nguyenvanhoc2006

Vô Tâm Luận (Bồ-Đề Đạt-Ma)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Tài liệu nầy do Phật lan Tây quốc đồ thư quán sưu-tầm, trong Tạng bản Đôn Hoàng.
Kinh số 2831, quyển Cổ Dật. Đại Tạng kinh.


VÔ TÂM LUẬN

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp


Phàm tột lý không lời, cốt mượn lời để hiển lý.
Đạo lớn không tướng vì tiếp kẻ thô nên thấy hình.
Nay giả lập hai người để bàn về luận vô tâm.

Đệ tử hỏi: Hòa thượng hữu tâm hay vô tâm?

ĐÁP: Vô tâm.

HỎI: Đã vô tâm ai thấy nghe hiểu biết, và ai biết vô tâm?

ĐÁP: Vô tâm thấy nghe hiểu biết, cũng vô tâm biết vô tâm.

HỎI: Nếu đã vô tâm tức đồng không có sự thấy nghe hiểu biết, thì làm sao được thấy nghe hiểu biết?

ĐÁP: Ta tuy vô tâm mà thường thấy nghe hiểu biết.

HỎI: Đã thường thấy nghe hiểu biết tức là hữu tâm, sao nói là vô tâm ?

ĐÁP: Chỉ cái thấy nghe hiểu biết nầy tức là vô tâm. Chỗ nào lìa thấy nghe hiểu biết riêng có vô tâm ?
Ta nay sợ ông chẳng hiểu, nên vì ông nói rõ ràng, để khiến ông được ngộ chơn lý :
Như thấy suốt ngày, thấy mà không thấy, nên cái thấy cũng vô tâm.
Nghe suốt ngày, nghe mà không nghe, nên nghe cũng vô tâm.
Hiểu suốt ngày, hiểu mà không hiểu, nên biết cũng vô tâm.
Suốt ngày tạo tác, tác mà không tác, nên tác cũng vô tâm.
Cho nên nói: Thấy nghe hiểu biết đều là vô tâm.

HỎI: Nếu vậy, cái hay biết là vô tâm ư?

ĐÁP: Ông nên nhỏ nhiệm mà xét xem, tâm khởi ra tướng mạo gì ?
Tâm kia có thể được là tâm hay chẳng phải tâm ?
Là bên trong, bên ngoài hay khoảng giữa ?
Như thế ba chỗ suy xét tìm tâm không thể có.
Cho đến tất cả chỗ tìm cầu cũng không thể có.
Nên biết, đấy tức là vô tâm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
HỎI :
Hòa thượng đã nói: Mọi nơi đều vô tâm, tức là đồng với không có tội phước, vậy cớ sao chúng sanh luân hồi trong sáu thú, sanh tử không dừng?

ĐÁP :
Chúng sanh mê vọng, chỗ vô tâm mà vọng sanh tâm, tạo muôn ngàn nghiệp, rồi vọng chấp là có. Bao nhiêu đó cũng khiến luân hồi trong sáu thú, sanh tử chẳng dừng. Ví như có người trong đêm tối thấy cái ghế cho là ma, thấy sợi dây cho là rắn, rồi sanh kinh sợ. Sự vọng chấp của chúng sanh cũng giống như thế. Nơi vô tâm vọng chấp có tâm, tạo muôn ngàn tội nghiệp. Vậy là sao khỏi luân hồi trong sáu thú ?

Tuy nhiên nếu chúng sinh gặp được bậc Thiện tri thức lớn giáo hoá khiến Toạ thiền giác ngộ được vô tâm, thì tất cả nghiệp chướng đều tiêu diệt, sanh tử liền dứt. Thí như chỗ tối, ánh mặt trời chiếu đến tự nhiên bóng tối hết. Nếu ngộ vô tâm tất cả tội đều tiêu diệt cũng giống như vậy.

HỎI :
Đệ tử còn mê muội, tâm chưa rõ ràng. Tất cả chỗ, sáu căn khởi dụng ứng đáp, lời nói và muôn ngàn thi vị, phiền não bồ đề, sanh tử niết bàn nhứt định vô tâm chăng ?

ĐÁP :
Nhứt định vô tâm. Chỉ vì chúng sanh vọng chấp có tâm, nên liền có tất cả phiền não sanh tử, bồ đề niết bàn. Nếu giác ngộ vô tâm liền không có tất cả phiền não, sanh tử niết bàn. Cho nên Như Lai vì kẻ có tâm nói có sanh tử.

Bồ đề đối vối phiền não mà có tên, Niết bàn đối trị với sanh tử mà có tên. Đó đều là pháp đối trị. Nếu được vô tâm thì phiền não bồ đề không thể có, cho đến sanh tử niết bàn cũng không thể có

HỎI :
Bồ đề Niết bàn đã không thể có. Vậy quá khứ chư Phật đều được Bồ đề, việc nầy có ư ?

ĐÁP :
Chỉ dùng văn tự của thế đế mà nói thì có, còn với chơn đế thì không thể có.
Trong kinh Duy Ma nói: “Bồ đề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được”.
Lại kinh Kim Cang nói: “Không một pháp nhỏ có thể được, chư Như Lai do không thể được mà được”.
Cho nên có tâm tức tất cả đều có, vô tâm tức tất cả đều không.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
HỎI: Hoà Thượng đã nói tất cả chỗ đều vô tâm. Cây đá cũng vô tâm. Đâu chẳng giống cây đá sao?

ĐÁP: Tâm vô tâm của ta nói không đồng với cây đá. Vì sao? Thí như trống trời (thiên cổ), tuy vô tâm mà khởi ra muôn ngàn tiếng pháp vi diệu, giáo hoá chúng sanh.
Lại như hạt châu Như ý, tuy vô tâm mà tự nhiên khởi ra muôn ngàn biến hiện.
Sự vô tâm của ta cũng vậy. Tuy vô tâm mà khéo hay giác liễu thật tướng của các pháp,
đầy đủ chơn bát nhã, ba thân tự tại ứng dụng, không ngại. Nên trong kinh Bảo Tích nói: “Do vô tâm ý mà khởi hiện hành”.
Đâu có thể đồng cây đá sao?

Phàm nói vô tâm tức là chơn tâm. Nói chơn tâm tức là vô tâm.

HỎI: Ngay đối với tâm con phải tu hành như thế nào?

ĐÁP: Chỉ trên tất cả việc biết một cách rõ ràng. Vô tâm tức là tu hành, chớ không riêng có sự tu hành nào khác.
Cho nên vô tâm tức tất cả. Tịch diệt tức vô tâm.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Người đệ tử ngay nơi đó bỗng nhiên đại ngộ, mới biết ngoài tâm không vật, ngoài vật không tâm.
Cử chỉ động dụng đều tự tại, đoạn hết chướng nghi không còn chướng ngại.
Liền đứng dậy đảnh lễ và làm bài minh vô tâm rằng:

Tâm thần hướng tịch
Đổ chi bất kiến
Tợ tám phi ám
Xả chi bất diệt
Vô sắc vô hình
Thính chi vô thinh
Như minh bất minh
Thủ chi vô sanh

Đại tức quách châu pháp giới
Tiểu tức mao kiệt bất đình
Phiền não hỗn chi trọc (bất trọc)
Niết bàn trừng chi bất thanh
Chơn như bẩn vô phân biệt
Năng biện hữu tình vô tình
Thu chi nhất thiết bất lập
Tán chi phổ biến hàm linh
Diệu thân phi trí sở trắc
Chánh mích tuyệt ư tu hành
Diệt tắc bất kiến kỳ hoài
Sanh tắc bất kiến kỳ thành
Đại đạo tịch hiệu vô tướng
Vạn tượng yếu hiệu vô sanh
Như tư vận dụng tự tại
Tổng thị vô tâm chi tinh.

DỊCH:

Tâm thần về tịch
Nhìn đó chẳng thấy,
Giống tối chẳng tối,
Bỏ nó không diệt
Không hình không sắc
Nghe đó không tiếng
Như sáng chẳng sáng
Giữ nó không sanh.

Lớn thời rộng khắp pháp giới,
Nhỏ thời mảy lông chẳng dừng
Phiền não lẫn nó chẳng nhơ,
Niết bàn lắng nó chẳng sạch
Chơn như vốn không phân biệt,
Hay biện hữu tình vô tình
Thu vào tất cả chẳng lập,
Tán ra biến khắp hàm linh
Diệu thân chẳng biết chỗ lường,
Với việc tu, dứt kiếm tìm
Diệt thời chẳng thấy nó đâu
Sanh thời chẳng thấy nó thành,
Đạo lớn lặng, gọi vô tướng
Muôn tượng mầu, gọi vô danh
Như đây vận dụng tự tại,
Đấy là tinh yếu vô tâm.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Hoà thượng lại bảo rằng:
_ Trong các bát nhã, vô tâm bát nhã là cao tột. Nên kinh Duy Ma nói:
“Dùng không tâm ý, không thọ hạnh mà hay tồi phục ngoại đạo”. Lại kinh Pháp Cú nói:
“Nếu biết (ngộ) vô tâm, thì pháp không thể có, tội phước cũng không thể có, sanh tử Niết bàn cũng không thể có.
Cho đến tất cả đều không thể có. Không thể có cũng không thể có”.
Hoà Thượng nói bài tụng rằng:

Tích nhựt mê thời vị hữu tâm,
Nhỉ thời ngộ bãi liễu vô tâm,
Tuy phục vô tâm năng chiếu dụng
Chiếu dụng thường tịch tức như như.

DỊCH:

Năm xưa mê-muội vì có tâm
Ngày nay ngộ rồi biết vô tâm
Tuy vô tâm mà hay chiếu dụng
Chiếu dụng thường tịch tức như như.

Lại nói thêm:

Vô tâm vô chiếu diệc vô dụng,
Vô chiếu vô dụng tức vô vi
Thử thị Như Lai chơn pháp giới,
Bất đồng Bồ Tát vi Bích Chi.

DỊCH:

Vô tâm không chiếu cũng không dụng,
Không chiếu không dụng tức vô vi
Đây là Như lai chơn pháp giới,
Bích Chi Bồ Tát khó thể bì.

Nói vô tâm, tức là không có vọng tâm.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
HỎI: Thế nào gọi là Thái Thượng?

ĐÁP: Thái là lớn. Thượng là cao. Diệu lý cao tột gọi là Thái Thượng. Lại Thái là địa vị lớn suốt. Chư Thiên trong ba cõi, tuy có phước sống lâu, nhưng khi hết phước cũng luân hồi trong sáu thú, nên chưa gọi là Thái. Hàng thập trụ bồ tát tuy ra khỏi sanh tử, nhưng mà diệu lý chưa cùng cực, nên cũng chưa gọi là Thái. Hàng thập trụ tu tâm, vọng cái có mà vào cái không, lại không cái có, cái không kia. Cả hai đều trừ, chẳng lầm Trung Đạo, cũng chưa cho là Thái. Lại quên Trung Đạo ba chỗ đều hết, quả vị đến Diệu Giác. Bồ tát tuy trừ ba chỗ mà không thể không cái diệu kia, nên cũng chưa cho là Thái. Lại quên cái diệu kia thì Phật đạo cùng cực không có chỗ tồn. Không còn nghĩ thì không nghĩ. Tâm trí mê vọng đều hằng dứt, giác chiếu đều hết, lặng lẽ vô vi. Đây mới gọi là Thái. Thái nghĩa là cực lý. Cao tột không thể sánh, nên gọi là Thái Thượng tức tên khác của Như Lai, Phật.


(Ghi chú của v/h : Chỗ nầy Tổ dùng ngôn từ của Nho gia để tiếp độ Nho sĩ Trung Hoa _ Trong Phật học không có từ Thái Thượng)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
BỒ ĐỀ ĐẠT MA THIỀN SƯ QUÁN MÔN

(Kinh số 2832)​


HỎI: Thế nào gọi là Thiền định?

ĐÁP: Thiền là loạn tâm chẳng khởi. Không động không niệm là Thiền định. Thẳng tâm dừng niệm, không sanh không diệt, không qua không lại, an nhiên bất động gọi là Thiền định.

HỎI: Thế nào gọi là Thiền quán ?

ĐÁP: Tâm thần lóng lặng gọi là Thiền. soi lý rõ ràng gọi là quán. Thiền và quán tự đạt không có lầm lộn gọi là Thiền quán. Tâm thần lóng lặng chẳng sanh chẳng diệt, chẳng qua chẳng lại trạm nhiên bất động gọi là Thiền.

HỎI: Thế nào gọi là Thiền định ?

ĐÁP: Thiền định là tiếng Phạn. Ở đây (Trung Quốc) gọi là rừng tích tụ công đức. Chư Phật trong tam giới đều nói Thiền toạ, nên gọi là rừng tích tụ công đức.

HỎI: Thế nào là Thiền pháp ?

ĐÁP: Thiền pháp thông thường có thứ lớp. Người sơ học trước sau thứ lớp có bảy loại quán môn : Một, Trụ tâm môn; Hai, Không tâm môn; Ba, Vô tướng môn; Bốn, Tâm giải thoát môn; Năm, Thiền định môn; Sáu, Chơn diệu môn; Bảy, Trí huệ môn.

Trụ tâm môn: Nghĩa là khi tâm tán động phan duyên chẳng dừng, chuyên nhiếp niệm dừng lại, không cho vọng động, đấy gọi là môn trụ tâm.

Không tâm môn: Nghĩa là khán tâm, chuyên đoái đến giác tâm không tịch, không qua lại cũng không chỗ trụ, không có chỗ cho tâm bám, nên gọi là môn không tâm.

Vô tướng môn: Nghĩa là tâm lắng lặng không có tướng mạo chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, chẳng phải dài ngắn lớn nhỏ, chẳng phải vuông tròn mà trạm nhiên chẳng động, nên gọi môn Vô tướng.

Tâm giải thoát môn: Biết tâm không bị cột trói (hệ phược) tất cả phiền não không đến trên tâm, nên gọi là môn Tâm giải thoát.

Thiền định môn: Là tiếng Phạn, đời Đường dịch là Tịnh lự. Giác tâm lặng lẽ, đi đứng ngồi nằm đều lặng lẽ không có tán động, nên gọi tịch tĩnh.

Chơn như môn: Nghĩa là giác tâm, vô tâm v.v. đồng như hư không, biến khắp pháp giới, bình đẳng không hai, không biến, không đổi. Nên gọi môn chơn như.

Trí huệ môn: Biết rõ tất cả danh gọi là Trí, khế đạt được nguồn Không gọi là Huệ. Nên gọi môn Trí huệ, cũng gọi là Đạo cứu cánh, cũng gọi là môn Thiền quán Đại thừa Vô tướng.

Đấy là bảy loại quán môn của người tu Thiền học Đạo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên