- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>120. Thư trả lời Huệ Không đại sư</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chiều hôm qua nhận được thư Sư, đối với chuyện Sư đến chùa Báo Quốc, Quang hoàn toàn quên khuấy. Đọc thư Sư gởi đến, thấy vẫn còn lấy tri kiến Tông Môn làm chủ, đối với pháp môn Tịnh Độ vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng! Do vậy, chỉ cầu tương ứng đến nỗi ma cảnh dấy lên. Pháp môn Niệm Phật dùng tín nguyện làm tiên phong. Nếu không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, đừng nói "không tương ứng chẳng thể vãng sanh", dù có tương ứng cũng chẳng thể quyết định vãng sanh được! Nhất tâm bất loạn và Niệm Phật tam-muội cũng chẳng dễ gì đạt được. Nếu có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa được tương ứng vẫn có thể vãng sanh, huống gì đã tương ứng! Sư chỉ biết cầu tương ứng, hơi có chút khí phận tương ứng, bèn sanh lòng hoan hỷ tán thán, đấy cũng là hiện tượng chẳng tương ứng, cho nên mới có tướng lạ lùng hiện ra! Người tu hành kỵ nhất là được chút ít đã cho là đủ. Được chút ít đã cho là đủ bèn sanh lòng thoái đọa, đấy là lý nhất định! Mong Sư chỉ nên nhất tâm niệm, đừng sanh nghi sợ "chẳng tương ứng sẽ không được vãng sanh!" Tất cả cảnh giới đều chẳng quan tâm đến, cũng chẳng cần biết người ta chết tốt đẹp hay khổ sở; ngoại trừ chuyện niệm Phật ra, chẳng để cho niệm thứ hai nào dấy lên. Có như vậy thì mới có thể đạt được lợi ích quyết định vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu quá sợ lúc chết gặp đủ mọi chướng ngại chẳng nên có; do vậy, bèn tính nhịn đói đả thất thì chuyện này nguy hiểm cùng cực. Ăn cơm no còn chưa thể tương ứng, đến lúc đói gần chết làm sao tương ứng cho được? Nếu cứ muốn nhịn đói đả thất, xin hãy xuống núi qua chỗ khác mà làm, Linh Nham nhất quyết chẳng chấp nhận biện pháp này. Sư hoàn toàn noi theo lối mòn vọng tưởng để cầu tương ứng. Nếu chịu buông toàn bộ hết thảy vọng tưởng xuống, ắt sẽ bệnh lành, thân yên. Dẫu tuổi thọ đã tận, cũng sẽ chánh niệm rỡ ràng, theo Phật vãng sanh. Người niệm Phật chẳng được có ý niệm [mong mỏi] đời kế tiếp, đời sau. Tâm vãng sanh của Sư còn chưa chuyên nhất thì chắc chắn sẽ không thể không thọ sanh trong lục đạo nơi thế giới này!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>121. Thư gởi cư sĩ Quách Phụ Đình</B>
(năm Dân Quốc 21 - 1932)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm qua nhận được thư, biết lệnh nghiêm đã về Tây trong ngày Hai Mươi Tám tháng trước, khôn ngăn cảm khái, than thở. Cố nhiên trong đời trước lệnh nghiêm đã có vun bồi, nên trong đời này tay trắng làm nên sự nghiệp, giàu có cự vạn, thọ quá tuổi "cổ hy" (bảy mươi), con cháu đầy nhà, bình sinh ưa làm lành không mệt mỏi, hộ trì Tam Bảo. Nếu có tín nguyện sẽ vãng sanh Tây Phương. Nếu không có tín nguyện, chắc sẽ sanh lên trời, hoặc sanh trong nhà đại phú quý cõi nhân gian để hưởng đại phước. Nhưng phước thế gian chẳng thường hằng, hãy nên bảo các hiếu quyến đều cùng nhau chí tâm niệm Phật, để mong cụ chưa được vãng sanh liền được vãng sanh, đã vãng sanh sẽ tăng cao phẩm vị, đấy mới là lòng hiếu có ích. Ai nấy hãy nên bớt đau thương niệm Phật, đừng học theo người đời chỉ cốt sướng tai khoái mắt người khác, chẳng màng thần thức của cha mẹ có được lợi ích hay chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hơn nữa, lúc lệnh nghiêm còn sống đã tin vào Phật pháp, nay ma chay cho cụ, theo đúng lý, hãy nên thuận theo chí của cụ lúc sinh tiền, nhất loạt đừng dùng đồ mặn. Phàm tế thần, cúng linh, đãi khách đều dùng món chay, điều này đem so với phóng sanh, công đức càng lớn hơn. Nếu chẳng dùng đồ chay thì xong đám tang này, số lượng sanh mạng bị giết quá nhiều. Nỡ nào vì bọn ta thể hiện lòng hiếu mà khiến cho cha mẹ ta phải kết sát nghiệp với vô số sanh mạng ấy?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm Dân Quốc 13 (1924), tiên sinh Châu Ngọc Sơn mất (vị này từng làm Tổng Đốc Lưỡng Giang), con ông là Tập Chi quen biết với Quang, gởi cho Quang một tờ cáo phó. Quang khuyên đừng dùng đồ mặn. Do ông ta là quan chức có tiếng tăm rất lớn, nếu dùng đồ mặn sẽ chẳng tránh khỏi "làm cho cha nở mày nở mặt lại hóa thành gây lụy cho cha!" Thư Quang gởi đến, ông Tập Chi chẳng quyết đoán, bảo những người lo việc bàn bạc. Những kẻ lo việc toàn là bọn tham ăn tục uống, đều chẳng tán thành dùng món chay. Thiết lễ điếu tang tại Thiên Tân, [khách viếng tang] ngồi hơn bốn ngàn bàn. Năm sau, rước linh về đất Hoàn (An Huy): Đến Nam Kinh làm lễ điếu tang, tới Vu Hồ (thuộc tỉnh An Huy) lại làm lễ điếu tang, về đến nhà lại thiết lễ điếu tang. Con cháu dòng trưởng làm lễ điếu tang tại Dương Châu. Chỉ năm lần thiết lễ điếu tang này, những sanh mạng bị giết đã chẳng thể tính nổi số. Chôn cất xong, trở về Thiên Tân, có kẻ cầu cơ, tiên sinh Ngọc Sơn giáng đàn, đau đớn oán hận người nhà dùng đồ mặn, nói công đức thuở làm quan khi còn sống đã bị tiêu diệt hết mà vẫn chưa đủ [để bù đắp cái tội ấy]!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tập Chi quá sức hối hận nhưng không làm sao được, muốn lập một đại tùng lâm tại Thiên Tân để chuộc lỗi. Đã chọn được cuộc đất thỏa đáng rồi, gặp phải cuộc chiến ở Phụng Thiên - Trực Lệ<SUP><B>(200)</B></SUP> nổ ra, vẫn chưa thực hiện được, chỉ tìm cách kết những duyên nho nhỏ, ngõ hầu người lui tới có chỗ nghỉ ngơi mà thôi. Lệnh nghiêm khá có duyên với Quang, cư sĩ cũng có duyên với Quang. Trong lúc này, Quang chẳng vì cư sĩ nói chuyện lợi - hại này thì là thiếu sót tình bè bạn. Sợ cư sĩ có thể nghĩ là chuyện không quan trọng, khẩn yếu, nên dẫn đầy đủ chuyện của Châu Tập Chi để chứng minh. Đối với chuyện làm Phật sự, hãy nên coi niệm Phật là bậc nhất; những chuyện khác đều là bày vẽ bề ngoài cho dễ coi mà thôi. Trong khóa tụng sớm - tối, Quang đọc tên của lệnh nghiêm để hồi hướng trong hai mươi mốt ngày. Do đối với bạn thân thiết, Quang đều một mực chẳng làm theo lễ nghi thế tục, chỉ dùng niệm Phật để hồi hướng nhằm biểu lộ tình bạn mà thôi! (Cầu cơ là tác dụng của linh quỷ, trong ấy có khi là thật, nhưng Quang chẳng tán thành cầu cơ, xin đừng hiểu lầm)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(200) Cuộc chiến Phụng Thiên Trực Lệ xảy ra hai lần, sử thường gọi là Phụng Trực Chiến Sự, hoặc Trực Phụng Chiến Tranh. Lần thứ nhất kéo dài từ ngày Hai Mươi Tám tháng Tư đến ngày Năm tháng Năm năm 1922. Phe Tôn Trung Sơn liên minh với các quân phiệt Đoàn Kỳ Thụy và Trương Tác Sâm tại Phụng Thiên để triệt hạ thế lực của phe quân phiệt Tào Côn, Ngô Bội Phu tại Trực Lệ. Cuộc chiến rất khốc liệt vì phe Tào Côn có đến bảy sư đoàn, năm lữ đoàn. Hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, phải nhờ các giáo sĩ Tây Phương làm trung gian điều đình ngưng chiến. Lần thứ hai xảy ra vào ngày Mười Lăm tháng Chín đến ngày mồng Ba tháng Mười Một năm 1924, Trương Tác Sâm đem năm mươi vạn quân từ Phụng Thiên kéo sang Trực Lệ rửa hận bại trận lần trước. Hai bên giao tranh khốc liệt tại Sơn Hải Quan. Tổn thất nhân mạng, tài lực trong lần thứ hai gần gấp đôi lần thứ nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>122. Thư trả lời cư sĩ Trác Nhân</B>
(năm Dân Quốc 16 - 1927)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhận được thư khôn ngăn mừng rỡ, an ủi. Tự phản tỉnh được như thế thì trong đời này, thật hiếm mấy ai! Nếu có thể thẳng tiến chẳng lùi thì cái đạo của lệnh nghiêm, đạo của Khổng - Mạnh, đạo của Phật, của Tổ, đều có thể đích thân thật sự chứng được. Nhưng đối với đồ ngọt, giòn, béo, nồng vẫn chưa thể buông xuống được, nếu ước theo lý luận bên Nho, vẫn chưa là chuyện khẩn yếu lớn lao; nhưng nếu ước theo lý luận nhà Phật, đấy chính là làm ác, chứ chẳng phải chỉ là ý ác! Năm Dân Quốc thứ 10 (1921), Quang đến Nam Kinh, ông Ngụy Mai Tôn (làm quan Hàn Lâm, lúc ấy đã sáu mươi tuổi) nói với Quang: "Đối với Phật pháp, tôi cũng tin tưởng, cũng chịu niệm Phật, sách Văn Sao của Sư tôi cũng đã đọc rồi, nhưng ăn chay chưa được!" Quang nói: "Người phú quý khó quên tập khí, ông muốn ăn chay xin hãy đọc kỹ bài Sớ Quyên Mộ Lập Ao Phóng Sanh tại Nam Tầm, hãy đọc nhiều lượt sẽ tự có thể không ăn thịt". Nói lời ấy vào ngày Mười Hai tháng Tám, đến tháng Mười là ngày sinh nhật sáu mươi tuổi của ông ta, sợ thương tổn tình cảm người khác, ông qua Kim Sơn dự sinh nhật, về nhà liền ăn chay trường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm sau, lại đề xướng mở chùa Pháp Vân làm đạo tràng niệm Phật phóng sanh, nay ông ta đã sáu mươi sáu tuổi rồi, nhưng đối với sự nghiệp từ thiện chẳng hề tiếc tinh thần, cực lực đề xướng, như lập Viện Mồ Côi, như thí cháo mỗi năm, như trong hai năm gần đây, chiến sự phát sanh, ông đã thâu gom những người già cả, yếu đuối, phụ nữ về nuôi trong chùa Pháp Vân, dựng mấy chục gian chái cho họ ở, nấu cháo cho họ [ăn]. Chiến sự kết thúc, tùy theo họ ở xa hay gần mà cấp lộ phí để họ quay về. Lần đầu là hơn một ngàn người, lần sau là hơn hai ngàn người. Mỗi ngày ăn cháo xong, dạy họ ai nấy niệm Phật và niệm Quán Âm. Ba bốn lần giao tranh, trọn không có một ai bị thương, chẳng một ai đổ bệnh, cũng có thể gọi là khó có!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các hạ đang độ tráng niên, lại có chí lớn, có thể tự phản tỉnh suy xét, tự trách lỗi. Nếu có thể tự cường chẳng ngơi thì sống sẽ dự vào bậc thánh, mất sẽ lên cõi Như Lai là điều chắc chắn! Đừng coi đạt được điều nhỏ là đủ, đừng nghĩ lỗi nhỏ không ăn nhằm gì! Đừng coi "tự tánh Di Đà" là rốt ráo, rồi chẳng niệm đức Phật Di Đà ở Tây Phương, đừng chỉ cầu đức Phật thầm gia hộ rồi đối với đức Phật do chính mình cảm được trong tâm chẳng sốt sắng tu hành, thì đối với chuyện đạt được ba mối đạo như Quang đã nói đó (tức đạo của cha, đạo của Khổng Mạnh và đạo của Phật, của Tổ), xin chúc mừng các hạ trước! Hơn nữa, thời thế hiện nay đã bại hoại đến cùng cực, nguyên do là vì chẳng biết nhân quả báo ứng và giáo dục trong gia đình. Muốn vãn hồi thì hãy nên chú trọng hai pháp này, nhưng giáo dục trong gia đình cần phải chú trọng nhất vào nhân quả báo ứng, vì nhân quả báo ứng có thể chế ngự được lòng người. Ngoại trừ cách này ra, thực hiện bằng bất cứ cách nào đều là hết thuốc chữa, vì tâm chẳng thay đổi thành tốt lành thì một pháp vừa lập, trăm điều tệ chen chúc nhau nẩy sanh!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>123. Thư trả lời cư sĩ Trần Huệ Tân</B>
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Công khóa tu trì hãy tùy cơ mà lập, càng đơn giản càng hay. Nếu đều là những người tu lâu thì chẳng ngại gì y theo Thiền Môn Nhật Tụng mà niệm. Nếu nhiều kẻ sơ tâm thì bất luận sáng hay tối đều có thể niệm kinh A Di Đà, chú Vãng Sanh, rồi niệm Phật. Sáng tối đều như vậy, trong ban ngày niệm như vậy cũng được. Nếu không niệm kinh chú thì có thể bắt đầu bằng kệ tán Phật cũng được. Phải biết: Tất cả công khóa đều lấy niệm Phật làm chủ, kinh chú là khách! Biết nghĩa này rồi, lại phải căn cứ theo khả năng của thành viên trong Cư Sĩ Lâm để lượng định sao cho thích nghi, chứ Quang làm sao có thể định riêng một chương trình để mọi người đều dựa theo được? Tùng lâm trong thiên hạ đều chiếu theo Thiền Môn Nhật Tụng, nhưng chùa Tây Phương thuộc xã Từ Khê, [thành phố] Văn Khê, sáng tối đều niệm kinh Di Đà; do vậy, chớ nên luận định một cách chấp trước!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều không thể chỉ có chút ít mà phải [hết sức] khuếch trương chính là tông chỉ gồm ba món Tín - Nguyện - Hạnh. Nếu dùng cách tham cứu của nhà Thiền <I>"người niệm Phật là ai?"</I> thì chính là tham Thiền cầu khai ngộ, hoàn toàn đánh mất tông chỉ Tịnh Tông. Điều này quan hệ lớn nhất, quan trọng nhất. Con người thường hay mạo danh Thiền Tịnh Song Tu, nhưng tận lực chú trọng tham cứu sẽ đạt được lợi ích hữu hạn (niệm đến chỗ cùng cực cũng sẽ khai ngộ), đánh mất lợi ích vô cùng, vì chẳng chú trọng tín nguyện cầu sanh sẽ chẳng thể cảm ứng đạo giao cùng Phật. Dẫu có đích thân thấy được "người niệm Phật là ai" cũng khó được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương, vì không có cái tâm tín nguyện cầu sanh! Lại chưa đoạn Phiền Hoặc nên chẳng thể cậy vào tự lực để liễu sanh thoát tử. Kẻ ưa ăn nói lớn lối đều do chẳng biết nghĩa này. Pháp môn Tịnh Độ vượt trỗi hết thảy các pháp môn ở chỗ cậy vào Phật lực; những pháp môn khác đều cậy vào tự lực. Tự lực há có thể sánh cùng Phật lực mà luận ư? Đấy chính là một mấu chốt quan trọng nhất trong pháp môn Tịnh Độ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>124. Thư trả lời cư sĩ Tống Đức Trung hỏi đốt kinh là công hay tội</B>
(năm Dân Quốc 20 – 1932. Đính kèm nguyên thư)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Trong mục lục sách vở của Phật Kinh Lưu Thông Xứ của Thượng Hải Công Đức Lâm, nơi trang tám mươi ba có nói đến tám công dụng của việc thiêu kinh Kim Cang viết bằng chữ son. Đức Trung cho rằng những hành vi được nói trong hạng mục này trái nghịch ý chỉ đức Phật, công ít, tội nhiều, kính thỉnh đại sư giải thích</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh Phật trọng nơi thọ trì, chưa từng nghe dạy đem đốt đi! Dù bảo là đốt đi sẽ có ích cho cô hồn và cho người đã khuất đang được cầu siêu, vẫn là chuyện công chẳng bù được lỗi, huống hồ là vô ích! Vì sao nói như vậy? Phàm những kẻ thiêu kinh phần nhiều đều thiêu trong dụng cụ để đốt giấy vàng mã, tro ấy lại đem bán lẫn với tro giấy vàng mã. Những kẻ mua tro đó đem về, gạt bỏ sạch hết tro giấy đi, chỉ giữ lại tro vàng mã. Như vậy thì tro kinh chẳng thể không bị quăng vào rác rưởi hay sao? Có ai chịu phí công lập riêng một đồ đựng, phía dưới lót giấy thiếc, đặt kinh vào giữa, phía trên lại bịt những tờ giấy thiếc. Đốt giấy thiếc, kinh sẽ cháy theo, do phía trên có bọc giấy thiếc nên tro kinh chẳng đến nỗi bay lung tung ra ngoài. Đợi đến khi cháy hết, đã nguội rồi, hốt tro ấy bỏ vào trong túi vải mới, bỏ thêm cát sạch hoặc đá sạch vào trong, may miệng túi lại. Nếu có thân hữu hết sức đáng tin cậy đem ra biển, hoặc đem ra sông lớn, tới chỗ sâu nhất gieo xuống thì chẳng mắc lỗi khinh nhờn. Nếu chiếu theo cách đốt vàng mã bình thường, rồi lại còn bán tro giấy, tôi sợ rằng mắc tội vô lượng, công chẳng được mấy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phàm làm các Phật sự đều phải làm bằng lòng thành kính thì mới có sự cảm thông. Những kẻ thiêu kinh kia chỉ biết thiêu mà thôi, có bao giờ nghĩ đến chuyện này? Các kinh Đại Thừa đều khen ngợi công đức biên chép, thọ trì, đọc tụng, chẳng hề nghe khen ngợi thiêu kinh có công đức! Nếu thật sự có công đức, vẫn chẳng nên duy trì phong tục này; vì rất có thể là kẻ vô tri hiểu lầm sẽ chú trọng thiêu kinh, chẳng chú trọng thọ trì! Kinh Kim Cang đã thiêu được, lẽ nào các kinh Đại Thừa khác chẳng thể thiêu được? Kẻ giàu có nhưng vô tri ắt sẽ tạo nghiệp thiêu kinh vô cùng vậy! Chuyện này Bất Huệ hoàn toàn chẳng tán thành, tuy nghe người ta nói có đại cảm ứng, vẫn chẳng thốt ra một tiếng nào tán dương, bởi sợ tạo thành mối tệ vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế gian thường hay đem chú Vãng Sanh viết thành hình tròn, đem khắc rồi in ra, đặt tên là Vãng Sanh Tiền, lắm kẻ đem thiêu [tiền ấy] thí cho cô hồn. Năm Quang Tự mười sáu (1890), tại chùa Long Tuyền ở Bắc Kinh, vào buổi sáng sớm Quang ra ngoài cửa tam quan, thấy trong đống tro giấy và tro vàng bạc của lễ Phóng Diệm Khẩu hồi đêm có một xấp giấy Vãng Sanh Tiền dày hai tấc chỉ cháy một nửa. Nếu tôi không thấy thì người hầu quét dọn, sợ rằng cũng bị quét vào đống rác luôn! Do vậy, biết được rằng: Cái lỗi thiêu chú ấy không chỗ nào chẳng có! Có vị Tăng phóng Mông Sơn, dùng ngân phiếu và tiền giấy kẹp tiền Vãng Sanh vào trong, xếp thành hình một đầu to đầu nhỏ, đợi đến khi Xuất Sanh<SUP><B>(201)</B></SUP> sẽ đốt. [Khi lửa cháy] gần tới tay sẽ quăng xuống đất. Trong ấy thường có chữ chưa cháy hết. Dù cháy hết, tro ấy hoàn toàn bị quăng xuống đất, há không có lỗi hay sao? Đây chính là điều chính mắt Bất Huệ trông thấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, biết rằng: <I>"Một pháp đã lập, trăm mối tệ chen chúc nẩy sanh"</I> chính là lời chân thật vậy! Phàm mọi chuyện phải lo sao cho lâu ngày về sau chẳng có điều tệ thì mới tốt lành, thỏa đáng được. Thiêu kinh dẫu có công đức, chỉ sợ do kẻ chẳng cẩn thận lo liệu thì chuyện công đức đâm ra thành chuyện tội lỗi, huống chi chưa chắc đã thật sự có công đức ư? Bất Huệ hiểu biết như thế đó. Đối với bậc đại thông gia thì hết thảy vô ngại, pháp nào cũng viên thông, chứ đối với cái trí hèn kém, thấy biết nhỏ nhoi của Bất Huệ thì chẳng thể nào như vậy được. Những gì Bất Huệ nói chỉ là ước theo phân lượng của Bất Huệ để làm chuẩn mà thôi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(201) Xuất Sanh là một thuật ngữ thường dùng trong Thiền Lâm: Khi chúng tăng đến trai đường dùng bữa, vị Đường Chủ hoặc Trụ Trì sẽ lấy ra một ít cơm (gọi là "sanh phạn") từ chén của mình bỏ vào một đồ đựng riêng (gọi là Xuất Sanh Đài hay Sanh Đài) để thí cho Đại Bằng Kim Xí Điểu, chúng quỷ thần Khoáng Dã, Ha Lợi Đế Quỷ Tử Mẫu v.v... Chữ "sanh phạn" ngụ ý cơm này dùng để nuôi mạng sống của chúng quỷ thần; do vậy, mới có từ ngữ Xuất Sanh. Vị thị giả sẽ mang cơm ấy ra phía ngoài trai đường, đặt nơi đất sạch, trong bóng râm, đọc kệ Xuất Thực. Sở dĩ phải thí thực cho chúng quỷ thần vì khi đức Phật hàng phục quỷ Khoáng Dã, Quỷ Tử Mẫu, đã khuyên các loại quỷ thần ấy không nên ăn máu thịt chúng sanh nữa, và hứa khi nào Phật pháp còn tồn tại, Tăng chúng sẽ hằng ngày cúng dường thực phẩm cho họ được no đủ. Không hiểu vì lý do gì, Phật giáo Trung Hoa, nhất là tại Hoa Nam, lại thêm vào chuyện đốt giấy tiền vàng bạc mỗi khi Xuất Sanh.</P>
<span></span>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>120. Thư trả lời Huệ Không đại sư</B>
(năm Dân Quốc 25 - 1936)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chiều hôm qua nhận được thư Sư, đối với chuyện Sư đến chùa Báo Quốc, Quang hoàn toàn quên khuấy. Đọc thư Sư gởi đến, thấy vẫn còn lấy tri kiến Tông Môn làm chủ, đối với pháp môn Tịnh Độ vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng! Do vậy, chỉ cầu tương ứng đến nỗi ma cảnh dấy lên. Pháp môn Niệm Phật dùng tín nguyện làm tiên phong. Nếu không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, đừng nói "không tương ứng chẳng thể vãng sanh", dù có tương ứng cũng chẳng thể quyết định vãng sanh được! Nhất tâm bất loạn và Niệm Phật tam-muội cũng chẳng dễ gì đạt được. Nếu có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa được tương ứng vẫn có thể vãng sanh, huống gì đã tương ứng! Sư chỉ biết cầu tương ứng, hơi có chút khí phận tương ứng, bèn sanh lòng hoan hỷ tán thán, đấy cũng là hiện tượng chẳng tương ứng, cho nên mới có tướng lạ lùng hiện ra! Người tu hành kỵ nhất là được chút ít đã cho là đủ. Được chút ít đã cho là đủ bèn sanh lòng thoái đọa, đấy là lý nhất định! Mong Sư chỉ nên nhất tâm niệm, đừng sanh nghi sợ "chẳng tương ứng sẽ không được vãng sanh!" Tất cả cảnh giới đều chẳng quan tâm đến, cũng chẳng cần biết người ta chết tốt đẹp hay khổ sở; ngoại trừ chuyện niệm Phật ra, chẳng để cho niệm thứ hai nào dấy lên. Có như vậy thì mới có thể đạt được lợi ích quyết định vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu quá sợ lúc chết gặp đủ mọi chướng ngại chẳng nên có; do vậy, bèn tính nhịn đói đả thất thì chuyện này nguy hiểm cùng cực. Ăn cơm no còn chưa thể tương ứng, đến lúc đói gần chết làm sao tương ứng cho được? Nếu cứ muốn nhịn đói đả thất, xin hãy xuống núi qua chỗ khác mà làm, Linh Nham nhất quyết chẳng chấp nhận biện pháp này. Sư hoàn toàn noi theo lối mòn vọng tưởng để cầu tương ứng. Nếu chịu buông toàn bộ hết thảy vọng tưởng xuống, ắt sẽ bệnh lành, thân yên. Dẫu tuổi thọ đã tận, cũng sẽ chánh niệm rỡ ràng, theo Phật vãng sanh. Người niệm Phật chẳng được có ý niệm [mong mỏi] đời kế tiếp, đời sau. Tâm vãng sanh của Sư còn chưa chuyên nhất thì chắc chắn sẽ không thể không thọ sanh trong lục đạo nơi thế giới này!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>121. Thư gởi cư sĩ Quách Phụ Đình</B>
(năm Dân Quốc 21 - 1932)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm qua nhận được thư, biết lệnh nghiêm đã về Tây trong ngày Hai Mươi Tám tháng trước, khôn ngăn cảm khái, than thở. Cố nhiên trong đời trước lệnh nghiêm đã có vun bồi, nên trong đời này tay trắng làm nên sự nghiệp, giàu có cự vạn, thọ quá tuổi "cổ hy" (bảy mươi), con cháu đầy nhà, bình sinh ưa làm lành không mệt mỏi, hộ trì Tam Bảo. Nếu có tín nguyện sẽ vãng sanh Tây Phương. Nếu không có tín nguyện, chắc sẽ sanh lên trời, hoặc sanh trong nhà đại phú quý cõi nhân gian để hưởng đại phước. Nhưng phước thế gian chẳng thường hằng, hãy nên bảo các hiếu quyến đều cùng nhau chí tâm niệm Phật, để mong cụ chưa được vãng sanh liền được vãng sanh, đã vãng sanh sẽ tăng cao phẩm vị, đấy mới là lòng hiếu có ích. Ai nấy hãy nên bớt đau thương niệm Phật, đừng học theo người đời chỉ cốt sướng tai khoái mắt người khác, chẳng màng thần thức của cha mẹ có được lợi ích hay chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hơn nữa, lúc lệnh nghiêm còn sống đã tin vào Phật pháp, nay ma chay cho cụ, theo đúng lý, hãy nên thuận theo chí của cụ lúc sinh tiền, nhất loạt đừng dùng đồ mặn. Phàm tế thần, cúng linh, đãi khách đều dùng món chay, điều này đem so với phóng sanh, công đức càng lớn hơn. Nếu chẳng dùng đồ chay thì xong đám tang này, số lượng sanh mạng bị giết quá nhiều. Nỡ nào vì bọn ta thể hiện lòng hiếu mà khiến cho cha mẹ ta phải kết sát nghiệp với vô số sanh mạng ấy?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm Dân Quốc 13 (1924), tiên sinh Châu Ngọc Sơn mất (vị này từng làm Tổng Đốc Lưỡng Giang), con ông là Tập Chi quen biết với Quang, gởi cho Quang một tờ cáo phó. Quang khuyên đừng dùng đồ mặn. Do ông ta là quan chức có tiếng tăm rất lớn, nếu dùng đồ mặn sẽ chẳng tránh khỏi "làm cho cha nở mày nở mặt lại hóa thành gây lụy cho cha!" Thư Quang gởi đến, ông Tập Chi chẳng quyết đoán, bảo những người lo việc bàn bạc. Những kẻ lo việc toàn là bọn tham ăn tục uống, đều chẳng tán thành dùng món chay. Thiết lễ điếu tang tại Thiên Tân, [khách viếng tang] ngồi hơn bốn ngàn bàn. Năm sau, rước linh về đất Hoàn (An Huy): Đến Nam Kinh làm lễ điếu tang, tới Vu Hồ (thuộc tỉnh An Huy) lại làm lễ điếu tang, về đến nhà lại thiết lễ điếu tang. Con cháu dòng trưởng làm lễ điếu tang tại Dương Châu. Chỉ năm lần thiết lễ điếu tang này, những sanh mạng bị giết đã chẳng thể tính nổi số. Chôn cất xong, trở về Thiên Tân, có kẻ cầu cơ, tiên sinh Ngọc Sơn giáng đàn, đau đớn oán hận người nhà dùng đồ mặn, nói công đức thuở làm quan khi còn sống đã bị tiêu diệt hết mà vẫn chưa đủ [để bù đắp cái tội ấy]!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tập Chi quá sức hối hận nhưng không làm sao được, muốn lập một đại tùng lâm tại Thiên Tân để chuộc lỗi. Đã chọn được cuộc đất thỏa đáng rồi, gặp phải cuộc chiến ở Phụng Thiên - Trực Lệ<SUP><B>(200)</B></SUP> nổ ra, vẫn chưa thực hiện được, chỉ tìm cách kết những duyên nho nhỏ, ngõ hầu người lui tới có chỗ nghỉ ngơi mà thôi. Lệnh nghiêm khá có duyên với Quang, cư sĩ cũng có duyên với Quang. Trong lúc này, Quang chẳng vì cư sĩ nói chuyện lợi - hại này thì là thiếu sót tình bè bạn. Sợ cư sĩ có thể nghĩ là chuyện không quan trọng, khẩn yếu, nên dẫn đầy đủ chuyện của Châu Tập Chi để chứng minh. Đối với chuyện làm Phật sự, hãy nên coi niệm Phật là bậc nhất; những chuyện khác đều là bày vẽ bề ngoài cho dễ coi mà thôi. Trong khóa tụng sớm - tối, Quang đọc tên của lệnh nghiêm để hồi hướng trong hai mươi mốt ngày. Do đối với bạn thân thiết, Quang đều một mực chẳng làm theo lễ nghi thế tục, chỉ dùng niệm Phật để hồi hướng nhằm biểu lộ tình bạn mà thôi! (Cầu cơ là tác dụng của linh quỷ, trong ấy có khi là thật, nhưng Quang chẳng tán thành cầu cơ, xin đừng hiểu lầm)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(200) Cuộc chiến Phụng Thiên Trực Lệ xảy ra hai lần, sử thường gọi là Phụng Trực Chiến Sự, hoặc Trực Phụng Chiến Tranh. Lần thứ nhất kéo dài từ ngày Hai Mươi Tám tháng Tư đến ngày Năm tháng Năm năm 1922. Phe Tôn Trung Sơn liên minh với các quân phiệt Đoàn Kỳ Thụy và Trương Tác Sâm tại Phụng Thiên để triệt hạ thế lực của phe quân phiệt Tào Côn, Ngô Bội Phu tại Trực Lệ. Cuộc chiến rất khốc liệt vì phe Tào Côn có đến bảy sư đoàn, năm lữ đoàn. Hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, phải nhờ các giáo sĩ Tây Phương làm trung gian điều đình ngưng chiến. Lần thứ hai xảy ra vào ngày Mười Lăm tháng Chín đến ngày mồng Ba tháng Mười Một năm 1924, Trương Tác Sâm đem năm mươi vạn quân từ Phụng Thiên kéo sang Trực Lệ rửa hận bại trận lần trước. Hai bên giao tranh khốc liệt tại Sơn Hải Quan. Tổn thất nhân mạng, tài lực trong lần thứ hai gần gấp đôi lần thứ nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>122. Thư trả lời cư sĩ Trác Nhân</B>
(năm Dân Quốc 16 - 1927)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhận được thư khôn ngăn mừng rỡ, an ủi. Tự phản tỉnh được như thế thì trong đời này, thật hiếm mấy ai! Nếu có thể thẳng tiến chẳng lùi thì cái đạo của lệnh nghiêm, đạo của Khổng - Mạnh, đạo của Phật, của Tổ, đều có thể đích thân thật sự chứng được. Nhưng đối với đồ ngọt, giòn, béo, nồng vẫn chưa thể buông xuống được, nếu ước theo lý luận bên Nho, vẫn chưa là chuyện khẩn yếu lớn lao; nhưng nếu ước theo lý luận nhà Phật, đấy chính là làm ác, chứ chẳng phải chỉ là ý ác! Năm Dân Quốc thứ 10 (1921), Quang đến Nam Kinh, ông Ngụy Mai Tôn (làm quan Hàn Lâm, lúc ấy đã sáu mươi tuổi) nói với Quang: "Đối với Phật pháp, tôi cũng tin tưởng, cũng chịu niệm Phật, sách Văn Sao của Sư tôi cũng đã đọc rồi, nhưng ăn chay chưa được!" Quang nói: "Người phú quý khó quên tập khí, ông muốn ăn chay xin hãy đọc kỹ bài Sớ Quyên Mộ Lập Ao Phóng Sanh tại Nam Tầm, hãy đọc nhiều lượt sẽ tự có thể không ăn thịt". Nói lời ấy vào ngày Mười Hai tháng Tám, đến tháng Mười là ngày sinh nhật sáu mươi tuổi của ông ta, sợ thương tổn tình cảm người khác, ông qua Kim Sơn dự sinh nhật, về nhà liền ăn chay trường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm sau, lại đề xướng mở chùa Pháp Vân làm đạo tràng niệm Phật phóng sanh, nay ông ta đã sáu mươi sáu tuổi rồi, nhưng đối với sự nghiệp từ thiện chẳng hề tiếc tinh thần, cực lực đề xướng, như lập Viện Mồ Côi, như thí cháo mỗi năm, như trong hai năm gần đây, chiến sự phát sanh, ông đã thâu gom những người già cả, yếu đuối, phụ nữ về nuôi trong chùa Pháp Vân, dựng mấy chục gian chái cho họ ở, nấu cháo cho họ [ăn]. Chiến sự kết thúc, tùy theo họ ở xa hay gần mà cấp lộ phí để họ quay về. Lần đầu là hơn một ngàn người, lần sau là hơn hai ngàn người. Mỗi ngày ăn cháo xong, dạy họ ai nấy niệm Phật và niệm Quán Âm. Ba bốn lần giao tranh, trọn không có một ai bị thương, chẳng một ai đổ bệnh, cũng có thể gọi là khó có!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các hạ đang độ tráng niên, lại có chí lớn, có thể tự phản tỉnh suy xét, tự trách lỗi. Nếu có thể tự cường chẳng ngơi thì sống sẽ dự vào bậc thánh, mất sẽ lên cõi Như Lai là điều chắc chắn! Đừng coi đạt được điều nhỏ là đủ, đừng nghĩ lỗi nhỏ không ăn nhằm gì! Đừng coi "tự tánh Di Đà" là rốt ráo, rồi chẳng niệm đức Phật Di Đà ở Tây Phương, đừng chỉ cầu đức Phật thầm gia hộ rồi đối với đức Phật do chính mình cảm được trong tâm chẳng sốt sắng tu hành, thì đối với chuyện đạt được ba mối đạo như Quang đã nói đó (tức đạo của cha, đạo của Khổng Mạnh và đạo của Phật, của Tổ), xin chúc mừng các hạ trước! Hơn nữa, thời thế hiện nay đã bại hoại đến cùng cực, nguyên do là vì chẳng biết nhân quả báo ứng và giáo dục trong gia đình. Muốn vãn hồi thì hãy nên chú trọng hai pháp này, nhưng giáo dục trong gia đình cần phải chú trọng nhất vào nhân quả báo ứng, vì nhân quả báo ứng có thể chế ngự được lòng người. Ngoại trừ cách này ra, thực hiện bằng bất cứ cách nào đều là hết thuốc chữa, vì tâm chẳng thay đổi thành tốt lành thì một pháp vừa lập, trăm điều tệ chen chúc nhau nẩy sanh!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>123. Thư trả lời cư sĩ Trần Huệ Tân</B>
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Công khóa tu trì hãy tùy cơ mà lập, càng đơn giản càng hay. Nếu đều là những người tu lâu thì chẳng ngại gì y theo Thiền Môn Nhật Tụng mà niệm. Nếu nhiều kẻ sơ tâm thì bất luận sáng hay tối đều có thể niệm kinh A Di Đà, chú Vãng Sanh, rồi niệm Phật. Sáng tối đều như vậy, trong ban ngày niệm như vậy cũng được. Nếu không niệm kinh chú thì có thể bắt đầu bằng kệ tán Phật cũng được. Phải biết: Tất cả công khóa đều lấy niệm Phật làm chủ, kinh chú là khách! Biết nghĩa này rồi, lại phải căn cứ theo khả năng của thành viên trong Cư Sĩ Lâm để lượng định sao cho thích nghi, chứ Quang làm sao có thể định riêng một chương trình để mọi người đều dựa theo được? Tùng lâm trong thiên hạ đều chiếu theo Thiền Môn Nhật Tụng, nhưng chùa Tây Phương thuộc xã Từ Khê, [thành phố] Văn Khê, sáng tối đều niệm kinh Di Đà; do vậy, chớ nên luận định một cách chấp trước!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều không thể chỉ có chút ít mà phải [hết sức] khuếch trương chính là tông chỉ gồm ba món Tín - Nguyện - Hạnh. Nếu dùng cách tham cứu của nhà Thiền <I>"người niệm Phật là ai?"</I> thì chính là tham Thiền cầu khai ngộ, hoàn toàn đánh mất tông chỉ Tịnh Tông. Điều này quan hệ lớn nhất, quan trọng nhất. Con người thường hay mạo danh Thiền Tịnh Song Tu, nhưng tận lực chú trọng tham cứu sẽ đạt được lợi ích hữu hạn (niệm đến chỗ cùng cực cũng sẽ khai ngộ), đánh mất lợi ích vô cùng, vì chẳng chú trọng tín nguyện cầu sanh sẽ chẳng thể cảm ứng đạo giao cùng Phật. Dẫu có đích thân thấy được "người niệm Phật là ai" cũng khó được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương, vì không có cái tâm tín nguyện cầu sanh! Lại chưa đoạn Phiền Hoặc nên chẳng thể cậy vào tự lực để liễu sanh thoát tử. Kẻ ưa ăn nói lớn lối đều do chẳng biết nghĩa này. Pháp môn Tịnh Độ vượt trỗi hết thảy các pháp môn ở chỗ cậy vào Phật lực; những pháp môn khác đều cậy vào tự lực. Tự lực há có thể sánh cùng Phật lực mà luận ư? Đấy chính là một mấu chốt quan trọng nhất trong pháp môn Tịnh Độ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>124. Thư trả lời cư sĩ Tống Đức Trung hỏi đốt kinh là công hay tội</B>
(năm Dân Quốc 20 – 1932. Đính kèm nguyên thư)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Trong mục lục sách vở của Phật Kinh Lưu Thông Xứ của Thượng Hải Công Đức Lâm, nơi trang tám mươi ba có nói đến tám công dụng của việc thiêu kinh Kim Cang viết bằng chữ son. Đức Trung cho rằng những hành vi được nói trong hạng mục này trái nghịch ý chỉ đức Phật, công ít, tội nhiều, kính thỉnh đại sư giải thích</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh Phật trọng nơi thọ trì, chưa từng nghe dạy đem đốt đi! Dù bảo là đốt đi sẽ có ích cho cô hồn và cho người đã khuất đang được cầu siêu, vẫn là chuyện công chẳng bù được lỗi, huống hồ là vô ích! Vì sao nói như vậy? Phàm những kẻ thiêu kinh phần nhiều đều thiêu trong dụng cụ để đốt giấy vàng mã, tro ấy lại đem bán lẫn với tro giấy vàng mã. Những kẻ mua tro đó đem về, gạt bỏ sạch hết tro giấy đi, chỉ giữ lại tro vàng mã. Như vậy thì tro kinh chẳng thể không bị quăng vào rác rưởi hay sao? Có ai chịu phí công lập riêng một đồ đựng, phía dưới lót giấy thiếc, đặt kinh vào giữa, phía trên lại bịt những tờ giấy thiếc. Đốt giấy thiếc, kinh sẽ cháy theo, do phía trên có bọc giấy thiếc nên tro kinh chẳng đến nỗi bay lung tung ra ngoài. Đợi đến khi cháy hết, đã nguội rồi, hốt tro ấy bỏ vào trong túi vải mới, bỏ thêm cát sạch hoặc đá sạch vào trong, may miệng túi lại. Nếu có thân hữu hết sức đáng tin cậy đem ra biển, hoặc đem ra sông lớn, tới chỗ sâu nhất gieo xuống thì chẳng mắc lỗi khinh nhờn. Nếu chiếu theo cách đốt vàng mã bình thường, rồi lại còn bán tro giấy, tôi sợ rằng mắc tội vô lượng, công chẳng được mấy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phàm làm các Phật sự đều phải làm bằng lòng thành kính thì mới có sự cảm thông. Những kẻ thiêu kinh kia chỉ biết thiêu mà thôi, có bao giờ nghĩ đến chuyện này? Các kinh Đại Thừa đều khen ngợi công đức biên chép, thọ trì, đọc tụng, chẳng hề nghe khen ngợi thiêu kinh có công đức! Nếu thật sự có công đức, vẫn chẳng nên duy trì phong tục này; vì rất có thể là kẻ vô tri hiểu lầm sẽ chú trọng thiêu kinh, chẳng chú trọng thọ trì! Kinh Kim Cang đã thiêu được, lẽ nào các kinh Đại Thừa khác chẳng thể thiêu được? Kẻ giàu có nhưng vô tri ắt sẽ tạo nghiệp thiêu kinh vô cùng vậy! Chuyện này Bất Huệ hoàn toàn chẳng tán thành, tuy nghe người ta nói có đại cảm ứng, vẫn chẳng thốt ra một tiếng nào tán dương, bởi sợ tạo thành mối tệ vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế gian thường hay đem chú Vãng Sanh viết thành hình tròn, đem khắc rồi in ra, đặt tên là Vãng Sanh Tiền, lắm kẻ đem thiêu [tiền ấy] thí cho cô hồn. Năm Quang Tự mười sáu (1890), tại chùa Long Tuyền ở Bắc Kinh, vào buổi sáng sớm Quang ra ngoài cửa tam quan, thấy trong đống tro giấy và tro vàng bạc của lễ Phóng Diệm Khẩu hồi đêm có một xấp giấy Vãng Sanh Tiền dày hai tấc chỉ cháy một nửa. Nếu tôi không thấy thì người hầu quét dọn, sợ rằng cũng bị quét vào đống rác luôn! Do vậy, biết được rằng: Cái lỗi thiêu chú ấy không chỗ nào chẳng có! Có vị Tăng phóng Mông Sơn, dùng ngân phiếu và tiền giấy kẹp tiền Vãng Sanh vào trong, xếp thành hình một đầu to đầu nhỏ, đợi đến khi Xuất Sanh<SUP><B>(201)</B></SUP> sẽ đốt. [Khi lửa cháy] gần tới tay sẽ quăng xuống đất. Trong ấy thường có chữ chưa cháy hết. Dù cháy hết, tro ấy hoàn toàn bị quăng xuống đất, há không có lỗi hay sao? Đây chính là điều chính mắt Bất Huệ trông thấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, biết rằng: <I>"Một pháp đã lập, trăm mối tệ chen chúc nẩy sanh"</I> chính là lời chân thật vậy! Phàm mọi chuyện phải lo sao cho lâu ngày về sau chẳng có điều tệ thì mới tốt lành, thỏa đáng được. Thiêu kinh dẫu có công đức, chỉ sợ do kẻ chẳng cẩn thận lo liệu thì chuyện công đức đâm ra thành chuyện tội lỗi, huống chi chưa chắc đã thật sự có công đức ư? Bất Huệ hiểu biết như thế đó. Đối với bậc đại thông gia thì hết thảy vô ngại, pháp nào cũng viên thông, chứ đối với cái trí hèn kém, thấy biết nhỏ nhoi của Bất Huệ thì chẳng thể nào như vậy được. Những gì Bất Huệ nói chỉ là ước theo phân lượng của Bất Huệ để làm chuẩn mà thôi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(201) Xuất Sanh là một thuật ngữ thường dùng trong Thiền Lâm: Khi chúng tăng đến trai đường dùng bữa, vị Đường Chủ hoặc Trụ Trì sẽ lấy ra một ít cơm (gọi là "sanh phạn") từ chén của mình bỏ vào một đồ đựng riêng (gọi là Xuất Sanh Đài hay Sanh Đài) để thí cho Đại Bằng Kim Xí Điểu, chúng quỷ thần Khoáng Dã, Ha Lợi Đế Quỷ Tử Mẫu v.v... Chữ "sanh phạn" ngụ ý cơm này dùng để nuôi mạng sống của chúng quỷ thần; do vậy, mới có từ ngữ Xuất Sanh. Vị thị giả sẽ mang cơm ấy ra phía ngoài trai đường, đặt nơi đất sạch, trong bóng râm, đọc kệ Xuất Thực. Sở dĩ phải thí thực cho chúng quỷ thần vì khi đức Phật hàng phục quỷ Khoáng Dã, Quỷ Tử Mẫu, đã khuyên các loại quỷ thần ấy không nên ăn máu thịt chúng sanh nữa, và hứa khi nào Phật pháp còn tồn tại, Tăng chúng sẽ hằng ngày cúng dường thực phẩm cho họ được no đủ. Không hiểu vì lý do gì, Phật giáo Trung Hoa, nhất là tại Hoa Nam, lại thêm vào chuyện đốt giấy tiền vàng bạc mỗi khi Xuất Sanh.</P>
<span></span>