Vô Ngôn

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
<table cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr> <td height="40">
</td></tr> <tr> <td>[FONT=times new roman, new york, times, serif]
VoNgon.gif

Kính thưa Thầy,
Con đã đoán biết là sẽ được Thầy giao cho đề tài Vô Ngôn này. Việc mà con muốn làm là trình lên Thầy một tờ giấy trắng, rồi trở về, ngồi yên, giữ cho thân tâm hoàn toàn tĩnh lặng. Chỉ có như vậy mới diễn tả một cách hùng hồn và trung thực được điều con muốn nói.

Thưa các bạn,
Hôm nay trong tư cách của một thiền sinh mới, tôi xin được phép đem những hiểu biết thu nhặt được qua Khóa 4, dưới sự chỉ dạy cuả Thầy và sự hướng dẫn của các bậc anh chị cùng tu, đúc kết lại, để trình bày về Vô Ngôn.

I. Định Nghĩa
Thế nào là Vô Ngôn?
Vô Ngôn là Không Lời. Lời ở đây bao gồm tất cả mọi hình thức của ngôn ngữ. Lời có thể là tiếng nói, âm thanh, chữ viết, hành động, cử chỉ…, nhưng quan trọng hơn tất cả, đó là tâm ngôn. Tâm ngôn chính là những suy nghĩ, những lời mình tự nói với chính mình, những tư duy biện luận, những đối thoại đang thầm lặng dằng co trong não.
Hiểu theo nghĩa rộng:
Nhìn một vật trong Vô Ngôn, là nhìn vật đó trong tĩnh lặng, không dán nhãn, không đặt tên, không suy diễn, không phân biệt, không khởi tâm so sánh, không ham muốn… Hay nói một cách khác, vật như thế nào nhìn thấy như thế đó.
Nghe một âm thanh trong Vô Ngôn là nghe mà không lập lại nội dung âm thanh đó, nghe mà không vướng mắc, không đểtâm bị chi phối bởi âm thanh...
Nói chung, làm một việc trong Vô Ngôn là làm trong sự yên lặng tỉnh thức, không tính toán, không suy luận, không dính mắc…, không nói, dù chỉ là nói thầm trong não

II. Vị Trí Vô Ngôn Trong Cuộc Hành Trình Của Chúng Ta

Mục tiêu của người tu Thiền là đạt được Định. Mà Định là gì ? Đó là trạng thái tâm rỗng lặng, thuần nhất, nơi chỉ còn có một dòng biết không lời, nơi mà Tánh Giác thực sự hiển lộ. Mà Tánh Giác thì chỉ có được khi ngôn ngữ đoạn diệt.
Như vậy, trong khi thực hành Thiền, thiền sinh gặp rất nhiều chướng ngại, nhưngđáng kể bậc nhất chính là ngôn hành. Ta có thể nói ngôn hành là một cái bị sanh bậc nhất. Vậy thì, nếu đạt được Vô Ngôn vững chắc, con đường Thiền chúng ta đi chắc chắn sẽ thành tựu.
Đức Phật đã từng nói: Đạo của ta là ly ngôn tịch diệt. Điều đó chứng tỏ Ngài đã coi Vô Ngôn là một phương thức tối hậu để đạt được Đạo.
Để cho dễ hiểu hơn, hãy xem ta sẽ được gì khi thực hiện được Vô Ngôn:

  1. Khi không nói bằng lời nói:
    • Ta tránh được khẩu nghiệp.
    • Ta tránh đuợc sự ham thích phô trương, tránh đuợc khuynh hướng nuôi lớn tự ngã.
    • Ta tránh được những hiểu lầm do khả năng hạn chế của ngôn ngữ thế gian, tránh những tranh cãi vô ích làm mất hoà khí và sự an tịnh.
      Chẳng hạn, ta có thể thầm nhận biết về cái biết không lời, nhưng nếu dùng ngôn từ để diễn giải, ta có thể làm mất đi cái chân ý nghĩa của nó.
    • Ta xa lìa được những lý luận, sự ham nói, mầm móng cho những đối thoại thầm lặng dai dẳng, nguồn gốc của dòng vọng niệm vô tận.
  2. Khi không nói bằng cử chỉ hành động:
    • Ta tránh được thân nghiệp.
    • Ta giữ thân ta được an tịnh. Thân an tịnh giúp tâm chùng xuống, lắng đọng lại. Nếu thân không an tịnh, tâm củng khó mà an tịnh. Hơn nữa, tập khí/lậu hoặc chỉ có thể đào thải, tiêu trừ khi cả thân và tâm đều an tịnh. Chỉ khi nào đã hằng sống trong tánh giác, ta mới có thể có tâm an tịnh trong mọi dao động của pháp thân.
  3. Khi không nói bằng chữ viết, âm thanh, ta sẽ không bị trí tưởng tượng lôi cuốn, dẫn đi xa sự thật, như một văn thi nhạc sĩngồi than mây khóc gió, tự mua sầu chuốc khổ, xa rời thực tại, để rồi không còn thấy được ”núi sông là núi sông”, nói như lời Thiền sư Duy Tín.
  4. Khi không nói bằng tâm ngôn:
    • Ta tránh đuợc ý nghiệp.
    • Ta đạt được trạng thái ”đối cảnh vô tâm”, giữ được bình thản trước tất cả biến chuyển. Vô Ngôn như một bức vách kiên cố, vững vàng, hiên ngang bảo vệ ta trước tám ngọn gió thế gian, vuợt ra mọi phiền não.
    • Hẵn chúng ta còn nhớ câu chuyện thời Phật còn tại thế. Một ngày kia, có một vị Bà La Môn, vốn ganh ghét với uy tín của Phật, đã đi theo sau lưng ngài tìm đủ mọi lời chưởi rủa nhục mạ ngài. Nhưng Phật đã đối trả lại bằng vô ngôn. Những lời phỉ báng kia đương nhiên không có chỗ nhận, và phải trở về người đã đem cho nó.
    • Ta làm chủ được sự suy nghĩ, phá được quán tính của đám tư duy, dẹp được sự có mặt tự ngã.
Đây mới thật là thứ Vô Ngôn mà chúng ta muốn đề cập đến. Thứ Vô Ngôn mà chúng ta muốn đạt được khi bước chân sâu vào các từng Định cao hơn. Nhắc lại ở đây, tâm ngôn gồm suy nghĩ hay tầm, tức là những lời nói thầm trong não, và gồm tư duy biện luận hay tứ, tức là những đối thoại thầm lặng trong tâm chúng ta.
Khi Vô Ngôn xuất hiện, suy nghĩ dừng bặt, tư duy biến mất, ý thức biến mất, tự ngã biến mất, đám mây vô minh tan mất; trả lại cho đất tâm sự tĩnh lặng rộng lớn, nơiđó ngọn đèn Tánh Giác đã được bật sáng lên.
Chúng ta không thể chối bỏ sự cần thiết của ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày. Cũng như trí năng, ngôn ngữ là phương tiện giúp ta tìm đến với Đạo. Ngôn ngữ là phương tiện giúp ta tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức, truyền đạt tư tưởng, giúp ta nói ra những thắc mắc chất chứa trong tâm, trong giai đoạn khởi hành của cuộc hành trình đi tìm Chân Tâm.
Nhưng khi đã thật sự dấn thân vào con đường hành Thiền, ta phải biết thực hành Vô Ngôn. Chỉ có Vô Ngôn mới giúp ta đạt được tâm thuần nhất. Chỉ khi cả thân lẫn tâm thanh tịnh, khi mọi sự ồn ào của trí năng đều yên lặng, lúc mà Vô Ngôn đang ngự trị, lúc đó tánh giác mới hiển lộ.

III. Làm Thế Nào Để Đạt Được Vô Ngôn?

Muốn đạt đuợc Vô Ngôn một cách rốt ráo, ta cần diệt Tầm và Tứ.
Để diệt Tầm và Tứ, tương tự như trong Cận Hành Định, ta cần phải trải qua 3 bước:

  1. Bước Thứ Nhất: Áp dụng 1 trong 3 kỹ thuật:
    • Không định danh đối tượng
    • Không dán nhãn đối tượng
    • Chú ý trống rỗng
    Bước thứ nhất này giúp ta đạt được cái biết không lời.
  2. Bước Thứ Hai: Áp dụng kỹ thuật Tỉnh Thức Biết, giúp chúng ta canh chừng niệm khởi; không để niệm từ vùng ký ức vận hành bất chợt xuất hiện trong tiến trình yên lặng nội tâm.
  3. Bước Thứ Ba: Áp dụng kỹ thuật Thầm Nhận Biết, giúp chúng ta đạt được cái biết thường hằng trước những cảm thọ của 6 căn. Kết quả, ta có khả năng đạt được nhân chứng. Đó là thân đau, tâm không đau.
Nói một cách cụ thể hơn, chúng ta hãy thực hành bằng cách bắt đầu làm mọi việc trong Vô Ngôn, nghĩa là làm mà không nói, dù chỉ là nói thầm trong não. Ta hãy thực hành vô ngôn trong bốn oai nghi, trong mọi lúc, khi đang giao tiếp với mọi người, cũng như khi đối diện với chính mình. Có thể xử dụng những chiêu thức đã được học như:

  • Xử dụng nhãn căn:<dl><dd class="yiv622894296ecxparaj">- Nhìn chằm chằm vào một vật ở gần</dd><dd class="yiv622894296ecxparaj">- Nhìn lướt qua mọi vật chung quanh, không phân biệt</dd><dd class="yiv622894296ecxparaj">- Nhìn thẳng vào một vật ở xa</dd><dd class="yiv622894296ecxparaj">- Nhìn vào trong</dd></dl>
  • Xử dụng nhĩ căn: nghe một âm thanh mà không lập lại nội dung của nó.
  • Xử dụng thân căn: đi thiền hành, làm việc hằng ngày trong yên lặng tỉnh thức.
Sau đó, chúng ta cần phải có một quá trình dụng công để cuối cùng biến Vô Ngôn trở thành một niệm Không Lời thường trực trong ta, một thứ ”bản đồnhận thức” để hướng dẫn ta an nhiên tự tại đi vào rừng Thiền. Bất cứ lúc nào khi một vọng niệm chợt đến, ta chỉ cần khởi niệm Vô Ngôn này lên để dẹp tan, trả lại cho đất tâm sự tĩnh lặng, trống không. Trí tuệ do đó mà phát sinh.

IV. Một Kinh Nghiệm Để Chia Xẻ

Ngày trước, tôi vẫn thường có thói quen ”đem việc trong sở về nhà”, nghĩa là vềnhà mà vẫn còn suy nghĩ về những việc chưa giải quyết xong trong sở làm. Vì thếlúc nào tôi cũng nói thầm trong não.
Thời gian vừa qua, tôi thử thực hành vô ngôn trong khi làm việc nhà. Và rồi, mỗi buổi sáng, tôi đã trở lại sở với một khối óc tươi mát, với những ý nghĩ mới mẻ. Thật là kỳ diệu, những khó khăn dường như không còn là nan giải như tôi đã nghĩ.

V. Kết Luận

Vô Ngôn có thể được xem như là một lối tu thẳng, như Tổ Đạt Ma đã từng nói:”Giáo là lời, không phải là Đạo. Đạo là không lời. Ngay nơi ngươi đạt được không lời, ngươi đạt Đạo.”
Để chấm dứt đề tài được giao cho hôm nay, con xin phép Thầy, mời tất cả các bạn, mỗi người chúng ta, hãy cùng nhớ lại một chiêu thức dụng công mà mình tâm đắc nhất, chắc chắn là sẽ khác nhau tùy theo từng người, để cùng nhau thực hành một phút Vô Ngôn.
Xin thành thật cám ơn Thầy, cám ơn các bạn.
Tâm Hoa
© 2008 Thiền viện Tánh Không - Sùnyatà Meditation Center


[/FONT]</td></tr></tbody></table>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
hoa_mai_20-thumbnail.jpg

Chị Vân-Nhi kính !
Thưa chị ! em kính tặng chị 1 loài bông mai không bao giờ tàn nè ! hihi!
Nhưng mà em không hiểu nghĩa "Tầm" và "Tứ" - cùng với 3 câu nhỏ xíu phía dưới :
Muốn đạt đuợc Vô Ngôn một cách rốt ráo, ta cần diệt Tầm và Tứ.
Để diệt Tầm và Tứ, tương tự như trong Cận Hành Định, ta cần phải trải qua 3 bước:


  1. Bước Thứ Nhất: Áp dụng 1 trong 3 kỹ thuật:
    • Không định danh đối tượng
    • Không dán nhãn đối tượng
    • Chú ý trống rỗng
Có phải " Không định danh đối tượng "- là không để ý để nhớ tên của đối tượng không chị ?
Kính xin chị giảng cho em được hiểu rõ nhe chị - em xin biết ơn chị thật nhiều .

Kính
bangtam
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
hoa_mai_20-thumbnail.jpg

Chị Vân-Nhi kính !
Thưa chị ! em kính tặng chị 1 loài bông mai không bao giờ tàn nè ! hihi!
Nhưng mà em không hiểu nghĩa "Tầm" và "Tứ" - cùng với 3 câu nhỏ xíu phía dưới :
Có phải " Không định danh đối tượng "- là không để ý để nhớ tên của đối tượng không chị ?
Kính xin chị giảng cho em được hiểu rõ nhe chị - em xin biết ơn chị thật nhiều .

Kính
bangtam
Em Băng Tâm thân mến ! Theo sự hiểu sơ cơ của Chị khi đọc qua vài bài Pháp đàm nên nhớ chút chút có gì ko đúng Chị sẻ tìm học lại .
- "có tầm, có tứ". Tầm (Vitka- applied thougt) có nghĩa đánh mạnh vào. Nó có đặc tính là hướng tâm, để tâm trên đối tượng. Nhiệm vụ nói là quất vào hành giả là do tầm. Thể hiện (tướng) của tâm là sự dẫn tâm đến một đối tượng Tứ là tư duy được đưa lên cao độ (viccara- sustained thought = tứ). Ðặc tính của nó là liên tục nhấn mạnh vào đối tượng. Nhiệm vụ (dụng) của nó là khiến cho những tâm pháp đều tập trung trên đối tượng. Hiện tướng của nó là tâm lý được dán chặt vào đối tuợng.
Mặc dù tâm tứ không rời nhau, tầm có nghĩa sự chạm xúc đầu tiên của tâm với đối tượng, như đánh lên một tiếng chuông. Tứ là giữ tâm buộc vào một chỗ, như rung chuông. Tầm có cạn dự, đó là sự can thiệp của ý thức vào lúc khởi tâm đầu tiên, như một con chim dang đôi cánh khi sắp liệng, như con ong lao vút tới một cái hoa sen khi nó muốn theo dõi mùi hương của hoa. Hành tướng của tứ an tịnh hơn, ý thức hầu như không can dự giống như một con chim sau khi lao vào hư không, liệng với đôi cánh dang rộng, như con ong lao mình tới, vù vù quanh đoá hoa.

Tầm Tứ là từ dịch nghĩa của từ tiếng Phạm vitarka-vicāra, xưa dịch là ‘giác quán’, là tên gọi chung của hai tâm sở Tầm và Tứ. Tầm là tác dụng của tư duy, truy tìm để hiểu được danh nghĩa (tên gọi và ý nghĩa của tên gọi đó) của các pháp ở dạng thức đơn giản. Tứ (hay đọc là Từ) là tác dụng của tư duy ở dạng thức tinh tế hơn, đào sâu vào vấn đề để hiểu rõ hơn về danh nghĩa của các pháp, nó không có mặt trong tất cả các tâm, cũng không khởi lên trong mọi lúc, tính của nó rất chậm chạp, nhưng đi sâu vào bản thân của đối tượng để hiểu đối tượng, và nó cùng có mặt một lúc với ‘tầm’ để phát huy tác dụng của ngôn ngữ.
Luận Câu xá xếp Tầm và Tứ vào mục Bất định địa pháp, là hai tâm sở trong 75 pháp. Duy thức thì xếp nó vào trong 4 pháp bất định, là hai trong 100 pháp.
Kính,
BVN
picture.php


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên