- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>68. Thư trả lời cư sĩ Lý Đức Minh</B> (hai lá thư)
(năm Dân Quốc 24 - 1935, ông này vốn có tên là Bỉnh Nam<SUP><B>(94)</B></SUP>)
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Ngạn ngữ có câu: "Thiên hạ bổn thái bình, duy nhân tự nhiễu chi" (thiên hạ vốn thái bình, chỉ có con người tự khuấy rối). Người trí dùng trí để khuấy, kẻ ngu dùng dục để quậy. Mối họa do lòng dục khuấy nhiễu tuy khốc liệt, nhưng người ta còn biết được. Sự khuấy nhiễu của trí nếu chẳng phải là bậc tri kiến vượt trội sẽ chẳng thể biết được! Đã chẳng biết là khuấy nhiễu, lại ngược ngạo coi đó là đức. Đấy chính là cội nguồn gây nên đại loạn cho nước ta từ thuở mới có trời đất đến nay! Học thuyết gây lầm lạc cho con người thật đáng sợ sâu xa. Văn Vương ân trạch thấm đến xương khô không biết mấy trăm năm, nhưng phong tục giết người để tuẫn táng<SUP><B>(95)</B></SUP> phổ biến khắp thiên hạ, Mục Công là vua hiền của nước Tần còn giết một trăm bảy mươi bảy người để tuẫn táng. Ba vị họ Tử Xa<SUP><B>(96)</B></SUP> cũng chẳng vì là hiền thần của đất nước mà được miễn! Còn những kẻ chẳng hiền bèn giết chóc nhiều hơn nữa, sao nỡ nói đến!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ khi Phật pháp truyền qua phương Đông, nêu thật rành rẽ sự lý nhân quả luân hồi, những kẻ "ngoảnh mặt về phía Nam xưng Trẫm" thuộc những đời sau cũng chẳng dám làm. Dẫu ông vua bạo ác vẫn cứ muốn làm như vậy, quyết chẳng dám coi đó là vẻ vang cũng như cho là giết càng nhiều càng sang! Nếu như cõi đời không có Phật pháp, nhân dân ai được sống trọn hết tuổi thọ ư? Do vậy, tôi nói: <I>"Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh"</I>. Ông Châu An Sĩ nói: <I>"Nhân nhân tri nhân quả, đại trị chi đạo dã. Nhân nhân bất tri nhân quả, đại loạn chi đạo dã"</I> (Ai nấy biết nhân quả là đạo để thịnh trị vậy. Ai cũng chẳng biết nhân quả đấy chính là đường lối đại loạn). Họ Trình, họ Châu<SUP><B>(97)</B></SUP> thiên tư cao trỗi, ăn trộm nghĩa lý từ kinh Phật để giải thích kinh điển Nho giáo, lại sợ người ta học Phật, nên đặc biệt xướng lên dị nghĩa, cho là nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi do đức Phật đã nói đó thật ra đâu có chuyện ấy, chẳng qua Phật mượn những chuyện ấy để lừa dối ngu phu, ngu phụ tuân phụng Phật giáo đấy thôi! Hơn nữa, con người chết đi, thân xác đã hư mất, thần hồn cũng phiêu tán, dù có băm - vằm - xay - giã, còn có chỗ nào để làm? Hơn nữa, thần hồn đã phiêu tán, còn có người nào để thác sanh nữa đây?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyện ấy là chuyện nông cạn nhất trong đạo Phật, nhưng lại là chuyện quan trọng nhất cho quốc gia xã hội. Họ đã đề xướng nhân quả luân hồi là hư vọng, sai lầm thì thiện không có gì để khuyên, ác không có gì để răn, khư khư ôm xuông "chánh tâm thành ý" để làm cái gốc dạy dân, giữ yên đất nước, chẳng biết nếu không có nhân quả luân hồi thì chánh tâm thành ý và không chánh tâm thành ý có khác biệt chi đâu, bất quá chỉ là hư danh mà thôi! Nếu đã thật sự là không có thì còn ai bận tâm đến cái hư danh ấy? Trong giới Lý Học từ đấy trở đi, không kẻ nào chẳng lén lút xem kinh Phật, nhưng không một ai chẳng bài bác Phật pháp. Do chẳng đề xướng nhân quả nên ngược ngạo coi căn bản để trị quốc, trị dân, trị tâm là bàn xằng, thấy bậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mấy trăm năm qua vẫn còn duy trì được, vẫn còn có lễ giáo trên hình thức. Đến khi gió Âu dần dần thổi sang Đông, hoàn toàn ngả rạp theo gió Âu. Do không có căn bản nhân quả luân hồi nên mới thành phóng túng, quái quỷ, xa xỉ, tà vạy, không gì chẳng làm. Bản tâm của họ Trình, họ Châu thời ấy chính là [muốn] nhờ chuyện hủy Phật để bảo vệ đạo Nho, nhưng chẳng biết hủy Phật lại trở thành hủy Nho. Như hiện nay, Ngũ Kinh, Tứ Thư đã trở thành sách bị cấm đoán, trường học dù lớn hay nhỏ đều không cho học [những sách ấy]. Đấy là chứng cớ rõ ràng! Nho và Thích vốn cùng nguồn, [bọn Lý Học] cho là tâm tánh khác hẳn với thân hình, mưu tính diệt trừ tâm tánh nhưng thân hình bị diệt trước! Nếu hai ông ấy có thiêng, sẽ chẳng cho những gì chính mình đã nói là đúng, sẽ hối hận còn không kịp! Những lời lẽ ấy tợ hồ xa cách nhưng thật ra rất gần gũi, người đọc sách nếu không hiểu rõ ràng chỗ quan yếu này thì xem kinh Phật cũng sanh lòng tín ngưỡng, đọc những sách báng Phật bên Lý Học cũng sanh lòng tín ngưỡng, Lý và Dục đánh lộn trong cùng một tâm, tự lợi và lợi tha bị chướng ngại lớn lao! Do vậy, tôi nói đại lược mối tệ ấy, mong ông hãy suy xét thì những điều tương tự sẽ đều hiểu hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang Hậu Trạch tuổi đã sáu mươi lăm, muốn thờ ông Tăng chỉ biết cơm cháo làm thầy, nên đặt pháp danh [cho ông ta] là Đức Phù, nghĩa là: Dùng nhân quả báo ứng, tín nguyện niệm Phật để làm pháp tự giúp mình, giúp người, khiến cho hết thảy những người đồng hàng khi sống làm bậc thánh hiền, mất đi sanh về thế giới Cực Lạc. Ông Phương Trưởng Long, tên tự là Hàn Tuyền, dùng tấm lòng trong sạch không bon chen, cạnh tranh để nhuần thấm hết thảy nên có pháp danh là Đức Trạch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một chữ Chiến quan hệ rất sâu, ranh giới giữa lòng ham muốn của con người và thiên lý nếu chẳng tận lực chiến đấu thì lý bị lòng dục che lấp, khiến cho lý ắt bị ẩn, lòng ham muốn tỏ rõ vậy. Khổng Tử [nói] <I>"tứ thập [nhi] bất hoặc"</I> (bốn mươi tuổi không lầm lẫn) chính là [nói về] lúc lý thắng, dục bị khuất phục. <I>"Thất thập sở dục bất du củ"</I> (bảy mươi tuổi lòng ham muốn chẳng ra ngoài khuôn khổ) chính là thiên hạ thái bình, trọn không có chiến sự vậy! Khổng Tử nói: <I>"Ngã chiến tắc khắc"</I> (ta đánh trận ắt thắng). Khổng Tử suốt đời chưa hề nắm binh quyền, sao dám nói "ta đánh trận ắt thắng?" Đấy chính là ý chỉ nhỏ nhiệm của Khổng Tử nhằm dạy con người <I>"chế ngự ý niệm để thành thánh hiền"</I> vậy! Do vậy, đặt pháp danh là Đức Khắc. Thánh nhân rủ áo khoanh tay trị thiên hạ, điều cốt yếu chỉ là "vô dục". Vô dục thì không phải chiến đấu, có dục thì phải chiến đấu dài dài cho đến khi ta lẫn người đều chết hết, tấm lòng mới chịu nguội lạnh. Nếu không, ắt sẽ mong người khác chết để riêng ta còn sống, quyết chẳng nghĩ đến sự thảm khốc của chiến tranh để tạm ngừng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vu Bái Lâm nếu biết "pháp môn Tịnh Độ của đức Như Lai là trận mưa dầm cam lộ cho chúng sanh trong chín giới", có thể giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, tự hành, dạy người thì một người xướng, trăm người hòa, nhìn nhau [bắt chước nhau] làm lành đông đảo lắm. Vì thế, đặt cho [ông ta] pháp danh là Đức Lâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông nói [bản thân] là người ở trọ, sợ không có người kế thừa. Nay bốn người này chính là những người có quê quán ở đấy, hãy nên bảo họ đem pháp môn này truyền bá vĩnh viễn. Quang giúp cho ông một tay, đem bốn mươi đồng tiền hương kính<SUP><B>(98)</B></SUP> của bọn họ hoàn toàn dùng làm chi phí gởi sách khiến cho ông và bọn họ mỗi người có cái để bắt chước theo, chuyện tự hành, dạy người sẽ có căn cứ. Tôi sẽ liệt kê một danh sách [để gởi sách đi], phàm những bộ sách lớn và nghĩa lý sâu xa, hàm súc, bốn người [các ông] mỗi người giữ một phần; phàm những sách người thông thường cũng đọc được thì tùy tiện tặng cho người ta cũng như đem cho các tù nhân. Nhưng phải thiết tha dặn họ cung kính, chớ nên giống như người bình thường đọc các sách Nho trọn chẳng cung kính tí nào, ngõ hầu được lợi ích, chẳng đến nỗi chuốc lấy tội khinh nhờn, ô uế. Chuyện này hãy xem trong bài viết về "kính trọng sách, tiếc giấy chữ", ở đây không viết cặn kẽ.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Đã nhận được thư của ông và Huệ Tu v.v... từ trước, nhưng do Hoằng Hóa Xã nói: Có hai trăm cuốn Kỹ Lộ Chỉ Quy<SUP><B>(99)</B></SUP> (chỉ bảo đường rẽ) của ông Đức Khắc còn chưa gởi tới nên chưa viết thư trả lời. Ngày hôm qua, sách gởi ấy được gởi đến, Quang mục lực không đủ nên xem sơ qua hai ba bài, cảm thấy hay lắm bèn gắng sức xem ba bốn lần. Cả cuốn sách đều hay, nhưng có ba chỗ lầm lẫn, chẳng thể không nói rõ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang năm mươi tám, dòng tám và chín, <I>"Sức Chung Tân Lương, Hoằng Hóa Xã ở Tô Châu tặng đọc"</I>, đây là một cuốn sách nhỏ nên cũng không phiền cho lắm. Trang sáu mươi hai, hàng thứ hai: <I>"Các sách Khuyến Thế Bạch Thoại Văn, Sơ Cơ Tịnh Nghiệp Chỉ Nam, Di Đà Kinh Bạch Thoại Giải Thích, Sức Chung Tân Lương, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao v.v... Hoằng Hóa Xã ở Tô Châu đều tặng đọc"</I>. Những sách này đều tặng đọc thì chi phí in sách lấy đâu ra? Hiện nay người học Phật thật đông, nếu đều là tặng miễn phí thì ai chẳng muốn thỉnh? Sao không coi kỹ mà lưu thông theo giá vốn, cần thỉnh bao nhiêu thì giao cho bấy nhiêu. Lưu thông nửa giá hoặc tặng không sẽ bị hạn chế. Nếu đều là sách tặng xem thì đừng nói không có nguồn tiền để in sách, ngay cả thợ in sách và đóng sách không biết phải dùng đến bao nhiêu người mới giải quyết được chuyện này. Chuyện này do thầy Minh Đạo lo toan, Quang hoàn toàn chẳng cho chuyện lưu thông nửa giá hay hoàn toàn biếu tặng là đúng! Có người có học vấn nhưng tương đối khá giả, yêu cầu bao nhiêu bộ sách lớn ấy thì cũng chỉ tính nửa giá. Quyền biếu tặng là tại nơi ta, chứ không phải nơi người, tùy theo ý ta mà tặng. Nếu công khai mà còn có hạn chế, người ta không đọc kỹ thì cũng khó ứng phó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng đấy vẫn là chuyện thuộc về phương diện tiền bạc, nếu người ta trách móc, cũng có thể rút lại chương trình ấy, không đáng phải bận tâm! Chỉ có trang ba mươi hai, dòng tám và chín, <I>"từ Huệ Viễn Đại Sư đời Tấn cho đến gần đây nhất là Ấn Quang đại sư vẫn còn tại thế"</I>, mười hai chữ này tôi cảm thấy thật quá thất cách. Đức Khắc [viết như vậy] với dụng ý đề cao thầy, nhưng chẳng biết đã dựng [cái đích] cho mọi mũi tên cùng bắn vào. Mười hai chữ ấy nên đổi thành <I>"Từ Huệ Viễn đại sư đời Tấn cho đến Thiện Đạo, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích, Tỉnh Am, Triệt Ngộ</I> (Triệt Ngộ chính là ngài Mộng Đông, hiện thời ở An Huy có người tên Mộng Đông, cho nên chỉ dùng tên Triệt Ngộ) <i>đều là những vị có học vấn nhất"</I>. Quang là một ông Tăng tầm thường chỉ biết cơm cháo, dẫu biết lợi ích của pháp môn Tịnh Độ, sao lại có thể kể vào số những vị Tổ Sư trên đây! Vì chẳng biết do ông Đức Khắc tự viết, người hiện thời sẽ nói là ông ta làm theo ý Quang, người ta ắt sẽ cho Quang mạo nhận là bậc thông gia, muốn được kể ngang hàng với Sơ Tổ của Liên Tông thì Quang mắc tội lỗi về mặt nhân cách chẳng thể tưởng tượng được! May là nỗ lực xem hết cuốn sách, chứ nếu không, sẽ không có cách gì thâu thập được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhất cử nhất động của chúng ta đều giữ bổn phận, người ta sẽ không để ý hủy báng. Nếu có chút khí phận khoe khoang, tiếm vị, vượt phận thì không những kẻ thổi lông tìm vết sẽ đều cất giọng công kích, phê bình, mà ngay cả bậc quân tử đức dầy cũng sẽ vì chuyện này mà coi thường. Xin hãy bảo với Đức Khắc sửa đổi ba chỗ ấy, mà cũng không phải thêm nhiều dòng, chỉ là thêm vài chữ nơi dòng tám và chín trong trang ba mươi hai, bởi hàng kế tiếp còn có mười một chỗ trống. Sách này được lưu thông, thật sự có lợi ích lớn lao. Quang cũng không phải là người khách trọ lâu ngày trong cõi thế. Khi tôi mất rồi, phàm là đệ tử của tôi chỉ nên y theo lời dạy tu trì, đừng liên miên lan man, đem tôi là một bức tượng đất đi thếp vàng ròng, đấy là đem phàm lạm thánh, chính mình và Quang đều mắc tội lỗi. Hãy đọc những bức thư gởi cho Phan Đối Phù và Mã Khế Tây trong bộ Văn Sao.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(94) Vị này chính là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy của hòa thượng Tịnh Không. Theo Tuyết Lư Lão Nhân Sự Lược trong Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, cụ Lý Bỉnh Nam tên thật là Lý Diễm, tự là Bỉnh Nam, hiệu Tuyết Lư, pháp hiệu Đức Minh, biệt hiệu là Tuyết Tăng, hay Tuyết Tẩu, quê ở huyện Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(95) Tuẫn táng: Đây là một phong tục mê tín của cổ Trung Hoa, chôn người sống theo người chết để người chết có người hầu hạ, bảo vệ.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(96) Tử Xa là một họ rất cổ của đất Tần. Thời Tần Mục Công, có ba vị đại phu cùng được coi là hiền thần, cùng thuộc họ Tử Xa là Tử Xa Yểm Tức, Tử Xa Trọng Hành và Tử Xa Kiềm Hổ. Cả ba vị này đều bị vương thất nhà Tần hạ lệnh giết tuẫn táng theo Tần Mục Công.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(97) Tức Trình Di và Châu Hy, những người sáng lập ra Tống Nho, chủ trương Lý Học.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(98) Theo thông lệ, người xin quy y dâng lên vị thầy truyền giới một món tiền cúng dường gọi là "tiền hương kính" với ý nghĩa cúng cho thầy có tiền mua nhang đèn thờ Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(99) Kỹ Lộ Chỉ Quy là tác phẩm của ông Chiến Đức Khắc, được tổ Ấn Quang và cư sĩ Lý Bỉnh Nam cùng giám định. Nội dung biện định nên theo tôn giáo nào, vì sao nên học Phật, ai là người có thể học Phật, rồi nêu bật phương pháp tu học Phật pháp thiết yếu nhất chính là pháp môn Niệm Phật. Đồng thời nêu rõ cách thức hành trì pháp môn Niệm Phật và chuẩn bị cho việc lâm chung như thế nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>69. Thư trả lời tiên sinh Trịnh Quán Tịnh</B>
(năm Dân Quốc 20 - 1931 – đính kèm nguyên văn thư hỏi)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước kia con đọc bài văn "kính tiếc giấy chữ" [của lão pháp sư], văn từ, nghĩa lý chánh xác, quả thật là phương thuốc mầu nhiệm để cứu chữa thói tệ đương thời. Theo như trong bài Công Quá Cách của Văn Đế (Văn Xương Đế Quân) có nói: "Dùng giấy có chữ bọc kinh, lót mõ, [phạm] năm mươi lỗi". Trước kia, con gởi thư hỏi tiên sinh Nhiếp Vân Đài: "Nếu dùng giấy báo để tập luyện thư pháp, viết xong đốt đi, có mắc tội khinh nhờn hay chăng? Có nên dùng để bọc kinh điển hay không?" Tiên sinh lại dạy rằng: "Bỉ nhân cũng không tránh khỏi, nhưng cũng chẳng dám nói lời quyết đoán, xin hãy hỏi bậc cao tăng đại đức" v.v... Lại nữa, trước kia, cư sĩ Phạm Cổ Nông đã đáp lời hỏi của bỉ nhân như sau: "Kính tiếc giấy chữ thì dường như là đối với những văn tự trong báo chí, phải phân biệt xem có phải là kinh truyện của thánh hiền, có đáng để tôn trọng hay không v.v..." Những thứ giấy có chữ thông thường dùng để bao kinh sách, tập luyện thư pháp có được hay chăng? Kính xin lão pháp sư quyết đoán một lời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, trong bài Công Quá Cách của Văn Xương Đế Quân có nói: "Đưa con đi xuất gia phạm năm mươi lỗi", nhưng kinh Phật cực lực tán dương công đức xuất gia thù thắng. Do Văn Xương Đế Quân quy y, tin tưởng Tam Bảo, từng được Phật thọ ký, sao lại nói lời ấy rất mâu thuẫn với ý chỉ trong kinh như thế, cũng rất mong cầu lão pháp sư phán định.<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dùng giấy có chữ để bọc kinh hay lót mõ chẳng những là khinh nhờn giấy có chữ mà còn là khinh nhờn kinh điển, khinh nhờn đạo tràng! Ông là người đọc sách mà còn phải hỏi người khác chuyện này mấy lần ư? Dùng giấy báo để luyện viết chữ cũng không phải là không được, nhưng chớ nên viết bừa xóa loạn. Viết bừa xóa loạn sẽ trở thành thiếu ý thành kính. Ông Cổ Nông nói xét theo giá trị của chữ viết trên báo cũng gần hợp lẽ, nhưng ai dùng cái tâm ấy? Kinh truyện của thánh hiền đâu có chữ nào đặc biệt không dùng đến những chữ thông thường! Công Quá Cách nói <I>"đưa con em đi xuất gia mắc lỗi"</I> là nhằm ngăn ngừa thói tệ <I>"kẻ ác do ác tâm ruồng bỏ con em mà vẫn muốn được tiếng tốt"</I>, chứ không phải là chuyện cha - con, anh - em cùng phát Bồ Đề tâm đưa nhau đi xuất gia mà cũng bị tội. Tri kiến của ông hạn hẹp, chẳng hiểu biết viên dung, nên mỗi chuyện trong thế gian đều phải hỏi người khác nhiều lượt mà vẫn chẳng thể giải quyết được! Vì sao vậy? Do có Ngã Chấp. Tuy người khác đã giải mối nghi này cho ông, ông lại do lời giải thích mà sanh nghi, Ngã Chấp chẳng bỏ thì làm sao theo lời người ta cho được? Mấy câu nói ấy người hiểu rõ lý cố nhiên chẳng cần phải bận lòng suy tính, vì vốn đã tự hiểu rõ rồi. Nếu ông dùng tâm tư ấy để học Phật pháp thì suốt đời cũng chẳng thể vượt ra lối mòn tình tưởng phân biệt được!</P>
<span></span>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>68. Thư trả lời cư sĩ Lý Đức Minh</B> (hai lá thư)
(năm Dân Quốc 24 - 1935, ông này vốn có tên là Bỉnh Nam<SUP><B>(94)</B></SUP>)
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Ngạn ngữ có câu: "Thiên hạ bổn thái bình, duy nhân tự nhiễu chi" (thiên hạ vốn thái bình, chỉ có con người tự khuấy rối). Người trí dùng trí để khuấy, kẻ ngu dùng dục để quậy. Mối họa do lòng dục khuấy nhiễu tuy khốc liệt, nhưng người ta còn biết được. Sự khuấy nhiễu của trí nếu chẳng phải là bậc tri kiến vượt trội sẽ chẳng thể biết được! Đã chẳng biết là khuấy nhiễu, lại ngược ngạo coi đó là đức. Đấy chính là cội nguồn gây nên đại loạn cho nước ta từ thuở mới có trời đất đến nay! Học thuyết gây lầm lạc cho con người thật đáng sợ sâu xa. Văn Vương ân trạch thấm đến xương khô không biết mấy trăm năm, nhưng phong tục giết người để tuẫn táng<SUP><B>(95)</B></SUP> phổ biến khắp thiên hạ, Mục Công là vua hiền của nước Tần còn giết một trăm bảy mươi bảy người để tuẫn táng. Ba vị họ Tử Xa<SUP><B>(96)</B></SUP> cũng chẳng vì là hiền thần của đất nước mà được miễn! Còn những kẻ chẳng hiền bèn giết chóc nhiều hơn nữa, sao nỡ nói đến!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ khi Phật pháp truyền qua phương Đông, nêu thật rành rẽ sự lý nhân quả luân hồi, những kẻ "ngoảnh mặt về phía Nam xưng Trẫm" thuộc những đời sau cũng chẳng dám làm. Dẫu ông vua bạo ác vẫn cứ muốn làm như vậy, quyết chẳng dám coi đó là vẻ vang cũng như cho là giết càng nhiều càng sang! Nếu như cõi đời không có Phật pháp, nhân dân ai được sống trọn hết tuổi thọ ư? Do vậy, tôi nói: <I>"Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh"</I>. Ông Châu An Sĩ nói: <I>"Nhân nhân tri nhân quả, đại trị chi đạo dã. Nhân nhân bất tri nhân quả, đại loạn chi đạo dã"</I> (Ai nấy biết nhân quả là đạo để thịnh trị vậy. Ai cũng chẳng biết nhân quả đấy chính là đường lối đại loạn). Họ Trình, họ Châu<SUP><B>(97)</B></SUP> thiên tư cao trỗi, ăn trộm nghĩa lý từ kinh Phật để giải thích kinh điển Nho giáo, lại sợ người ta học Phật, nên đặc biệt xướng lên dị nghĩa, cho là nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi do đức Phật đã nói đó thật ra đâu có chuyện ấy, chẳng qua Phật mượn những chuyện ấy để lừa dối ngu phu, ngu phụ tuân phụng Phật giáo đấy thôi! Hơn nữa, con người chết đi, thân xác đã hư mất, thần hồn cũng phiêu tán, dù có băm - vằm - xay - giã, còn có chỗ nào để làm? Hơn nữa, thần hồn đã phiêu tán, còn có người nào để thác sanh nữa đây?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyện ấy là chuyện nông cạn nhất trong đạo Phật, nhưng lại là chuyện quan trọng nhất cho quốc gia xã hội. Họ đã đề xướng nhân quả luân hồi là hư vọng, sai lầm thì thiện không có gì để khuyên, ác không có gì để răn, khư khư ôm xuông "chánh tâm thành ý" để làm cái gốc dạy dân, giữ yên đất nước, chẳng biết nếu không có nhân quả luân hồi thì chánh tâm thành ý và không chánh tâm thành ý có khác biệt chi đâu, bất quá chỉ là hư danh mà thôi! Nếu đã thật sự là không có thì còn ai bận tâm đến cái hư danh ấy? Trong giới Lý Học từ đấy trở đi, không kẻ nào chẳng lén lút xem kinh Phật, nhưng không một ai chẳng bài bác Phật pháp. Do chẳng đề xướng nhân quả nên ngược ngạo coi căn bản để trị quốc, trị dân, trị tâm là bàn xằng, thấy bậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mấy trăm năm qua vẫn còn duy trì được, vẫn còn có lễ giáo trên hình thức. Đến khi gió Âu dần dần thổi sang Đông, hoàn toàn ngả rạp theo gió Âu. Do không có căn bản nhân quả luân hồi nên mới thành phóng túng, quái quỷ, xa xỉ, tà vạy, không gì chẳng làm. Bản tâm của họ Trình, họ Châu thời ấy chính là [muốn] nhờ chuyện hủy Phật để bảo vệ đạo Nho, nhưng chẳng biết hủy Phật lại trở thành hủy Nho. Như hiện nay, Ngũ Kinh, Tứ Thư đã trở thành sách bị cấm đoán, trường học dù lớn hay nhỏ đều không cho học [những sách ấy]. Đấy là chứng cớ rõ ràng! Nho và Thích vốn cùng nguồn, [bọn Lý Học] cho là tâm tánh khác hẳn với thân hình, mưu tính diệt trừ tâm tánh nhưng thân hình bị diệt trước! Nếu hai ông ấy có thiêng, sẽ chẳng cho những gì chính mình đã nói là đúng, sẽ hối hận còn không kịp! Những lời lẽ ấy tợ hồ xa cách nhưng thật ra rất gần gũi, người đọc sách nếu không hiểu rõ ràng chỗ quan yếu này thì xem kinh Phật cũng sanh lòng tín ngưỡng, đọc những sách báng Phật bên Lý Học cũng sanh lòng tín ngưỡng, Lý và Dục đánh lộn trong cùng một tâm, tự lợi và lợi tha bị chướng ngại lớn lao! Do vậy, tôi nói đại lược mối tệ ấy, mong ông hãy suy xét thì những điều tương tự sẽ đều hiểu hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang Hậu Trạch tuổi đã sáu mươi lăm, muốn thờ ông Tăng chỉ biết cơm cháo làm thầy, nên đặt pháp danh [cho ông ta] là Đức Phù, nghĩa là: Dùng nhân quả báo ứng, tín nguyện niệm Phật để làm pháp tự giúp mình, giúp người, khiến cho hết thảy những người đồng hàng khi sống làm bậc thánh hiền, mất đi sanh về thế giới Cực Lạc. Ông Phương Trưởng Long, tên tự là Hàn Tuyền, dùng tấm lòng trong sạch không bon chen, cạnh tranh để nhuần thấm hết thảy nên có pháp danh là Đức Trạch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một chữ Chiến quan hệ rất sâu, ranh giới giữa lòng ham muốn của con người và thiên lý nếu chẳng tận lực chiến đấu thì lý bị lòng dục che lấp, khiến cho lý ắt bị ẩn, lòng ham muốn tỏ rõ vậy. Khổng Tử [nói] <I>"tứ thập [nhi] bất hoặc"</I> (bốn mươi tuổi không lầm lẫn) chính là [nói về] lúc lý thắng, dục bị khuất phục. <I>"Thất thập sở dục bất du củ"</I> (bảy mươi tuổi lòng ham muốn chẳng ra ngoài khuôn khổ) chính là thiên hạ thái bình, trọn không có chiến sự vậy! Khổng Tử nói: <I>"Ngã chiến tắc khắc"</I> (ta đánh trận ắt thắng). Khổng Tử suốt đời chưa hề nắm binh quyền, sao dám nói "ta đánh trận ắt thắng?" Đấy chính là ý chỉ nhỏ nhiệm của Khổng Tử nhằm dạy con người <I>"chế ngự ý niệm để thành thánh hiền"</I> vậy! Do vậy, đặt pháp danh là Đức Khắc. Thánh nhân rủ áo khoanh tay trị thiên hạ, điều cốt yếu chỉ là "vô dục". Vô dục thì không phải chiến đấu, có dục thì phải chiến đấu dài dài cho đến khi ta lẫn người đều chết hết, tấm lòng mới chịu nguội lạnh. Nếu không, ắt sẽ mong người khác chết để riêng ta còn sống, quyết chẳng nghĩ đến sự thảm khốc của chiến tranh để tạm ngừng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vu Bái Lâm nếu biết "pháp môn Tịnh Độ của đức Như Lai là trận mưa dầm cam lộ cho chúng sanh trong chín giới", có thể giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, tự hành, dạy người thì một người xướng, trăm người hòa, nhìn nhau [bắt chước nhau] làm lành đông đảo lắm. Vì thế, đặt cho [ông ta] pháp danh là Đức Lâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông nói [bản thân] là người ở trọ, sợ không có người kế thừa. Nay bốn người này chính là những người có quê quán ở đấy, hãy nên bảo họ đem pháp môn này truyền bá vĩnh viễn. Quang giúp cho ông một tay, đem bốn mươi đồng tiền hương kính<SUP><B>(98)</B></SUP> của bọn họ hoàn toàn dùng làm chi phí gởi sách khiến cho ông và bọn họ mỗi người có cái để bắt chước theo, chuyện tự hành, dạy người sẽ có căn cứ. Tôi sẽ liệt kê một danh sách [để gởi sách đi], phàm những bộ sách lớn và nghĩa lý sâu xa, hàm súc, bốn người [các ông] mỗi người giữ một phần; phàm những sách người thông thường cũng đọc được thì tùy tiện tặng cho người ta cũng như đem cho các tù nhân. Nhưng phải thiết tha dặn họ cung kính, chớ nên giống như người bình thường đọc các sách Nho trọn chẳng cung kính tí nào, ngõ hầu được lợi ích, chẳng đến nỗi chuốc lấy tội khinh nhờn, ô uế. Chuyện này hãy xem trong bài viết về "kính trọng sách, tiếc giấy chữ", ở đây không viết cặn kẽ.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Đã nhận được thư của ông và Huệ Tu v.v... từ trước, nhưng do Hoằng Hóa Xã nói: Có hai trăm cuốn Kỹ Lộ Chỉ Quy<SUP><B>(99)</B></SUP> (chỉ bảo đường rẽ) của ông Đức Khắc còn chưa gởi tới nên chưa viết thư trả lời. Ngày hôm qua, sách gởi ấy được gởi đến, Quang mục lực không đủ nên xem sơ qua hai ba bài, cảm thấy hay lắm bèn gắng sức xem ba bốn lần. Cả cuốn sách đều hay, nhưng có ba chỗ lầm lẫn, chẳng thể không nói rõ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang năm mươi tám, dòng tám và chín, <I>"Sức Chung Tân Lương, Hoằng Hóa Xã ở Tô Châu tặng đọc"</I>, đây là một cuốn sách nhỏ nên cũng không phiền cho lắm. Trang sáu mươi hai, hàng thứ hai: <I>"Các sách Khuyến Thế Bạch Thoại Văn, Sơ Cơ Tịnh Nghiệp Chỉ Nam, Di Đà Kinh Bạch Thoại Giải Thích, Sức Chung Tân Lương, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao v.v... Hoằng Hóa Xã ở Tô Châu đều tặng đọc"</I>. Những sách này đều tặng đọc thì chi phí in sách lấy đâu ra? Hiện nay người học Phật thật đông, nếu đều là tặng miễn phí thì ai chẳng muốn thỉnh? Sao không coi kỹ mà lưu thông theo giá vốn, cần thỉnh bao nhiêu thì giao cho bấy nhiêu. Lưu thông nửa giá hoặc tặng không sẽ bị hạn chế. Nếu đều là sách tặng xem thì đừng nói không có nguồn tiền để in sách, ngay cả thợ in sách và đóng sách không biết phải dùng đến bao nhiêu người mới giải quyết được chuyện này. Chuyện này do thầy Minh Đạo lo toan, Quang hoàn toàn chẳng cho chuyện lưu thông nửa giá hay hoàn toàn biếu tặng là đúng! Có người có học vấn nhưng tương đối khá giả, yêu cầu bao nhiêu bộ sách lớn ấy thì cũng chỉ tính nửa giá. Quyền biếu tặng là tại nơi ta, chứ không phải nơi người, tùy theo ý ta mà tặng. Nếu công khai mà còn có hạn chế, người ta không đọc kỹ thì cũng khó ứng phó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng đấy vẫn là chuyện thuộc về phương diện tiền bạc, nếu người ta trách móc, cũng có thể rút lại chương trình ấy, không đáng phải bận tâm! Chỉ có trang ba mươi hai, dòng tám và chín, <I>"từ Huệ Viễn Đại Sư đời Tấn cho đến gần đây nhất là Ấn Quang đại sư vẫn còn tại thế"</I>, mười hai chữ này tôi cảm thấy thật quá thất cách. Đức Khắc [viết như vậy] với dụng ý đề cao thầy, nhưng chẳng biết đã dựng [cái đích] cho mọi mũi tên cùng bắn vào. Mười hai chữ ấy nên đổi thành <I>"Từ Huệ Viễn đại sư đời Tấn cho đến Thiện Đạo, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích, Tỉnh Am, Triệt Ngộ</I> (Triệt Ngộ chính là ngài Mộng Đông, hiện thời ở An Huy có người tên Mộng Đông, cho nên chỉ dùng tên Triệt Ngộ) <i>đều là những vị có học vấn nhất"</I>. Quang là một ông Tăng tầm thường chỉ biết cơm cháo, dẫu biết lợi ích của pháp môn Tịnh Độ, sao lại có thể kể vào số những vị Tổ Sư trên đây! Vì chẳng biết do ông Đức Khắc tự viết, người hiện thời sẽ nói là ông ta làm theo ý Quang, người ta ắt sẽ cho Quang mạo nhận là bậc thông gia, muốn được kể ngang hàng với Sơ Tổ của Liên Tông thì Quang mắc tội lỗi về mặt nhân cách chẳng thể tưởng tượng được! May là nỗ lực xem hết cuốn sách, chứ nếu không, sẽ không có cách gì thâu thập được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhất cử nhất động của chúng ta đều giữ bổn phận, người ta sẽ không để ý hủy báng. Nếu có chút khí phận khoe khoang, tiếm vị, vượt phận thì không những kẻ thổi lông tìm vết sẽ đều cất giọng công kích, phê bình, mà ngay cả bậc quân tử đức dầy cũng sẽ vì chuyện này mà coi thường. Xin hãy bảo với Đức Khắc sửa đổi ba chỗ ấy, mà cũng không phải thêm nhiều dòng, chỉ là thêm vài chữ nơi dòng tám và chín trong trang ba mươi hai, bởi hàng kế tiếp còn có mười một chỗ trống. Sách này được lưu thông, thật sự có lợi ích lớn lao. Quang cũng không phải là người khách trọ lâu ngày trong cõi thế. Khi tôi mất rồi, phàm là đệ tử của tôi chỉ nên y theo lời dạy tu trì, đừng liên miên lan man, đem tôi là một bức tượng đất đi thếp vàng ròng, đấy là đem phàm lạm thánh, chính mình và Quang đều mắc tội lỗi. Hãy đọc những bức thư gởi cho Phan Đối Phù và Mã Khế Tây trong bộ Văn Sao.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(94) Vị này chính là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy của hòa thượng Tịnh Không. Theo Tuyết Lư Lão Nhân Sự Lược trong Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, cụ Lý Bỉnh Nam tên thật là Lý Diễm, tự là Bỉnh Nam, hiệu Tuyết Lư, pháp hiệu Đức Minh, biệt hiệu là Tuyết Tăng, hay Tuyết Tẩu, quê ở huyện Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(95) Tuẫn táng: Đây là một phong tục mê tín của cổ Trung Hoa, chôn người sống theo người chết để người chết có người hầu hạ, bảo vệ.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(96) Tử Xa là một họ rất cổ của đất Tần. Thời Tần Mục Công, có ba vị đại phu cùng được coi là hiền thần, cùng thuộc họ Tử Xa là Tử Xa Yểm Tức, Tử Xa Trọng Hành và Tử Xa Kiềm Hổ. Cả ba vị này đều bị vương thất nhà Tần hạ lệnh giết tuẫn táng theo Tần Mục Công.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(97) Tức Trình Di và Châu Hy, những người sáng lập ra Tống Nho, chủ trương Lý Học.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(98) Theo thông lệ, người xin quy y dâng lên vị thầy truyền giới một món tiền cúng dường gọi là "tiền hương kính" với ý nghĩa cúng cho thầy có tiền mua nhang đèn thờ Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(99) Kỹ Lộ Chỉ Quy là tác phẩm của ông Chiến Đức Khắc, được tổ Ấn Quang và cư sĩ Lý Bỉnh Nam cùng giám định. Nội dung biện định nên theo tôn giáo nào, vì sao nên học Phật, ai là người có thể học Phật, rồi nêu bật phương pháp tu học Phật pháp thiết yếu nhất chính là pháp môn Niệm Phật. Đồng thời nêu rõ cách thức hành trì pháp môn Niệm Phật và chuẩn bị cho việc lâm chung như thế nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>69. Thư trả lời tiên sinh Trịnh Quán Tịnh</B>
(năm Dân Quốc 20 - 1931 – đính kèm nguyên văn thư hỏi)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước kia con đọc bài văn "kính tiếc giấy chữ" [của lão pháp sư], văn từ, nghĩa lý chánh xác, quả thật là phương thuốc mầu nhiệm để cứu chữa thói tệ đương thời. Theo như trong bài Công Quá Cách của Văn Đế (Văn Xương Đế Quân) có nói: "Dùng giấy có chữ bọc kinh, lót mõ, [phạm] năm mươi lỗi". Trước kia, con gởi thư hỏi tiên sinh Nhiếp Vân Đài: "Nếu dùng giấy báo để tập luyện thư pháp, viết xong đốt đi, có mắc tội khinh nhờn hay chăng? Có nên dùng để bọc kinh điển hay không?" Tiên sinh lại dạy rằng: "Bỉ nhân cũng không tránh khỏi, nhưng cũng chẳng dám nói lời quyết đoán, xin hãy hỏi bậc cao tăng đại đức" v.v... Lại nữa, trước kia, cư sĩ Phạm Cổ Nông đã đáp lời hỏi của bỉ nhân như sau: "Kính tiếc giấy chữ thì dường như là đối với những văn tự trong báo chí, phải phân biệt xem có phải là kinh truyện của thánh hiền, có đáng để tôn trọng hay không v.v..." Những thứ giấy có chữ thông thường dùng để bao kinh sách, tập luyện thư pháp có được hay chăng? Kính xin lão pháp sư quyết đoán một lời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, trong bài Công Quá Cách của Văn Xương Đế Quân có nói: "Đưa con đi xuất gia phạm năm mươi lỗi", nhưng kinh Phật cực lực tán dương công đức xuất gia thù thắng. Do Văn Xương Đế Quân quy y, tin tưởng Tam Bảo, từng được Phật thọ ký, sao lại nói lời ấy rất mâu thuẫn với ý chỉ trong kinh như thế, cũng rất mong cầu lão pháp sư phán định.<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dùng giấy có chữ để bọc kinh hay lót mõ chẳng những là khinh nhờn giấy có chữ mà còn là khinh nhờn kinh điển, khinh nhờn đạo tràng! Ông là người đọc sách mà còn phải hỏi người khác chuyện này mấy lần ư? Dùng giấy báo để luyện viết chữ cũng không phải là không được, nhưng chớ nên viết bừa xóa loạn. Viết bừa xóa loạn sẽ trở thành thiếu ý thành kính. Ông Cổ Nông nói xét theo giá trị của chữ viết trên báo cũng gần hợp lẽ, nhưng ai dùng cái tâm ấy? Kinh truyện của thánh hiền đâu có chữ nào đặc biệt không dùng đến những chữ thông thường! Công Quá Cách nói <I>"đưa con em đi xuất gia mắc lỗi"</I> là nhằm ngăn ngừa thói tệ <I>"kẻ ác do ác tâm ruồng bỏ con em mà vẫn muốn được tiếng tốt"</I>, chứ không phải là chuyện cha - con, anh - em cùng phát Bồ Đề tâm đưa nhau đi xuất gia mà cũng bị tội. Tri kiến của ông hạn hẹp, chẳng hiểu biết viên dung, nên mỗi chuyện trong thế gian đều phải hỏi người khác nhiều lượt mà vẫn chẳng thể giải quyết được! Vì sao vậy? Do có Ngã Chấp. Tuy người khác đã giải mối nghi này cho ông, ông lại do lời giải thích mà sanh nghi, Ngã Chấp chẳng bỏ thì làm sao theo lời người ta cho được? Mấy câu nói ấy người hiểu rõ lý cố nhiên chẳng cần phải bận lòng suy tính, vì vốn đã tự hiểu rõ rồi. Nếu ông dùng tâm tư ấy để học Phật pháp thì suốt đời cũng chẳng thể vượt ra lối mòn tình tưởng phân biệt được!</P>
<span></span>