Xuân Tươi Thắm

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
mungxuan.jpg

<BR><B>XUÂN TƯƠI THẮM</B>
Thích Phụng Sơn</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img203.imageshack.us/img203/5879/thieptetq.jpg[/IMGL] Mỗi năm, người dân Việt dù theo tôn giáo nào cũng đều ăn mừng Tết Nguyên đán. Nguyên là bắt đầu, đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán là lễ chào mừng một năm mới, một nguồn hy vọng mới với tất cả sự mới mẻ trong lòng chúng ta cũng như cảnh vật thiên nhiên bên ngoài. Việc cử hành các lễ lạt mừng xuân mang rất nhiều ý nghĩa trong lòng người dân Việt, qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc. Lúc thanh bình là lúc cảm tạ Phật trời đã giúp cho người dân sống đời an lạc, vua chúa cai trị anh minh; thời loạn lạc chiến tranh thì tỏ lòng mong ước sớm có hòa bình thịnh trị; lúc xa xứ thì tỏ lòng cầu chúc quê nhà sớm được an vui, người xa nhau chóng được đoàn tụ.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dù bận bịu chuyện gì, vào những ngày gần Tết, người dân Việt đều lo trang hoàng lại nhà cửa, đánh bóng lại các lư hương, chân đèn bằng đồng, cùng chưng dọn lại bàn thờ cho đẹp đẽ. Hoa quả được bày biện trang hoàng, các câu đối cũ, nếu có thể, được thay bằng câu đối mới. Mỗi nhà đều cố gắng sắm sửa bánh tét, bánh chưng, dưa hành, mứt, hạt dưa, bông hoa quả phẩm. Trong tộc họ, những người thuộc dòng thứ còn gửi Tết (phẩm vật để cúng) tới nhà tộc trưởng, tức là người có trách nhiệm đại diện con cháu để cúng tổ tiên trong dịp Tết.
<CENTER><B>I. LỄ GIA TIÊN HAY CÚNG ÔNG BÀ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chiều ba mươi Tết, sau khi giải quyết những việc cần thiết cũng như trang hoàng, bày biện bàn thờ, các gia đình người Việt sửa soạn lễ cúng gia tiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhang đèn trên bàn thờ được thắp sáng và tỏa mùi thơm thanh khiết, hoa quả phẩm vật được bày biện trang nghiêm, đẹp mắt. Có người dùng nhang vòng để khói hương nghi ngút trên bàn thờ trong suốt ngày lễ cúng gia tiên vào chiều 30 Tết, lễ cúng rước ông bà hay cha mẹ đã quá cố về ăn Tết cùng con cháu, vì nhang vòng có thể cháy liên tục suốt ngày đêm. Trên bàn thờ ông bà luôn luôn có hương khói trong ba ngày Tết. Người gia trưởng đại diện cho mọi người khấn tên vị quá vãng và mời họ về chứng giám cùng chung vui ba ngày xuân. Sau đó, theo thứ bực mỗi người tuần tự đến bàn thờ lễ lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để tỏ lòng thành kính, sáng mồng một Tết có lễ cúng gia tiên bằng cỗ chay hay mặn. Những người Phật tử thường cúng chay. Có những vị khi còn sống tu hành tinh tấn, trước khi qua đời dặn dò con cháu khi đến ngày kỵ giỗ chỉ được cúng chay nên họ thực hành điều đó. Vì thế ngày Tết có nhiều gia đình nấu cơm chay và chuẩn bị các thứ bánh chay để dâng cúng và cũng để đãi đằng những người Phật tử khác đến viếng thăm vào ngày Tết.
<CENTER><B>II. Ý NGHĨA VIỆC CÚNG ÔNG BÀ TRONG NGÀY TẾT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đang ở vào thời đại khoa học hiện đại. Mọi người đều biết rằng vũ trụ này rộng lớn mênh mông. Quả đất to lớn của chúng ta chỉ là một thành phần nhỏ bé của thái dương hệ, gồm mặt trời và các hành tinh khác. Dải Ngân hà có đến hàng tỉ tỉ mặt trời, nên thái dương hệ cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ của dải Ngân hà, ví như một hạt bụi trong tòa lâu đài to lớn. Nhưng dải Ngân hà cũng chỉ là một thế giới nhỏ bé so với hàng tỉ tỉ thế giới khác trong vũ trụ rộng lớn mênh mông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhà khoa học hiện đại đã biết đến trên 200 ngàn tỉ dải thiên hà trong vũ trụ, mà dải Ngân hà của chúng ta chỉ là một trong số đó. Người ta suy đoán rằng, vũ trụ to lớn hiện nay bắt đầu xuất hiện sau một vụ nổ lớn <I>(big bang)</I> vào khoảng mười lăm tỉ (15.000.000.000) năm trước đây. Vụ nổ vĩ đại đó đã tung ra khắp vũ trụ những đám mây năng lượng, từ đó các ngôi sao thành hình. Quanh các ngôi sao này có các khối lửa nóng, nguội dần đi và trở thành các khối tinh cầu tự xoay tròn quanh chúng, và đồng thời cũng xoay quanh mặt trời. Các nhóm hành tinh (như trái đất), vệ tinh (như mặt trăng) và định tinh (như mặt trời) có hằng hà sa số trong vũ trụ bao la này. Kinh điển Phật giáo gọi vũ trụ mênh mông rộng lớn đó là Tam thiên đại thiên thế giới. Ngay trong dãy Ngân hà <I>(Milky way)</I> này, thái dương hệ mà trái đất chúng ta là một thành phần cũng được ví như hạt bụi nhỏ trong một căn phòng vĩ đại và dải Ngân hà cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ vô cùng vô tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi cúng kỵ ông bà, người Phật tử trên quả đất này khấn nguyện tên người quá vãng, hay lúc chúng ta làm lễ gia tiên, cúng rước ông bà về cùng hưởng xuân với con cháu, thì họ từ đâu trong cõi vũ trụ mênh mông ấy trở về với chúng ta.
Đức Phật luôn luôn nhắc nhở người Phật tử không nên mê tín dị đoan. Tất cả mọi niềm tin phải xuất phát từ kinh nghiệm tự thân, phải dựa trên sự hiểu biết chân thật, chính xác. Việc thờ cúng của người Phật tử ở nhà hay ở chùa cũng đều phản ảnh lời dạy đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi ta thành tâm đốt nén nhang cùng để lòng thanh tịnh mà khấn nguyện các vị quá vãng, một sự nhiệm mầu hưng khởi trong tâm ta. Lúc đó lòng thành bao trùm tất cả, không có một ý tưởng tạp nhạp (tạp niệm) nào xen vào. Tất cả, bên trong cũng như bên ngoài trở nên trong sạch và vắng lặng. Tâm ta trở nên rộng lớn mênh mông như vũ trụ; đèn, nhang, bông hoa quả phẩm ngời sáng lung linh. Sự an lạc và tĩnh lặng tràn đầy khắp chốn. Với tâm rộng lớn, ngời sáng, rỗng lặng và an vui đó, con cháu nghĩ tưởng đến ông bà cha mẹ quá cố thì ông bà cha mẹ hiện ra tràn đầy, an vui, tươi sáng trong tâm con cháu và cùng vui hưởng ba ngày xuân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ sự thành tâm đó mà niềm an vui thật sự dâng lên trong lòng chúng ta. Mỗi người trong gia đình từ giờ phút đó ý thức nhiều hơn đến việc đem lòng thương mến mà đối xử, nói năng với nhau, trẻ con người lớn đều hớn hở vui tươi, chuẩn bị cho buổi cúng giao thừa với sự hiện diện của ông bà, cha mẹ quá cố tràn đầy nơi tâm chúng ta: Lòng thương yêu hiếu kính của con cháu đã xóa tan sự cách biệt về không gian lẫn thời gian, giữa người sống và người quá cố. Cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai cùng hai cõi sống chết đã hợp thành một chốn trong sáng, an vui, rộng lớn, bây giờ và nơi đây.
<CENTER><B>III. LỄ GIAO THỪA</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img16.imageshack.us/img16/8430/tetj.jpg[/IMGL]Giao là giao lại cái cũ, và thừa là tiếp nhận cái mới. Người Á đông trước đây tin rằng hàng năm có một vị thần Hành khiển coi việc nhân gian. Hết năm thì có vị Hành khiển mới đến thay vị Hành khiển cũ. Lễ giao thừa là cúng tế tiễn đưa vị cũ và chào mừng vị mới. Ngày nay, lễ giao thừa mang nặng ý nghĩa "tống cựu nghinh tân", tiễn đưa cái cũ và đón chào tất cả sự mới mẻ tốt đẹp của năm sắp đến. Lễ này cũng được gọi là lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bước qua năm mới.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vào chiều ngày cuối cùng của tháng Chạp âm lịch, các chùa thường cử hành lễ tiến cúng chư hương linh, hiệp kỵ (giỗ chung) các vị Tổ sư khai sơn cũng như các vị tăng sĩ đã viên tịch. Sau đó là cúng linh vị các Phật tử quá vãng ký linh tại chùa. Lễ giao thừa được cử hành long trọng tại các tư gia, đình, miếu. Bàn thờ giao thừa được bày ở ngoài sân (lộ thiên). Trên bàn thờ có trầm hương bốc khói, hương trầm nhẹ thơm, hai cây nến thắp sáng hai bên, bông hoa quả phẩm được chưng bày gọn ghẽ. Người gia trưởng đại diện mọi người dâng hương, khấn nguyện, sau đó cắm nhang vào lư hương. Lễ giao thừa xong, người Phật tử mặc áo tràng lên chùa lễ Phật, nghe giảng pháp và hái lộc đầu xuân. Cũng có nhiều Phật tử đón giao thừa tại chùa rồi sau đó mới cúng ở nhà, vì lễ giao thừa ở chùa trang nghiêm và có nhiều đạo vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>NGÀY VÍA ĐỨC PHẬT DI LẶC</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày vía tức là ngày đản sinh của các vị Phật hay Bồ Tát. Phật giáo có nhiều ngày đản sinh của các vị Phật khác nhau, như ngày vía đức Phật Thích Ca đản sinh vào ngày rằm (15) tháng tư âm lịch, ngày vía đức Phật A Di Đà vào ngày 17 tháng 11, ngày vía đức Quán Thế Âm vào ngày 19 tháng 6, và ngày vía đức Phật Di Lặc vào ngày mùng một Tết
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta thường nghe nói nhiều đến ngày lễ đức Phật đản sinh vào ngày rằm tháng 4 nhưng có thể ít nghe nhắc đến ngày vía đức Phật Di Lặc. Có lẽ vì sự trùng hợp với ngày Tết nên nhiều người nghĩ rằng việc ngày xuân đi chùa lễ Phật chỉ là để thăm viếng các vị tăng ni, gặp gỡ các vị đồng đạo, cùng tụng kinh niệm Phật và hái lộc đầu năm ở chùa. Chúng ta hãy tìm hiểu xem ngoài việc đi chùa như thế, ngày đầu xuân có ý nghĩa gì đối với người Phật tử tại gia và xuất gia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi gần đến giờ giao thừa, các Phật tử ngồi theo thứ lớp ở chánh điện, phái nam ngồi bên trái, phái nữ ngồi bên phải (nam tả, nữ hữu). Ba hồi chuông báo chúng nhắc nhở các vị tăng, ni chuẩn bị y hậu tề chỉnh. Ba hồi bản tiếp theo báo giờ hành lễ sắp bắt đầu. Ba hồi chuông trống bát nhã vang lên theo bước chân các vị tăng vân tập chánh điện (điện thờ Phật) rồi an vị. Giờ giao thừa vừa điểm thì vị Hòa thượng trụ trì, Tăng chúng và toàn thể Phật tử bắt đầu cử hành lễ giao thừa với các nghi thức sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Dâng hương cúng Phật, đảnh lễ chư Phật và Bồ Tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm lễ cầu an cho tất cả Phật tử và gia quyến. Cầu cho quốc gia được thái bình, chúng sinh an lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tụng kinh Phổ Môn, Tâm kinh Bát Nhã và kết thúc bằng Tam quy y.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó, vị giảng sư của chùa giảng về ý nghĩa ngày vía đức Phật Di Lặc, liên quan đến lòng cầu mong giác ngộ của Phật tử. Tiếp đến là chư tăng đảnh lễ chúc mừng Hòa thượng trụ trì và vị này chúc lại chư tăng. Phật tử chúc mừng và cám ơn chư Tăng đã dìu dắt họ tu học và sống cuộc đời thanh đạm, tinh tấn tu hành để làm gương sáng cho mọi người. Hòa thượng trụ trì đại diện chư tăng mừng tuổi quý vị Phật tử, chúc họ được mọi sự an lành và vững tiến trên con đường học đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚC MỪNG NĂM MỚI</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img707.imageshack.us/img707/8559/lanphao.jpg[/IMGL]Sáng mồng một Tết, các chùa cử hành lễ thù ân để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn chư Phật, chư Bồ Tát đã thị hiện trên cõi đời này khai thị Phật pháp, cùng các bậc Tổ sư, tôn túc đã dẫn dắt Phật tử trên con đường tu học an vui.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở các thiền viện, tên các vị Phật được xướng lên là sáu vị Cổ Phật, rồi đến đức Phật Thích Ca, sau đó là hai mươi tám vị Tổ sư Tây Trúc (Ấn Độ) rồi đến các vị Tổ sư Trung Hoa và các vị kế tiếp. Thiền nhấn mạnh đến tâm ấn truyền thừa như một sợi dây dài không đứt đoạn từ xưa cho đến nay. Việc niệm danh hiệu các ngài là xác nhận việc truyền thừa tâm ấn và tỏ lòng kính ngưỡng các bậc tiền bối đó.</P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>IV. NỘI DUNG NGÀY LỄ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta có thể tự hỏi, hình thức lễ lạt như vậy chỉ là tập quán một cuộc tụ họp vui vẻ hay còn có một ý nghĩa nào khác? Tại sao người Phật tử xem lễ vía đức Phật Di-lặc vào ngày mồng một Tết là quan trọng trong đời sống tu tập? Muốn hiểu điều này, chúng ta phải đi sâu hơn vào sự mầu nhiệm của tâm uyên nguyên nơi mỗi chúng ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật giáo đề cập đến ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp thân Phật là thân tròn đầy và bao trùm khắp vũ trụ. Trong tự tánh giác ngộ, Phật và chúng sinh không có gì khác nhau. Phật tánh luôn luôn hiện hữu nơi chúng ta, chiếu sáng tràn đầy, nhưng chúng ta bị các ham muốn, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền che mờ nên không nhận biết được Phật tánh ấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Báo thân Phật là hình tướng tốt đẹp, trang nghiêm của những vị Phật đã thành Chánh giác. Báo thân ấy cũng hiển lộ nơi mỗi chúng sinh thành thân tâm tràn đầy niềm an lạc, hạnh phúc bao la khi họ thực hành sự tu tập.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hóa thân Phật (cũng gọi là Ứng thân hay Ứng hóa thân) là thân của các ngài thị hiện trong thế gian để cứu giúp kẻ khổ đau cùng hướng dẫn chúng sinh trên con đường an vui và hạnh phúc.
Ba thân Phật này luôn luôn hiện hữu mà không ngăn ngại nhau. Chúng sinh vì mê tánh giác (không biết được Phật tánh nơi chính mình) nên sống trầm luân trong khổ đau, còn đức Phật là người thấy rõ tất cả các hiện tượng vật chất và tâm lý đều nương tựa vào nhau mà có, mà hiện hữu (vạn pháp do duyên khởi), có tính cách vô thường và vô ngã, nên tuy sống trong thế giới đảo điên nhưng vẫn luôn an nhiên tự tại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự tinh tấn thực hành đạo Phật giúp ta kinh nghiệm được niềm an vui kỳ diệu vốn rộng lớn bao la và mãi mãi có mặt, trong sáng, tinh sạch. Đó là tính cách chân thường, chân ngã, chân lạc và chân tịnh của con người chân thật, của chân tâm hay Phật tánh của mỗi chúng sinh. Do đó, khi đi chùa vào dịp đầu năm, nhiều người muốn cầu phúc, cầu lộc, nhưng những người Phật tử hiểu được lời Phật dạy thì luôn bày tỏ lòng mong ước tu hành tinh tấn và hướng về sự giải thoát an vui vô cùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật giáo chú trọng đến sự trong sạch của tâm, tức là buông xả tất cả các vọng niệm (những ý tưởng phân biệt, so đo, hiềm khích, khen chê, hay dở.v.v...) Khi tâm buông xả tất cả mọi tạp niệm gây ra phiền não thì tự nó sẽ trở nên trong sạch, chiếu sáng rỗng lặng. Tánh tự nhiên của ta, con người chân thật của ta, cái bản lai diện mục (mặt mũi từ xưa nay) tự nó hiển lộ, tự nó tỏa sáng. Lúc đó, tâm ta đi vào cõi bình an rộng lớn. Chúng ta được uống ngụm nước đầu nguồn của dòng suối hạnh phúc uyên nguyên trong chính mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi tâm đã an bình như thế thì chúng ta tức khắc hiểu được thực tại một cách trực tiếp, không qua các lời nói hay chữ viết, nói theo ngôn ngữ của kinh Lăng Già, sự mầu nhiệm đó có thể diễn tả qua bài kệ ca ngợi tâm giác ngộ của Bồ Tát Đại Huệ như sau:
<p style="padding-left: 56px;">Thế gian lìa sinh diệt,
Ví như hoa hư không.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
<BR>Các pháp đều như huyễn,
Xa lìa nơi tâm thức.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
<BR>Xa lìa chấp đoạn thường,
Thế gian hằng như mộng.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
<BR>Biết nhân pháp vô ngã,
Phiền não và sở tri,
Thường thanh tịnh không tướng,
Mà khởi tâm đại bi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói khác đi, khi buông xả tất cả các ý tưởng phân biệt, mâu thuẫn tương tranh, thì tâm ta đi vào chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên của nó. Từ chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên ấy mà lòng thương yêu rộng lớn (từ bi) và sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) bừng dậy, đưa ta vào thế giới ban sơ, thế giới của tình yêu thương bao la ngời sáng không chủ thể, không đối tượng, tràn đầy yên vui. Đó chính là tâm chân thật, tâm Phật, hay còn gọi là tâm giải thoát. Và đó chính thật là mùa xuân Di Lặc.
<CENTER><B>V. NGÀI LÀ AI</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đầu năm, chúng ta thường niệm Nam mô Di Lặc Tôn Phật. Ngài tượng trưng cho nguồn an vui uyên nguyên, linh động, chiếu sáng, cho nên tượng của Ngài được tạc theo hình ảnh một ông Phật to lớn, mập mạp, ngồi rất tự tại, áo phanh ngực, bụng phình ra, và miệng cười rạng rỡ. Trên người vị Phật đó đôi lúc còn có sáu đứa bé tinh nghịch, đứa móc tai, đứa sờ mũi, đứa kéo miệng v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tên Di Lặc là phiên âm từ tiếng Phạn <I>(Sanskrit)</I> là Maitreya, có nghĩa là Từ Thị (thị nghĩa là họ, từ là từ bi), vì Ngài tu Từ Tam Muội, tâm luôn luôn tỏa chiếu ánh sáng của tình thương yêu trong lành và rộng lớn, phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh. Khi lòng thương yêu tràn đầy thì sự hiểu biết chân thật chiếu sáng cho nên tâm luôn luôn an vui trước mọi biến chuyển trong cuộc đời. Sáu đứa bé tinh nghịch là tượng trưng cho sáu căn của chúng ta (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý), luôn luôn thúc bách đòi hỏi. Nhưng khi đã thâm nhập vào niềm an vui kỳ diệu của tánh chân thật tự nhiên thì mọi thúc bách, đòi hỏi bên trong đều trở thành một sức mạnh duy trì tâm bình an, linh động và tỏa chiếu. Từ đó, sự an vui tự nhiên xuất hiện nên chúng ta thoải mái và tự tại trong cuộc đời chuyển biến và náo nhiệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, ngày mùng một Tết đi lễ chùa không phải để cầu xin được giàu sang, mà chính là để cầu nguyện chư Phật gia hộ cho thân tâm được an vui, gia đạo bình an, phát tâm rộng lớn, tinh tấn tu hành để chóng thành Phật quả, như Thiện Tài cầu đạo trong kinh Hoa Nghiêm:
<p style="padding-left: 56px;">Các bậc dũng mãnh vĩ đại đó,
Đã thành tựu vô số hạnh,
An trụ nơi tháp này,
Tôi chắp tay kính lễ.
<BR>Tôi nay cung kính lễ,
Đức Di Lặc tôn quý.
Là con trưởng chư Phật,
Mong Ngài đoái tưởng tôi.
<CENTER><B>VI. HÁI LỘC ĐẦU XUÂN</B></CENTER>

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img716.imageshack.us/img716/8252/maimy.jpg[/IMGL]Ngày Tết, dù ở nhà hay ở các chùa đều có chưng mai vàng. Với tâm tỉnh thức, trong sáng, thoải mái, chúng ta biết cành mai nở rộ đó chính là niềm an vui thanh tịnh lớn lao trong mỗi chúng ta. Ngoài ra, sự tươi mát và đẹp đẽ của hoa, lá và cành là sự báo hiệu tốt đẹp của một năm mới vừa đến cùng với biết bao hy vọng trong lòng. Có một nhánh hoa đẹp để chưng trong ba ngày Tết là điều ai cũng mong ước.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hái lộc (hái một cành cây có hoa lá) đầu xuân là một tục lệ xưa của người Việt Nam. Chùa ở miền quê thường rộng rãi. Vườn chùa được chăm sóc kỹ lưỡng. Vào mùa xuân, cành lá mới đâm chồi nảy lộc, nhiều loại hoa xuân hé nở xinh tươi. Quanh năm ai cũng bận bịu làm ăn, ba ngày xuân mỗi nhà đều cố gắng mua những cành mai, chậu cúc đẹp đẽ nhất để trang hoàng. Nhưng dù ở nhà đã có hoa, người Phật tử đến chùa cũng thường thỉnh một nhánh lộc đầu xuân, một nhánh cây hay một cành hoa nhỏ. Chùa là chốn đạo tràng thanh tịnh. Phật tử tin tưởng rằng sự thanh tịnh an vui của chốn thiền môn thấm nhuần cả nơi hoa cỏ, cây cối chung quanh. Tâm của các vị tu hành thanh tịnh thì cõi đời cũng trở thành thanh tịnh. Nhận được một cành lộc đầu xuân (hay để tránh việc cây cảnh bị bẻ bừa bãi, các vị tăng, ni phát cho mỗi người đến chùa một cành hoa hoặc một trái cây), người Phật tử đem về nhà để vào chỗ cao ráo, sạch sẽ, hoặc chưng nơi bàn thờ để mong được sự che chở, bảo vệ của chư Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong ý nghĩa mong cầu giác ngộ, người Phật tử hái lộc về nhà không phải chỉ để có được nhiều sự may mắn trong năm mới, mà còn là sự biểu lộ lòng mong ước được cận kề với thế giới chư Phật mà kinh điển thường mô tả là chiếu sáng bởi các đám mây ngũ sắc lóng lánh với những cành vàng lá ngọc, tiếng nhạc êm ả huyền diệu và tiếng hót của các loài chim quý.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đem một nhánh cây hay một cành hoa về nhà với niềm tin và sự an vui tràn đầy trong lòng thì đó tức là phép mầu đã thể hiện. Tâm ta đã vượt ra khỏi giới hạn của sự thấy biết hạn hẹp mà đi vào chốn vô cùng. Cành lộc đầu xuân trở nên sáng chói trong lòng ta và tỏa chiếu ra cả bên ngoài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với tâm an vui, rực sáng đó, chúng ta sum họp gia đình, thì lòng ta tràn đầy sự thương yêu giữa vợ chồng, cha mẹ, ông bà, con cháu, thân thuộc và bạn hữu. Nụ cười của ta trở nên thật hồn nhiên tươi sáng, thanh thoát, ròn rã. Các lời chúc tụng, nói năng, xưng hô cũng trở nên êm dịu, thành thật, vì chúng phát xuất từ đáy lòng: không một chút ngăn ngại, tinh sạch như lòng trẻ thơ. Với lòng tràn ngập tình thương yêu và trí sáng suốt như thế chúng ta tiếp tục tận hưởng ba ngày xuân tươi thắm: thăm viếng bà con, bạn bè, lì xì mừng tuổi trẻ thơ, lễ bái cúng giỗ các vị tiền nhân, cúng dường ngôi Tam Bảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế giới bên ngoài vẫn xe cộ rộn rịp, tiếng động ồn ào, nhưng trong tâm ta từ khi thấy được nụ mai xuân hé nở, vũ trụ bên ngoài không còn như trước nữa: màu sắc tươi thắm và rực rỡ hơn, các chuyển động xô bồ, ồn ào vẫn diễn ra trong trật tự và êm ả, bầu trời trở nên rộng rãi mênh mông, những đám mây xuân trở thành nồng ấm và chiếu sáng. Nhờ thế ta không còn lạ gì trước sự kiện người Việt Nam suốt trong dòng lịch sử dân tộc nhiều lần rộng mở cõi lòng mà tiếp nhận các nhóm chủng tộc hay tôn giáo khác để đưa đến một chủng tộc Việt Nam đa dạng hiện nay và một nền tín ngưỡng hòa đồng Nho - Thích - Lão. Thậm chí cho đến kẻ xâm lăng Sầm Nghi Đống và gần hai mươi vạn quân Thanh vẫn được người dân Việt ở làng Đồng Quang cứ mỗi năm mở hội tại chùa làng tụng kinh cho họ được siêu độ. Hay xa hơn nữa trong lịch sử, các tướng lãnh Trung Hoa và quân sĩ xâm chiếm Việt Nam bị tử trận vẫn được đồng bào ta cầu cho được siêu độ sau khi họ bị thảm tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều này cũng xảy ra ở Nhật Bản, khi quân Mông Cổ bị tiêu diệt bởi cơn bão Thần Phong và sự chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ Phù Tang. Bắc Điều Thời Tông, một Phật tử hành thiền tinh tấn và cũng là vị tướng quân Nhật Bản nổi danh của thế kỷ thứ 13, người chỉ huy cuộc kháng Mông oanh liệt này, đã lập ra một ngôi chùa thật lớn để cầu siêu cho cả chiến sĩ Mông Cổ và Nhật Bản.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nền văn minh Phật giáo với lòng bao dung khiến cho chúng ta càng phải suy nghĩ thêm về khả năng đóng góp vào sự hiểu biết và hòa hợp nhân loại. Và chúng ta, trên con đường tìm về cội nguồn hạnh phúc bao la, thực hành sự buông xả, sự tha thứ, lòng bao dung cho mình lẫn cho người để tình thương yêu nồng ấm, trong sáng bao la và sự hiểu biết chân thật bừng dậy tràn đầy, đưa ta về chốn hạnh phúc vô cùng nơi chính cuộc đời này, như Thiền sư Thường Chiếu đã mở bày:
<p style="padding-left: 56px;">Đạo vốn không nhan sắc,
Mà ngày thêm gấm hoa.
Trong ba ngàn cõi ấy,
Đâu chẳng phải là nhà?
<I>(Thiền sư Nhất Hạnh dịch)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngôi nhà chân thật của chúng ta chính là suối nguồn hạnh phúc tụ lại thành biển lớn. Đó chính là mùa xuân vĩnh cửu hay xuân Di Lặc vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Trích: "Những Nét Văn Hóa Của Đạo Phật, Thích Phụng Sơn, trang 211-227, ảnh sưu tầm).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img716.imageshack.us/img716/8252/maimy.jpg[/IMGL]Bức cuối cùng là cây Mai Mỹ (Forsythia) hoa thật, nở vào tháng hai. Còn nửa tháng đến Tết, tôi chặt vài nhánh, nhúng vào bình nước sôi, thay nước ấm mỗi ngày, nó từ từ nẩy lộc đâm chồi đến đúng ngày cuối năm nó trổ ra những nụ vàng và suốt ba ngày Tết ra những bông bốn cánh màu vàng rất đẹp. Chụp lại và gắn bốn chữ "Chúc Mừng Năm Mới" là được tấm thiệp Tết đơn giản.</P>
<CENTER>
maimy2.jpg

<BR>
maimy1.jpg
</CENTER></P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên