Vu Lan của người con Phật

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA

Vu Lan của người con Phật

Thích nữ Như Tịnh

Mỗi lần Vu Lan về gợi lại cho đệ tử Phật nhớ đến công ơn sanh thành của Cha Mẹ. Làm con luôn nhớ ơn và tìm cách báo đáp. Đạo Phật hướng con người đến chân thiện mỹ mà tâm hiếu rất quan trọng đối với chúng ta. Đức Như Lai dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, người đem tâm và hạnh làm việc hiếu, người đó làm theo lời Phật dạy, đáng được khen ngợi.Vu Lan tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là giải đảo huyền, tiếng Việt gọi “cứu cái tội treo ngược”, vì sao có cái tội treo ngược? Bởi vì cuộc sống của chúng ta đi ngược lại con đường giác ngộ, gọi là “bối giác hiệp trần”. Nghĩa là cuộc sống con người luôn chạy theo lòng ham muốn của tâm, mê đắm đủ thứ trên đời làm cho tâm chìm đắm trong tham, sân, si. Tự gây khổ đau cho mình, người thân, rộng ra đến xã hội mà chẳng nhận ra được bản tính thanh tịnh của chính mình, nên bị tội kia.Còn chư Phật và Bồ Tát và liệt vị Tổ sư, luôn luôn giác ngộ tự tâm, thấy các pháp hiện hữu là giả, có đó rồi không đó, nên tâm không mê chấp mà được giác ngộ, quý Ngài còn muốn cho chúng sanh cũng được giác ngộ như mình gọi là “bối trần hiệp giác”. Nghĩa là quay lưng với trần cảnh trở về với tánh giác của mình.
Cho nên cuộc sống quý Ngài luôn luôn an lạc tự tại trên thế gian.Vì thế, muốn cứu tội treo ngược, chúng ta phải tập sống theo lời Phật dạy tự chuyển hóa tâm mình rồi chuyển hóa cho người khác khiến họ được an vui trong pháp lạc.
Đối với Cha Mẹ hiện tiền người Phật tử ngoài phụng dưỡng cơm áo, thuốc men, ấp lạnh quạt nồng còn phải thể hiện tình cảm thương kính an ủi, nếu cha mẹ buồn thương khổ đau thì nên đem lời Phật dạy giải nói để Cha Mẹ được an vui hạnh phúc, rồi hướng Cha Mẹ đến với Tam Bảo để học đạo giác ngộ. Người giác ngộ là người ấy luôn tỉnh táo trong mọi tình huống. Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian, dùng trí huệ soi rọi mọi sự việc mà tâm luôn định tỉnh nhẹ nhàng, giác ngộ ngay nơi công việc đang làm, giác ngộ ngay lúc gặp hoàn cảnh trái ngang. Cha Mẹ, con cái, vợ chồng đều làm nhân duyên, đều làm thiện trí thức nhắc nhở cho nhau, tạo thành cuộc sống an vui hạnh phúc cho gia đình, rộng ra đến cộng đồng xã hội, làm được điều này, đều do người con có một trái tim nồng thắm xuất phát từ mỗi cá nhân. Khi nói đến chữ hiếu chúng ta nên cảm nhận sâu sắc về nó.Đứng về mặt thế gian, Nho giáo có câu “tóc, lông, răng, móng, da, thịt, xương, gân” do Cha Mẹ ban cho chúng ta nên giữ gìn và không được làm tổn thương đây là cái hiếu ban đầu (thân thể pháp phu thọ chi phụ mẫu, Bất cảm quỷ thương hiếu chi thị giả) khi lớn lên lập thân hành đạo để tiếng thơm cho Cha Mẹ đây là cái hiếu cuối cùng (lập thân hành đạo giương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung giả).

Về phần học Đạo giác ngộ thì cao quý hơn. Cuộc sống được toàn thiện toàn mỹ là do chúng ta thọ rất nhiều ân tình sâu xa. Ngoài tình song thân ra chúng ta còn tình thầy trò và các bậc thiện trí thức nữa. Giác ngộ là con đường đi ngược lại thế gian nên rất khó vượt qua. Nếu người nào vượt qua được là nhờ minh sư dẫn dắt, hợp với túc duyên sâu dày đời trước nên gặp được Sư phụ khai thông tâm trí, hướng ta đi vào biển Phật Pháp, tu pháp lành để tội diệt phước sanh, càng học hỏi giáo lý tâm chúng ta càng sáng tỏ, hãy nhận ra được cái nào giả (các pháp trên thế gian), cái nào thật (chơn tâm trong sáng của chính mình) để ta quay về đường giác ngộ. Cho nên, ơn sanh thành của song thân như trời cao biển cả, thì ân đức dìu dắt của thầy cao xa vời vợi và thâm sâu vô biên. Nên hiếu với song thân chúng ta làm được việc thiện cúng dường Tam Bảo để cầu nguyện, người còn sống được an lạc nhẹ nhàng, người quá vãng được siêu thăng, hiếu với thầy ta luôn thể hiện đức tánh khiêm cung, siêng tu pháp lành và giới định huệ do thầy truyền trao, chung lo với thầy về mọi Phật sự khi thầy cần.

Vì sao đến ngày Vu Lan ta hướng về Tam Bảo để cầu nguyện? Bởi vì cửu huyền thất tổ và song thân của chúng ta, khi còn sống chưa có duyên gặp minh sư nên chưa am hiểu Phật Pháp thì làm sao biết con đường ra khỏi khổ đau nên khi chết linh hồn còn quanh quẩn trong đêm dài mờ mịt, và trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh có nói:
“... Gặp phải lúc lạc đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
Hoặc là nương ngọn suối chân mây
Hoặc là chốn cỏ bóng cây
Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ...”
Cho nên đến ngày Vu Lan ta về chùa thành tâm cầu nguyện, đồng thời cầu thỉnh chư Tăng Ni tụng kinh chú nguyện, giúp cho con, hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và song thân chúng con, người quá vãng được siêu thoát nhẹ nhàng, người hiện còn được an vui hạnh phúc. Ví như có người gánh nặng đi trên đường xa, thoạt nhiên có người đến gánh giúp cho họ qua chặng đường dài, khiến người đó buông được gánh nặng, người gánh phụ gánh nặng dù cho bậc thầy sáng suốt, là người dẫn đường giúp cho ta biết nẻo tà nên tránh, đường chánh nên đi.
Thầy là bậc cao cả đưa ta từ bờ mê đến giác ngộ, giúp cho ta buông được gánh nặng ngu si phát sanh trí tuệ.
Sống trên đới ham muốn nhiều thì khổ nhiều, mọi thứ tuy nó luôn hiện ra trước ta, dường như rất dễ nắm giữ, nhưng một khi xuôi tay nhắm mắt nó liền vượt khỏi tầm tay và vĩnh viễn xa lìa ta, dù ta cố nắm bắt nó vẫn xa rời, lúc bấy giờ ta chỉ mang theo cái thiện và cái ác, nếu ta làm thiện sau khi chết nghiệp thiện sẽ đưa ta đến cảnh giới thiện.
Đây gọi là tự cứu mình, còn làm ác nghiệp ác sẽ dẫn ta đến cảnh giới khổ đau, tất cả đều do tâm ta cả. Nếu không cảnh giác và làm chủ được tâm mình thì sẽ tạo nhân khổ đau để thành quả khổ cho kiếp lai sanh. Phật dạy: Thân người khó được, giáo pháp khó nghe, chúngTăng khó gặp. Kiếp này ta đã được thân người làm sao có thì giờ để đến chùa học Phật Pháp để ta chuyển tâm si mê trở thành giác ngộ. Việc làm của người giác ngộ là việc làm của Phật và Bồ Tát. Nơi nào có chúng sanh khổ thì nơi ấy có bậc minh sư đến chuyển hóa, như thầy chúng ta đang chuyển hóa cho ta và cửu huyền thất tổ trong ngày lễ Vu Lan này.

Trong Văn tế cũng nói:

Nhờ pháp Phật siêu sanh Tịnh độ
Phóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch oán thù rửa không
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại
Chuyển pháp luân tam giới thập phương
Nhơn nhơn tiêu diện đại vương
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sanh
Nhờ pháp Phật oan linh dõng mãnh
Trong giấc mê khuya tỉnh chiêm bao
Mười loài là những loài nào ?
Gái, trai, già, trẻ đều vào nghe kinh
Kiếp phù sinh như hình như ảnh
Có chữ rằng “vạn cảnh như không”
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
Đàn Chẩn Tế vâng lời Phật giáo
Của có chi bát cháo nén nhang
Gọi là mảnh áo thoi vàng
Giúp cho lành chủ ăn đường thăng thiên
Ai đến đấy dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh
Phật hữu tình từ bi cứu độ
Chớ ngại rằng có có chăng chăng
Nam Mô chư Phật Pháp Tăng
Độ cho tất cả siêu thăng luân hồi.
Bây giờ tất cả người còn sống hiện tiền tràn ngập niềm hạnh phúc, an lạc, tự tại vô ngại trong cuộc sống, người quá vãng thảy đều giải thoát siêu thăng. Từ đây, âm siêu dương thới cả hai đều an vui vĩnh viễn...

picture.php
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên