Tự tại và hạnh phúc.

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
TỰ TẠI VÀ HẠNH PHÚC.

Có rất nhiều khái niệm. Trò chọn cách giải thích của Thiền Sư Viên Minh nha!
Tự do {tự tại} là ung dung trong ràng buộc.
Hạnh phúc là tự tại giữa đau thương.
Ta chuyển khai từng ý 1 theo trình tự. Cách tốt nhất để ta giải đáp triệt để vấn đề là ta tự đặt câu hỏi: Sao Thiền Sư không nói tự tại là không ràng buộc về không gian và thời gian? lại nói là ung dung trong tự tại. Vì thời gian và không gian vẫn chỉ về tướng, tướng thì sanh diệt hoặc không giải thoát, thì làm sao nói tự tại được. Giải thoát là tâm, và tâm luôn dẫn đầu, tâm làm chủ...nên nói tu tâm là vậy. Thiền Sư khai thị thật không 2. Cái duy nhất ở chỗ trong ràng buộc mà ta thấy tự tại thì đây mới ra khỏi lớp phương tiện. Vì có người khi chúng ta nhìn vào thì y như là người đó là giấc mơ của nhiều Vị. Giàu, đẹp, sang trọng, uy tín...Quý Vị lại gần nói
- Tôi rất ngưỡng mộ những gì chị có, vì tôi luôn tôn kính ước mơ, chị hãy chỉ cho tôi cách nào để có được những thứ mà chị có.
Có thể cô ấy sẽ buồn hỏi lại chúng ta.
- Cô ước mơ những thứ ràng buộc này để làm gì? để đau khổ như tôi ư!
Thưa Quý Vị đây là lời nói của gia đình HỌ BÀNG. Khi ngộ đạo, gia đình họ BÀNG thống nhất ý kiến đem bỏ vàng bạc, tiền của xuống biển. Những người chưa ngộ họ bàn tán và cử đại diện 1 người đến nói: Ông tu chúng tôi không can thiệp, nhưng của cải ông đem bỏ xuống biển như vậy là không có lòng từ bi. Vì ông không cần đến có thể cho chúng tôi.
Bàng Công Uẩn nhẹ nhàng đáp.
- Cái mà chúng tôi chê, cho rằng đó là tam độc không cần đến. Thì đem tặng hay biếu cho Quý Vị thì e rằng tôi không tôn trọng Quý Vị , vì đã đem thứ độc hại làm quà biếu.
Vậy tự tại ở người nghèo, người ở trong tù có không Quý Vị? Thưa có, cho nên Thiền Sư nói tự tại là ung dung trong ràng buộc là rất logic. Ta thấy người đó ràng buộc vì bị giam cầm, nhưng biết đâu họ thanh thản ở tâm. Thấy người nghèo khó chịu đựng thiếu thốn, nhưng biết đâu họ giàu về lí vô thường. Thấy người bệnh đau đớn có chắc rằng tâm họ không an? Thấy người già biết đâu họ đầy trí tuệ...Nên nói tự tại 9 là Phật tánh được không? Được chứ! vì ngộ được Phật tánh mới tự tại.

(Kỳ sau ta nói tiếp Hạnh Phúc để tránh Quý Vị buồn ngủ khi đọc bài viết này}


GXOC0dR.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
TỰ TẠI VÀ HẠNH PHÚC {cuối}

Lần trước chúng ta đã nói đến cách giảng giải của Thiền Sư Viên Minh:

Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa đau thương.

Ta đã cùng nhau nói câu thứ nhất. Bây giờ mình tìm hiểu câu thứ 2 có được không? Trong đau thương sao gọi hạnh phúc nhỉ ? Nếu không khéo ta sinh nghi, hay dể lầm ở đau thương thì làm sao tự tại được mà hạnh phúc. Nhưng không lẽ Thiền Sư cho ta lọt vào nghi? Thưa Quý Vị, không hẳn thế! đây là ứng dụng đã được nâng cấp {dùng từ này mấy Vị nào thích game thấy đúng chuyên môn nè} do không còn đối đãi giữa hạnh phúc và đau khổ nên đau thương vẫn thấy tự tại. Ở số trước, trò đã bàn rất nhiều về quan niệm của từ địa ngục. Địa ngục là chỗ bất như ý xứ. Tạm dịch là nơi chốn không vừa ý. Điển hình như đang ở Mỹ nhưng ta thấy nhớ thương da diết về VN, ở cực lạc mà mong xuống trần...rồi không hài lòng nơi hiện tại. Mặc dù hiện tại đôi khi còn sung túc hơn tương lai. Như thế hạnh phúc ở hình tướng không tồn tại được lâu. Nên chúng ta phải tìm đến chân hạnh phúc, đây là cách giảng của Thiền Sư. Đến đây ta thấy Quý Ngài nói rất cứu cánh. Xuống địa ngục {là đau thương} nhưng ta biết đó là giả không tồn tại lâu, khi ta tu hành tinh tấn sẽ lên Niết Bàn thì địa ngục đó là hạnh phúc bất sanh. trò vừa nghe 1 giai thoại rất vui, nhưng đầy thiền vị như sau:
2 bà cháu cùng ngồi niệm Phật, thằng bé khèo bà rồi nói nhỏ gì đó. Bà quay sang bảo nó, tao đang niệm Phật, mày đừng kêu réo làm phiền nữa. Khoảng 5 phút sao nó lại khều bà và thì thào " nội, nội..." bà quay lại nghiến răng : Làm gì kêu hoài thế. Rồi như lần thứ 2 thằng bé không dám nói thêm. Lại lần nữa, lần này thì bà nó không kiên nhẫn được, nên thúc cù trỏ về phía nó
- Mày làm gì thế? Để tao niệm Phật là mày chết.
Xong thời niệm Phật bà quở cháu
- Mày không sợ tội sao? lúc tao niệm Phật cứ kêu tao hoài thế?
- Con kêu nội có 3 lần, nội nói tội. Nội kêu Phật cả buổi sáng nội tội nhiều hơn con!
Giai thoại buồn cười không Quý Vị? Thường là sao tiếng cười là 1 thông điệp rất chua cay, thâm thuý. Điều đó chứng minh cho chúng ta thấy rằng bà lão tệ hơn đứa bé, bà chưa niệm đến chỗ vô biệt niệm, niệm như không niệm, không niệm như niệm. Dù bà ngồi cũng không thấy hạnh phúc. Trái lại chỉ thấy...thấy gì đố Quý Vị? Như Ngài Địa Tạng phát tâm vì chúng sanh ở địa ngục, nhưng tâm rộng lớn {tâm vô lượng} thì đích thị nơi ấy là Niết Bàn. Khi Đức Thế Tôn khất thực, ngày nào cũng bị phần tử Bà La Môn giáo đến chửi mắn, nhưng Ngài rất bình thản, thái độ ở "đau thương" vẫn "tự tại" đã làm phần tử ấy tức giận hỏi:
- Này Cù Đàm, ông có câm không? ông có điếc không?
- Không, ta không câm, ta không điếc.
- Vậy sao ông không trả lời?
Câu chuyện có liên quan bao nhiêu, nên trò kể đến đoạn này thôi! Chính cách bình thản của Đức Thế Tôn, đã làm cho phần tử ấy, từ sân hận chuyển qua nghi ngờ. Vì chỉ có người không nói, không nghe được mới nhẫn được như thế. Nhưng với tâm thương yêu Đức Thế Tôn không chấp trụ và đang sống trong hạnh phúc VÔ BIÊN BẤT KHẢ TƯ NGHÌ.


iPtnmn8.jpg
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
vậy tứ thiền là gì :D cõi niết bàn là sao :D tâm tự tại là tâm như thế nào
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên