- Tham gia
- 21/4/12
- Bài viết
- 336
- Điểm tương tác
- 168
- Điểm
- 43
Chương XVI Tổng Luận Về Phật Giáo Đời Trần
CÁC KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN (tt).
b) Yếu Tố Tịnh Độ Giáo - Vấn đề niệm Phật đã được Trần Thái Tông và Tuệ Trung đề cập tới. Đối với cả hai người, niệm Phật, cũng như ngồi thiền, có mục đích gạn lọc tâm ý và thể hiện pháp thân. Tuy Thái Tông có nói đến việc “sinh về nước Phật”, nhưng vua nhấn mạnh nhiều hơn tới tác dụng phát khởi chính niệm và diệt trừ tam nghiệp (thân, khẩu, ý). Vua viết:
“Niệm Phật là do tâm phát khởi: Tâm phát khởi về nẻo thiện thì đó là thiện niệm; thiện niệm đã phát khởi thì thiện nghiệp sẽ đền bồi. Tâm phát khởi về nẻo ác thì đó là ác niệm; ác niệm đã sinh thì ác nghiệp sẽ ứng nghiệm. Như kính hiện ảnh, như bóng theo hình, cho nên thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói: ai mà vô niệm, ai mà vô sinh?”.
“Nay học giả muốn khởi chính niệm để dứt tam nghiệp thì cũng cần mượn công phu niệm Phật vậy. Vì sao niệm Phật có thể dứt tam nghiệp? Khi niệm Phật, thân ngồi ngay ngắn, không hành tà hạnh, dó là dứt thân nghiệp; miệng tụng chân ngôn(79) không nói lời tà ngữ, đó là dứt khẩu nghiệp; ý duy trì tinh tiến mà không khởi tà niệm; đó là dứt ý nghiệp. Tuy nhiên, có ba trình độ trí giả: đối với bậc thượng trí, tâm chính là Phật, không cần phải thêm gì vào, chủ thể niệm và đối tượng niệm là một không khác. Đối tượng và chủ thể niệm vốn bản nhiên thanh tịnh, nên nói là như như bất động, là Phật thân. Phật thân với thân ta không phải là hai; hình tướng không khác, tịch nhiên thường tồn, vượt ngoài mọi tư duy, nên gọi là Phật đang sống. Đối với bậc trung trí, thì tất cần mượn đến phương pháp niệm Phật, chú tâm tinh cần niệm trước nối niệm sau không vong thất gián đoạn, tự tâm thành ra thuần thiện. Thiện niệm đã hiện thì ác niệm liền tiêu. Ác niệm đã tiêu thì chỉ còn lại thiện niệm. Dùng niệm này mà ý thức đến sự có mặt của khái niệm, dùng niệm để diệt trừ khái niệm. Khái niệm đã diệt tất nhiên hành giả trở về với chính đạo, khi mạng chung đạt đến cái vui của niết bàn, của thường, lạc, ngã, tịnh, vốn chính là con đường của Phật vậy. Đối với bậc hạ trí, miệng phải chuyên niệm lời Phật, tâm phải mong thấy tướng Phật, thân phải nguyện sinh nước Phật, ngày đêm siêng năng tu hành không thối chuyển, sau khi mạng chung sẽ tùy thiện niệm của mình mà được sinh về nước Phật, sau đó được nghe chính pháp do chư Phật giảng dạy mà chứng được quảvị Bồ Đề, cũng đạt tới địa vị Phật...”
Thái Tông hai lần nói tới việc “mượn đến phương pháp niệm Phật” cho ta thấy vua xem niệm Phật cũng là một phương tiện thiền định, bởi vì niệm Phật mà gạn lọc tâm ý, diệt trừ ác nghiệp, phá trừ những chướng ngại tâm lý để làm hiển lộ bản tính mà cũng là Phật tính. Bài thơ của Tuệ Trung về Tịnh Độ cũng cho biết ông xem Đức Phật A Di Đà là tự tâm của mỗi người, là pháp thân có mặt khắp nơi như ánh trăng có trên mọi sóng nước của đại dương vào một đêm thu lạnh:
Di Đà vốn thực pháp thân ta
Nam Bắc Đông Tây khắp chói lòa
Trăng Thu ngự giữa trời cao rộng
Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa
(Tâm nội Di Đà tử mạ khu
Đông Tây Nam Bắc pháp thân chu
Trường không chỉ kiến cố luân nguyệt
Sát hải trùng trùng dạ mạn thu).
Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ mà Thái Tông nói đến trong bài Niệm Phật Luận của vua là một thiền sư Trung Hoa (904-975) thuộc thiền phái Pháp Nhãn. Diên Thọ là người đầu tiên áp dụng phương pháp niệm Phật và trì chú trong thiền giới. Về phương pháp niệm Phật, ông nói “Tịnh độ là tâm ta” và vãng sinh tịnh độ là “sinh ra ở cõi vô sinh”. Ông nói rằng theo nguyên tắc thì chán sinh cõi ta bà cầu sinh tịnh độ là trái với chân lý bình đẳng và cũng trái với nguyên tắc “ngoại tâm không có pháp”. Tuy nhiên, sinh lại ở tịnh độ thì dễ thành được quả vị bồ đề. Ông chủ trương bốn trường hợp:
1) Có tu thiền mà không tu tịnh độ: mười người rớt tới chín người.
2) Không tu thiền chỉ tu tịnh độ: vạn người thành công cả vạn.
3) Tu cả thiền cả tịnh: như cọp có cánh.
4) Không thiền mà không tịnh: Vạn kiếp trầm luân
Chính vì khuynh hướng niệm Phật quá mạnh như vậy mà sau khi Diên Thọ mất, thiền phái Pháp Nhãn đã suy đồi và nhường chỗ cho Tịnh Độ Tông. Những tác phẩm Tông Cảnh Lục và Vạn Thiện Đồng Quy của ông chắc đã được vua Thái Tông đọc qua. Tuy nhiên ảnh hưởng của Diên Thọ nơi Phật Giáo đời Trần, nhất là trong thế kỷ thứ mười ba không nặng nề đến nỗi Tịnh Độ có thể lấn áp Thiền học. Trong những buổi tập chúng vào thời Trúc Lâm, tăng sĩ đã áp dụng phương pháp niệm Phật tập thể. Sách Thiền Đạo Yếu Học có ghi lại cuộc vấn đáp của Trúc Lâm với vài vị tăng trong khi đại chúng đang thực hành phương pháp niệm Phật trên chính điện.
CÁC KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN (tt).
b) Yếu Tố Tịnh Độ Giáo - Vấn đề niệm Phật đã được Trần Thái Tông và Tuệ Trung đề cập tới. Đối với cả hai người, niệm Phật, cũng như ngồi thiền, có mục đích gạn lọc tâm ý và thể hiện pháp thân. Tuy Thái Tông có nói đến việc “sinh về nước Phật”, nhưng vua nhấn mạnh nhiều hơn tới tác dụng phát khởi chính niệm và diệt trừ tam nghiệp (thân, khẩu, ý). Vua viết:
“Niệm Phật là do tâm phát khởi: Tâm phát khởi về nẻo thiện thì đó là thiện niệm; thiện niệm đã phát khởi thì thiện nghiệp sẽ đền bồi. Tâm phát khởi về nẻo ác thì đó là ác niệm; ác niệm đã sinh thì ác nghiệp sẽ ứng nghiệm. Như kính hiện ảnh, như bóng theo hình, cho nên thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói: ai mà vô niệm, ai mà vô sinh?”.
“Nay học giả muốn khởi chính niệm để dứt tam nghiệp thì cũng cần mượn công phu niệm Phật vậy. Vì sao niệm Phật có thể dứt tam nghiệp? Khi niệm Phật, thân ngồi ngay ngắn, không hành tà hạnh, dó là dứt thân nghiệp; miệng tụng chân ngôn(79) không nói lời tà ngữ, đó là dứt khẩu nghiệp; ý duy trì tinh tiến mà không khởi tà niệm; đó là dứt ý nghiệp. Tuy nhiên, có ba trình độ trí giả: đối với bậc thượng trí, tâm chính là Phật, không cần phải thêm gì vào, chủ thể niệm và đối tượng niệm là một không khác. Đối tượng và chủ thể niệm vốn bản nhiên thanh tịnh, nên nói là như như bất động, là Phật thân. Phật thân với thân ta không phải là hai; hình tướng không khác, tịch nhiên thường tồn, vượt ngoài mọi tư duy, nên gọi là Phật đang sống. Đối với bậc trung trí, thì tất cần mượn đến phương pháp niệm Phật, chú tâm tinh cần niệm trước nối niệm sau không vong thất gián đoạn, tự tâm thành ra thuần thiện. Thiện niệm đã hiện thì ác niệm liền tiêu. Ác niệm đã tiêu thì chỉ còn lại thiện niệm. Dùng niệm này mà ý thức đến sự có mặt của khái niệm, dùng niệm để diệt trừ khái niệm. Khái niệm đã diệt tất nhiên hành giả trở về với chính đạo, khi mạng chung đạt đến cái vui của niết bàn, của thường, lạc, ngã, tịnh, vốn chính là con đường của Phật vậy. Đối với bậc hạ trí, miệng phải chuyên niệm lời Phật, tâm phải mong thấy tướng Phật, thân phải nguyện sinh nước Phật, ngày đêm siêng năng tu hành không thối chuyển, sau khi mạng chung sẽ tùy thiện niệm của mình mà được sinh về nước Phật, sau đó được nghe chính pháp do chư Phật giảng dạy mà chứng được quảvị Bồ Đề, cũng đạt tới địa vị Phật...”
Thái Tông hai lần nói tới việc “mượn đến phương pháp niệm Phật” cho ta thấy vua xem niệm Phật cũng là một phương tiện thiền định, bởi vì niệm Phật mà gạn lọc tâm ý, diệt trừ ác nghiệp, phá trừ những chướng ngại tâm lý để làm hiển lộ bản tính mà cũng là Phật tính. Bài thơ của Tuệ Trung về Tịnh Độ cũng cho biết ông xem Đức Phật A Di Đà là tự tâm của mỗi người, là pháp thân có mặt khắp nơi như ánh trăng có trên mọi sóng nước của đại dương vào một đêm thu lạnh:
Di Đà vốn thực pháp thân ta
Nam Bắc Đông Tây khắp chói lòa
Trăng Thu ngự giữa trời cao rộng
Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa
(Tâm nội Di Đà tử mạ khu
Đông Tây Nam Bắc pháp thân chu
Trường không chỉ kiến cố luân nguyệt
Sát hải trùng trùng dạ mạn thu).
Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ mà Thái Tông nói đến trong bài Niệm Phật Luận của vua là một thiền sư Trung Hoa (904-975) thuộc thiền phái Pháp Nhãn. Diên Thọ là người đầu tiên áp dụng phương pháp niệm Phật và trì chú trong thiền giới. Về phương pháp niệm Phật, ông nói “Tịnh độ là tâm ta” và vãng sinh tịnh độ là “sinh ra ở cõi vô sinh”. Ông nói rằng theo nguyên tắc thì chán sinh cõi ta bà cầu sinh tịnh độ là trái với chân lý bình đẳng và cũng trái với nguyên tắc “ngoại tâm không có pháp”. Tuy nhiên, sinh lại ở tịnh độ thì dễ thành được quả vị bồ đề. Ông chủ trương bốn trường hợp:
1) Có tu thiền mà không tu tịnh độ: mười người rớt tới chín người.
2) Không tu thiền chỉ tu tịnh độ: vạn người thành công cả vạn.
3) Tu cả thiền cả tịnh: như cọp có cánh.
4) Không thiền mà không tịnh: Vạn kiếp trầm luân
Chính vì khuynh hướng niệm Phật quá mạnh như vậy mà sau khi Diên Thọ mất, thiền phái Pháp Nhãn đã suy đồi và nhường chỗ cho Tịnh Độ Tông. Những tác phẩm Tông Cảnh Lục và Vạn Thiện Đồng Quy của ông chắc đã được vua Thái Tông đọc qua. Tuy nhiên ảnh hưởng của Diên Thọ nơi Phật Giáo đời Trần, nhất là trong thế kỷ thứ mười ba không nặng nề đến nỗi Tịnh Độ có thể lấn áp Thiền học. Trong những buổi tập chúng vào thời Trúc Lâm, tăng sĩ đã áp dụng phương pháp niệm Phật tập thể. Sách Thiền Đạo Yếu Học có ghi lại cuộc vấn đáp của Trúc Lâm với vài vị tăng trong khi đại chúng đang thực hành phương pháp niệm Phật trên chính điện.