- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>65. Lời tựa cho tác phẩm Tịnh Độ Tam Yếu Thuật Nghĩa</B>
(năm Dân Quốc 16 - 1927)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cư sĩ Lạc Quý Hòa ở Thiệu Hưng xưa đã có linh căn, dốc lòng tin tưởng Phật pháp, tự hành, dạy người, chỉ chăm chú tín nguyện trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương. Lại còn chú trọng giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận của chính mình, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh vật, mến tiếc sanh mạng loài vật. Lại cho rằng đề xướng nhân quả báo ứng và giáo dục gia đình là diệu pháp duy nhất không hai để vãn hồi thế đạo, nhân tâm. Thật có thể gọi là "người biết được cái gốc để cấp bách chú trọng trước tiên". Lúc cư sĩ còn trẻ, rất hâm mộ chí hướng <I>"chẳng làm lương tướng, ắt phải làm lương y"</I> của cổ nhân, bèn lưu tâm nơi y lý để mong lợi người. Lâu ngày, tinh thông y thuật, khá nổi tiếng. Kế đó, nghĩ: "Tâm bệnh là gốc, thân bệnh là ngọn; nếu chẳng trị tâm bệnh sao cho hết thảy mọi người đích thân thấy được bản lai diện mục, thoát lìa sanh tử luân hồi thì lợi ích rất nhỏ, rốt cuộc chẳng phải là đạo tự lập, lập người, tự lợi, lợi tha. Đời coi đức Phật là Đại Y Vương, ta hãy nên cầu y thuật nơi Ngài ngõ hầu ta cùng người đều được rốt ráo yên vui". Do vậy, giao du với các thiện tri thức, nghiên cứu kinh Phật, mới biết y thuật của đức Phật độc nhất vô nhị trong cõi đời, như ra khỏi nhà tối thấy được mặt trời, tấm lòng vui sướng không thể nào sánh ví được!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng đức Phật nói ra vô lượng vô biên pháp môn, cầu lấy pháp trực tiếp, nhanh chóng nhất, viên đốn nhất, thực hiện dễ, thành công cao, ngõ hầu nghiệp lực phàm phu do không có sức đoạn Hoặc sẽ có thể ngay trong đời này thoát khỏi tam giới lên chín phẩm sen, bỏ thân phàm dự vào dòng thánh thì chỉ riêng một pháp Tịnh Độ là được như vậy mà thôi! Do vậy, lắng lòng nghiên cứu, hiểu được cương yếu, gặp dịp pháp sư Hoa Trí kết xã niệm Phật, [pháp sư] bèn xin [cư sĩ] thay mình tuyên giảng, giảng đến đâu ghi đến đó, thành một cuốn sách, từng đăng tải trên báo Đại Vân để tặng những người cùng chí hướng. Phàm ai thấy nghe đều hoan hỷ, tán thán, bảo là hợp với căn cơ. Các cư sĩ thuộc hội Phật học ở Dư Diêu khuyên nên in ra để lưu truyền, cậy tôi viết lời tựa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi nghĩ pháp Tịnh Độ lý - sự viên dung, tánh - tu chẳng hai, phàm lẫn thánh đều thâu nhiếp trọn vẹn. Hết thảy pháp môn, hà sa diệu nghĩa không gì chẳng lưu xuất từ pháp giới này, không gì chẳng trở về pháp giới này! Như biển cả dung nạp khắp trăm sông, dường thái hư chứa trọn muôn hình tượng. Quả thật là pháp môn vô thượng thành thủy thành chung để mười phương chư Phật trên thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Vì thế, được chín giới cùng tuân hành, mười phương chung khen ngợi, ngàn kinh đều xiển dương, muôn luận cùng tuyên nói. Tôi nói lời này, nếu có ai chẳng tin, xin hãy chất vấn Phổ Hiền Bồ Tát trong hội Hoa Nghiêm, ngõ hầu cùng dự vào Hoa Tạng hải hội, nhất trí tiến hành, để đều mong sao trong đời này vãng sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử, tấn tu dần dần cho đến khi viên chứng vô thượng Bồ Đề mới thôi! Cao đẹp thay! Tốt lành thay!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(151) "Tri hành hợp nhất" là học thuyết của Vương Dương Minh (tức Vương Thủ Nhân 1472-1558). Ông chủ trương cái học, cái biết phải đi đôi với việc làm, kiến thức phải phù hợp với hành động, biến những điều đã học thành hành động thực tiễn, chứ không phải chỉ để nói xuông, lòe đời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>66. Lời tựa cho sách Vật Do Như Thử</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật. Phật xem hết thảy chúng sanh đều là Phật, nên kinh Phạm Võng nói: <I>"Ta là Phật đã thành, các ông là Phật chưa thành. Nếu tin được như vậy, giới phẩm đã đầy đủ"</I>, bởi lẽ, tin chính mình là Phật chưa thành thì chắc chắn muốn cải ác tu thiện, phát tâm Đại Bồ Đề tự lợi, lợi tha, ngõ hầu đoạn sạch Phiền Hoặc, đích thân chứng được Chân Như Phật Tánh sẵn có nơi cái tâm này. Tin hết thảy chúng sanh trong sáu đường đều là Phật chưa thành, chắc chắn sẽ tận lực khuyên lơn, chỉ bảo, duy trì đồng loại, chắc chắn chẳng làm chuyện tranh giành, tàn sát lẫn nhau, chắc chắn sẽ muốn kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, tạo sự thuận lợi lớn lao cho dị loại, chắc chắn sẽ không có cái tâm thảm độc ăn thịt kẻ khác để bồi bổ cho ta. Do con người chẳng biết chính mình và hết thảy chúng sanh đều là Phật chưa thành nên mới tranh chấp, giết người ngập thành, ngập đồng chẳng tiếc nuối, cũng như giết thân chúng nó hòng thỏa thích bụng miệng ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đời sát sanh quen thói nên coi thường, sự thể lớn - nhỏ gì cũng đều phải giết chóc. Tế thần, cúng giỗ tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi khách, không có thịt sẽ chẳng thể thành lễ được! Đem chuyện cực khổ, cực thảm giáng xuống thân loài vật, nhằm biểu thị tấm lòng thành khẩn, hiếu kính của ta. Nếu luận trên phương diện mê muội thì còn chấp nhận được, chứ luận trên thực tế thì đáng thương quá đỗi! Do hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi sáu nẻo, lần lượt làm cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc, sanh ra lẫn nhau, trở thành oan gia đối đầu của nhau, tuần hoàn báo thù, đền đáp, giết hại lẫn nhau. Trong các kinh Đại Thừa, đức Phật đã nhiều lượt khuyên răn nhưng ít kẻ thấy nghe. Dẫu được thấy nghe, nhưng kẻ tin nhận, vâng làm, lại càng ít hơn nữa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do vậy, Phật dùng lòng Đại Bi, hiện trong dị loại để con người giết ăn. Đã giết xong, bèn hiện các tướng lạ ngõ hầu hết thảy mọi người biết là do Phật hiện, mong dứt sát kiếp để chúng sanh được yên. Như vỏ sò nghêu, hông bò, móng dê, răng lợn, yếm ba ba đều có [hình ảnh] đức Phật ngự [trong ấy] khiến tai mắt con người [thấy nghe] phải kinh sợ, dứt cơ duyên giết chóc trong cõi đời, những chuyện như vậy được ghi chép trong sử sách kể sao cho trọn? Trước khi giết đều nói là loài thú, đã giết rồi, mới biết là Phật. Do vậy biết sát sanh chẳng khác gì giết Phật! Dẫu không phải do đức Phật hiện ra, cũng vẫn là Phật đời vị lai. Giết ăn thì tội quá biển cả, núi non, hãy gấp đau đáu răn chừng ngõ hầu được giải thoát. Phải biết: Con người và loài vật tuy khác, mang hình dạng có linh tánh hay ngu xuẩn, kẻ ngốc tâm thức tối tăm, loài vật có linh tánh thì trí lại sáng rỡ: Ngũ Luân, Bát Đức<SUP><B>(152)</B></SUP></B> cố nhiên chẳng nhường con người, lòng thành tha thiết so ra còn sâu đậm hơn con người. Dám cậy ta mạnh, giết chúng nó ăn thịt, đến nỗi trong tương lai thường bị kẻ khác ăn!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lần xem sử sách, từ xưa đến nay, phàm những ai lợi người lợi vật con cháu nhất định hiền thiện, phát đạt; những kẻ nào hại người hại vật con cháu nhất định tầm thường, kém cỏi, diệt tuyệt. Vì thế, Khổng Tử khen ngợi Châu Dịch rằng: <I>"Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương"</I> (Nhà tích thiện sự vui có thừa, nhà tích điều bất thiện, tai ương có thừa). "Dư khánh, dư ương" chính là những thứ thừa sót lại của "chánh khánh, chánh ương". Chánh khánh, chánh ương là những gì bản thân người ấy phải thọ trong đời kế tiếp hay trong những đời sau nữa do tích thiện hay tích bất thiện, so với dư khánh, dư ương sẽ còn hơn gấp trăm ngàn vạn ức lần! Nếu con người biết được điều này, chắc chắn chẳng chịu vì sung sướng nhỏ nhặt một lúc để rồi vĩnh viễn chịu đựng mối họa hại lớn lao đến vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong thời Gia Khánh - Đạo Quang nhà Thanh, tại huyện Quảng Phong tỉnh Giang Tây, Thái Sử Từ Khiêm, tự Bạch Phảng, ẩn cư soạn sách hòng giác thế yên dân, chí thiết tha răn kiêng giết, đọc rộng các sách, phàm những đức hạnh tốt đẹp của loài vật đều tập hợp lại, soạn thành một cuốn sách, phân chia thành mười bốn tấm gương hiếu hữu, trung nghĩa, trinh liệt, từ ái, thương kẻ cô độc, quyến luyến nghĩa cũ, giữ chữ tín, giữ phận khiêm tốn, giúp đỡ điều lành, cứu nạn, báo đức, rửa sạch tiếng oan, hiểu biết nhiều thứ, thông minh trí huệ, đặt tên là Vật Do Như Thử (loài vật còn như thế ấy). Ấy là vì muốn cho người thấy kẻ nghe đều phát khởi [tấm lòng] giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thấu hiểu đức hiếu sanh của trời đất, chẳng tàn sát dị loại, đề cao nỗi lòng "coi mọi người như ruột thịt, coi muôn vật như chính mình" của đạo Nho, che chở khắp quần sanh. Nghĩ đến những loài vật ấy còn có những hạnh đẹp như thế, mà chúng ta mang tấm thân sáu thước, sánh cùng trời đất thành ba ngôi, xưng là Tam Tài, lại còn được kinh sách của thánh hiền giáo huấn, nếu chẳng kế thừa người xưa, mở lối cho người đời sau, tán trợ quyền sanh thành, dưỡng dục của trời đất, yêu dân, thương vật, hòng thỏa tấm lòng Từ của trời đất thì chẳng những đã cô phụ ân sâu nuôi dạy của trời đất, thánh hiền, mà còn hết sức thẹn với những dị loại bay, chạy, lặn ngụp nữa! Sẽ nói đến những chuyện như thế này: Nên hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng anh, trung với chủ, trọn hết nghĩa như thế nào, dùng Ngũ Luân để hành Bát Đức, nên bác ái, cứu vớt rộng khắp như thế nào để thực hành đại đạo "bình đẳng đối đãi", nên như thế nào đánh đổ sự ham muốn xằng bậy của chính mình để tu trì, hòng chẳng khiến cho đấng sanh ra ta phải hổ thẹn, chẳng bị trời đất quỷ thần thương xót, chẳng bị trời đất quỷ thần xem thường, vứt bỏ, chẳng bị hết thảy loài vật khinh miệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Từ nhân phẩm cực thuần, học vấn cực rộng, tiếc rằng đời trước chưa từng gieo thiện căn rõ ràng, đời này cũng chẳng thân cận bậc thiện tri thức sáng mắt, đến nỗi đối với Phật pháp hay ngoại đạo đều chẳng phân biệt được tà - chánh, chân - ngụy. Vì thế, trong cuốn Hải Nam Nhất Chước do ông trước tác, đã đem quyển Trung và quyển Hạ của Tâm Kinh do ngoại đạo ngụy tạo – quyển Hạ có hai loại – xếp chung ba thứ ngụy tạo này với Tâm Kinh chân chánh do đức Phật nói, tôn trọng như cùng một thể, chẳng hề thua kém nhau! Điều này tạo ra thói tệ khiến cho những kẻ không hiểu Phật pháp sẽ coi tà là chánh, xem ngụy là chân, khiến cho các ngoại đạo biến chánh thành tà, biến chân thành ngụy. Trong cuốn sách này (tức cuốn Vật Do Như Thử), mười ba tấm gương đầu chỉ luận về luân thường, cố nhiên không gì chẳng thích đáng. Trong tấm gương thứ mười bốn, lời phê bình về sự thông huệ [của ông Từ Khiêm] khó tránh khỏi khuyết điểm tà - chánh chẳng phân, mong độc giả hãy suy xét tường tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Lý Tuấn Thừa ở huyện Vĩnh Xuân, tỉnh Phước Kiến, pháp danh Huệ Giác, nhiều năm buôn bán tại Tinh Châu (Singapore) và Nam Dương. Do đứa con thứ là Nghi Tông bị bệnh, gởi món tiền một ngàn sáu trăm đồng xin Quang ấn tống những kinh sách vãn hồi kiếp vận, uốn nắn thế đạo nhân tâm, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng loài vật v.v... Quang thấy thế đạo nhân tâm ngày càng đi xuống là do Tống Nho đả phá, bài xích nhân quả, luân hồi, bảo đức Phật dùng những điều ấy để lừa bịp ngu phu ngu phụ tuân phụng giáo hóa của Ngài, chứ thật ra không có chuyện ấy. Do vậy, thiện không có gì để khuyên, ác không có gì để phạt, đến nỗi hùa nhau phế kinh điển, phế luân thường, tranh đất, giành thành, tàn sát lẫn nhau, không thể nào chấm dứt được!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn vãn hồi sát kiếp thì phải bắt đầu từ kiêng sát sanh. Sách kiêng giết rất nhiều, nhưng sách cảm động lòng người, ngăn dứt cơ duyên giết chóc thì sách này có thể tôn là bậc nhất; bởi lẽ, loài vật còn có những hạnh cao đẹp như thế, người có lòng nghĩ đến người khác nào dám buông lung giết ăn nữa ư? Trong lời tựa lại giảng rõ ta và loài vật đều là Phật chưa thành, đức Phật muốn ngưng dứt sát kiếp trong cõi đời, liền chẳng tiếc sức hiện thân trong dị loại để cũng bị con người giết; đã giết rồi mới biết là do Phật hóa hiện. Kẻ biết tốt - xấu sẽ chẳng dám buông lung giết ăn y như cũ để tự chuốc lấy nỗi lo. Tuy cuốn sách này chẳng nói đến chuyện kiêng giết, nhưng quả thật là sách đứng đầu về kiêng giết, chấn động kẻ điếc, sáng mắt người đui, khiến cho những ai xem thấy đều dấy lòng, đều tự suy nghĩ: "Loài vật còn như thế, lẽ nào con người thua chúng?" bèn cực lực sốt sắng hành trì để khỏi hổ thẹn. Từ đấy, gắng sức trọn hết thiên chức, sống chẳng làm thây đi thịt chạy, tận lực tu tịnh hạnh, chết sẽ về thẳng thế giới Cực Lạc, sẽ thấy lễ nghĩa, nhân nhượng hưng khởi, can qua chấm dứt, thiên hạ thái bình, chánh trí mở mang, tà chấp tiêu diệt, sự giáo hóa của Phật được rộng khắp. Do vậy, cho tái bản sách này, dùng hết số tiền ông ta đã gởi để ấn tống, ngõ hầu người thấy nghe đều có được khuôn mẫu để làm người, làm Phật vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(152) Ngũ Luân: Năm mối quan hệ trọng yếu giữa người với người: Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bát đức: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>67. Lời tựa sách Kỹ Lộ Chỉ Quy</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tam giới không đâu chẳng phải là quán trọ, [chúng sanh trong] lục đạo đều là kẻ nghèo cùng. Tuy hứng chịu khổ - vui tạm thời sai khác, nhưng hết vui sẽ tới khổ, rốt cuộc chẳng phải là chỗ an thân lập mạng rốt ráo! Do vậy, đức Thích Ca Thế Tôn ta đặc biệt rủ lòng thương xót, thị hiện giáng sanh trong thế gian, thị hiện thành Chánh Giác, tùy theo căn cơ chúng sanh nói đủ mọi pháp khiến cho khắp các chúng sanh đều theo đường về nhà, nhận lãnh của gia bảo, vĩnh viễn hưởng an lạc. Nhưng các pháp ấy mỗi pháp lợi lạc cho một loại căn cơ, lại chẳng dễ tu tập, dẫu tu cũng khó thể liễu thoát ngay trong đời này, bởi hoàn toàn cậy vào sức Giới - Định - Huệ của chính mình để đoạn Hoặc chứng Chân thì mới thoát sanh tử. Chúng sanh đời Mạt Pháp khó lòng trông mong được! Do lòng đại từ bi, đức Như Lai lại bày ra một pháp môn đặc biệt, đó là "tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương", để những người đã đoạn Hoặc sẽ nương vào Phật từ lực mau chứng Bồ Đề, kẻ chưa đoạn Hoặc sẽ nương vào Phật từ lực liền thoát sanh tử. Thích hợp khắp ba căn, gồm thâu trọn vẹn lợi căn lẫn độn căn; thượng thánh hạ phàm cùng nương về, kẻ mới phát tâm lẫn người tu lâu đều cùng tiến. Pháp môn này không riêng gì phàm phu đầy dẫy phiền não nên chuyên tu, ngay cả bậc Đẳng Giác Bồ Tát sắp thành Phật cũng cần phải dùng mười đại nguyện vương hướng dẫn về Cực Lạc thì mới có thể viên thành Phật quả. Pháp môn lớn lao như hư không chứa đựng rộng khắp, pháp môn lợi ích như mùa Xuân khiến cho khắp mọi loài sanh trưởng; trọn cả kiếp tán dương cũng khó lòng cùng tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quang nghiệp chướng sâu nặng, trí huệ cạn mỏng, mấy chục năm qua chuyên tu pháp này. Gần đây, các ông Chiến Đức Khắc và Lý Đức Minh ở Cử Thành, tỉnh Sơn Tây, lầm nghe người khác nói, gởi thư xin quy y. Do vậy, liền dạy họ "hàng phàm phu sát đất muốn liễu sanh thoát tử ngay trong đời này mà nếu không niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì trọn chẳng có pháp nào khác để mãn nguyện cả!" Lại gởi cho họ những sách như Văn Sao v.v... để làm căn cứ tu trì. Ông Đức Khắc bèn dựa theo những ý nghĩa ấy, soạn ra cuốn Kỹ Lộ Chỉ Quy (chỉ đường về nơi ngã rẽ), mượn hình thức vấn đáp để tháo gỡ nghi ngờ, làm sáng tỏ tông chỉ. Lại cậy ông Đức Minh giảo duyệt, chí mong lợi người chẳng tiếc tâm lực. Sách đã được ấn hành lưu thông, gởi sách đến [chỗ Quang] cầu ấn chứng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quang đọc xong, khôn ngăn an ủi, vui vẻ. Trong ấy có chỗ câu chữ, ý nghĩa chưa viên mãn, sợ độc giả khó thể lãnh hội, nên sửa chữa đôi chút để vừa xem sẽ hiểu ngay, trọn chẳng còn nghi ngờ, bàn bạc nữa! Cho ấn hành để lưu thông rộng rãi ngõ hầu [người đọc] đối với giáo điển trong suốt một đời đức Phật, chỉ nương theo một pháp khế lý, khế cơ "tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương" để tu. Các pháp khác tuy cao sâu huyền diệu, rộng lớn tinh vi, khế lý nhưng không khế cơ đều để làm căn cứ sau khi vãng sanh sẽ tự hành, dạy người. Đối với đủ mọi tà kiến, kiến giải sai lầm, truyền dạy riêng tư, bí mật chẳng truyền của hết thảy ngoại đạo, những lời nói nhăng nói cuội tự xưng là "thật sự được tâm truyền của Phật, Tổ" cần gì phải nhắc đến nữa! Tu chỉnh xong xuôi, sắp giao cho thợ in, lại nhận được bài Phát Lộ Sám Hối Văn của ông Thành Phục Sơ gởi đến. Đây cũng là một sự chỉ dạy đường về nơi ngõ rẽ lớn lao rất phổ thông; do vậy, bèn đem in kèm vào sau sách hòng lưu thông rộng rãi để làm gương soi cho người khắp cõi đời vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>68. Lời tựa [giãi bày ý nghĩa việc] Cúng Tế Tổ Tiên Bằng Cỗ Chay</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyện ăn thịt là chuyện kỳ quái nhất, nhưng do quen làm đã lâu, chẳng biết là sai, ngược ngạo coi đó là lễ. Vì thế, tế trời đất, cúng giỗ tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa đều dùng thịt làm vật biểu thị tấm lòng cung kính. Thánh nhân thế gian chẳng nói đến sự lý nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo, cũng tùy thuận tâm tình của thế tục mà làm theo, nhưng vẫn ra rả về đạo "thương dân, yêu vật". Suy từ lòng nhân yêu thương loài vật của thánh nhân, đủ biết sự vô nghĩa của việc dùng thịt nhằm biểu lộ lòng thành, lòng hiếu thảo, hay lòng cung kính! Để biểu thị tấm lòng thành, hiếu thảo, cung kính của ta, hãy nên dùng những món hết sức nhân từ, tươi tắn, thanh tịnh thì mới nên, sao lại dùng những con vật hết sức ô uế như heo, dê, gà, vịt, cá, tôm v.v… Chúng đang sống sởn sơ lại đem giết chết. Lúc những con vật ấy chết, nỗi đau đớn thảm khốc, lòng oán hận khó thể tuyên nói được. Người có lòng nhân sao nỡ giết những con vật ấy để biểu thị tấm lòng của chính mình ư? Hãy thử suy nghĩ xem lòng thành kính ấy có phải là lòng thành kính thuận lý hay không? Hay là lòng thành kính trái đức vậy? Người nhân cúng giỗ tổ tiên còn tìm thóc từ nơi người có lòng nhân. Nay cầu món thịt bị giết, bị chặt mà là thành kính hay sao?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do vậy, nói: Sát sanh để tế trời đất chính là trái nghịch đức hiếu sanh của trời đất, thiên thần địa kỳ<SUP><B>(153)</B></SUP></B> há coi những con vật ô uế ấy là thơm sạch mà hâm hưởng<SUP><B>(154)</B></SUP></B> hay sao? Phàm những kẻ cúng tế chỉ là muốn mượn cớ đó để ăn những thứ đồ cúng đấy thôi! Đối với chuyện cúng tế tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, hãy nên nghĩ cách có ích cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa thì mới hợp lý. Nay dùng sát nghiệp cực thảm khốc để biểu thị tấm lòng hết sức thành kính của ta, khiến cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa đều phải mang lấy cái họa do sự giết chóc thì tấm lòng thành kính ấy chính là họa hại, chứ chẳng phải là thành kính! Huống chi hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là chư Phật vị lai, chẳng càng ra sức cứu vớt, lại ngược ngạo biểu thị lòng thành kính của ta bằng cách ra tay sát hại ư?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh Phạm Võng dạy: <I>"Nếu là Phật tử thì do lòng Từ nên thực hiện chuyện phóng sanh. Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta. Ta đời đời không lúc nào chẳng được họ sanh ra. Vì thế, chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta, giết để ăn thịt tức là giết cha mẹ ta vậy"</I>. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Do con người ăn dê, dê chết thành người, người chết thành dê, chết chết, sống sống, ăn nuốt lẫn nhau, do ác nghiệp cùng sanh đến hết đời vị lai. Ngươi thiếu mạng ta, ta trả nợ ngươi. Do nhân duyên ấy, trải trăm ngàn kiếp thường ở trong sanh tử!" Phẩm Đoạn Thực Nhục (bỏ ăn thịt) của kinh Nhập Lăng Già dạy: <I>"Hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi chẳng ngơi trong sanh tử, không ai chẳng từng là cha mẹ, anh em, con cái, quyến thuộc cho đến bạn bè, người thân ái, tôi tớ, đổi sang kiếp khác lại mang những thân cầm thú v.v... Sao lại giết chúng để ăn thịt?"</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đời chỉ biết đời hiện tại, chẳng biết đến quá khứ, vị lai. Vì thế, giết thân chúng nó để no ứ bụng ta, coi đó là lẽ đương nhiên. Nếu biết đời đời kiếp kiếp phải đền trả lẫn nhau, cũng như ta và những con vật ấy là cha mẹ, anh em, quyến thuộc của nhau, sanh ra nhau, là oán gia đối đầu của nhau, giết lẫn nhau, đừng nói chẳng dám tự ăn, dù tế lễ trời đất, tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa cũng chẳng dám dùng thịt! Bởi lẽ, thịt là vật do tinh huyết tạo thành, nói trời đất thần thánh hưởng những thứ ấy, khác gì vu báng các ngài ăn thịt người! Cúng giỗ tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, nào khác giết tổ tông, cha mẹ, khách khứa trong quá khứ để cung phụng tổ tông, cha mẹ, khách khứa trong hiện tại, lại còn khiến cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa [trong hiện tại] bao kiếp phải thường chịu quả báo giết hại ư?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chớ nói con người luân hồi thành súc vật là chuyện mờ mịt khó thể tra cứu, sử sách đã ghi chép nhiều không thể kể xiết! Ngay cả những chuyện thấy nghe gần đây cũng chẳng ít gì! Vì thế, đương nhiên phải tin tưởng sâu xa, đừng tạo sát nghiệp, do đã tạo sát nghiệp ắt sẽ phải chịu sát báo! Kinh dạy: <I>"Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả"</I>. Sợ nhân thì chẳng gây nhân giết chóc, sẽ tự chẳng có sát báo. Sợ quả chỉ là uổng công kinh sợ, trọn chẳng có ích gì! Ông Châu Thiện Xương ở Dư Diêu từ sau khi quy y chẳng ăn đồ mặn, do năm sau nhằm đúng dịp ông phải lo liệu cỗ bàn cúng giỗ vị tổ đời thứ hai mươi chín là Liễu Am Công. Những vật phẩm để cúng từ trước đến giờ đều có lệ nhất định rồi, chẳng được thay đổi. Ông ta đã bàn bạc sẵn biện pháp với tộc thúc tổ (ông chú trong họ) là cụ Sở Thường. Cụ Thường là người thông suốt, hiểu lý, hết sức tán thành. Bèn vào ngày Đông Chí, tập hợp cả họ bàn bạc, kể từ năm sau trở đi, từ rày giỗ tổ nhất loạt dùng đồ chay, chẳng dùng cỗ mặn. Mọi người đều cùng chấp thuận, vĩnh viễn lấy đó làm lệ nhất định, cậy tôi viết lời tựa để con cháu đời sau và những người thấy nghe ai nấy đều hành lòng hiếu chân chánh. Do vậy, bèn nói đại lược nguyên do như thế đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(153) Thiên thần địa kỳ: Thần trên cõi trời gọi là “thiên thần”, thần cai quản cõi đất được gọi chung là "địa kỳ".
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(154) Hâm hưởng: Quỷ thần hưởng thụ vật cúng bằng cách ngửi mùi thì gọi là "hâm hưởng".</P>
</span></span>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>65. Lời tựa cho tác phẩm Tịnh Độ Tam Yếu Thuật Nghĩa</B>
(năm Dân Quốc 16 - 1927)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cư sĩ Lạc Quý Hòa ở Thiệu Hưng xưa đã có linh căn, dốc lòng tin tưởng Phật pháp, tự hành, dạy người, chỉ chăm chú tín nguyện trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương. Lại còn chú trọng giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận của chính mình, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh vật, mến tiếc sanh mạng loài vật. Lại cho rằng đề xướng nhân quả báo ứng và giáo dục gia đình là diệu pháp duy nhất không hai để vãn hồi thế đạo, nhân tâm. Thật có thể gọi là "người biết được cái gốc để cấp bách chú trọng trước tiên". Lúc cư sĩ còn trẻ, rất hâm mộ chí hướng <I>"chẳng làm lương tướng, ắt phải làm lương y"</I> của cổ nhân, bèn lưu tâm nơi y lý để mong lợi người. Lâu ngày, tinh thông y thuật, khá nổi tiếng. Kế đó, nghĩ: "Tâm bệnh là gốc, thân bệnh là ngọn; nếu chẳng trị tâm bệnh sao cho hết thảy mọi người đích thân thấy được bản lai diện mục, thoát lìa sanh tử luân hồi thì lợi ích rất nhỏ, rốt cuộc chẳng phải là đạo tự lập, lập người, tự lợi, lợi tha. Đời coi đức Phật là Đại Y Vương, ta hãy nên cầu y thuật nơi Ngài ngõ hầu ta cùng người đều được rốt ráo yên vui". Do vậy, giao du với các thiện tri thức, nghiên cứu kinh Phật, mới biết y thuật của đức Phật độc nhất vô nhị trong cõi đời, như ra khỏi nhà tối thấy được mặt trời, tấm lòng vui sướng không thể nào sánh ví được!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng đức Phật nói ra vô lượng vô biên pháp môn, cầu lấy pháp trực tiếp, nhanh chóng nhất, viên đốn nhất, thực hiện dễ, thành công cao, ngõ hầu nghiệp lực phàm phu do không có sức đoạn Hoặc sẽ có thể ngay trong đời này thoát khỏi tam giới lên chín phẩm sen, bỏ thân phàm dự vào dòng thánh thì chỉ riêng một pháp Tịnh Độ là được như vậy mà thôi! Do vậy, lắng lòng nghiên cứu, hiểu được cương yếu, gặp dịp pháp sư Hoa Trí kết xã niệm Phật, [pháp sư] bèn xin [cư sĩ] thay mình tuyên giảng, giảng đến đâu ghi đến đó, thành một cuốn sách, từng đăng tải trên báo Đại Vân để tặng những người cùng chí hướng. Phàm ai thấy nghe đều hoan hỷ, tán thán, bảo là hợp với căn cơ. Các cư sĩ thuộc hội Phật học ở Dư Diêu khuyên nên in ra để lưu truyền, cậy tôi viết lời tựa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi nghĩ pháp Tịnh Độ lý - sự viên dung, tánh - tu chẳng hai, phàm lẫn thánh đều thâu nhiếp trọn vẹn. Hết thảy pháp môn, hà sa diệu nghĩa không gì chẳng lưu xuất từ pháp giới này, không gì chẳng trở về pháp giới này! Như biển cả dung nạp khắp trăm sông, dường thái hư chứa trọn muôn hình tượng. Quả thật là pháp môn vô thượng thành thủy thành chung để mười phương chư Phật trên thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Vì thế, được chín giới cùng tuân hành, mười phương chung khen ngợi, ngàn kinh đều xiển dương, muôn luận cùng tuyên nói. Tôi nói lời này, nếu có ai chẳng tin, xin hãy chất vấn Phổ Hiền Bồ Tát trong hội Hoa Nghiêm, ngõ hầu cùng dự vào Hoa Tạng hải hội, nhất trí tiến hành, để đều mong sao trong đời này vãng sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử, tấn tu dần dần cho đến khi viên chứng vô thượng Bồ Đề mới thôi! Cao đẹp thay! Tốt lành thay!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(151) "Tri hành hợp nhất" là học thuyết của Vương Dương Minh (tức Vương Thủ Nhân 1472-1558). Ông chủ trương cái học, cái biết phải đi đôi với việc làm, kiến thức phải phù hợp với hành động, biến những điều đã học thành hành động thực tiễn, chứ không phải chỉ để nói xuông, lòe đời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>66. Lời tựa cho sách Vật Do Như Thử</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật. Phật xem hết thảy chúng sanh đều là Phật, nên kinh Phạm Võng nói: <I>"Ta là Phật đã thành, các ông là Phật chưa thành. Nếu tin được như vậy, giới phẩm đã đầy đủ"</I>, bởi lẽ, tin chính mình là Phật chưa thành thì chắc chắn muốn cải ác tu thiện, phát tâm Đại Bồ Đề tự lợi, lợi tha, ngõ hầu đoạn sạch Phiền Hoặc, đích thân chứng được Chân Như Phật Tánh sẵn có nơi cái tâm này. Tin hết thảy chúng sanh trong sáu đường đều là Phật chưa thành, chắc chắn sẽ tận lực khuyên lơn, chỉ bảo, duy trì đồng loại, chắc chắn chẳng làm chuyện tranh giành, tàn sát lẫn nhau, chắc chắn sẽ muốn kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, tạo sự thuận lợi lớn lao cho dị loại, chắc chắn sẽ không có cái tâm thảm độc ăn thịt kẻ khác để bồi bổ cho ta. Do con người chẳng biết chính mình và hết thảy chúng sanh đều là Phật chưa thành nên mới tranh chấp, giết người ngập thành, ngập đồng chẳng tiếc nuối, cũng như giết thân chúng nó hòng thỏa thích bụng miệng ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đời sát sanh quen thói nên coi thường, sự thể lớn - nhỏ gì cũng đều phải giết chóc. Tế thần, cúng giỗ tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi khách, không có thịt sẽ chẳng thể thành lễ được! Đem chuyện cực khổ, cực thảm giáng xuống thân loài vật, nhằm biểu thị tấm lòng thành khẩn, hiếu kính của ta. Nếu luận trên phương diện mê muội thì còn chấp nhận được, chứ luận trên thực tế thì đáng thương quá đỗi! Do hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi sáu nẻo, lần lượt làm cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc, sanh ra lẫn nhau, trở thành oan gia đối đầu của nhau, tuần hoàn báo thù, đền đáp, giết hại lẫn nhau. Trong các kinh Đại Thừa, đức Phật đã nhiều lượt khuyên răn nhưng ít kẻ thấy nghe. Dẫu được thấy nghe, nhưng kẻ tin nhận, vâng làm, lại càng ít hơn nữa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do vậy, Phật dùng lòng Đại Bi, hiện trong dị loại để con người giết ăn. Đã giết xong, bèn hiện các tướng lạ ngõ hầu hết thảy mọi người biết là do Phật hiện, mong dứt sát kiếp để chúng sanh được yên. Như vỏ sò nghêu, hông bò, móng dê, răng lợn, yếm ba ba đều có [hình ảnh] đức Phật ngự [trong ấy] khiến tai mắt con người [thấy nghe] phải kinh sợ, dứt cơ duyên giết chóc trong cõi đời, những chuyện như vậy được ghi chép trong sử sách kể sao cho trọn? Trước khi giết đều nói là loài thú, đã giết rồi, mới biết là Phật. Do vậy biết sát sanh chẳng khác gì giết Phật! Dẫu không phải do đức Phật hiện ra, cũng vẫn là Phật đời vị lai. Giết ăn thì tội quá biển cả, núi non, hãy gấp đau đáu răn chừng ngõ hầu được giải thoát. Phải biết: Con người và loài vật tuy khác, mang hình dạng có linh tánh hay ngu xuẩn, kẻ ngốc tâm thức tối tăm, loài vật có linh tánh thì trí lại sáng rỡ: Ngũ Luân, Bát Đức<SUP><B>(152)</B></SUP></B> cố nhiên chẳng nhường con người, lòng thành tha thiết so ra còn sâu đậm hơn con người. Dám cậy ta mạnh, giết chúng nó ăn thịt, đến nỗi trong tương lai thường bị kẻ khác ăn!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lần xem sử sách, từ xưa đến nay, phàm những ai lợi người lợi vật con cháu nhất định hiền thiện, phát đạt; những kẻ nào hại người hại vật con cháu nhất định tầm thường, kém cỏi, diệt tuyệt. Vì thế, Khổng Tử khen ngợi Châu Dịch rằng: <I>"Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương"</I> (Nhà tích thiện sự vui có thừa, nhà tích điều bất thiện, tai ương có thừa). "Dư khánh, dư ương" chính là những thứ thừa sót lại của "chánh khánh, chánh ương". Chánh khánh, chánh ương là những gì bản thân người ấy phải thọ trong đời kế tiếp hay trong những đời sau nữa do tích thiện hay tích bất thiện, so với dư khánh, dư ương sẽ còn hơn gấp trăm ngàn vạn ức lần! Nếu con người biết được điều này, chắc chắn chẳng chịu vì sung sướng nhỏ nhặt một lúc để rồi vĩnh viễn chịu đựng mối họa hại lớn lao đến vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong thời Gia Khánh - Đạo Quang nhà Thanh, tại huyện Quảng Phong tỉnh Giang Tây, Thái Sử Từ Khiêm, tự Bạch Phảng, ẩn cư soạn sách hòng giác thế yên dân, chí thiết tha răn kiêng giết, đọc rộng các sách, phàm những đức hạnh tốt đẹp của loài vật đều tập hợp lại, soạn thành một cuốn sách, phân chia thành mười bốn tấm gương hiếu hữu, trung nghĩa, trinh liệt, từ ái, thương kẻ cô độc, quyến luyến nghĩa cũ, giữ chữ tín, giữ phận khiêm tốn, giúp đỡ điều lành, cứu nạn, báo đức, rửa sạch tiếng oan, hiểu biết nhiều thứ, thông minh trí huệ, đặt tên là Vật Do Như Thử (loài vật còn như thế ấy). Ấy là vì muốn cho người thấy kẻ nghe đều phát khởi [tấm lòng] giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thấu hiểu đức hiếu sanh của trời đất, chẳng tàn sát dị loại, đề cao nỗi lòng "coi mọi người như ruột thịt, coi muôn vật như chính mình" của đạo Nho, che chở khắp quần sanh. Nghĩ đến những loài vật ấy còn có những hạnh đẹp như thế, mà chúng ta mang tấm thân sáu thước, sánh cùng trời đất thành ba ngôi, xưng là Tam Tài, lại còn được kinh sách của thánh hiền giáo huấn, nếu chẳng kế thừa người xưa, mở lối cho người đời sau, tán trợ quyền sanh thành, dưỡng dục của trời đất, yêu dân, thương vật, hòng thỏa tấm lòng Từ của trời đất thì chẳng những đã cô phụ ân sâu nuôi dạy của trời đất, thánh hiền, mà còn hết sức thẹn với những dị loại bay, chạy, lặn ngụp nữa! Sẽ nói đến những chuyện như thế này: Nên hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng anh, trung với chủ, trọn hết nghĩa như thế nào, dùng Ngũ Luân để hành Bát Đức, nên bác ái, cứu vớt rộng khắp như thế nào để thực hành đại đạo "bình đẳng đối đãi", nên như thế nào đánh đổ sự ham muốn xằng bậy của chính mình để tu trì, hòng chẳng khiến cho đấng sanh ra ta phải hổ thẹn, chẳng bị trời đất quỷ thần thương xót, chẳng bị trời đất quỷ thần xem thường, vứt bỏ, chẳng bị hết thảy loài vật khinh miệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Từ nhân phẩm cực thuần, học vấn cực rộng, tiếc rằng đời trước chưa từng gieo thiện căn rõ ràng, đời này cũng chẳng thân cận bậc thiện tri thức sáng mắt, đến nỗi đối với Phật pháp hay ngoại đạo đều chẳng phân biệt được tà - chánh, chân - ngụy. Vì thế, trong cuốn Hải Nam Nhất Chước do ông trước tác, đã đem quyển Trung và quyển Hạ của Tâm Kinh do ngoại đạo ngụy tạo – quyển Hạ có hai loại – xếp chung ba thứ ngụy tạo này với Tâm Kinh chân chánh do đức Phật nói, tôn trọng như cùng một thể, chẳng hề thua kém nhau! Điều này tạo ra thói tệ khiến cho những kẻ không hiểu Phật pháp sẽ coi tà là chánh, xem ngụy là chân, khiến cho các ngoại đạo biến chánh thành tà, biến chân thành ngụy. Trong cuốn sách này (tức cuốn Vật Do Như Thử), mười ba tấm gương đầu chỉ luận về luân thường, cố nhiên không gì chẳng thích đáng. Trong tấm gương thứ mười bốn, lời phê bình về sự thông huệ [của ông Từ Khiêm] khó tránh khỏi khuyết điểm tà - chánh chẳng phân, mong độc giả hãy suy xét tường tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Lý Tuấn Thừa ở huyện Vĩnh Xuân, tỉnh Phước Kiến, pháp danh Huệ Giác, nhiều năm buôn bán tại Tinh Châu (Singapore) và Nam Dương. Do đứa con thứ là Nghi Tông bị bệnh, gởi món tiền một ngàn sáu trăm đồng xin Quang ấn tống những kinh sách vãn hồi kiếp vận, uốn nắn thế đạo nhân tâm, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng loài vật v.v... Quang thấy thế đạo nhân tâm ngày càng đi xuống là do Tống Nho đả phá, bài xích nhân quả, luân hồi, bảo đức Phật dùng những điều ấy để lừa bịp ngu phu ngu phụ tuân phụng giáo hóa của Ngài, chứ thật ra không có chuyện ấy. Do vậy, thiện không có gì để khuyên, ác không có gì để phạt, đến nỗi hùa nhau phế kinh điển, phế luân thường, tranh đất, giành thành, tàn sát lẫn nhau, không thể nào chấm dứt được!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn vãn hồi sát kiếp thì phải bắt đầu từ kiêng sát sanh. Sách kiêng giết rất nhiều, nhưng sách cảm động lòng người, ngăn dứt cơ duyên giết chóc thì sách này có thể tôn là bậc nhất; bởi lẽ, loài vật còn có những hạnh cao đẹp như thế, người có lòng nghĩ đến người khác nào dám buông lung giết ăn nữa ư? Trong lời tựa lại giảng rõ ta và loài vật đều là Phật chưa thành, đức Phật muốn ngưng dứt sát kiếp trong cõi đời, liền chẳng tiếc sức hiện thân trong dị loại để cũng bị con người giết; đã giết rồi mới biết là do Phật hóa hiện. Kẻ biết tốt - xấu sẽ chẳng dám buông lung giết ăn y như cũ để tự chuốc lấy nỗi lo. Tuy cuốn sách này chẳng nói đến chuyện kiêng giết, nhưng quả thật là sách đứng đầu về kiêng giết, chấn động kẻ điếc, sáng mắt người đui, khiến cho những ai xem thấy đều dấy lòng, đều tự suy nghĩ: "Loài vật còn như thế, lẽ nào con người thua chúng?" bèn cực lực sốt sắng hành trì để khỏi hổ thẹn. Từ đấy, gắng sức trọn hết thiên chức, sống chẳng làm thây đi thịt chạy, tận lực tu tịnh hạnh, chết sẽ về thẳng thế giới Cực Lạc, sẽ thấy lễ nghĩa, nhân nhượng hưng khởi, can qua chấm dứt, thiên hạ thái bình, chánh trí mở mang, tà chấp tiêu diệt, sự giáo hóa của Phật được rộng khắp. Do vậy, cho tái bản sách này, dùng hết số tiền ông ta đã gởi để ấn tống, ngõ hầu người thấy nghe đều có được khuôn mẫu để làm người, làm Phật vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(152) Ngũ Luân: Năm mối quan hệ trọng yếu giữa người với người: Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bát đức: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>67. Lời tựa sách Kỹ Lộ Chỉ Quy</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tam giới không đâu chẳng phải là quán trọ, [chúng sanh trong] lục đạo đều là kẻ nghèo cùng. Tuy hứng chịu khổ - vui tạm thời sai khác, nhưng hết vui sẽ tới khổ, rốt cuộc chẳng phải là chỗ an thân lập mạng rốt ráo! Do vậy, đức Thích Ca Thế Tôn ta đặc biệt rủ lòng thương xót, thị hiện giáng sanh trong thế gian, thị hiện thành Chánh Giác, tùy theo căn cơ chúng sanh nói đủ mọi pháp khiến cho khắp các chúng sanh đều theo đường về nhà, nhận lãnh của gia bảo, vĩnh viễn hưởng an lạc. Nhưng các pháp ấy mỗi pháp lợi lạc cho một loại căn cơ, lại chẳng dễ tu tập, dẫu tu cũng khó thể liễu thoát ngay trong đời này, bởi hoàn toàn cậy vào sức Giới - Định - Huệ của chính mình để đoạn Hoặc chứng Chân thì mới thoát sanh tử. Chúng sanh đời Mạt Pháp khó lòng trông mong được! Do lòng đại từ bi, đức Như Lai lại bày ra một pháp môn đặc biệt, đó là "tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương", để những người đã đoạn Hoặc sẽ nương vào Phật từ lực mau chứng Bồ Đề, kẻ chưa đoạn Hoặc sẽ nương vào Phật từ lực liền thoát sanh tử. Thích hợp khắp ba căn, gồm thâu trọn vẹn lợi căn lẫn độn căn; thượng thánh hạ phàm cùng nương về, kẻ mới phát tâm lẫn người tu lâu đều cùng tiến. Pháp môn này không riêng gì phàm phu đầy dẫy phiền não nên chuyên tu, ngay cả bậc Đẳng Giác Bồ Tát sắp thành Phật cũng cần phải dùng mười đại nguyện vương hướng dẫn về Cực Lạc thì mới có thể viên thành Phật quả. Pháp môn lớn lao như hư không chứa đựng rộng khắp, pháp môn lợi ích như mùa Xuân khiến cho khắp mọi loài sanh trưởng; trọn cả kiếp tán dương cũng khó lòng cùng tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quang nghiệp chướng sâu nặng, trí huệ cạn mỏng, mấy chục năm qua chuyên tu pháp này. Gần đây, các ông Chiến Đức Khắc và Lý Đức Minh ở Cử Thành, tỉnh Sơn Tây, lầm nghe người khác nói, gởi thư xin quy y. Do vậy, liền dạy họ "hàng phàm phu sát đất muốn liễu sanh thoát tử ngay trong đời này mà nếu không niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì trọn chẳng có pháp nào khác để mãn nguyện cả!" Lại gởi cho họ những sách như Văn Sao v.v... để làm căn cứ tu trì. Ông Đức Khắc bèn dựa theo những ý nghĩa ấy, soạn ra cuốn Kỹ Lộ Chỉ Quy (chỉ đường về nơi ngã rẽ), mượn hình thức vấn đáp để tháo gỡ nghi ngờ, làm sáng tỏ tông chỉ. Lại cậy ông Đức Minh giảo duyệt, chí mong lợi người chẳng tiếc tâm lực. Sách đã được ấn hành lưu thông, gởi sách đến [chỗ Quang] cầu ấn chứng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quang đọc xong, khôn ngăn an ủi, vui vẻ. Trong ấy có chỗ câu chữ, ý nghĩa chưa viên mãn, sợ độc giả khó thể lãnh hội, nên sửa chữa đôi chút để vừa xem sẽ hiểu ngay, trọn chẳng còn nghi ngờ, bàn bạc nữa! Cho ấn hành để lưu thông rộng rãi ngõ hầu [người đọc] đối với giáo điển trong suốt một đời đức Phật, chỉ nương theo một pháp khế lý, khế cơ "tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương" để tu. Các pháp khác tuy cao sâu huyền diệu, rộng lớn tinh vi, khế lý nhưng không khế cơ đều để làm căn cứ sau khi vãng sanh sẽ tự hành, dạy người. Đối với đủ mọi tà kiến, kiến giải sai lầm, truyền dạy riêng tư, bí mật chẳng truyền của hết thảy ngoại đạo, những lời nói nhăng nói cuội tự xưng là "thật sự được tâm truyền của Phật, Tổ" cần gì phải nhắc đến nữa! Tu chỉnh xong xuôi, sắp giao cho thợ in, lại nhận được bài Phát Lộ Sám Hối Văn của ông Thành Phục Sơ gởi đến. Đây cũng là một sự chỉ dạy đường về nơi ngõ rẽ lớn lao rất phổ thông; do vậy, bèn đem in kèm vào sau sách hòng lưu thông rộng rãi để làm gương soi cho người khắp cõi đời vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>68. Lời tựa [giãi bày ý nghĩa việc] Cúng Tế Tổ Tiên Bằng Cỗ Chay</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyện ăn thịt là chuyện kỳ quái nhất, nhưng do quen làm đã lâu, chẳng biết là sai, ngược ngạo coi đó là lễ. Vì thế, tế trời đất, cúng giỗ tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa đều dùng thịt làm vật biểu thị tấm lòng cung kính. Thánh nhân thế gian chẳng nói đến sự lý nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo, cũng tùy thuận tâm tình của thế tục mà làm theo, nhưng vẫn ra rả về đạo "thương dân, yêu vật". Suy từ lòng nhân yêu thương loài vật của thánh nhân, đủ biết sự vô nghĩa của việc dùng thịt nhằm biểu lộ lòng thành, lòng hiếu thảo, hay lòng cung kính! Để biểu thị tấm lòng thành, hiếu thảo, cung kính của ta, hãy nên dùng những món hết sức nhân từ, tươi tắn, thanh tịnh thì mới nên, sao lại dùng những con vật hết sức ô uế như heo, dê, gà, vịt, cá, tôm v.v… Chúng đang sống sởn sơ lại đem giết chết. Lúc những con vật ấy chết, nỗi đau đớn thảm khốc, lòng oán hận khó thể tuyên nói được. Người có lòng nhân sao nỡ giết những con vật ấy để biểu thị tấm lòng của chính mình ư? Hãy thử suy nghĩ xem lòng thành kính ấy có phải là lòng thành kính thuận lý hay không? Hay là lòng thành kính trái đức vậy? Người nhân cúng giỗ tổ tiên còn tìm thóc từ nơi người có lòng nhân. Nay cầu món thịt bị giết, bị chặt mà là thành kính hay sao?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Do vậy, nói: Sát sanh để tế trời đất chính là trái nghịch đức hiếu sanh của trời đất, thiên thần địa kỳ<SUP><B>(153)</B></SUP></B> há coi những con vật ô uế ấy là thơm sạch mà hâm hưởng<SUP><B>(154)</B></SUP></B> hay sao? Phàm những kẻ cúng tế chỉ là muốn mượn cớ đó để ăn những thứ đồ cúng đấy thôi! Đối với chuyện cúng tế tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, hãy nên nghĩ cách có ích cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa thì mới hợp lý. Nay dùng sát nghiệp cực thảm khốc để biểu thị tấm lòng hết sức thành kính của ta, khiến cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa đều phải mang lấy cái họa do sự giết chóc thì tấm lòng thành kính ấy chính là họa hại, chứ chẳng phải là thành kính! Huống chi hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là chư Phật vị lai, chẳng càng ra sức cứu vớt, lại ngược ngạo biểu thị lòng thành kính của ta bằng cách ra tay sát hại ư?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh Phạm Võng dạy: <I>"Nếu là Phật tử thì do lòng Từ nên thực hiện chuyện phóng sanh. Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta. Ta đời đời không lúc nào chẳng được họ sanh ra. Vì thế, chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta, giết để ăn thịt tức là giết cha mẹ ta vậy"</I>. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Do con người ăn dê, dê chết thành người, người chết thành dê, chết chết, sống sống, ăn nuốt lẫn nhau, do ác nghiệp cùng sanh đến hết đời vị lai. Ngươi thiếu mạng ta, ta trả nợ ngươi. Do nhân duyên ấy, trải trăm ngàn kiếp thường ở trong sanh tử!" Phẩm Đoạn Thực Nhục (bỏ ăn thịt) của kinh Nhập Lăng Già dạy: <I>"Hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi chẳng ngơi trong sanh tử, không ai chẳng từng là cha mẹ, anh em, con cái, quyến thuộc cho đến bạn bè, người thân ái, tôi tớ, đổi sang kiếp khác lại mang những thân cầm thú v.v... Sao lại giết chúng để ăn thịt?"</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đời chỉ biết đời hiện tại, chẳng biết đến quá khứ, vị lai. Vì thế, giết thân chúng nó để no ứ bụng ta, coi đó là lẽ đương nhiên. Nếu biết đời đời kiếp kiếp phải đền trả lẫn nhau, cũng như ta và những con vật ấy là cha mẹ, anh em, quyến thuộc của nhau, sanh ra nhau, là oán gia đối đầu của nhau, giết lẫn nhau, đừng nói chẳng dám tự ăn, dù tế lễ trời đất, tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa cũng chẳng dám dùng thịt! Bởi lẽ, thịt là vật do tinh huyết tạo thành, nói trời đất thần thánh hưởng những thứ ấy, khác gì vu báng các ngài ăn thịt người! Cúng giỗ tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, nào khác giết tổ tông, cha mẹ, khách khứa trong quá khứ để cung phụng tổ tông, cha mẹ, khách khứa trong hiện tại, lại còn khiến cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa [trong hiện tại] bao kiếp phải thường chịu quả báo giết hại ư?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chớ nói con người luân hồi thành súc vật là chuyện mờ mịt khó thể tra cứu, sử sách đã ghi chép nhiều không thể kể xiết! Ngay cả những chuyện thấy nghe gần đây cũng chẳng ít gì! Vì thế, đương nhiên phải tin tưởng sâu xa, đừng tạo sát nghiệp, do đã tạo sát nghiệp ắt sẽ phải chịu sát báo! Kinh dạy: <I>"Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả"</I>. Sợ nhân thì chẳng gây nhân giết chóc, sẽ tự chẳng có sát báo. Sợ quả chỉ là uổng công kinh sợ, trọn chẳng có ích gì! Ông Châu Thiện Xương ở Dư Diêu từ sau khi quy y chẳng ăn đồ mặn, do năm sau nhằm đúng dịp ông phải lo liệu cỗ bàn cúng giỗ vị tổ đời thứ hai mươi chín là Liễu Am Công. Những vật phẩm để cúng từ trước đến giờ đều có lệ nhất định rồi, chẳng được thay đổi. Ông ta đã bàn bạc sẵn biện pháp với tộc thúc tổ (ông chú trong họ) là cụ Sở Thường. Cụ Thường là người thông suốt, hiểu lý, hết sức tán thành. Bèn vào ngày Đông Chí, tập hợp cả họ bàn bạc, kể từ năm sau trở đi, từ rày giỗ tổ nhất loạt dùng đồ chay, chẳng dùng cỗ mặn. Mọi người đều cùng chấp thuận, vĩnh viễn lấy đó làm lệ nhất định, cậy tôi viết lời tựa để con cháu đời sau và những người thấy nghe ai nấy đều hành lòng hiếu chân chánh. Do vậy, bèn nói đại lược nguyên do như thế đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(153) Thiên thần địa kỳ: Thần trên cõi trời gọi là “thiên thần”, thần cai quản cõi đất được gọi chung là "địa kỳ".
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(154) Hâm hưởng: Quỷ thần hưởng thụ vật cúng bằng cách ngửi mùi thì gọi là "hâm hưởng".</P>
</span></span>