Tư Tưởng VNBN VỀ TỊNH ĐỘ

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính thưa tất cả thành viên của diễn đàn.
Do thời gian gần đây, tại Việt Nam dấy khởi phong trào phủ nhận cách tu niệm Phật vãng sanh, họ lại quy Tịnh độ trở thành Thiền Tông, nên VNBN mới viết bày này bày tỏ lập trường về Tông môn Tịnh Độ Cực Lạc, chuyên biệt.

Bài viết ngắn nên không tránh khỏi những khúc mắc, các vị cứ hỏi, VNBN sẽ cố gắng thảo luận.

I. THẾ GIỚI CỰC LẠC RA SAO?

Thế giới Cực Lạc được miêu tả trong Kinh A Di Đà và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Qúy vị có thể tìm đọc, VNBN không trích lại mà chỉ nêu ra các đặc điểm chủ yếu dùng cho mục đích viết bày này.

- Thứ nhất, phải khẳng định CỰC LẠC là một THẾ GIỚI chứ không phải NIẾT BÀN TUYỆT ĐỐI.
Niết bàn tuyệt đối chính là Niết Bàn của chư Phật, còn gọi là Đại Niết Bàn, không tất cả cảnh giới, là trạng thái tịch chiếu mười phương không ngăn ngại của TÂM tương ưng với pháp Tánh vốn có.
Còn thế giới Cực Lạc là một THẾ GIỚI có hình tướng, cảnh giới thiện lành mà trong hai Kinh điển trên đã miêu tả rõ ràng.

Chính vì vậy, những người bên Thiền thấy một người tu để về một thế giới có cảnh tượng thì cho là ngoại đạo mà họ chẳng cần xét cho hết cái chặng đường của hành giả đó. Một số khác, muốn hợp lí hóa lời Phật dạy liền gán ghép CỰC LẠC là cảnh giới Niết Bàn Tuyệt Đối, do đó phủ nhận việc tu vãng sanh và dạy là phải học Thiền mới về với Cực Lạc mà họ suy luận ra đó.

Tuy nhiên, trong Kinh A Di Đà và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thì cõi Cực Lạc là một thế giới chứ không phải Niết Bàn Tuyệt Đối. Tuy thời gian tồn tại rất lâu nhưng thế giới Cực Lạc sẽ biến đổi thành thế giới Bảo Trân do Quan Thế Âm Bồ Tát được thị hiện làm Phật.

Vậy Cực Lạc là một thế giới, có cảnh tượng, hình tướng. Thế mà tại sao Phật bảo nguyện về đó, để làm chi, đã là cõi tạm thì có tác dụng gì, có ra khỏi sanh tử không? Có đặc điểm tối thắng ở thế giới Cực Lạc! Đó là đặc điểm sau đây:

- Thứ hai, khi một người rời khỏi thế giới Cực Lạc thì hoặc là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, hoặc là Đại Bồ Tát có bổn nguyện riêng vững như cây đại thụ giáo hóa chúng sanh khắp mười phương.
Điều này được nêu rõ trong bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà.

Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát là Bồ Tát đang chờ giáng sanh thị hiện thành Phật. Còn Đại Bồ Tát có bổn nguyện riêng thì khi bổn nguyện đã thành thì giáng sanh thành Phật.

Như vậy, bất kể người đó mới đến thế giới Cực Lạc trình độ nào đi nữa thì khi rời khỏi thì đều chắc chắn thành Phật, sẽ chắc chắn chứng Niết Bàn Tuyệt Đối. Đó cũng là mục đích tối thượng, là cứu cánh rốt ráo sau cùng cho mọi người tu tập.

Bởi vậy, 48 đại nguyện này chỉ có bậc đại trí, từ bi vô hạn, thâm hiểu Phật Pháp sâu sa và thân cận rất rất nhiều chư Phật mới xác lập nên.

48 đại nguyện này chiêu tập mọi nhân lành kết tụ với nhau nên các nhân xấu ác không thể trổ quả ở thế giới Cực Lạc, mọi nhân tu trong hành giả đều sẽ thành tựu đến rốt ráo vậy!

II. NHÂN DUYÊN ĐẾN CỰC LẠC
Trong các Kinh nói về Tịnh độ, đề cập rất nhiều nhân duyên để một hành giả đến sống tại thế giới Cực Lạc.

Tóm gọn thì gồm trong ba chữ: TÍN, NGUYỆN, HẠNH.

TÍN Là bao gồm sự hiểu biết Phật Pháp cơ bản nói chung và chấp nhận thế giới Cực Lạc và Đức A Di Đà Phật nói riêng. Muốn biết một người tin sâu hay cạn thì cứ phân tích các vấn đề trong lòng tin của họ. Nhưng dù lòng tin sâu hay cạn, miễn cơ bản là chánh tín và đến lúc cận tử nghiệp vẫn còn thì có thể vãng sanh.

NGUYỆN: là mong muốn mãn duyên nơi đây sẽ đến thế giới CỰC LẠC để tiếp tục tu tập giải thoát. Có người tin nhưng lại không nguyện vì họ chưa thấy được đặc điểm tối thắng của thế giới Cực Lạc. Tin và phải nguyện thì mới vãng sanh.

TIN đúng và NGUYỆN không thui chột thì ắt sẽ biết làm gì để phù hợp cho việc vãng sanh. TÍN – NGUYỆN đã kiên cố thì chắc chắn vãng sanh.

Hạnh gì cũng được miễn là tương ưng với chữ TÍN, do đó bất kì hạnh tu nào cũng có thể vãng sanh, miễn là đã có Tín Nguyện vững chải đủ lí lẽ trước chướng duyên nghịch cảnh!

Tuy nhiên, trong các đại nguyện có nói Hạnh niệm Phật làm phương tiện dẫn dắt, dễ thực hành, tương ưng với sự tiếp dẫn.

Có người sẽ hỏi: Phật A Di Đà tiếp dẫn cái gì của người chết? Trả lời: Cái Tâm Niệm Tín – Nguyện của người chết, bởi các hóa Phật.

Một người chết đi, vì sao họ tái sanh? Có phải do chưa nhận hết quả báo chăng? Xin thưa rằng, không phải, mà do tâm niệm, vì họ không thấu rõ pháp tướng, không thấu rõ vô ngã, vô thường nên bám chấp vào các cảnh xuất hiện, dẫn dắt và tái lập thể xác, tái sanh. Với một người tu Tịnh Độ thực thụ, dù bao nhiêu nghịc cảnh, bao nhiêu huyễn hoặc, họ luôn thuần nhất một tâm Tín – Nguyện vãng sanh để tu tập hoàn mãn trí tuệ (Nhất Tâm Bất Loạn), vì vậy chỉ về Cực Lạc mà thôi, Phật liền tiếp dẫn.

Nói hai chữ TÍN – NGUYỆN nghe thì đơn giản, nhưng rèn luyện cho nó thuần nhất, chân chánh thì không phải một người tin suông tu mù mà có được. Những người yếu kém nhờ hội nhóm, thiện tri thức an ủi mà có phần ổn định, có thể vãng sanh chứ tự mình không chắc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên