- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,945
- Điểm tương tác
- 782
- Điểm
- 113
I. TÂM DUYÊN LÀ TÂM GÌ?
Đó là Chân Tâm vốn có, là Bản Lai quy định là mỗi cá nhân.
Chân Tâm tự có không do bên ngoài làm ra và không làm đối tượng cho bất kì một sự tri giác nào.
Chân Tâm tuy là tự có, độc lập nhưng không cô lập, tức là không tồn tại riêng lẽ một mình. Cho nên đối với Tất cả Chân tâm còn lại, nó phải sanh ra phản ứng. Phản ứng đó gọi là Duyên.
Như vậy, Tâm Duyên = Chân Tâm đối ngoại. Trong suốt quá trình đối ngoại, Chân Tâm vẫn không hề biến chất, tùy theo nhân duyên mà nó thị hiện hiên tượng về nó ra ngoài pháp giới. Với cái nhân vô minh che đậy thì Chân tâm thị hiện là một chúng sanh trôi lăn biến dịch không ngừng, với cái nhân giác ngộ thì Chân tâm ấy thể hiện ra tính chất vốn có của nó ra toàn pháp giới, tịch chiếu mười phương, không sanh tử.
II. CỘNG ĐỒNG CHÂN TÂM TẠO RA "ĐỒNG THỜI" VẠN PHÁP KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU
Vô Minh không do bản thân mỗi Chân Tâm mà có. Mà do sự đối ngoại của Chân Tâm, tức là Vô Minh xuất hiện là do cộng đồng Chân Tâm.
Cộng đồng Chân Tâm, mỗi chân tâm đều là thực thể tự hữu, không bị biến hoại ra cái khác. Thế nên mới xuất hiện ranh giới ngăn cách, gọi là nhị nguyên, tạo nên trạng thái không rõ biết gọi là Vô Minh.
Nhưng mỗi Chân Tâm lại không có hình tướng, tự nó là nhất thể không thể chia cắt. Do đó, ranh giới nhị nguyên nhất định phải biến mất, biết hết tất cả, gọi là Giác Ngộ.
Như vậy: cộng đồng Chân Tâm này tạo lập đồng thời hai pháp: Vô MInh và Giác Ngộ, không cái nào có trước, không có cái nào có sau.
III. MỖI CHÂN TÂM THEO THỨ LỚP NHẬN TẤT CẢ PHÁP TỪ THẤP ĐẾN CAO.
TẤT CẢ PHÁP LÀ NHỮNG PHÁP NÀO?
ĐÓ LÀ TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG: Vô Tình chúng sanh, Hữu tình chúng sanh, Thánh Nhân, Phật. Sự đối ngoại của Chân Tâm luôn phải ở 1 trong 4 trạng thái đó, không có khác hơn!
Bốn hiện tượng này nương tựa nhau để tồn tại.
Vô tình chúng sanh thì làm nguồn nuôi sống cho hữu tình chúng sanh. Hữu tình chuyển thì vô tình cũng chuyển theo.
Hữu tình chúng sanh thì làm nguồn hổ trợ cho Thánh Nhân hành đạo. Thánh Nhân chuyển hóa hữu tình.
Thánh Nhân thì làm chỗ tiếp nối cho Phật Tri Kiến. Phật giúp cho Thánh Nhân sớm viên mãn.
Chân Tâm đối ngoại ở trạng thái thấp muốn nhảy lên trạng thái cao hơn thì phải duyên với Chân Tâm có trạng thái cao hơn. Thế nên chúng hữu tình muốn giải thoát thì phải duyên với bậc giải thoát và với pháp giải thoát, không khác hơn được!
Xếp theo thứ tự quá trình tri giác của Chân Tâm thì: Vô Tình chúng sanh (thụ động chưa có nhận biết) - > Hữu tình chúng sanh (nhận biết qua lục căn) -> Thánh Nhân (Căn Bản Trí)-> Phật (Nhất Thiết chủng trí).
Ở vô tình chúng sanh, nhị nguyên như là Thành quách cố định, dường như ngăn cản hoàn toàn giữa Chân Tâm với cộng đồng chân tâm. Nhưng Chân Tâm vốn tự hữu, nhất thể không bao giờ bị chia cắt nên phát sanh ra hiện tượng rung động không ngừng nơi vô tình chúng sanh. Như Cục Đá, bằng kính hiển vi sẽ thấy các nguyên tử rung động không gừng.
Ở hữu tình chúng sanh, Thành quách đã có 5 cửa ra (ngũ thức) vào và trung tâm điều kiến bên trong (ý thức). Chân tâm đối ngoại thông qua 6 sự nhận biết như vậy. Tuy nhiên, mỗi cửa lại mang thông tin riêng biệt nên ý thức dựa theo đó nên cũng không có sự tri giác chân thật cộng đồng bên ngoài.
Ở Thánh Nhân, Thành quách nhị nguyên vẫn còn nhưng đã mờ nhạt như màn sương giăng, cửa cổng đóng mở theo ý nguyện không bị ràng buộc.
Ở Phật, Thành quách nhị nguyên hoàn toàn biến nhất như chưa từng có, giấc mộng giả lập đã tan biến như người mắt nhậm hết bệnh mắt, thấy tất cả chân thật nguyên sơ vốn có.
Tóm lại, hiện tưởng sanh tử và biến dịch nơi mình là do sự nhị nguyên nơi mình, hóa mình thành vật lưu chuyển. Trái lại thì là giác ngộ
IV. TRUNG ĐẠO PHÁ TAN NHỊ NGUYÊN, THÀNH TỰU ĐẠO PHÁP
Chân Tâm mình vốn tự hữu. Do nơi nhị nguyên nên hóa ra có cái nhìn sai lệch, hóa mình trong chiêm bao mộng mị, làm người, làm vật, cây cỏ, đất đá,.....
Chỉ cần nhị nguyên ấy tan biến thì Chân Tâm ấy không còn nhân sai biệt, sẽ thị hiện tất cả sự chân thật vốn có của nó.
Con đường chấm dứt nhị nguyên chính là TRUNG ĐẠO (Không trụ vào hai bên), là Phật Tri Kiến mà chư Phật ba đời, mười phương phổ truyền cho tất cả hạng bậc được lắng nghe thực hành mà thoát khỏi lưới mê, hiển bày bản tánh thật sự của mình.
VNBN sẽ viết một bài riêng về nhị nguyên và sự biểu hiện của nó ở các hạng bậc (trừ Phật - không có nhị nguyên).
Đó là Chân Tâm vốn có, là Bản Lai quy định là mỗi cá nhân.
Chân Tâm tự có không do bên ngoài làm ra và không làm đối tượng cho bất kì một sự tri giác nào.
Chân Tâm tuy là tự có, độc lập nhưng không cô lập, tức là không tồn tại riêng lẽ một mình. Cho nên đối với Tất cả Chân tâm còn lại, nó phải sanh ra phản ứng. Phản ứng đó gọi là Duyên.
Như vậy, Tâm Duyên = Chân Tâm đối ngoại. Trong suốt quá trình đối ngoại, Chân Tâm vẫn không hề biến chất, tùy theo nhân duyên mà nó thị hiện hiên tượng về nó ra ngoài pháp giới. Với cái nhân vô minh che đậy thì Chân tâm thị hiện là một chúng sanh trôi lăn biến dịch không ngừng, với cái nhân giác ngộ thì Chân tâm ấy thể hiện ra tính chất vốn có của nó ra toàn pháp giới, tịch chiếu mười phương, không sanh tử.
II. CỘNG ĐỒNG CHÂN TÂM TẠO RA "ĐỒNG THỜI" VẠN PHÁP KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU
Vô Minh không do bản thân mỗi Chân Tâm mà có. Mà do sự đối ngoại của Chân Tâm, tức là Vô Minh xuất hiện là do cộng đồng Chân Tâm.
Cộng đồng Chân Tâm, mỗi chân tâm đều là thực thể tự hữu, không bị biến hoại ra cái khác. Thế nên mới xuất hiện ranh giới ngăn cách, gọi là nhị nguyên, tạo nên trạng thái không rõ biết gọi là Vô Minh.
Nhưng mỗi Chân Tâm lại không có hình tướng, tự nó là nhất thể không thể chia cắt. Do đó, ranh giới nhị nguyên nhất định phải biến mất, biết hết tất cả, gọi là Giác Ngộ.
Như vậy: cộng đồng Chân Tâm này tạo lập đồng thời hai pháp: Vô MInh và Giác Ngộ, không cái nào có trước, không có cái nào có sau.
III. MỖI CHÂN TÂM THEO THỨ LỚP NHẬN TẤT CẢ PHÁP TỪ THẤP ĐẾN CAO.
TẤT CẢ PHÁP LÀ NHỮNG PHÁP NÀO?
ĐÓ LÀ TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG: Vô Tình chúng sanh, Hữu tình chúng sanh, Thánh Nhân, Phật. Sự đối ngoại của Chân Tâm luôn phải ở 1 trong 4 trạng thái đó, không có khác hơn!
Bốn hiện tượng này nương tựa nhau để tồn tại.
Vô tình chúng sanh thì làm nguồn nuôi sống cho hữu tình chúng sanh. Hữu tình chuyển thì vô tình cũng chuyển theo.
Hữu tình chúng sanh thì làm nguồn hổ trợ cho Thánh Nhân hành đạo. Thánh Nhân chuyển hóa hữu tình.
Thánh Nhân thì làm chỗ tiếp nối cho Phật Tri Kiến. Phật giúp cho Thánh Nhân sớm viên mãn.
Chân Tâm đối ngoại ở trạng thái thấp muốn nhảy lên trạng thái cao hơn thì phải duyên với Chân Tâm có trạng thái cao hơn. Thế nên chúng hữu tình muốn giải thoát thì phải duyên với bậc giải thoát và với pháp giải thoát, không khác hơn được!
Xếp theo thứ tự quá trình tri giác của Chân Tâm thì: Vô Tình chúng sanh (thụ động chưa có nhận biết) - > Hữu tình chúng sanh (nhận biết qua lục căn) -> Thánh Nhân (Căn Bản Trí)-> Phật (Nhất Thiết chủng trí).
Ở vô tình chúng sanh, nhị nguyên như là Thành quách cố định, dường như ngăn cản hoàn toàn giữa Chân Tâm với cộng đồng chân tâm. Nhưng Chân Tâm vốn tự hữu, nhất thể không bao giờ bị chia cắt nên phát sanh ra hiện tượng rung động không ngừng nơi vô tình chúng sanh. Như Cục Đá, bằng kính hiển vi sẽ thấy các nguyên tử rung động không gừng.
Ở hữu tình chúng sanh, Thành quách đã có 5 cửa ra (ngũ thức) vào và trung tâm điều kiến bên trong (ý thức). Chân tâm đối ngoại thông qua 6 sự nhận biết như vậy. Tuy nhiên, mỗi cửa lại mang thông tin riêng biệt nên ý thức dựa theo đó nên cũng không có sự tri giác chân thật cộng đồng bên ngoài.
Ở Thánh Nhân, Thành quách nhị nguyên vẫn còn nhưng đã mờ nhạt như màn sương giăng, cửa cổng đóng mở theo ý nguyện không bị ràng buộc.
Ở Phật, Thành quách nhị nguyên hoàn toàn biến nhất như chưa từng có, giấc mộng giả lập đã tan biến như người mắt nhậm hết bệnh mắt, thấy tất cả chân thật nguyên sơ vốn có.
Tóm lại, hiện tưởng sanh tử và biến dịch nơi mình là do sự nhị nguyên nơi mình, hóa mình thành vật lưu chuyển. Trái lại thì là giác ngộ
IV. TRUNG ĐẠO PHÁ TAN NHỊ NGUYÊN, THÀNH TỰU ĐẠO PHÁP
Chân Tâm mình vốn tự hữu. Do nơi nhị nguyên nên hóa ra có cái nhìn sai lệch, hóa mình trong chiêm bao mộng mị, làm người, làm vật, cây cỏ, đất đá,.....
Chỉ cần nhị nguyên ấy tan biến thì Chân Tâm ấy không còn nhân sai biệt, sẽ thị hiện tất cả sự chân thật vốn có của nó.
Con đường chấm dứt nhị nguyên chính là TRUNG ĐẠO (Không trụ vào hai bên), là Phật Tri Kiến mà chư Phật ba đời, mười phương phổ truyền cho tất cả hạng bậc được lắng nghe thực hành mà thoát khỏi lưới mê, hiển bày bản tánh thật sự của mình.
VNBN sẽ viết một bài riêng về nhị nguyên và sự biểu hiện của nó ở các hạng bậc (trừ Phật - không có nhị nguyên).