Vị Sư xứ đảo

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Vị Sư xứ đảo

Sư Tấn là tên gọi gần gũi mà bà con xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, TP Hội An, Quảng Nam) dành cho Đại đức Thích Giác Tấn – trụ trì Tịnh xá Ngọc Truyền. Tiếp xúc với nhà sư mới “ngộ” ra nhiều điều lạ ở vị sư xứ đảo này.


Sư Tấn luôn là niềm tin của đảo

Ngày trước, đến kỳ nghỉ hè, các sĩ quan của Phân đội 70 (đóng tại Cù Lao Chàm) lại xuống nhà xin phép gia đình đưa cậu bé Tấn lên đơn vị nuôi nấng, bao bọc. “Tôi nhớ mãi những ngày được sống, sinh hoạt với các anh bộ đội. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng tôi vẫn cảm nhận được tình thương yêu nồng ấm mà các anh đã dành cho tôi cũng như người dân trên đảo. Những lúc đi đào hầm, san đường, lấp hố, tôi đi theo các anh tập tành làm việc rất hăng hái. Thích thú hơn, khi xong công việc cùng các anh về lại đơn vị, tiếng kẻng vang lên báo hiệu giờ ăn đã đến, tôi được ăn chung bàn với sĩ quan cùng những chàng lính trẻ. Môi trường lính đông vui nên ăn uống rất ngon miệng, mặc dù hồi đó bộ đội ta ăn uống còn kham khổ”, sư Tấn nhớ lại.
Càng thấm thía nỗi khó khăn khổ cực của bộ đội, càng trân trọng ý chí và tấm lòng của người lính: dù hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy họ vẫn lạc quan yêu đời, tình đồng đội luôn ấm áp, nghĩa quân dân luôn sâu nặng. Tất cả là hình ảnh với tình người trong gian khó chứa đựng trong “tâm” của nhà sư này. “Những kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời luôn hiện hữu và trở thành động lực giúp tôi hòa nhập với tư tưởng từ bi bình đẳng, vị tha của Đức Phật”, sư Tấn bày tỏ.
Không chỉ có kinh kệ và giáo lý nhà Phật, sư Tấn chinh phục người dân đảo Cù Lao Chàm này không những bằng tấm lòng từ bi bác ái mà còn cả những việc làm thiết thực.
Một ngày bình thường của vị sư trẻ, thay những lời kinh giáo điều, sư Tấn đã dành thời gian để chiêm nghiệm nỗi cơ cực của người dân xã đảo (Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) – nơi ông đã từng trải qua suốt thời thơ ấu của mình. Những chuyến viếng thăm của nhà sư đã trở nên thường xuyên hơn đối với người dân, bởi ông biết cái mà ngư dân cần chính là sự động viên về tinh thần “yêu nước, thương đồng loại”. Nhiều người thấy cuộc sống khó khăn, có ý định chuyển vào đất liền sinh sống. Biết được ý định, sư này đã thuyết phục nhiều người ở lại bám đảo.
Trải qua hơn nửa đời người trên đảo, giờ đây ông Nguyễn Thanh Quốc đã nhận ra ý nghĩa của cuộc sống nơi mảnh đất đầu sóng ngọn gió Cù Lao Chàm. Ý định rời đảo trở về đất liền của ông không còn nữa. Ông cũng hiểu ra rằng, tương lai của đảo phụ thuộc nhiều vào sự vươn lên của chính những người dân như ông.
Những thay đổi từ nhận thức của ông Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc từ tác động của sư Thích Giác Tấn.
Ông Quốc cho biết: “Biến đảo thành nhà, biển là quê hương” là điều mà sư Tấn đã chỉ ra cho bà con chúng tôi.
Không chỉ có riêng ông Quốc mà tại đảo Cù Lao Chàm bây giờ đã có nhiều hộ dân từ bỏ ý định về đất liền, toan tính kế hoạch làm giàu trên chính hòn đảo tiền tiêu này. Không chỉ có tương lai và sự đổi đời, ở đây họ còn có niềm tin và cuộc sống tinh thần không thể thay thế.
Bà Huỳnh Thị Mai nói: “Tôi thấy sư Tấn quang minh chính đại. Chuyện chi sư cũng giúp dân, dân ai cũng mến phục vì sư đã hướng mọi người “nương tựa” đoàn kết, giúp nhau vượt khó làm ăn. Nhờ vậy cuộc sống của nhiều người giờ đây đã thay đổi, khấm khá hơn nhiều”.
Mỗi ngày vị sư này dành thời gian đến từng nhà. Ngoài những lời thăm hỏi động viên bà con, sư Tấn còn hướng dẫn cho người dân nghèo về cách làm ăn, hỗ trợ dân khắc phục hậu quả thiên tai, bảo tồn bền vững sự đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển thế giới… Đặc biệt, trong các ngày rằm, mồng 1 âm lịch hằng tháng, sư dành phần lớn thời gian để thuyết phục người dân hiểu và nhận thức đúng đắn về vai trò của họ trong việc bám từng tấc đất biên cương.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ tịch UBMTTQ VN xã đảo Tân Hiệp nhận xét: “Trong khối đại đoàn kết của xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm có sự đóng góp tích cực của sư Tấn. Người dân đảo Cù Lao Chàm chúng tôi yên tâm bám biển, tập trung phát triển kinh tế – xã hội là nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của Đảng và Nhà nước. Và trên hành trình mưu sinh đầy vất vả giữa trùng khơi này còn có sự tiếp sức của một vị sư trẻ luôn mang tinh thần nhập thế, gắn đức tin của đạo với mục đích của cuộc đời”.
<table style="width: 600px; background-color: #12ec88; height: 100px;" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td> Cù Lao Chàm là quê hương máu mủ ruột thịt của tôi, vì thế tôi ý thức được mình phải làm gì đó cho mảnh đất quê hương. Trong những lần thuyết giảng với bà con, tôi không chỉ hướng bà con Phật tử đến với cái thiện, mà phải cố gắng vượt qua khó khăn để bám đảo, yêu quê hương.
(Đại đức Thích Giác Tấn)
</td> </tr> </tbody> </table>
Hải Minh
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên