Kính bạn TK:
Tui thấy trong Trung Bộ Kinh có một kinh rất phù hợp với phương pháp mà đức Phật sử dụng gọi là Sơ Thiền. Tên của kinh này là Kinh An Trú Tầm ... và để tui trích một đoạn ở đây để mọi người đồng duyệt.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đạo tầm pháp môn.
Vị ấy có thể tác ý --> đến tầm nào vị ấy muốn,
có thể không tác ý -->> đến tầm nào vị ấy không muốn;
vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Nhưng sau liền đó, là những kinh khác nội dung nghe cũng lạ lạ ..
Kinh Ví Dụ Cái Cưa
Kinh Ví Dụ Con Răn
Kinh Gò Mối
Kinh Trạm Xe ...
... chắc chắn và có lẽ đằng sau những phương pháp và những trải nghiệm đó .. có một sự giác ngộ lớn ...
tìm kiếm vật liệu giải thoát để siêu việt mộng tưởng ... tập trung hơn để khám phá trung tâm năng lượng ở bên trong .. của nguồn năng lượng nội tâm thanh tịnh hiền hòa .. và hiện hữu mênh mông [smile]
Hòa Thượng Thích Thanh Từ có dạy trong cuốn Bước Đầu Học Phật, là sau khi Giác Ngộ Vô Thường của Tâm ... thì nên học để tìm hiểu Giác Ngộ "Pháp Thân" tức là cái Thân được dùng để xây dựng hiện tượng vạn pháp.
chắc chăn và có lẽ như thế thôi [smile]
Hơn nữa, cái loại vật liệu tiềm tàng trong nội tại đó ... thì trong Kinh Sa Môn Quả, Kinh Trung Bộ có một rất phù hợp:
Với tâm:
- định tĩnh,
- thuần tịnh,
- không cấu nhiễm,
- không phiền não,
- nhu nhuyến,
- dễ sử dụng,
- vững chắc [kinh An Trú Tầm thì "TẦM" cũng dễ tác ý sử dụng ... đúng không ? ]
- , bình thản như vậy,
Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. [/b]
86. Này Ðại vương, ví như mọt người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: Ðây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra. Này Ðại vương, ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Này Ðại vương, ví như một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: Ðây là con rắn, đây là xác rắn, con rắn khác, xác rắn khác, và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra. Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến sự hiện hóa một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý tạo thành, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.
Cho nên Kinh An Trú Tầm .. thì TẦM dễ tác ý sử dụng ..
nếu có kinh "AN TRÚ ĐỊNH" thì .. ĐỊNH cũng "dễ nguyện" để mà nhớ tới mà sử dụng [smile]
mà đúng không ?
KLL