Ý NGHIÃ CỦA GIỚI
HT CHƠN THiỆN.
HT CHƠN THiỆN.
Thông thường giới được hiểu là ngăn ngừa điều quấy, dứt trù điều ác ("phòng phi chỉ ác"), hoặc ngưng điều ác làm điều thiện("chỉ ác, tác thiện")
Trong bát chánh đạo giới uẩn gồm có chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. ở đây chỉ sự ngăn ngừa lỗi lầm của thân khẩu. Khi các hành động lỗi lầm không được làm thì tránh được nhiều sự tổn hại cho những người khác. đây đã nói lên ý nghĩa tác thiện của giới
Chữ giới trong giới bổn Ba la đề mộc xoa (Skràtimoksa, Paliatimokkha)có nghĩa là biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát, Tuỳ thuận giải thoát.Biệt giải thoát là giải thoát từng phần: giữ giới nhiều thì giải thoát nhều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Tuỳ thuận giải thoát là giải thoát tuỳ thuận vào quả hữu vi hay vô vi của người hành.
Từ đỉển Rhys Davids cắt nghĩa Giới (Silà) có gốc từ ngữ căn Sil. Ngữ căn Si có 2 nghĩa :Upadhàranà (luân lý, đạo đức của Phật giáo, cách cư xử , tư cách đạo đức) và Samàdhi(định)
Từ Patimohkka thì có nghĩa là - theo cách phân tích từ ngữ- trói buộc các hành động, giữ gìn, thúc liễm các hành động của thân khẩu không để cho rơi vào đường ác sai lầm, tổn hại mình và người. Ví như buộc mồm trâu để ngăn nó 8n lúa mạ.
Giới trong nghĩa của ngày trai giới (Pàli:Uposatha, Hán dịch là Bố -sa- tha) có nghĩa là tịnh trú, trưởng dưỡng, trưởng tịnh và thiện túc.
Tăng Chi (III_A) định nghiã ngày tri giới là ngày thực hành hạnh sống của vị ALAHÁN (chỉ giữ tám giới).
Trong 37 phẩm trợ đạo Thế Tôn dạy: Giới là nền tảng của 4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 nhu ý túc, 5 căn , 5 lực, 7 Bồ đề phần, và Tám Thánh đạo phần. Ví như đất là nền tảng, không có nó htì các loài động vật không thể di chuyển; Cũng thế không có giới thì 37 phẩm trợ đạo không thể được tu tập viên mãn.
Qua các định nghĩa trên, Giới giúp cho hành giả đạt được hai mục tiêu: Không làm các điều ác (Chư ác mạc tác), làm các việc lành (Chúng thiện phụng hành). Mục tiêu thứ ba của Giới là giữ gìn tâm ý thanh tịnh, loại bỏ hết các lậu hoặc (tự tịnh kỳ ý) và cũng là mục tiêu cứu cánh, cần phải nhờ đến việc thực hành định uẩn và tuệ uẩn.