Ý nghĩa chương trình Phật hóa gia đình

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Ý nghĩa chương trình Phật hóa gia đình
TT THÍCH CHƠN KHÔNG
PHÓ BAN KIÊM CHÁNH THƯ KÝ BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG

Để đáp ứng các nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử và đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài về sau, năm 2004 Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã đề ra chương trình Phật hóa gia đình.

A/. DẪN NHẬP:

Đạo Phật Việt Nam được các bậc cao tăng Ấn Độ và Trung Hoa truyền bá từ khởi thủy đến nay trải qua gần 2000 năm, tùy vận mệnh của đất nước, Phật giáo chúng ta có khi thịnh khi suy, nhưng luôn luôn đồng hành với dân tộc.

Trong suốt chiều dài lich sử đó, chúng ta phải tự hào rằng: Phật giáo đã sản sinh ra rất nhiều cư sĩ tài hoa lỗi lạc, đạo đức tuyệt vời, như các đức vua: Lý Thái Tổ, Trần Thái Tôn, Trần Nhân Tôn, Chúa Nguyễn Hoàng, … trong thời cận đại có các cư sĩ như: Chánh Trí- Mai Thọ Truyền, Tâm Minh-Lê Đình Thám, Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha, các học giả: Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Đoàn Trung Còn, v.v…đều là những vị Phật tử thành tâm hộ trì Tam bảo, trùng hưng chánh pháp.

Đạo tâm hạnh nguyện của những vị này không phải tự nhiên có, mà chính là do sự khuyến hóa giáo dục đào tạo rất công phu của liệt vị cao tăng, tổ sư tiền bối.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đến nay đã hơn một phần tư thế kỷ (1981–2009), thực hiện phương châm “Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Giáo hội đã từng bước củng cố tổ chức, đề ra các chủ trương đường lối thích hợp với thời đại, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm cũng không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả và vị trí ngang tầm với Phật giáo các nước trên thế giới.

Để đáp ứng các nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử và đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài về sau, năm 2004 Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã đề ra chương trình Phật hóa gia đình.

Qua 5 năm thực hiện, bước đầu đã có những kết quả khả quan, được chư Tôn đức Tăng Ni hoan hỷ tán thành, quý Phật tử hết lòng hưởng ứng. Để hiểu rõ hơn về những giá trị lợi ích của chương trình này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua các phần trình bày như sau:

B/. NỘI DUNG:

1. MỤC ĐÍCH:

Phật hóa gia đình là chương trình hoạt động Phật sự trọng tâm của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên tất cả Phật tử tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng những lời dạy quý báu của Đức Phật vào cuộc sống, trao dồi đạo đức cá nhân, xây dựng gia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, hộ trì Tam bảo, góp phần chăm lo đời sống những người bất hạnh và hướng đến việc xây dựng xã hội ngày càng văn minh tiến bộ.

2. VAI TRÒ NHIỆM VỤ:

Cổ đức có dạy: “Trụ pháp vương gia, trì Như lai tạng”, có nghĩa là: ở nhà Pháp vương, giữ kho Như lai. Nhà của Pháp vương chính là cơ sở tự viện, kho của Như lai chính là ba tạng kinh luật luận, hệ thống tư tưởng Phật giáo. Tam bảo nói chung, ngôi chùa nói riêng, có được trường tồn vĩnh cữu, hưng long thịnh vượng hay không, là do đức độ tu hành và khả năng hoạt động của vị trụ trì.

Cho nên vị trụ trì là người mang trọng trách trong việc thực hiện chương trình Phật hóa gia đình, thành công hay thất bại cũng do vị trụ trì. Kế đến là chư Tôn đức Tăng Ni giảng sư, quý vị Hoằng pháp viên, quý vị nhân sĩ trí thức, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ thuộc giới Phật giáo hoặc có cảm tình với đạo Phật.

Một thành phần nữa, chính là các cư sĩ đang sinh hoạt tu học tại các đạo tràng, các huynh trưởng, đoàn sinh Gia đình Phật tử. Có thể nói đây là lực lượng nòng cốt, là hạt nhân tốt trong các hộ gia đình, họ sẽ tích cực tham gia thực hiện.

Về mặt tổ chức, Ban Hướng dẫn Phật tử các Tỉnh Thành hội Phật giáo có trách nhiệm kết hợp các ban liên hệ, hướng dẫn đôn đốc khuyến khích chư Tôn đức trụ trì và quý Phật tử thực hiện thành công chương trình Phật hóa gia đình.

chonkhong2_728876384.jpg

3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

3.1. TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG:

Để chương trình Phật hóa gia đình được tất cả Phật tử khắp nơi biết để thực hiện, cần có sự hợp tác của tập thể và cá nhân chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử tuyên truyền phổ biến, hoạt động thường xuyên qua các hình thức sau đây:

3.1.1. Sáng tác, biên soạn các: bài viết, bài ca, điệu múa, kịch nói, cải lương, phim truyện, thơ văn, hội họa, phim ảnh, …có nội dung chuyển tải giáo lý hoặc đời sống đạo hạnh của người Phật tử tại gia, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông như: trang web, blog, email, tạp chí Văn hóa Phật giáo, tuần báo Giác ngộ, nguyệt san Giác ngộ, các đặc san, nội san, hoặc các sinh hoạt công cộng như: sân khấu, hội trại, v.v...

3.1.2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, thuyết giảng, giao lưu: chuyên đề Phật hóa gia đình

3.1.3. Tại mỗi tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, khuôn hội, am cốc (gọi chung là tự viện) và tư gia của mỗi Phật tử tùy theo không gian và ý thích chọn treo các khẩu hiệu, biểu ngữ sau đây:

- Thân người khó được, Phật pháp khó gặp.

- Chính pháp lan truyền ra bốn biển,
Đạo Phật thịnh hành khắp năm châu.

- Quy hướng Ba ngôi tu phúc huệ,
Y vào Ngũ giới được an vui.

- Người người quy y, cả nhà quy y.

- Phật hóa gia đình, gia đình hạnh phúc.

- Quyết tâm thực hiện thành công chương trình Phật hóa gia đình.

3.2. KHUYẾN HÓA THANH THIẾU NHI:

Trong những thập niên qua, sinh hoạt tu học của cư sĩ Phật tử ngày càng phong phú khởi sắc, phẩm chất và số lượng đều được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, tình hình chung cho thấy: những người đến các tự viện để tu học tụng niệm, phần đông là nữ Phật tử lớn tuổi. Điều đáng lưu ý là nam giới và thanh thiếu nhi Phật tử sinh hoạt với các đạo tràng, các lớp giáo lý, hay các giảng đường có phần thưa vắng và không thường xuyên.

Do đó, vị trụ trì cần phải chú ý tìm ra các phương án thích hợp để khuyến khích các thiện nam tích cực tham gia tu học.

Riêng đối với thanh thiếu nhi Phật tử, tuy có Phân ban Gia đình Phật tử phụ trách với tổ chức quy mô chặt chẽ, có đường lối giáo dục tốt, sức thu hút mạnh trong suốt bảy thập niên qua (1938-2009 ). Tuy nhiên, do các định kiến chủ quan cá nhân cũng như tình hình khách quan, hoạt động của Phân ban Gia đình Phật tử còn nhiều hạn chế, chưa phổ cập đến các tự viện, các tỉnh thành trong toàn quốc.

Do đó, mỗi người chúng ta cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của giới trẻ và giáo dục đào tạo giới trẻ thành những công dân hữu ích, thành những Phật tử chân chính góp phần phụng sự đạo pháp và dân tộc.

Trước mắt tại mỗi tự viện nên đề ra chương trình sinh hoạt thanh thiếu nhi Phật tử trong khoản từ 6 tuổi đến 18 tuổi với các nội dung sinh hoạt như sau:

1. Tổ chức khóa lễ tụng kinh Phúc đức. Đây là một bài kinh ngắn gọn, mang tính dạy đạo làm người, rất thích hợp với tuổi trẻ. Thời gian khoảng 30 phút.

2. Giảng dạy giáo lý: thực hiện phần A theo chương trình giáo lý năm năm của Ban hướng Dẫn Phật tử TW. Thời gian khoảng 30 phút.

3. Ca múa và hoạt động thanh niên: gồm các ca khúc đạo vị, điệu múa vui tươi, trò chơi lành mạnh và sống động. Thời gian khoảng 60 phút.

Chương trình này, tùy hoàn cảnh của mỗi tự viện có thể tổ chức một lần hoặc nhiều lần vào các ngày thích hợp trong tuần.

3.3. LỂ HẰNG THUẬN

Trai lớn lên cưới vợ, gái lớn lên lấy chồng để xây dựng một gia đình hạnh phúc, đó là ước mơ chính đáng của thanh niên nam nữ Phật tử.

Để tạo dấu ấn tâm linh trong đời sống hạnh phúc gia đình của đôi bạn trẻ, trong ngày Thành hôn cha mẹ đôi bên nên đưa Tân lang và Tân Nương đến chùa làm Lễ Hằng thuận tức là Nghi thức Hôn phối Phật giáo theo sáng kiến của HT. Thích Thiện Hòa .

Trong dịp này, chư Tăng hoặc chư Ni sẽ trân trọng nhắc lại những lời Phật dạy về đạo vợ chồng và chúc phúc cho cô dâu chú rễ được hạnh phúc an lạc. Theo kinh Thi Ca La Việt, cũng gọi là Kinh lễ Sáu Phương (Kinh Thiện Sanh)¸ Đức Phật có dạy về sáu mối quan hệ đạo đức xã hội, trong đó Ngài có ân cần dạy bảo về đạo vợ chồng như sau:

“Nên chọn bạn lành mà thân cận, bạn ác nên lánh xa. Ta nhờ gần bạn lành, nên sớm thành Phật đạo ”. Ngài lại dạy tiếp: “Bổn phận làm vợ đối với chồng có 5 việc phải làm:

1. Khi chồng đi đâu về, phải đứng dạy tiếp rước

2. Khi chồng đi vắng, phải nấu nướng quét dọn nhà cửa

3. Không được ngoại tình, của cải đồ vật không được dấu riêng

4. Phải nghe lời chồng chỉ bảo, chồng có la rầy không nên nóng giận cự lại.

5. Chồng nghỉ ngơi trước, vợ dọn dẹp nghỉ sau”

“Bổn phận chồng đối với vợ cũng có 5 việc phải làm:

1. Khi vợ đi hay về, phải tôn trọng

2. Chăm sóc việc ăn uống, áo mền theo thời tiết

3. Tùy phận giàu nghèo cấp cho vợ vàng bạc trang sức

4. Trong nhà có tiền của ít nhiều, nên giao cho vợ cất giữ để tiêu dùng

5. Không được tà dâm đối với người kể cả loài vật ”.

Những lời Phật dạy trên đây, tuy có vài điều khác với sinh hoạt gia đình Việt Nam, nhưng tinh thần giá trị của lời dạy là kim chỉ nam vô cùng quý giá để xây dựng hạnh phúc gia đình qua các dức tính cần có : lòng chung thủy, biết tôn trọng yếu mến chăm sóc và tin tưởng lẫn nhau.

3.4 Tiêu Chuẩn Phật Hoá Gia Đình:

Để đạt danh hiệu Phật hoá gia đình, các thành viên trong nhà phải thực hiện tốt các điều sau đây:

1. Quy y Tam bảo (Nếu là trẻ từ 11 tuổi trở lên, phải thọ trì năm giới).

2. Tôn trọng luật pháp

3. Hiếu kính cha mẹ

4. Vợ chồng hoà thuận

5. Trẻ em được học tập, người lớn có việc làm

6. Tham gia sinh hoạt tu học và ủng hộ các Phật sự

7. Mỗi tháng, tổi thiếu phải có 2 lần về chùa tham dự lễ sám hối

chonkhong4_233939956.jpg

3.5. THỐNG NHẤT MỘT SỐ VĂN BẢN:

Sau khi quý Phật tử phát tâm Quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới, vị Trụ trì có trách nhiệm ban pháp danh, lưu vào sổ bộ và cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUY Y TAM BẢO đối với các cháu từ sơ sinh đến 10 tuổi, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUY Y THỌ GIỚI đối với trẻ em và người lớn. Điều cần lưu ý: hiện nay, tại các tự viện đang lưu hành rất nhiều loại Phái quy y với những tiêu đề, hình thức, mẫu mã, kích cỡ và nội dung khác nhau, rất phức tạp, nên cần phải thống nhất quản lý một số văn bản của hàng Phật tử tại gia.

Tại mỗi gia đình của Phật tử cần được cấp 01 SỒ TÍN ĐỒ PHẬT HÓA GIA ĐÌNH, tự viện lưu 01 sổ. Hai sổ này có nội dung và giá trị như nhau, để vị Trụ trì biết rõ tình hình tín ngưỡng trong mỗi hộ, phục vụ tốt cho chương trình Phật hóa gia đình. Khi các thành viên trong hộ phát tâm quy y đầy đủ, vị Trụ trì cấp GIẤY CHỨNG NHẬN PHẬT HÓA GIA ĐÌNH vào dịp lễ thích hợp, để tán dương công đức.

Có 4 mẫu giấy cần thống nhất cả hình thức lẫn nội dung như sau:
1. Giấy Chứng nhận Quy y Tam bảo (trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi).
2. Giấy Chứng nhận Quy y Thọ giới (từ 11 tuổi trở lên)
3. Giấy Chứng nhận Phật hóa gia đình
(khi các thành viên trong nhà đều đã quy y Tam bảo)
4. Sổ Tín đồ Phật hóa gia đình.

3.6. LỢI ÍCH:

3.6.1. Đối với Phật tử: thọ Tam quy ngũ giới là những tiêu chuẩn căn bản để trở thành một người Phật tử chính thức của Phật Pháp Tăng. Người Phật tử chưa quy y Tam bảo là một thiếu sót lớn trong đời sống tâm linh, cũng như một công dân mà chưa được chính phủ thừa nhận qua hình thức cấp phát giấy Chứng minh nhân dân. Đặc biệt ngũ giới chính là năm điều đạo đức căn bản để trao dồi nhân cách, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp.

Trong xã hội hiện nay, do ảnh hưởng nhiều nguồn tư tưởng hiện thực, chủ nghĩa cá nhân nên có nhiều người chỉ biết lấy tài sản danh vọng địa vị và quyền thế để đánh giá sự thành công của mình và người khác. Nhưng họ không biết rằng sự nghiệp vẻ vang đó, ngoài những nỗ lực trong hiện tại còn có sự thừa hưởng phước báu của kiếp trước.

Phúc báu ấy chính là nhờ giữ gìn năm điều đạo đức căn bản, với lòng hiếu thảo và các hạnh lành đã thực hiện trong quá khứ.

Trong chương trình Phật hóa gia đình, khuyến hoá các thành viên trong gia đình đều phải quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, cùng nhau thực hành những lời Phật dạy, chính là yếu tố để vợ chồng tương thân tương kính, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, nêu cao tấm gương đạo đức để con cái noi theo, nhờ đó mà mối quan hệ của các thành viên được kết nối chặt chẽ trong giềng mối đạo đức.

3.6.2. Đối với Tăng Ni: chư Tôn đức Tăng Ni nói chung, quý vị trụ trì nói riêng là những người có trách nhiệm “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức” (trên cầu Phật đạo, dưới hóa chúng sinh, dẫn dắt người sau, báo ân đức Phật).

Cho nên việc tổ chức thực hiện chương trình Phật hóa gia đình, vừa thể hiện vai trò trách nhiệm cao cả của vị trưởng tử Như Lai, còn có ý nghĩa rất thực tế là nhờ thông qua chương trình này, sẽ phát triển số lượng và chất lượng tu học của tín đồ Phật tử tại các tự viện do chúng ta quản lý.

C/. KẾT LUẬN:

Để đáp ứng những vấn đề mang tính thời đại của Đạo pháp và Dân tộc, Phật hóa gia đình là chương trình hoạt động Phật sự thiết thực, góp phần đem lại hạnh phúc gia đình, xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh giàu đẹp. Nhất là trong tình hình hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị xuống cấp nghiêm trọng! Nhiều gia đình bị đổ vỡ, vợ chồng bất hòa ly dị, con cái bất hiếu hư hỏng khó dạy, học trò ngang bướng vô lễ và hành hung cả thầy cô giáo, nguyên do chỉ vì mất định hướng đạo đức trong cuộc sống.

Có thể nói Phật hóa gia đình là một chương trình vĩ mô, có tầm nhìn chiến lược, đặt nền móng giáo dục Phật giáo, xây dựng và phát triển tín đồ Phật tử trên toàn quốc. Đòi hỏi tất cả Tăng Ni Phật tử phải hợp tác chặt chẽ, khéo léo vận dụng, kiên trì thực hiện một cách hiệu quả.

Mong rằng từ chương trình này sẽ xuất hiện những cư sĩ tài năng đức độ để cống hiến cho giáo hội và xã hội mà quá khứ các vị minh quân, các vị nhân sĩ trí thức cư sĩ Phật tử đã viết lên những trang sử vẻ vang hào hùng cho dân tộc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
NHỮNG PHẢN HỒI:

Mộng du
vào lúc 05/06/2011 07:44
avatar.php
Mô Phật.

Có một điều kỳ lạ như thế này mà chẳng ai nói cả.

Từ những lớp Như Lai sứ giả của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa trở đi, vấn đề giảng dạy và mở lớp giáo lý luôn được quan tâm và phổ cập từ thành thị đến nông thôn, cao có thấp có, chuyên sâu cũng có mà cơ bản cũng có, đến độ đánh vần chữ O cũng được xuất phát từ cửa chùa.

Ngày nay lớp giảng sư cao-trung đủ cả, tăng sinh các cấp đều lần lượt thi vào và ra trường rất nhiều.

Học viện tuyển sinh và bế giảng khóa học với lượng cử nhân ngồi chật cả sân Vạn Hạnh.

Thế nhưng các lớp giáo lý vẫn rất thưa vắng như sao buổi sớm.

Muốn Phật hóa gia đình, chúng ta phải chuyển từ văn bản, lời nói sang hành động:

- Có phương pháp gắn kết, duy trì Phật tử với nhà chùa

- Có dạy giáo lý bài bản, từ thấp đến cao chứ không chỉ thuyết pháp chung chung nghe rồi quên

Nếu không, chủ trương Phật hóa gia đình sẽ chỉ nằm trên giấy.

0






KHANH NGUYÊN vào lúc 05/06/2011 07:51
avatar.php
CON XIN CÁC THẦY LÊN QUAN TÂM QUÃNG BÁ CHO TẤT CẢ NGƯỜI DÂN VÀ PHẬT TỬ BIẾT VỀ LỊCH SỬ ĐẠO PHẬT NHẬP VÀO ĐẤT NƯỚC MÌNH,
1,ĐẠO PHẬT NHẬP VÀO NƯỚC VIỆT NAM BAO NHIÊU NĂM.
2,ĐẠO PHẬT NHẬP VÀO VIỆT NAM TỪ NƯỚC NÀO.
3,ĐẠO PHẬT NHẬP VÀO NƯỚC VIỆT NAM BẰNG ĐƯỜNG BIỂN HAY TỪ NƯỚC TRUNG QUỐC.
CHO CON KỂ CHUYỆN tóm gọn MỘT CHÚT,CON CÓ QUEN MỘT NGƯỜI quen ĐANG NGỒI NÓI CHUYỆN BỔNG THẤY MỘT CON RUỒI ANH TA LẤY CHÂN DẬM CHẾT,
RỒI CON HỎI ANH TA ĐẠO GÌ?
ANH TA NÓI ĐẠO PHẬT RỒI NÓI THÊM ĐẠO NÀO CŨNG DẬY CON NGƯỜI TỐT.CON HỎI CÓ BIẾT ĐẠO CHÚA KHÔNG?THÌ ANH TA kể CHUYỆN VỀ CHÚA RÀNH MẠCH DẬY CON NGƯỜI CÁCH SỐNG NÀY NỌ ,CUỐI CÙNG LÀM DẤU TẠ ƠN CHÚA RỒI AMEN NGHE THẤY KHÔNG KHÁC GÌ ÔNG CHA NHÀ THỜ giảng đạo,QUAN TRỌNG NHẤT LÀ ANH TA NÓI CÂU NAY[[[ĐẠO PHẬT NHẬP VÀO VIỆT NAM TỪ TRUNG QUỐC CÁCH ĐÂY MỘT NGÀN NĂM BỞI VÌ VIỆT NAM BỊ TÀU ĐÔ HỘ từ NƯỚC TÀU]]]TÌM HIỂU RA THẬT RA ANH TA LÀ ĐẠO CHÚA ,KHÔNG BIẾT GÌ VỀ ĐẠO PHÂT ,HUY VỌNG CÁC THẦY CẦN QUÃNG BÁ VỀ ĐẠO PHẬT NHẬP VÀO NƯỚC MÌNH NHƯ 3 CÂU TRÊN,BỞI VÌ LỚP TRẼ ÍT QUAN TÂM ĐIỀU NÀY.VÀ ĐỂ NGĂN NGỪA TRUYỀN BÁ KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT CỦA NGOẠI ĐẠO LÀM TỔN THƯƠNG ĐẠO PHẬT MÌNH.

0







Cđhp vào lúc 05/06/2011 11:54
avatar.php
Tôi cùng quan điểm với Bạn MD.Cho đến nay 3 miền có cả hàng ngàn Tăng,Ni tốt nghiệp cao đẳng-những khóa đầu- và học viện sau này...Vậy mà chẳng bao lâu những HẠT GIỐNG HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP ấy đã phôi phai cùng thời gian ,không ít Quý vị sau khi tốt nghiệp về đến chùa cảnh nơi trụ trì làm rùm beng...công bố với tín đồ và cán bộ tại gia rằng TÔI ĐÃ TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN PGVN đây ,bằng đây ,phù hiệu đây ... Vậy mà sau đó tấm bằng ấy,phù hiệu ấy CHẾT YỂU TỪ LÚC NÀO KHÔNG AI HAY...
Nếu GHPGVN có công văn,hay thông bạch NHỮNG VỊ ĐÃ TỐT NGHIỆP PHẢI THỰC SỰ LÀ SỨ GIẢ CỦA NHƯ LAI ,PHẢI GÁNH VÁC TRỌNG TRÁCH CỤ THỂ ĐỂ TIẾP CHÚNG,ĐỘ NHÂN ,LÀM CỐ VẤN TRONG CÁC CỤM DÂN CƯ CÁC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ,TẬN TÂM GIÚP ĐỠ HỌ HIỂU BIẾT VÀ GIÁC NGỘ PHẬT PHÁP...có như thế mới đúng với phương châm PHỤC VỤ CHÚNG SINH TỨC LÀ CÚNG DÀNG CHƯ PHẬT.

0







minh ngọc vào lúc 05/06/2011 12:23
avatar.php
Kính tri ân TT. Thích Chân Không đã đưa ra những nội dung rất cụ thể.
Con xin có ý kiến rằng, trước khi nói chuyện Phật hóa gia đình thì phải nói chuyện cải đạo, hôn nhân khác tôn giáo trước...
Chẳng bao giờ Giáo dân chịu biết về đạo Phật. Họ luôn xuyên tạc, bóp méo sự thật và uốn cong sự thật để có lợi cho họ. Đối với họ chỉ có Chúa và đạo của họ là nhất. Số Giáo dân thực sự nghiêm túc tìm hiểu đạo Phật thì như sao buổi sớm.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến Thầy "Mộng du". Quy y cho một người không khó, cái khó là làm sao cho họ hiểu đạo, giữ đạo và có niềm tin sâu sắc vào Phật giáo.
Một tháng ít nhất là hai lần đến chùa vào lễ sám hối với điều kiện là nhà chùa xen vào khoảng 30 phút thuyết pháp, dạy về Phật pháp, hướng dẫn oai nghi...
Nếu đến chùa chỉ tụng kinh xong rồi về thì cho dù đến đến chùa một tháng 30 ngày cũng không có tác dụng gì. Phật tử ở nhà tụng kinh cũng được.

0







huynhvanhoang vào lúc 05/06/2011 13:48
avatar.php
Tiếp theo ý của Thầy Mộng Du,tôi bổ sung thêm là Phải kết nối cho được và chặt chẻ mối quan hệ giửa Thầy và Trò (trò ở đây ý chỉ hàng cư sỉ),theo tôi đây là căn bản nhất để truyền tải giáo lý,thực tế là có nhửng PT (đa số),sau khi quy y rồi ko nhó đén Thầy và ngược lại Thầy củng ko nhớ đến trò,trò quy y rồi ko biét mình thực hành Pháp môn nào,chỉ nghe thầy dặn nhớ niêm Phạt,nhung niêm Phạt nào,cách thức niệnm ra sao củng ko biét,bỏi vậy lúc thì ngồi Thièn,lúc thì trì chú,lúc niệm Phạt theo Tinh độ,mổi thứ 1 chút ,ai chỉ gì làm nấy,,,

0







Mô Phật vào lúc 05/06/2011 21:36
avatar.php
Đọc trên mạng, thấy nơi này nơi kia tổ chức các khóa tu, lễ hội, nhưng hoạt động văn hoá... thấy Phật giáo có phần khởi sắc. Nhưng đi về nhiều tỉnh, huyện, hiện tình Phật giáo thấy không có gì khả quan lắm. Quý thầy trụ trì (tất nhiên không phải tất cả) chỉ lo đến chuyện cầu siêu cầu an, ai khá hơn thì lo xây chùa cho đẹp, còn chuyện tổ chức tu học, tổ chức các hoạt động văn hóa Phật giáo, hầu như bỏ ngõ.
Các bài tham luận, cần phải vượt ra khỏi được hội trường của các cuộc hội thảo...

0







Trương Công Khanh vào lúc 05/06/2011 23:15
avatar.php
Xin thưa,

Động lực nào để cho các tăng ni trẻ tốt nghiệp các học viện công hiến, một khi tất cả chùa chiền đều đã được sắp đặt và giáo hội hiện nay người kiêm nhiệm chức vụ quá nhiều, tuổi cao?

Phật hóa gia đình mà vai trò người cư sĩ không có thì làm sao có động lực để người cư sĩ đi tiên phong trên con đường này?

Rất nên để HĐCM thì vĩnh viễn, còn HĐTS, một người ở một vị trí không nên quá hai nhiệm kỳ. Sóng sau xô sóng trước, tre già thì măng mọc. Tre già mà không chịu nhận là mình già, thì măng nào mọc nổi mà bảo họ gánh vác cái việc mà người khác không muốn đưa quang cho mình gánh.

Muốn có HĐTS mà một người ngồi một vị trí không quá hai nhiêm kỳ như phía các cơ quan nhà nước, thì trước tiên, người ngồi trên đó phải biết chọn người kế cận để rời chức vụ khi hết nhiệm kỳ

0







Cư sĩ TÁNH THUẦN vào lúc 06/06/2011 07:37
avatar.php
Bài tham luận của T.T CHƠN KHÔNG rất hay,dẫn chứng cụ thể.Tuy nhiên để vận dụng vào thực tế không phải dễ dàng.Vấn đề PHẬT HÓA GIA ĐÌNH không chỉ Chư Tôn Đức làm được đâu mà phải có sự góp sức của giới cư sĩ nhiệt tâm và hiểu biết.Vì giới cư sĩ họ đang sống giữa cuộc đời,gần gũi những người chung quanh,dễ tiếp cận,dễ cảm thông chia sẻ.Đề nghị Chư Tôn Đức lãnh đạo các ban ngành Giáo hội lưu tâm điều nầy!

0




Thiện Hữu vào lúc 06/06/2011 17:50
avatar.php
Con hoàn toàn nhất trí ý kiến của cư sĩ Tánh Thuần là công cuộc hoằng pháp,hướng dẫn Phật tử phải có giới cư sĩ tham gia mới thành công được.Con nhận thấy một số ít quí Thầy ở một số nơi có tâm lý e ngại để giới cư sĩ tham gia sẽ làm mất ảnh hưởng,mất uy tín của quí Thầy với tín đồ.Vì vậy vấn đề"Phật hóa gia đình" đã nêu ra từ lâu nhưng vẫn dậm chân tại chỗ.Con mạnh dạn thỉnh cầu chư Tôn đức lãnh đạo ngành Hướng dẫn Phật tử xem xét đề nghị nói trên.Con tâm đắc tham luận của T.T Chơn Không đã nêu bật sự đóng góp của chư vị cư sĩ tiền bối,nhưng thời đại ngày nay thì sao???

0







cđhp vào lúc 07/06/2011 12:13

Bạn Thiện Hữu nói vậy là làm nhiều Quý Thày chạnh lòng đấy.Theo tôi Cư sĩ Tánh Thuần nhận định rất xác đáng,riêng tôi tôi ao ước ngôi chùa làng quê tôi chỉ cần có vài Vị Cư sĩ là lôi cuốn và làm trụ cột cho mọi phong trào PG Quê tôi .Bởi vì Sư Thày ở ngôi chùa làng quê tôi không thể chốc chốc lại đi vào từng nhà gõ cửa hay vận động được ...Chính người Cư Sĩ mới là những người thay mặt chư Tăng trực tiếp khơi nguồn Phật Pháp lan tỏa muôn nơi ....
Vai trò và trách nhiệm của người Cư Sĩ thật là quan trọng và rất quan trọng trên con đường hoằng Pháp ,độ sinh...của Chư Tăng.

0







tanphuqm vào lúc 07/06/2011 16:24
avatar.php
Mộng Du thân mến, Tăng Ni ở các lớp Giảng sư, Học viện,Cao Đẳng tốt nghiệp rất nhiều. Điều này hoàn toàn đúng. Thế nhưng, tuy tốt nghiệp nhưng chùa (quý vị Trú Trì) không có ý muốn Hoằng Pháp thì dù quý thầy cô có tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học cũng đành ... bó tay, bó chân.

Phật hóa gia đình đó là việc mà lẽ ra giáo hội phải quan tâm và tìm nhiều biện pháp để thực hiện từ rất lâu.

Đây phải là quy định bắt buộc đối với tất cả vị Trú Trì nơi các tự viện thuộc quản lý của GHPGVN, Ban Đại Diên các quận huyện phải có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở,khen thưởng.

Khi các vị trú Trì bị "áp lực" thì chương trình mới được "vận hành", và khi đó Tăng Ni tốt nghiệp các trường mới có đất "dụng võ".

Khi các vị Trú Trì, các giảng sư vào cuộc thì khi đó hàng cư sĩ mới "thấm được hồng ân" và tin chắc lúc ấy "trăm hoa sẽ đua nở", hàng cư sĩ tại gia có thật nhiều cơ hội để khẳng định mình.

Mong tất cả trở thành hiện thực
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên