là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.

Hoặc thợ dệt là thân quyến, hoặc không phải thân quyến; người cho chỉ chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.

Hoặc thợ dệt là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến; người cho chỉ hoặc là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm. Hoặc thợ dệt là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến; người cho chỉ chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.

Thợ dệt là thân quyến; người cho chỉ chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.

Thợ dệt là thân quyến; người cho chỉ hoặc thân quyến hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.

Nếu tỳ-kheo tự mình xin chỉ khiến thợ dệt y, phạm xả đọa. Nếu xem thợ dệt dệt, hoặc tự mình dệt, hoặc tự mình quay chỉ, đều phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.

Khi xả, đương sự nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng toạ, kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã tự mình cầu xin nhiều chỉ sợi, khiến thợ dệt dệt y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã tự mình cầu xin nhiều chỉ sợi khiến thợ dệt dệt y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi mới thọ sám, nên nói với tỳ-kheo rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Tỳ-kheo phạm tội thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một vị khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã tìm cầu nhiều chỉ sợi khiến thợ dệt không phải thân quyến dệt y, phạm xả đoạ. Nay xả cho Tăng, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng hoàn y lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã tìm cầu nhiều chỉ sợi, khiến thợ dệt chẳng phải thân quyến dệt y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên…. này. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên... này thì im lặng. Vị nào không đồng ý nên nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Đương sự đã xả y giữa Tăng rồi, Tăng không trả y lại phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự mình làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc làm cho hư hoại, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc thường xuyên, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Thợ dệt là thân quyến, người cho chỉ là thân quyến. Hoặc tự mình dệt cái đãy đựng bát, đãy đựng giày dép, đựng kim, hoặc làm dây lưng ngồi thiền. Hoặc làm dây lưng thường, hoặc làm mão, làm bít tất, làm khăn trùm cho ấm, hoặc khăn gói. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXIV. CHỈ DẪN THỢ DỆT
[130]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.

Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một cư sĩ là bạn quen tri thức của Bạt-nan-đà Thích tử, đem chỉ tốt, bảo thợ dệt, dệt chiếc y như vậy, như vậy để cúng cho Bạt-nan-đà Thích tử. Cư sĩ đưa chỉ cho thợ dệt rồi, có việc cần đi qua thôn khác. Người thợ dệt kia đến trong Tăng-già-lam nói với Bạt-nan-đà Thích tử rằng:

«Đại đức, chưa từng có người nào được phước như ngài.»

Bạt-nan-đà hỏi:

«Chuyện gì mà biết tôi là người có phước đức?»

Ông thợ dệt nói:

«Người cư sĩ có tên mỗ đem số chỉ này đến tôi, nói: ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen của tôi, ông vì tôi dệt làm [625a1] y như vậy, như vậy để cúng cho ngài›. Do đó tôi biết Đại đức là người có phước đức.»

Bạt-nan-đà lại hỏi:

«Có thật như vậy không?»

Ông thợ dệt dệt trả lời:

«Thật như vậy.»

Bạt-nan-đà nói:

«Nếu muốn dệt y cho tôi thì phải dệt cho rộng, dài, đẹp, bền chắc, tỉ mỉ, mới đúng là y tôi thọ trì. Nếu không phải là thứ y mà tôi cần thọ trì thì tôi không cần.»

Ông thợ dệt nói:

«Loại y như Đại đức nói thì số chỉ này không đủ để dệt thành y.»

Bạt-nan-đà nói rằng:

«Ông cứ dệt, tôi sẽ tìm thêm chỉ đem đến cho đủ.»

Sáng hôm ấy, Bạt-nan-đà đắp y bưng bát đến nhà cư sĩ, ngồi trên chỗ ngồi dọn sẵn, rồi nói với vợ cư sĩ rằng:

«Trước đây ông cư sĩ có đem chỉ đến thợ dệt bảo dệt y cho tôi, nay số chỉ ấy không đủ để dệt.»

Vợ cư sĩ nghe nói liền đem cái rương đựng chỉ ra và nói với Bạt-nan-đà rằng:

«Cần nhiều hay ít tùy ý ngài cứ lấy.»

Bấy giờ, Bạt-nan-đà lựa lấy những thứ chỉ tốt theo ý muốn của mình, rồi đem đến thợ dệt nói rằng:

«Tôi đã cung cấp đủ số chỉ như đã hứa. Ông cứ dệt thành y cho tôi.»

Thợ dệt bảo rằng:

«Nếu dệt theo kiểu y mà Đại đức nói, thì phải trả thêm tiền công cho tôi.»

Bạt-nan-đà nói:

«Ông cứ dệt như vậy. Tôi sẽ trả thêm tiền công.»

Bấy giờ, thợ dệt dệt y xong, đem đến cho vợ cư sĩ. Cũng lúc ấy, ông cư sĩ vừa từ nơi khác về, hỏi vợ rằng:

«Trước đây tôi đưa chỉ cho thợ dệt, bảo dệt y cho Bạt-nan-đà Thích tử. Nay y ấy đã dệt xong chưa?»

Người vợ bảo rằng:

«Y ấy đã dệt xong rồi. Nó đây này.»

Người chồng bảo đem y đến xem. Người vợ mở rương ra cho chồng xem. Ông chồng nói với vợ rằng:

«Y này không phải là kiểu y mà trước đây tôi bảo thợ dệt dệt.»

Bà vợ bảo:

«Chính y này đây.»

Ông chồng nói rằng:

«Chỉ mà bữa trước tôi đưa bảo thợ dệt dệt y, thì đây không phải là y đó.»

Bấy giờ, bà vợ mới trình bày đầy đủ nhơn duyên cho chồng. Hai vợ chồng mở y ra xem. Khi ấy, Bạt-nan-đà lại đến nhà cư sĩ, hỏi rằng:

«Trước đây hai ông bà bảo thợ dệt dệt y cho tôi, có phải cái này không?»

«Vâng chính cái này đây.»

«Như vậy có thể cho tôi nhận.»

Cư sĩ liền cơ hiềm rằng:

«Sa-môn Thích tử thọ nhận không biết nhàm chán, không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự nói ‹Tôi biết chánh pháp.› Nhưng như vậy thì làm gì có chánh pháp? Đến nơi người xin y, tuy kẻ cho không nhàm chán nhưng người nhận phải biết đủ chứ! Cho đến chỗ vắng cũng không được nói năng.»

Bấy giờ, tỳ-kheo khất thực nghe như vậy rồi, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử rằng: «Sao lại tham lam đi xin y nơi người?»

Hiềm trách rồi về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà: «Sao lại tham lam đi xin y nơi người?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này trình bày đầy đủ với đức Thế tôn.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách Bạt-nan-đà:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tham lam đi xin y nơi người?»

Dùng vô số phương tiện, đức Thế tôn quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, có cư sĩ[131] hay vợ cư sĩ khiến thợ dệt vì tỳ-kheo dệt làm y. Tỳ-kheo kia bèn đến nhà thợ dệt nói rằng: ‹Ông biết chăng? Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho khéo, khiến cho rộng, dài, bền chắc, tỉ mỉ. Tôi sẽ trả công cho ít nhiều.› Tỳ-kheo kia trả công, dù chỉ đáng giá một bữa ăn; nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Khi đức Thế tôn, vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, có các cư sĩ cúng y cho tỳ-kheo với yêu cầu tùy ý, thưa:

«Đại đức cần loại y nào?»

Các tỳ-kheo nghi, không dám trả lời. Đức Phật dạy:

«Nếu trước đó họ yêu cầu tùy ý mà cúng y, thì nên tùy ý trả lời.»

Hoặc có cư sĩ muốn dâng y quý giá cho tỳ-kheo mà tỳ-kheo ấy là vị thiểu dục tri túc, muốn được y không quý giá, mà nghi không dám nói, đức Phật dạy:

«Từ nay về sau cho phép vị thiểu dục tri túc đòi hỏi y không quý giá theo ý muốn của mình.»

Từ nay về sau sẽ nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, có cư sĩ hay vợ cư sĩ khiến thợ dệt vì tỳ-kheo dệt làm y. Tỳ-kheo kia trước không được yêu cầu tùy ý, mà lại đến chỗ thợ dệt nói rằng: ‹Ông biết chăng? Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho khéo, khiến cho rộng, dài, bền chắc, tỉ mỉ. Tôi sẽ trả công cho ít nhiều.› Tỳ-kheo kia trả công, dù chỉ đáng giá một bữa ăn; nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Cư sĩ, vợ cư sĩ: cũng như trên.

Tỳ-kheo trước không được yêu cầu tùy ý,[132] bèn đến tìm cầu y; nếu được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không được y, đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la.

Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay, thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, trước đó không được yêu cầu tùy ý, bèn đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết nên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước đó không được nhận yêu cầu tùy ý bèn đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Vị tỳ-kheo kia thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên trả lại y cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý, lại đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý, bèn đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả lại y cho tỳ-kheo có tên này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo kia, trong Tăng đã xả y rồi mà Tăng không hoàn lại, đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc thường xuyên, tất cả đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Trước đã được yêu cầu tùy ý đến tìm cầu biết đủ, tìm cầu giảm thiểu. Hoặc đến nơi thân lý xin, hoặc không xin mà được thì không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXV. ĐOẠT LẠI Y
[133]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, người đệ tử của Tôn giả Nan-đà có khả năng khuyến hóa khéo léo, được Bạt-nan-đà bảo rằng:

«Nay ông cùng tôi du hành trong nhân gian. Tôi sẽ biếu y cho ông.»

Đệ tử của Tôn giả Nan-đà chấp thuận. Bạt-nan-đà liền trao y cho. Sau đó, các tỳ-kheo khác nói với đệ tử của Tôn giả Nan-đà rằng:

«Vì cớ gì mà ông cùng Bạt-nan-đà du hành trong nhân gian? Bạt-nan-đà là người si, không biết tụng giới, không biết thuyết giới, không biết bố-tát, không biết yết-ma bố-tát.»

Tỳ-kheo kia liền đáp rằng:

«Nếu thật vậy thì tôi sẽ không đi theo nữa.»

Sau đó, Bạt-nan-đà bảo rằng:

«Ông cùng tôi du hành trong nhơn gian.»

Đệ tử của A-nan-đà liền đáp:

«Thầy tự đi. Tôi không thể đi theo thầy được.»

Bạt-nan-đà nói rằng:

«Sở dĩ trước đây tôi cho ông y là muốn ông cùng tôi du hành nhơn gian. Nay ông không đi thì trả y lại cho tôi.»

Tỳ-kheo nói rằng:

«Đã cho rồi, không trả lại.»

Bấy giờ, Bạt-nan-đà nổi giận, liền cưỡng đoạt lấy y lại. Tỳ-kheo kia lớn tiếng bảo:

«Đừng làm vậy, đừng làm vậy!»

Các tỳ-kheo ở phòng gần nghe tiếng kêu la, đều tập trung lại, hỏi tỳ-kheo này rằng:

«Sao thầy la lớn tiếng?»

Khi ấy, tỳ-kheo mới đem nhơn duyên này trình bày đầy đủ với các tỳ-kheo.

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà rằng:

«Tại sao đã cho y tỳ-kheo rồi, vì giận hờn mà đoạt lại?»

Hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lại một cách đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn tập họp Tăng tỳ-kheo quở trách Bạt-nan-đà:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại vì giận hờn mà đoạt y đã cho người lại?»

Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Thế tôn nói với các tỳ-kheo:

«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa cho đến chánh pháp lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, trước đã cho y cho tỳ-kheo khác; sau vì giận hờn tự mình đoạt hay sai người đoạt lại nói rằng: ‹Hãy trả y lại tôi, tôi không cho ngài.› Nếu tỳ-kheo kia trả y, tỳ-kheo này nhận lấy, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Y: có mười loại, như trên đã nói.

Nếu tỳ-kheo nào đã cho y cho tỳ-kheo, sau đó vì giận hờn hoặc tự mình đoạt lại, hay sai người đoạt lại, lấy đem cất, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu đoạt lại mà không dấu cất, phạm đột-kiết-la.

Nếu y được máng trên cây, để trên tường, trên rào, trên nọc, trên móc áo[134], trên giá y, hoặc trên giường cây, giường dây, hoặc trên nệm nhỏ nệm lớn, trên ghế nhỏ; hoặc trải trên đất; lấy khỏi chỗ của nó, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Lấy mà không lìa khỏi chỗ, đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã cho y tỳ-kheo rồi, sau vì giận hờn đoạt lấy lại, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cho y tỳ-kheo rồi, sau ăn năn, vì giận hờn đoạt lại, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên bảo với người kia rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Tỳ-kheo kia thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên trả y lại cho tỳ-kheo này liền bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng nên lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cho y tỳ-kheo rồi, sau vì giận hờn đoạt lấy lại, phạm xả đoạ, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cho y tỳ-kheo , sau vì giận hờn đoạt lấy lại, phạm xả đoạ, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này, trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý nên nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»

Nếu trong Tăng, đã xả y rồi mà Tăng không trả lại, đột-kiết-la. Nếu có ai bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc tự làm ba y, hoặc sai cho người, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm hư hoại, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc thường xuyên, tất cả đều đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Không vì giận hờn mà nói: «Tôi hối tiếc, không muốn cho y cho thầy, trả y lại cho tôi.» Nếu người kia cũng biết tâm người này có sự hối tiếc, liền trả y lại. Hoặc người khác nói: «Tỳ-kheo này hối tiếc, nên trả y lại cho người ta.» Hoặc mượn y của người khác mặc; người khác mặc mà không hợp đạo lý đoạt lấy lại thì không phạm. Nếu sợ mất y hoặc sợ hư hoại, hoặc người kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc bị cử tội, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng phải diệt tẫn, hoặc vì việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn; vì các trường hợp trên đoạt lấy lại mà không cất chứa. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [135]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top