- Tham gia
- 22/4/06
- Bài viết
- 193
- Điểm tương tác
- 3
- Điểm
- 18
Tưởng niệm Phật tử học giả Minh Chi
Lệ Thọ
Nghe tin ông mất, nhiều giới nghiên cứu, khoa học và Tăng Ni Phật tử bàng hoàng vì từ nay, Phật giáo mất đi một người Phật tử trí thức chân chính và Viện Nghiên cứu mất đi một Phó Viện trưởng, nhà nghiên cứu, dịch giả... Mặc dù ông đã ngã bệnh từ mấy tháng qua sau lần phẫu thuật, nhưng tin ông mất thì thật bất ngờ. Nói bất ngờ vì tinh thần minh mẫn và nghị lực phi thường của ông: ở tuổi trên 80 mà vẫn đứng lớp đều đặn và phục vụ tốt cho Viện Nghiên cứu Phật học ở nhiều lĩnh vực.
Ông sinh năm 1920, mất vào lúc 3h45 ngày 25-4-2006 (28-3-Bính Tuất), thọ 87 tuổi. Có thể nói, ông như một đại thọ trong giới nghiên cứu và dịch thuật ở Việt Nam. Ông đã để lại cho đời khoảng 20 đầu sách đã và đang in cùng hàng trăm bài viết mang tính nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, xã hội văn hóa và tâm linh Phật giáo.
Trong các giảng đường đại học ở ngoài xã hội hay trong Phật giáo, ông đã để lại những dấu ấn không hề phai nhạt trong tâm thức của nhiều thế hệ học trò. Phong thái thân thiện, cởi mở nhiệt tình, ông sẵn lòng giúp đỡ cho sinh viên hay những nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về văn hóa đất nước hay Phật giáo Việt Nam. Khi phát hiện được một vấn đề mới mẻ, hoặc có một tư liệu quý hiếm mà sinh viên cần, ông liền giới thiệu, thậm chí vui vẻ cho mượn để photocopy. Ông bảo: “Một cuốn sách thật sự có nghĩa khi được nhiều người tiếp nhận, bởi đó là thông điệp của tác giả, nếu chúng ta quý hoặc trân trọng mà đem cho nó vào tủ khóa lại thì tội nghiệp cho cuốn sách đó lắm”. Triết lý và nhân cách sống giản dị, khiêm tốn của ông đã để lại một ấn tượng đẹp cho người tiếp xúc. Trong ông luôn ẩn chứa và thể hiện tính cách của một chí sĩ, thẳng thắn bộc trực, phân định rõ ràng giữa cái thiện và cái ác. Ông thường tâm đắc câu nói: “Uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di” - nếu một người sống mà thiếu tính định hướng sẽ làm cho cuộc sống không còn thú vị. Ông tâm sự: “Lẽ sống của một con người khó lắm, vì vậy cần phải luôn giữ mình như chư Tổ thường dạy: Bát phong xuy bất động, chứ không thì chỉ cần vài trăm triệu là có thể bắt mình khom lưng, sửa giọng và cuối cùng thì mình chẳng còn là mình nữa. Ngày trước tôi nhờ thân phụ giáo dưỡng tốt, sau đó lớn lên vào đời phục vụ cho nhiều tổ chức xã hội, điều đó đã giúp tôi thật nhiều trong cách đối nhân xử thế!”.
Mặc dù là một vị Phật tử nhưng hoài bão và lòng nhiệt huyết của ông như một vị Thượng tọa đang gánh lấy trọng trách của Giáo hội giao phó. Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, ông đã dành trọn thời gian cho Phật pháp. Ông luôn ước vọng có một bộ Đại tạng kinh bằng tiếng Việt và nghi lễ Phật giáo phải được chuyển Việt ngữ, có như thế thì người Phật tử Việt Nam mới hiểu và nhận trọn vẹn thông điệp của Đức Phật. Vì lý tưởng đó, ông chẳng quản gì đến sức cùng lực tận mà vẫn ngày đêm sáng tác, dò bản thảo, dịch thuật để cung cấp tư liệu cho Viện Nghiên cứu, nhằm trợ duyên cho chư tôn đức hoàn thành sớm bộ Đại tạng kinh Việt Nam. Ông thường tự nhủ: “Các quốc gia khác được ủng hộ tốt nên họ sớm có Đại tạng. Còn ở ta, thiếu thốn mọi bề, vì vậy không nên đòi hỏi đất nước đã làm gì cho Phật giáo, mà nên tự hỏi Phật giáo đã làm gì cho đất nước, có như vậy mới xứng tầm hai câu thơ: Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Một lần nọ chúng tôi hỏi ông, động lực nào mà thầy có được một khả năng làm việc không biết mỏi mệt và một nguồn sống tràn đầy sinh lực, mặc dù đã trên 80 như thế? Ông bảo: “Tôi học theo gương của quí Ôn và được sự chỉ bảo tận tình của HT. Thích Minh Châu. Đồng thời tôi luôn áp dụng lời Phật dạy qua 4 bộ kinh Nikàya, nắm được nguyên tắc, đến với giáo lý Phật Đà là nên tìm lõi cây chứ không chấp nhận cành hay lá. Nhờ những lời dạy tương tự đó mà tôi tâm tôi được nhiều an lạc; chứ thật tình tuổi cao sức yếu, lẽ ra chỉ ở nhà hoặc xanh cỏ lâu rồi. Quả là Phật độ thôi!”.
Đấy là một nét đẹp ở ông, khó tìm được một người giống ở thế kỷ thứ XXI này. Ông là người Phật tử, nhưng lại am tường giáo lý sâu sắc nên bản thân chúng tôi vẫn xem ông như một vị thầy bởi sự thể hiện tinh thần hội nhập “cư trần bất nhiễm trần” như triết lý của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông như một vì sao sáng giữa bầu trời Phật giáo, càng nhìn càng sáng!
Lệ Thọ
Nghe tin ông mất, nhiều giới nghiên cứu, khoa học và Tăng Ni Phật tử bàng hoàng vì từ nay, Phật giáo mất đi một người Phật tử trí thức chân chính và Viện Nghiên cứu mất đi một Phó Viện trưởng, nhà nghiên cứu, dịch giả... Mặc dù ông đã ngã bệnh từ mấy tháng qua sau lần phẫu thuật, nhưng tin ông mất thì thật bất ngờ. Nói bất ngờ vì tinh thần minh mẫn và nghị lực phi thường của ông: ở tuổi trên 80 mà vẫn đứng lớp đều đặn và phục vụ tốt cho Viện Nghiên cứu Phật học ở nhiều lĩnh vực.
Ông sinh năm 1920, mất vào lúc 3h45 ngày 25-4-2006 (28-3-Bính Tuất), thọ 87 tuổi. Có thể nói, ông như một đại thọ trong giới nghiên cứu và dịch thuật ở Việt Nam. Ông đã để lại cho đời khoảng 20 đầu sách đã và đang in cùng hàng trăm bài viết mang tính nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, xã hội văn hóa và tâm linh Phật giáo.
Trong các giảng đường đại học ở ngoài xã hội hay trong Phật giáo, ông đã để lại những dấu ấn không hề phai nhạt trong tâm thức của nhiều thế hệ học trò. Phong thái thân thiện, cởi mở nhiệt tình, ông sẵn lòng giúp đỡ cho sinh viên hay những nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về văn hóa đất nước hay Phật giáo Việt Nam. Khi phát hiện được một vấn đề mới mẻ, hoặc có một tư liệu quý hiếm mà sinh viên cần, ông liền giới thiệu, thậm chí vui vẻ cho mượn để photocopy. Ông bảo: “Một cuốn sách thật sự có nghĩa khi được nhiều người tiếp nhận, bởi đó là thông điệp của tác giả, nếu chúng ta quý hoặc trân trọng mà đem cho nó vào tủ khóa lại thì tội nghiệp cho cuốn sách đó lắm”. Triết lý và nhân cách sống giản dị, khiêm tốn của ông đã để lại một ấn tượng đẹp cho người tiếp xúc. Trong ông luôn ẩn chứa và thể hiện tính cách của một chí sĩ, thẳng thắn bộc trực, phân định rõ ràng giữa cái thiện và cái ác. Ông thường tâm đắc câu nói: “Uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di” - nếu một người sống mà thiếu tính định hướng sẽ làm cho cuộc sống không còn thú vị. Ông tâm sự: “Lẽ sống của một con người khó lắm, vì vậy cần phải luôn giữ mình như chư Tổ thường dạy: Bát phong xuy bất động, chứ không thì chỉ cần vài trăm triệu là có thể bắt mình khom lưng, sửa giọng và cuối cùng thì mình chẳng còn là mình nữa. Ngày trước tôi nhờ thân phụ giáo dưỡng tốt, sau đó lớn lên vào đời phục vụ cho nhiều tổ chức xã hội, điều đó đã giúp tôi thật nhiều trong cách đối nhân xử thế!”.
Mặc dù là một vị Phật tử nhưng hoài bão và lòng nhiệt huyết của ông như một vị Thượng tọa đang gánh lấy trọng trách của Giáo hội giao phó. Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, ông đã dành trọn thời gian cho Phật pháp. Ông luôn ước vọng có một bộ Đại tạng kinh bằng tiếng Việt và nghi lễ Phật giáo phải được chuyển Việt ngữ, có như thế thì người Phật tử Việt Nam mới hiểu và nhận trọn vẹn thông điệp của Đức Phật. Vì lý tưởng đó, ông chẳng quản gì đến sức cùng lực tận mà vẫn ngày đêm sáng tác, dò bản thảo, dịch thuật để cung cấp tư liệu cho Viện Nghiên cứu, nhằm trợ duyên cho chư tôn đức hoàn thành sớm bộ Đại tạng kinh Việt Nam. Ông thường tự nhủ: “Các quốc gia khác được ủng hộ tốt nên họ sớm có Đại tạng. Còn ở ta, thiếu thốn mọi bề, vì vậy không nên đòi hỏi đất nước đã làm gì cho Phật giáo, mà nên tự hỏi Phật giáo đã làm gì cho đất nước, có như vậy mới xứng tầm hai câu thơ: Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Một lần nọ chúng tôi hỏi ông, động lực nào mà thầy có được một khả năng làm việc không biết mỏi mệt và một nguồn sống tràn đầy sinh lực, mặc dù đã trên 80 như thế? Ông bảo: “Tôi học theo gương của quí Ôn và được sự chỉ bảo tận tình của HT. Thích Minh Châu. Đồng thời tôi luôn áp dụng lời Phật dạy qua 4 bộ kinh Nikàya, nắm được nguyên tắc, đến với giáo lý Phật Đà là nên tìm lõi cây chứ không chấp nhận cành hay lá. Nhờ những lời dạy tương tự đó mà tôi tâm tôi được nhiều an lạc; chứ thật tình tuổi cao sức yếu, lẽ ra chỉ ở nhà hoặc xanh cỏ lâu rồi. Quả là Phật độ thôi!”.
Đấy là một nét đẹp ở ông, khó tìm được một người giống ở thế kỷ thứ XXI này. Ông là người Phật tử, nhưng lại am tường giáo lý sâu sắc nên bản thân chúng tôi vẫn xem ông như một vị thầy bởi sự thể hiện tinh thần hội nhập “cư trần bất nhiễm trần” như triết lý của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông như một vì sao sáng giữa bầu trời Phật giáo, càng nhìn càng sáng!