trừng hải

YOGACARIN - DU GIÀ HÀNH TÔNG/ Tinh Yếu, trừng hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Phi lộ:

Tiêu đề không dụng chữ Duy thức tông là nhằm nhấn mạnh đến vị hành giả, người lắng nghe những lời Đức Phật dạy, tin vào con đường giải thoát nhờ tư duy và thực hành lời dạy đó. Vì vậy Duy thức không phải là một môn học lý thuyết suông mà là môn học thuần lý tri hành với những bước chân vạn lý du nơi vũ trụ pháp tướng vô thường, khổ, không nên tuy bất định mà chưa bao giờ ly tánh chân như.
Tinh Yếu, là nhãn quan riêng của Trừng Hải bởi đạo không nằm nơi ngôn từ, văn tự mà cũng chẳng ly rời văn tự, ngôn từ vì nơi phân biệt là chỗ vô phân biệt vậy. Cũng bởi do là nhãn quan riêng nên nhiều chỗ Trừng Hải gọi là Tinh Yếu mà với tha nhân thì chưa chắc đã là...Tinh Yếu, vì nơi vạn cổ sầu mọi giá trị chỉ là tương đối, nơi hoang mạc thì nước quý hơn vàng mà nơi náo thị thì vàng lại quý hơn nước đó mà.

Hề hề.

Nguồn Kinh Kệ, Luận Thư chính của Yogacarin

Đa phần chỉ còn nơi Hán tạng, và Tạng ngữ. Theo quan điểm của Trừng Hải thì gồm:

KINH


    • Kinh Phật đà nhập đảo Lanka/ Lankavatara Sutta/ Lăng già Kinh
    • Giải thâm mật Kinh/ Sanđhinirmocana Sutta
LUẬN

    • Nhị thập tụng - Bình giải của Thế thân
    • Tam thập tụng - Sớ giải của Sthiramati/An tuệ
    • Nhiếp Đại thừa luận/Mahayana Sanggraha/Vô trước/Huyền trang chuyển dịch Hán văn
    • Đại thừa Trang nghiêm Kinh luận/Maitrayanatha/Di lạc/Vô trước chú giải
    • Trung biên Phân biệt luận (Hay Luận biện Trung biên)/Madhyantavibhaga/Di lạc/Thế thân chú giải
    • Thành Duy thức luận/Vijnapptimatratasiddhi/Huyền trang
Cuối cùng là bộ tập đại thành của Yogacarin, Du già sư địa luận/Yogacarabhumi Sastra.

Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,062
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Mô Phật.
1723101918521.png

Cung kính lắng nghe ạ.
 
Last edited by a moderator:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Rất tuyệt vời, kính mong đạo hữu vận dụng hết sức Bát Nhã, để triển chuyển Pháp môn Vi diệu này, trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ Tam đồ, làm lợi lạc cho vô lượng chúng sanh trong pháp giới mười phương, thì ắt chẳng cô phụ danh xưng Trừng Hải. Ba Tuần xin tùy hỷ thành kính lắng nghe.

Thiệt tế đại đạo
Tánh hải thanh trừng.
Tâm nguyên quảng nhuận,
Đức bổn từ phong.
Giới định phước huệ,
Thể dụng viên thông.
Vĩnh siêu trí quả,
Mật khế thành công.
Truyền trì diệu lý
Diễn xướng chánh tông.
Hạnh giải tương ưng,
Đạt ngộ chơn không.


Nam mô Liễu Quán Việt Nam Quốc Tổ.

Kính mến,
Ba Tuần.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Duyên Khởi Lập Tông

- Cũng như mọi tông phái Phật giáo, Yogacarin lấy TÂM làm trung tâm.

Đời đạo lý có Tâm đi trước
Đời cao thượng nhờ Tâm
Chính là Tâm ta (Pháp cú Kinh).

Nhưng có sự khác biệt khi các tông phái Nguyên thủy, Đại thừa đều cho rằng Tâm có hai, duy lý và siêu việt: Tâm thế gian - Tâm siêu thế gian (Nguyên thủy); Tâm Phật - Tâm chúng sanh (Phát triển) thì Yogacarin xác lập Tâm duy chỉ có Thức "Tam giới duy Tâm. Vạn Pháp duy Thức" mà hình thành giáo pháp Như Lai tạng, có nhiễm có tịnh theo Như lai tạng mà sinh khởi rồi lập thuyết Như lai tạng Duyên khởi.
Pháp thân ở phiền não thì là Như lai tạng. Lìa phiền não lại là Chân như.

- Lại cũng như mọi tông phái Phật giáo khác, chúng sanh ở trong phiền não, nhân quả-sanh hữu mà luân hồi chỉ bởi do mê lầm Ngã và Pháp là thật có. Ngã và Pháp hư vọng này là do vạn vật, vạn sự sở duyên với Tâm thức mà sanh rồi lập nên Tam Tánh.
Khác biệt với các tông phái Nguyên thủy và Phát triển ở nơi vạn pháp xuất sanh là Thập Nhị Xứ.

_ Lại cũng như mọi tông phái Phật giáo khác, Yogacarin cũng xác lập nền tảng của mọi hư vọng Ngã, Pháp vốn là do Phân biệt/Vipalka nhưng khác biệt là chỉ rõ Hư vọng Phân biệt này là duy chỉ do Thức, nó câu hữu và tùy miên cùng với Thức, khi duyên với vạn sự, vật vũ trụ pháp tướng mà tự chia thành hai phần: chủ thể quan sát và đối tương bị quan sát rồi lập nên Tứ Phần.

- Cuối cùng do giáo thuyết Duy chỉ có Thức nên Yogacarin xem vạn sự, vạn vật trong vũ trụ pháp tướng đều là Huyễn ảo.
Đây là chỗ Duy thức tông làm tha nhân dễ nhầm lẫn do không phân biệt được Pháp (Dhamma) và Vật (Things) bởi đó vốn chỉ là cảnh thức do phân biệt hư vọng mà thôi.

Trừng Hải
 
Last edited:

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Vạn vật chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết.
Vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả.
Ta không thể biết có gì thì những gì ta nói về cái gì đó không có hiện hữu.
Những điều Phật nói là prajñapti (lý thuyết, giả lập - prepreposition), những điều Tổ nói cũng chỉ là prajñapti.
Nói theo kinh luận không phải là sự giác ngộ tự thân.
Sự giác ngộ tự thân chỉ là cái thấy pháp giới tánh.
Cái thấy của người mê đều tùy sự vẽ vời theo thức biến hiện từ tàng thức. Thức biến hiện chi phối nhất cử, nhất động của người mê.
Nhận thức luận là một phần trong triết học đã đặt vấn đề tâm thức con người có thể đạt đến chân lý tối hậu hay không, có biết được sự thật về thực tại hay không?
Nếu tâm con người không có khả năng đó thì không nên cố gắng, chỉ mất công sức và thì giờ.
Tam giới duy tâm chỉ là khoảng trống rỗng không.
Vạn pháp duy thức chỉ là cảnh giới ảo giác.
Vì thế, Đức Phật đã từng nói: "Sự sự, vật vật như hoa đốm giữa hư không".
Trong pháp giới tánh chỉ có sự vận hành của Tâm.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Vạn vật chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết.
Vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả.
Ta không thể biết có gì thì những gì ta nói về cái gì đó không có hiện hữu.
Những điều Phật nói là prajñapti (lý thuyết, giả lập - prepreposition), những điều Tổ nói cũng chỉ là prajñapti.
Nói theo kinh luận không phải là sự giác ngộ tự thân.
Sự giác ngộ tự thân chỉ là cái thấy pháp giới tánh.
Cái thấy của người mê đều tùy sự vẽ vời theo thức biến hiện từ tàng thức. Thức biến hiện chi phối nhất cử, nhất động của người mê.
Nhận thức luận là một phần trong triết học đã đặt vấn đề tâm thức con người có thể đạt đến chân lý tối hậu hay không, có biết được sự thật về thực tại hay không?
Nếu tâm con người không có khả năng đó thì không nên cố gắng, chỉ mất công sức và thì giờ.
Tam giới duy tâm chỉ là khoảng trống rỗng không.
Vạn pháp duy thức chỉ là cảnh giới ảo giác.
Vì thế, Đức Phật đã từng nói: "Sự sự, vật vật như hoa đốm giữa hư không".
Trong pháp giới tánh chỉ có sự vận hành của Tâm.
Kính đạo hữu Dừng,

Đạo hữu đặt tên là Dừng, chắc là vì "cố dừng" hoài mà không được đúng không ?

1. Nói theo kinh luận không phải là sự giác ngộ tự thân.

Vậy những gì đạo hữu nói thao thao bất tuyệt, vừa ở đây và vừa khắp nơi trên Diễn Đàn, là "theo kinh luận" hay là lìa Kinh Luận ?

Đạo hữu đọc nhiều chắc cũng phải biết, Phật dạy rõ ràng: "Lìa Kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết", " y Kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan", vậy giờ đạo hữu muốn "đổ oan" cho chư Phật, hay muốn làm "ma" nào, hí hí. Nếu muốn làm Ma thì đi theo Ba Tuần, còn muốn đổ oan cho Phật thì đi theo Diêm La Vương, trải nghiệm 18 tầng địa ngục, cho nó tăng trưởng: "kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm" giống lời nhà thiết kế đang nổi Việt kiều Đức Quách Thái Công nói vậy đó !


2. Nếu tâm con người không có khả năng đó thì không nên cố gắng, chỉ mất công sức và thì giờ.

Thế giờ đạo hữu có khả năng không ? Nếu tự xét không đủ khả năng, thì khoanh tay lại, ngồi nép sang một bên, cầm giấy bút ghi chép từng lời vàng ý ngọc của đạo hữu Trừng Hải lại, chớ có ngồi lê đôi mách, đem ít mực "nhai" vội nơi phố thị, mà vào chủ đề nghiêm túc này, phun mưa gọi gió, quấy rầy người Trí thức "chuyển pháp luân".

Nếu vẫn không thể tự Dừng được, thì để Ba Tuần tiễn đạo hữu một đoạn như "Banned Your Account " khoảng độ 3 tháng, như an cư kiết hạ, để tịnh tâm sám hội vậy á.

Mấy lời ngạo mạn, cốt vì đại sự, đạo hữu gắng nghe, gạn lọc tiếp thu, xin phép tùy hỷ nhé !

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Dẫn Đạo

Dẫn Đạo là bước đầu tiên của (Địa) Vị hành giả Du già tông được Thiền tông Trung hoa gọi là Chỉ Vật Truyền Tâm (Hai giai đoạn còn lại là Truyền Đạo: Tâm truyền Tâm; Điểm Đạo: Ấn Tâm)
Kinh kệ bác đại nghĩa lý thâm sâu mà huyền mật nghĩa vốn nhiệm màu bất khả tư nghì bất khả tư nên khó có ai học đạo mà không người chỉ điểm. Người chỉ điểm đó là Thiện tri thức dùng Vật (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) mà Dẫn Đạo cho người thành tâm cầu học biết rõ cảnh giới và phép mở rộng biên cương cảnh giới nhờ đó thoát khỏi Pháp hư vọng và Vật huyễn ảo nhờ thuần lý tri hành (Thường được kinh tạng Pali gọi là Yoniso Manasikara, vang danh dưới tên gọi Việt ngữ; Như Lý Tác Ý)

Giải Thâm Mật Kinh, Phẩm 6, Du Già, Đoạn 12/ HT Thích Trí Quang Việt dịch

Đại Bồ tát Từ thị thưa Phật: Bạch Đức Thế Tôn, các vị Bồ tát tu tập chỉ quán thì phải nhận biết Pháp và biết Nghĩa. Vậy biết Pháp là thế nào? Biết Nghĩa là thế nào?
Đức Thế Tôn dạy Đại Bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, các vị Bồ tát ấy do năm sự sau đây mà biết về Pháp: một là biết Tên; hai là biết Câu; ba là biết Văn; bốn là biết Riêng; năm là biết Chung. Biết Tên là thế nào, là giả thiết về Tự tánh của tất cả các pháp nhiễm tịnh. Câu là thế nào, là sự quy tụ của Tên, thành cấu trúc diễn tả về nghĩa nhiễm hay nghĩa tịnh của các pháp. Văn là thế nào, là chữ mà tên và Câu dựa vào. Biết riêng những thứ trên là thế nào, là tác ý nhận thức mỗi thứ riêng ra. Biết chung những thứ trên là thế nào, là tác ý nhận thức các thứ trên chung lại. Tất cả những sự trên đây tổng lượt nhất trí thì gọi là biết về pháp và biết về pháp như vậy thì gọi là Bồ tát biết pháp.

Lăng Già Kinh, quyển thứ nhì, trang 101 nửa dưới/HT Thích Duy Lực Việt dịch

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ tát khéo quán Danh thân, Cú thân và Hình thân. Vì Đại Bồ tát khéo quán Danh, Cú, Hình nên thuyết tướng Danh, Cú, Hình theo đó vào nghĩa Danh, Cú, Hình chóng đắc Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác. Tự giác như thế rồi lại giác cho tất cả chúng sanh.
Đại Huệ! Nói Danh thân là y sự lập Danh, gọi là Danh thân; nói Cú thân là trong Cú có nghĩa Thân, để quyết định nghĩa cứu cánh của tự tánh cho nên gọi là Cú thân; nói Hình thân là hiển thị nghĩa của Danh thân, Cú thân, gọi là Hình thân. . Lại nói, Hình thân còn có nghĩa dài ngắn, cao thấp, ; nói Cú thân còn có nghĩa đường đi dấu vết, như dấu vết của voi, ngựa, người...
Đại huệ! Nói Danh và Hình, là dùng Danh để hiển bày bốn ấm Vô sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) nên nói Danh, nói Hình là vì hiện tự tướng nên nói Hình. Gọi chung là Danh, Cú, Hình thân. Đối với ngằn mé của tướng Danh, Cú. Hình thân cần nên tu học.
Khi ấy Thế tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Danh thân với Cú thân
Và Hình thân sai biệt.
Phàm phu vọng chấp trước
Như voi mắc đầm lầy.

Theo như hai đoạn Knh trích dẫn trên thì Giải thâm mật nói theo nghĩa Thị còn Lăng Già Kinh thì nói theo nghĩa Phi. Thị Phi vốn Bất nhị nên tuy khác mà không khác.
Tên, Câu, Văn hay Danh, Cú, Hình đựoc Thông giáo ngôn thuyết thành Thế, Tướng, Dụng quen thuộc với Phật tử VN hơn nên Trừng Hải sẽ trình bày Pháp Tánh Tướng Duy Thức Học theo Bản thể thức, Pháp tướng Thức và Hành tướng thức (Dụng).

Hề hề
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Dẫn Đạo (tt)

Sơ Lược Tên, Câu, Văn (Danh, Cú, Hình hay Thể, Tướng, Dụng)
Tên là tên gọi của khái niệm thuần ngôn từ, văn tự. Văn là nội dung bao gồm các thành phần Danh Tướng (Lý và Sự) Phân biệt cấu thành tên gọi. Câu là sự biến chuyển hòa hợp luật Duyên khởi, nhân quả tương quan.
Ví dụ, Xe máy là tên gọi của Honda, Vespa, Scouter...Văn là các thành phần cấu thành xe máy như động cơ, vít lửa, hệ truyền động, thân khung xe... Câu là cơ cấu vận hành tạo chuyển động của xe.
Nếu ta chỉ biết tên gọi là Xe máy (Tên) mà không biết các thành phần cấu thành xe máy (Văn) lẫn cơ cấu vận hành chuyển đồng của toàn bộ máy (Câu) thì cái mà ta biết chỉ thuần là khái niệm gọi là ngôn từ hý luận vì nó bất thực và vô dụng. Nhưng nếu ta biết được các thành phần cấu thành xe máy và cơ cấu chuyển động thì lúc đó ta mới thực sự biết như thật Xe máy là gì.
Như vậy biết Pháp phải là biết Tên, Câu, Văn (Hay Danh, Cú, Hình - Thể, Tướng, Dụng). Nhờ biết Văn, Câu gắn liền với Tên mà biết được Pháp hay Phi Pháp (Pháp phi hữu không do nhân duyên sanh, không có tương quan nhân quả). Đó là nghĩa Thị
Hay nếu ta chỉ biết Danh (Tên) mà không biết Cú (Câu), Hình (Văn) thì ta hoặc là bất tri Pháp hoặc là không biết Pháp đó vốn hư vọng (Pháp phi hữu). Đó là nghĩa Phi.

Tên, Câu, Văn cũng là một trong các Pháp Bất Tương Hành của Du già hành tông.

Lý Tên, Câu, Văn chính là dựa vào Lý Tứ Đế, nền tảng Phật giáo.
Lý Tứ Đế chỉ rõ Khổ là gì! Gốc của Khổ là gì! Con đường thoát khổ! Cảnh trạng Diệt khổ!
Dựa trên Lý Tứ Đế này ví dụ nền khoa học Y Học, ta có bốn yếu tố được thiết lập: Bệnh gì? Nguyên nhân và cơ chế bệnh là gì? Phương cách chữa bệnh. Và Tình trạng sức khỏe hoàn hảo.
Do biết tên bệnh, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chúng ta mới thiết lập được phương pháp chữa bệnh chính xác và định nghĩa sức khỏe toàn hảo là gì. Nếu khiếm khuyết một trong bốn nhân tố cấu thành thì chắc chắn rằng nền Y học không đáng gọi là Khoa Học. Và đây cũng là bốn nhân tố cần phải có mới gọi như thật là Khoa Học. Và cũng chính vì vậy Phật học mới đáng gọi là Khoa Học,

Sơ Lược Pháp
Thông giáo chia Pháp gồm có ba, Pháp - Phi Pháp - Chánh Pháp:
Pháp là Pháp hữu vi do nhân duyên sanh, do nhân quả tương quan mà có gọi là Phi hữu Tự hữu được Duy thức tông gọi là Y tha duyên pháp. Phi Pháp là Pháp huyễn thuần do ngôn từ hý luận hư vọng phân biệt (như lông rùa sừng thỏ...) gọi là Phi Hữu được Duy thức gọi là Biến kế sở chấp pháp. Chánh pháp, là Niết bàn (Nguyên thủy) hay Chân như (Đại thừa) gọi là Như thực hữu được Duy thức gọi là Viên thành thực pháp

Sơ lược Tướng...

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Dẫn Đạo (tt)

Sơ Lược Tướng

Pháp
Như trên đã nói, vạn sự vạn vật duyên Tâm Thức theo Duy thức tông đều là Pháp. Pháp này được chia làm năm phần, có nhiễm có tịnh, gọi là Danh Tướng Ngũ Pháp

Danh pháp
Tướng pháp
Phân biệt
Chánh trí
Chân Như.

Chánh trí thì Vô tướng. Chân Như là chân không. Nên chỉ còn các pháp Danh, Tướng, Phân biệt là sanh Tướng.
Lại nữa,
Danh là Lý;
Tướng là Sự;
Phân biệt thì gồm có ba:
1, Tự tánh phân biệt (Svabhava Vipalka): hay còn gọi Nhâm vận phân biệt. Đây là thuần quan sát, tức tác dụng nhận biết của Tâm thức đối trước cảnh sở duyên hiện tại, nhận biết một cách tự nhiên ít phái suy tư khảo sát. Đây là một loại tác dụng tư khảo đơn thuần như nhà khoa học quan sát khách quan đối với vật hay đọc dữ liệu do máy móc thu thập.
Tự tánh phân biệt này đồng với kinh văn Pali về kiết sử không duyên sanh nơi sắc căn - trần cảnh - thức căn.
2, Tùy Niệm Phân biệt (Maraja Vipalka): phân biệt gắn liền với Ý thức. Đối với quá khứ thì nhớ nghĩ không quên, nhớ tưởng tùy theo việc, truy tưởng tùy theo cảnh.
3, Kế đạc Phân biệt: (Rapaja Vipalka): còn gọi là suy đạt phân biệt, tư duy phân biệt. Tác dụng tính toán suy lường đối với các sự tướng không hiện tiền.
Như vậy Phân biệt cũng có tịnh có nhiễm.

Tướng

Tướng, S, Laksana, P. Nimitta: chữ Tướng nguyên thủy nhằm để chỉ đối tương bị quan sát và nghĩ tưởng nơi chủ thể quan sát được Duy thức tông triển khai rộng và sâu thêm gồm
Chủ thể cảm giác (Chủ thể quan sát, nhận thức)
Tướng trong Tướng mạo:
Căn xúc Trần sanh Thức căn, ngay nơi Căn-Trần-Thức căn đầy đủ thì Ý thức sanh (Xúc). Như vậy Tướng trong Tướng mạo do Thức căn và Ý thức cùng phát khởi tác dụng.
Tướng này gồm dài ngắn, rộng hẹp, cao thấp...xấu đẹp, ngon dở, dễ chịu khó chịu, màu sắc, méo tròn...Được Duy thức tông gọi là Sắc trần, Hiển sắc, Biểu sắc.
Tướng trong Nghĩa tướng:
Hình tướng của Ý thức phân biệt là chữ Tướng trong Nghĩa tướng. Gồm phân biệt, suy nghĩ, phán đoán thuộc Ý thức vắng mặt ở năm thức trước.
Do Mana, thức thứ bảy, ý thức tự ngã can thiệp nên Ý thức phân chia thành ta-người.
Nghĩa tướng do Ý thức, Mana cảm nhận.
Tướng trong Thể tướng:
Quan hệ trực tiếp đến cảm giác. Nói một cách đơn giản thực thể mà tri giác hiểu biết thông thường là trực giác đơn thuần. Tâm lý học hiện đại gọi trực giác đơn thuần này là "Tri giác vật thể" (Tri giác theo Tâm lý học gồm có hai tầng, tri giác vật thể và tri giác khái niệm). Tri giác đơn thuần là Tướng của Thể tướng. Thể tướng này xảy ra ở năm thức trước (ở phàm phu thường bị xu hướng Ý thức chấp thủ do Mana duyên Alaya làm ô nhiễm).
Hình tướng phải có thực (thật thể hiện hữu) mới kích thích được khả năng cảm giác.

Đối tương cảm giác (Đối tượng bị quan sát, nhận thức). Được phân làm ba:
- Tánh cảnh: là chữ Tướng của Thể tướng, cảnh giới của thể tánh có tính chất chân thật.

- Đới chất cảnh: là Nghĩa tướng của Ý thức tác dụng nhận thức chồng lên trên hình tướng nguyên thể của Thể tướng. Ví dụ màu trắng của Nhãn thức hiểu biết có danh từ màu trắng chính là Hình tướng trắng của Nghĩa tướng do ý thức mà không phải bản chất của Thể tướng., cho đến ngôn từ phân biệt không phải màu trắng cũng là Nghĩa tướng của Ý thức. Mặc dù nói rằng Thể tướng cũng từ nơi màu trắng nhưng thực sự không phải là Tướng của Thể tướng nên gọi là Đới chất cảnh.
Có thể ví dụ màu sắc là do ánh sáng tương tác giao thoa tạo ra giữa vật và người chứ thật chất màu sắc không phải của chính vật đó (như hiệu ứng Opalescen).
- Độc ảnh cảnh: là cảnh hồi ức quá khứ, suy nghĩ tương lai cho đến lông rùa, sừng thỏ...đều giả tưởng do Ý thức thiết lập từ ảnh tượng của sự so sánh.

Như vậy, Tướng của Thể tướng (do Tự tánh phân biệt) thì dung thông với Tánh cảnh. Tướng của Thể tướng đã dung thông tánh cảnh thì Tự tánh, Chân như, Pháp tánh cũng đều bao gồm ở trong Thể tướng vì Chân như là Vô phân biệt trí và Vô tướng.
Chữ Tướng của Nghĩa tướng thì dung thông Đới chất cảnh.
Chữ Tướng của Tướng mạo thì dung thông cả hai, Tánh cảnh và Đới chất cảnh.


Lại nữa, Tướng trong Duy thức tông được chia làm năm:
Tự tướng
Cộng tướng
Sai biệt tướng
Nhân tướng
Quả tướng

Tất cả tư tưởng, phân biện, biện luận...đều có năm Tướng này. Các quy luật của Triết học Tây phương như Luật đồng nhất (Law of Identity), Luật mâu thuẩn (Law of Contracdition), Luật Nhân Quả (Law of Cause and Effect) đều dung thông nơi nghĩa của năm tướng này.

...

Hề hề
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Dẫn Đạo (tt)

Sơ lược Pháp tướng
Pháp tướng hiểu đơn giản là Tướng của Pháp. Qua Tướng của Pháp và Dụng của Pháp mà thông đạt Pháp tánh (Chân như) bằng Phép Chỉ Quán Yogacara
Duy thức tông chia Pháp thành 100 gồm:
1. Tâm Pháp: Tàng thức - Alaya. Mana thức. Ý thức. Nhãn thức. Nhĩ thứ. Tỷ thức. Thiệt thức. Xúc thức.
2. Tâm sở hữu Pháp:


    • Biến hành: Tác ý. Xúc. Thọ. Tưởng. Tư
    • Biệt cảnh: Dục. Niệm. Thắng giải. Tam ma địa. Huệ
    • Thiên tâm sở: Tín. Tin tấn. Tàm. Quý. Vô tham. Vô sân. Vô si. Khinh an. Bất phóng dật. Bất hại. Hành xã.
    • Bất thiện tâm sở: gồm Căn bản phiền não - Tùy miên phiền não. Căn bản phiền não: Tham. Sân. Si. Mạn. Nghi. Ác kiến. Tùy miên phiền não: Phẩn. Hận. Phú. Não. San. Tật. Cuống. Siểm. Hại. Kiêu Vô tàm. Vô quý. Hôn trầm. Trạo cử. Bất tín. Giải đãi.Phóng dật. Thất niệm. Tán loạn. Bất chánh tri.
    • Bất định tâm sở: Hối. Miên. Tầm. Tứ.
3. Sắc Pháp: gồm 11 Pháp
Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân căn.
Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp xứ sở nhiếp Sắc (Có 5 loại: Cực lượt sắc, vi trần. Cực hanh sắc, sắc chất không định hình, ở chỗ tối trong hư không như nằm sau phần tối của trái đát, mặt trăng...Có thể hiểu như Vật chất tối. Định sở dẫn sắc, cảnh giới sắc, thanh, hương, vị...trong thiền định (Kasina). Thọ sở dẫn sắc, là vô biểu sắc tức Giới thể. Biến kế sở chấp sắc, sắc pháp hư vọng không thật do Ý thức giả tướng, so lường chấp trước như, ảo tưởng chấp Ngã.
4. Bất tương ưng hành Pháp: 24 Pháp
Đắc. Mạng căn. Chúng đồng phận. Dị sanh tánh. Vô tưởng báo. Vô tưởng định. Diệt tận định. Danh thân-Cú thân- Văn thân. Sanh. Lão. Trụ. Vô thường. Lưu chuyển. Định vị. Tương ứng. Thế tốc. Thứ đệ. Phương thời. Số. Hòa hợp tánh. Bất hòa hợp tánh.
5. Vô vi Pháp:
Hư không vô vi. Trạch diệt vô vi. Phi trạch diệt vô vi. Bất động vô vi. Tưởng thọ diệt vô vi. Chân như vô vi.

Nên ghi nhớ bách pháp đến mức ghi lòng tạc dạ, hề hề.


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Yogacarin - Du Già Hành Tông/ Tinh Yếu - trừng hải

Kính bạch Thầy, Cô đồng chư Đạo hữu

Như Phật Đà ngôn: Có hạng chúng sanh như mần sen chìm trong bùn. Có hạng chúng sanh thì mần sen vươn lên thành sen ngang bằng mặt nước. Lại có hạng chúng sanh thì siêu xuất như hoa sen vượt khỏi mặt nước không nhiễm bùn tanh...Nhờ vậy mà biết ba hạng chúng sanh, Hạ, Trung, Thượng
Cũng vậy, như học sinh học môn toán. Học sinh lười nhác và dốt thì cứ quanh quẩn trong sự nhác lười đến khi vượt vũ môn thì ngồi...vẽ cho qua giờ, hề hề. Nhưng với học sinh siêng năng thì nhờ sự cần mẫn học biết các quy luật, định đề, tiên đề và các bài toán mẫu mà khi vào thi thì nhờ nhớ biết các bài toán mẫu hay tương tự qua dữ liệu, giả thuyết...mà nhận biết, suy tư rồi giải được bài toán. Nhưng với học sinh thông minh thì nhờ có trí nhớ, tư duy sắc bén mà chỉ bằng việc biết, hiểu đầy đủ các tiên đề, định đề, quy luật...rồi nắm bắt dữ liệu, giả thuyết mà giải ngay bài toán, vượt vũ môn, hề hề...vinh quy bái tổ.
Tương tự vậy, khi người tu học Phật pháp, nhờ ghi lòng tạc dạ dữ liệu về Pháp tướng thức, tư duy các luật về Thức biến, Thức chuyển thuộc Hành tướng thức tức Dụng mà thông đạt được Pháp tánh tức Duy thức tánh (Tâm thức tức Bản thể thức) mà thông đạt Chánh trí và chứng đắc Chân như.

Cho nên ở phần sau Trừng Hải sẽ trình bày Cảnh sở quán - Hành tu đạo của Du già hành qua ba phần Bản thể thức - Pháp tướng thức - Hành tướng thức/Dụng

Cầu cho chúng sanh trọn thành Phật Đạo

...

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
BẢN THỂ THỨC

Đọc:
Chương Tâm Thức và Tự Tánh, Vô Tánh/ Giải thâm mật Kinh
Chương Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm/ Lăng Già Kinh

Tâm Thức:
Tâm Thức gồm có ba, Tâm, Ý và Ý thức (Nhưng trong Giải thâm mật Kinh chỉ gọi Tâm Ý Thức là Tâm Thức. Vì sao vậy? Xem hồi sau sẽ rõ, hề hề)

1, Tâm
Gồm A đà na thức, A lại da thức và Tàng thức.
A đà na: nắm giữ thân thể, trôi chảy như bộc lưu, phàm phu thì bất tri. Chính A đà na thức là nền tảng và xây dựng nên tiền ngũ thức, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Ví như Nhãn căn xúc Sắc cảnh mà sinh Nhãn thức. Cũng đồng như vậy các Căn thức khác phát sanh. Rồi đồng thời đồng cảnh có Ý thức phát sinh đồng thời với các Căn thức. Nếu một Căn thức sanh khởi thì một Ý thức sanh khởi hay hai đến năm Căn thức sanh khởi thì cũng chỉ một Ý thức ấy đồng thời đồng cảnh sanh.
A la ya: Chấp thọ sắc căn và sở y của sắc căn cũng như chấp thọ Tướng, Danh, Phân biệt (Những chủng thử thuộc ngôn từ hí luận mà có). Cùng yên cùng nguy với thân thể.
Tàng thức: tích tập Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
Gọi là A đà na (theo Kinh kệ) hay A lại ya hay Tàng thức...(theo Luận tụng) là tùy theo sự dung nhiếp, chức năng và vận hành (Thức chuyển) mà gọi chứ cả ba tên đều cùng chung một thể và cũng vì vậy nên nói TÂM là Bản thể vì nó là chủ thể của Thức. Cũng chính là Mật nghĩa Tâm Thức theo Tục đế

"Quãng Tuệ, như trên là Bồ tát do trí Pháp trụ (Trí biết Quả tức Pháp và biết Nhân của Quả tức Trụ và biết nhân duyên từ Quả sanh từ Nhân hay ngược lại từ Nhân sanh ra Quả) làm nền tảng và xây dựng mà khéo biết mật nghĩa Tâm Ý Thức. Thế nhưng Như lai không ngang đây quy định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết tất cả mật nghĩa của Tâm Ý Thức.
Quãng Tuệ, nếu Bồ tát từ bên trong mà rành rẽ đúng sự thật mà không thấy A đà na và A đà na thức; không thấy A lại da và A lại da thức; không thấy Tích tập và Tích tập tâm; không thấy Nhắn căn, Sắc cảnh và Nhãn thức, cho đến không thấy Ý căn, Pháp cảnh và Ý thức; như thế mới gọi là vị Bồ tát khéo biết Thắng nghĩa và ngang đây Như lai quy định vị Bồ tát ấy là vị Bồ tát khéo biết Tháng nghĩa; cũng ngang đây gọi là vị Bồ tát khéo biết Mật nghĩa của tất cả Tâm Ý Thức và cũng ngang đây Như lai quy định là vị Bồ tát khéo biết tất cả Mật nghĩa của Tâm Ý Thức"
(Giải Thâm Mật Kinh/Chương Tâm Thức/Việt dịch, HT Thích Trí Quang)

Như vậy, Phật Đà tuyên ngôn Bản thể Thức tức TÂM là KHÔNG tức chân như (Chân đế). Nên TÂM này tuy có Nhiễm có Tịnh những Tịnh, Nhiễm không đồng lập nghĩa là hết Nhiễm thì Tịnh mới lập (Nên TÂM tuy có Nhiễm, Tịnh nhưng TÂM đó không phải là nhị nguyên đối đãi)
Và để giải thích vì sao Bản thể thức là KHÔNG thì Phật Đà dạy tiếp về Tự tánh và Vô tánh.

...

Hề hề
Trừng Hải


Note: đọc A đà na thức luận/Thái Hư đại sư/Sa môn Thích Thiện Hoa dịch nghĩa. Luận này quyết trạch TÂM là A đà na thức.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
2, Tánh

Tánh gồm có ba:
Đặc tánh
Yếu tánh
Tự tánh

Đặc tánh và Yếu tánh cả hai đều có Tướng tức Pháp tướng thuộc về Ý thức có hay không duyên Mana. Khi không có Mana thì như khoa học khách quan dựa trên việc thuần quan sát được gọi là Khoa học thực nghiệm đó là Thức chuyển (Hay Y tha duyên). Khi có Mana duyên Ý thức thì thành Sở chấp nên gọi Thức biến (Hay Biến kế sở chấp). Cả hai Tánh này không phải là Pháp giới quán của Yogacara.

Tự tánh là Vô tánh, tức Không nên Tự tại , Vô tướng nên Bình đằng, Vô nguyện (Vô tác) nên Phi hữu Phi Vô (Bát nhã gọi là Bất nhị). Đây mới chính là Pháp giới quán của Yogacara gọi là Tam Giải thoát môn, của vào Giải thoát.
Lại nữa Tam Giải thoát môn này dựa trên Tự tánh-Vô tánh mà lập; Do Biến kế sở chấp mà lập Không giải thoát - Do Y tha tánh mà lập Vô nguyện (Vô tác) giải thoát - Do Viên thành thực mà lập Vô tướng giâi thoát.

...

Hề hề,
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
3, Tam Tự Tánh-Vô Tánh

- Lược giải hai chữ Tánh, Tướng trong Tam tự tánh
Tam tự tánh còn được gọi là Tam chủng tự tướng, Tam tướng...nên có thể hiểu ở đây Tánh, Tướng là đồng sự (Tướng) đồng lý (Danh), đồng dụng (Vô phân biệt)
Dụ như Vàng mười có màu hoàng kim tức Tướng do Tánh không bị Oxy hóa. Tướng hoàng kim và Tánh không bị Ôxy hóa là đồng về sự, về lý và dụng.

- Tam Tự Tánh bao gồm
Biến Kế Sở Chấp Tánh (Parikalpita Svabhava): là Hư vọng phân biệt tánh. Đối với các Pháp không có Thực (thể) mà cho là Thực Ngã, Thực Pháp rồi sanh Tâm vọng chấp tức Năng biến kế do đối cảnh bị Thức chấp là Sở biến kế.
Nói cách khác do Thức biến (Năng biến kế-Sở biến kế) mà nhận lầm sự tồn tại ngoài Tâm có thực thể (Thiên thai tông: ngoài Tâm không Pháp. Ngoài Pháp không Tâm) gọi là Tình Hữu Lý Vô. Sự nhận lầm Tình Hữu Lý Vô ấy gọi là Biến kế sở chấp tánh
Y Tha Khởi Tánh (Paratantra Svabhava): là Nhân duyên tướng. Tha chỉ cho các pháp do Duyên khởi, nên Y tha khởi tánh là các Pháp hữu vi do nhân duyên sanh.
Có hai phần, Nhiễm phần Y tha khởi và Tịnh phần Y tha khởi.
Nhiễm phần Y tha là các Pháp hữu lậu do Hòa hợp mà sanh. Tịnh phần Y tha là các Pháp vô lậu do Bất hòa hợp mà đắc vì xa lìa Phiền não nên Tịnh phần Y tha tánh thuộc về Tánh Viên thành thực cũng vì vậy Nhiễm phần Y tha chính là Y tha khởi tánh. (Tịnh, Nhiễm không đồng lập. Do Nhiễm nên Tịnh bị che lấp. hết Nhiễm thì Tịnh phô bày. Nên tuy có Nhiễm có Tịnh nhưng không phải là Nhị nguyên luận). Tánh này có lý Tình không (do lìa vọng tình) mà Tự hữu.
Viên Thành Thực Tánh (Pariniwpanna Svabhava): là Đệ Nhất Nghĩa Tướng. Tánh Chân như nơi Y tha duyên khởi trùm khắp tất cả Pháp nên Viên Mãn; Chẳng sinh chẳng diệt nên là Thành Tựu; Thể tánh Chân thật. Vì vậy gọi là Viên Thành Thực Tánh.
Chân như thì Vô tướng do lìa tất cả Tướng nên phô bày tất cả Pháp chân thật gọi là Chân không Diệu hữu.
Viên thành thực tánh do giác ngộ Chân như trí mới chứng đắc nên thuộc Lý hữu Tình vô.

Trong Kinh kệ thì thường dụ:
Biến kế sở chấp như dây thừng mà nhận lầm là rắn. Dây thừng thì hiện hữu (Hữu vi) nhưng Rắn là phi hiện hữu (Phi hữu)
Y tha khởi tánh thì biết dây thừng là dây thừng nên biết Rắn là không thực. Nhờ biết Rắn là không thực nên xa lìa Vọng tình; nhờ xa lìa Vọng tình mà Thanh tịnh
Viên thành thực tánh thì biết cả Thể, Tướng, Dụng của dây thừng (Hay biết Nhân tạo ra dây thừng; Duyên sanh dây thừng và Quả tức chất liệu, cấu tạo, công dụng như thực của dây thừng). Đó chính là:


Thị Pháp trụ Pháp vị.
Thế gian tướng thường trụ.
(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)


- Tam Vô Tánh:
Cả ba Pháp tánh Biến kế, Y tha, Viên thành thực đều là Vô tánh.
Biến kế là Tướng Vô tánh như Hoa mà không Hoa.
Y tha là Sanh Vô tánh như Trăng trong nước, như ảnh trong gương tuy khác nhưng lại không khác nên Bất khả đắc mà Bất khả đắc lại là chân thực Hữu (Chân như); Vậy nên gọi là Tương tự Hữu (Đọc Câu sanh hữu hay Chân ngôn thừa).
Viên thành thực là Chân như Vô tánh.

...
Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
4, Phiếm Luận Về Không, Vô Nguyện, Vô Tướng

Hề hề

KHÔNG

Nguyên thủy khi nói về chân lý thường nêu ba chân lý, Vô thường, Khổ, Vô ngã. Nhưng ở thời kỳ phân bộ phái, với Nhất thiết hữu bộ ba chân lý đó được thêm vào KHÔNG thành Vô thường, Khổ, Không và Vô ngã.
Với người ngoài giáo, Phật tử sơ cơ, quen đọc Kinh kệ nghĩa thị...thì KHÔNG là một thuật ngữ gây ra sự bối rối vì nghĩa không minh bạch trên văn tự, ngôn từ. Như trong Thanh tinh đạo luận, theo truyền thống nghĩa KHÔNG có tới tận từ hai đến...bốn mươi hai cách. Còn trong Vô ngại giải đạo luận chữ KHÔNG lại được giải thích bằng hai mươi bốn nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung có những điểm chung sau:
  • Không: là "Không tự ngã"
  • Không: rỗng không, không gì cả.
  • Không; nghĩa là Đạo hay Niết bàn.
  • Pháp tụ luận: Không là để chỉ các tập hợp các pháp không ngã thể có sanh rồi có diệt tức tan rả.
Nhưng trên chỉ là chữ KHÔNG thuần lý, mà ở tại Thế gian pháp thì chữ KHÔNG lại có nhiều ý nghĩa hơn (vì mang tính tri hành thuần lý, "Như lý tác ý") các định nghĩa kinh viện trên. Hề hề

Trong Thanh tịnh đạo luận, Luận sư Phật âm xác quyết "Mọi mắc xích trong Duyên khởi đều rỗng không, chằng có tự tánh (Attabhava) nào khả hữu có năng lực bởi chúng tồn tại tùy vào các duyên" được ví như một chuỗi hạt ngọc liên tục nhưng không có sợi chỉ gắn kết nào xuyên suốt.
Nhưng KHÔNG không chỉ có thuần nghĩa trống rỗng mà lại còn có nghĩa tràn đầy (về mặt nhị nguyên thì mâu thuẩn nhưng với trí huệ bất nhị phật giáo thì cảnh giới đó là cảnh giới như nó là như thực, he he). Nghĩa đầu là để chỉ các tính chất tiêu cực tức hữu lậu thuộc thế gian xứ mà nghĩa sau là kết quả của sự phủ định các pháp hữu lậu (He he, nghe có vẽ ngược ngược phải hông?). Cái rỗng không không thật hữu thì phải loại bỏ (Thiền tôn, giác vọng thì vọng tan, đơn giản như đang...hành, he he).
Phân tích từ nguyên của chữ KHÔNG cũng sẽ thấy nghĩa này: Tính từ "Sunya" có nghĩa thiếu vắng, không có (cái thực hữu) ở các pháp thế gian và danh từ "Sunyata có nghĩa giải thoát, tự tại do phủ định các pháp thế gian như mộng huyễn, bào, ảnh; như sương mai, như sấm chớp...(Nhầm qua Ban nhược pháp...mịa rồi, he he!) nên chữ KHÔNG này lại tương đương với Niết bàn vô tham, vô sân, vô si-bản lai vắng bặt, tự tánh Niết bàn (Đọc hai bài kinh, Tiểu Không, Đại Không trong Trung bộ hay A hàm, dạy về các phương pháp làm rỗng không không một pháp tức hư vô hóa Vọng tưởng tức Hư vọng phân biệt thuộc Mana ở Du già hành).
Ý nghĩa chân không của KHÔNG thuộc về con đường giải thoát, cho nên thực là sai lầm hay thậm chí tà kiến khi xem KHÔNg như một khái niệm thuần lý hay đối tượng hóa nhận thức rồi gán cho KHÔNG một ý nghĩa bản thể học. Vì sao vậy, vì cái không tương đối thuộc luật Nhân Quả Tương Quan, "cái này không có trong cái kia" không phải là chân như trí để thấy chân không thuộc Phi Hữu tức sự phủ nhận mọi thực tại hiện tiền và hữu thể hiện hữu.
Quan điểm "tánh không" là năng lực tiềm tàng xuất phát của vạn vật như "Vạn vật đi ra từ tánh không và trở về với tánh không" do sự đồng hóa văn hóa Trung hoa không có gì liên hệ đến KHÔNG trong Phật giáo. Cũng như KHÔNG không có bất kỳ ý nghĩa vật lý nào như khoảng không nguyên tử, không gian vật lý...Vì vậy lúc tách KHÔNG ra khỏi nền tảng tri hành thuần lý Phật học thì KHÔNg trở nên...kỳ dị, hề hề.

Tóm lại KHÔNG mang tính THUẦN LÝ TRI HÀNH-NHƯ LÝ TÁC Ý do Văn, Tư, Tu để phủ nhận Ngã nhân, Ngã pháp để không còn trói buộc bởi Phiền não, Nghiệp, Sanh hữu của Bản Thức hay TÂM tạp nhiễm trên Con Đường Giải Thoát gọi là KHÔNG GIẢI THOÁT.

Hề hề

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
VÔ NGUYỆN

Vô nguyện là Tánh Vô tánh của Y tha khởi. Lại nữa, do Chân như nương Y tha duyên mà thường trú nơi Thế gian pháp (Phi hữu Tự hữu)) cho nên Vô nguyện là Pháp Vị, vì nương nơi Diệu pháp Phật đà dạy phân biệt rõ Vạn Pháp Hư Vọng, Van Vật Huyễn Hóa. Chỗ phân biệt này là Hậu đắc trí, Trí Vô phân biệt, nên Phân biệt mà Vô phân biệt; Trí này tương đồng với Bát nhã quán của Bát nhã tông và Chánh pháp nhãn tạng của Thiền tông.

Vô Nguyện, nghĩa là không ước nguyện do biết rằng hữu vi vô vi bất nhị vì Vạn Tướng Như Huyễn và Niết Bàn Bất Khứ Lai (Hề hề, lại phải mượn văn tự bát nhã rùi): Niết bàn không đến với ta mà ta cũng chả đến được Niết bàn.

Vô Nguyện còn được gọi là Vô tác. Vô tác do nắm được Lý Chân Như, Vạn Pháp Bất Khả Đắc mà an trú trong Giới thể, Bất Sát, Đạo, Dâm, Vọng.

Vô Nguyện còn được gọi là Vô Cầu tức Phi Hữu mà Hữu vốn là diễn tiến nương phương tiện tìm cứu cánh nên Vô niệm.

Hề hề, hãy nhìn lại nhãn quang của Yogi Huyền giác để biết được chỗ Pháp Vị của Yogacarin

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tướng bất cầu chân
Vô minh Thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức Pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật.
Bản nguyên tự tánh Thiên Chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một.
(Huyền Giác Thiền Sư)

Hề hề

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
VÔ TƯỚNG

Yogacarin khắng định, vạn tướng cần phải được loại bỏ vì bản thân nó bất thực và vô dụng. Các phương pháp căn bản của sự loại bỏ đó là pháp Thủ hộ căn môn gắn liền với Định (Vô tướng tâm định)

Vô tướng, bước đầu cần phải am tường là "Không có tướng trạng, chỉ duy nhất một tướng là vô tướng". Chữ Tướng ở đây là thuộc tướng sai biệt (Sai biệt tướng) làm cho các pháp được phân biệt. Nhưng tướng chung làm chủ Pháp là tánh Không (Cọng tướng), tướng này bao trùm các tướng khác nên nói hết thảy các pháp chỉ có đồng một tướng đó là VÔ TƯỚNG (Thiền tông, Thực tướng Vô tướng)

Trong Kinh kệ, Luận tụng Vô tướng thường được mô tả chung nhất như sau "Các Pháp không liên kết cũng không phân tán; phi vật chất; bất khả kiến; vô ngại; Chỉ có một tướng là Vô tướng."
Hư không là phi vật chất và vô kiến. Phi vật chất tức phi sắc; Vô kiến (Bất khả kiến) nghĩa là "Không có thuộc tính nào để xác định tính, do đó không thể được chỉ thị như một cái gì xác định."
Vô ngại hay Vô đối nghĩa là các pháp không đối ngại hay xâm phạm lẫn nhau; cái này không đối kháng và cản trở cái kia và ngược lại.

Hành giả an trú trong Vô tướng Giải thoát thì thấy Thập tướng đều là Vô tướng.
Thập tướng: Nam, Nữ; Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc; Sanh, Trụ, Diệt.

Hành tướng của vị hành giả thông đạt Vô tướng chính là đến chỗ Phi thường Phi phi thường. Không còn trôi nỗi giữa khổ hải không bờ, thoát mọi khổ ách. Đó chính là Giải thoát nhờ an trú Chân như vậy.

Hề hề,

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
PHÁP TƯỚNG THỨC

Đọc
Nhiếp Đại Thừa Luận
Bách Pháp Minh Môn Luận
Bát Thức Quy Củ Tụng.

Pháp tướng, theo Nhất Thiết Chủng Pháp Tướng/Giải Thâm Mật Kinh, thì Pháp Tướng gồm có ba

  • Pháp tướng: là tướng trạng của các Pháp. Các Pháp tướng này thuộc Biến Kế Sở Chấp Tướng (Tướng Vô tánh)
  • Pháp tướng: chỉ Pháp Vị của giáo pháp Yogacara, nương Pháp Vị này mà thấy rõ chư pháp Vô thường, Khổ, Không (Sanh Vô tướng). Pháp tướng này thuộc Y Tha Duyên Tướng.
  • Pháp tướng: là Chân như: Không thuộc Nhân duyên mà cũng không ly rời Nhân duyên (Không liên kết mà cũng không phân tán). Phi sắc. Vô ngại. Bất khả kiến. Chỉ có một Tướng chính là Vô tướng...Pháp tướng này thuộc Viên Thành Thật Tướng (Thật tướng Vô tướng).

I, Biến Kế Pháp Tướng

Quá trình nhận thức giữa chủ thể - đối tượng phải dựa trên Pháp tướng và sơ lược quá trình này thì gồm có ba Tưởng - Kiến - Tâm.
Tưởng là tri giác nhận biết đối tượng; nguyên ủy thì đối tượng và tri giác này này là đồng nhưng do căn thân (sắc căn, sở y của sắc căn) bị chấp thọ bởi A lại da nên bị Phiền não, Nghiệp, Sanh Hữu che lấp nên đối tượng khách quan bị tạp nhiễm bởi A lại da thức mà tạo ra tri giác sai lạc ((Đới chất cảnh trùm lên Tánh cảnh)
Kiến: xác định đối tượng dựa trên tưởng tri tạp nhiễm cọng thêm ảo tưởng chấp ngã (Thân kiến)
Tâm: dựa trên việc xác định đối tượng của Kiến và ngã chấp (Sở chấp # Tướng phần) mà xác định hay phủ định đối tượng bằng Danh, Tướng và Phân biệt (Năng chấp # Kiến phần)
Hai quá trình Tưởng - Kiến tạo Sở chấp rồi sanh Năng chấp tại A lại da thức mà thành Biến kế. Gộp lại là Biến kế Sở Chấp. Kết quả tạo thành các Pháp tướng Điên Đảo. Hề hề, hết điên lại đảo hết đảo lại điên, điên điên đảo đảo, đảo đảo điên điên, chung quy lại cũng là ĐIÊN ĐẢO: Vô ngã tưởng tượng ra Ngã; Vô thường tưởng tượng ra Thường; Khổ tưởng tượng ra Lạc và Bất tịnh tưởng là...Thơm tho, he he

Ngoài bốn Điên Đảo theo truyền thống trên, Yogacarin ra còn đưa thêm một Điên Đảo thứ 5 gọi là Điên Đảo Phi Hữu; tức cho cái "Không thực" là "Có thực" (Đọc Vô tự tánh/Giải thâm mật Kinh)
Điên đảo phi hữu nảy sanh do chấp ngôn ngữ văn tự tức ngôn thuyết, sở thuyết là thực mà sanh Kiến lập và Phủ định toàn là pháp bất thực như bầy nai khát nước tưởng dương diệm kia là nước (Đọc Lăng già Kinh)

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
PHÁP TƯỚNG THỨC

Đọc
Nhiếp Đại Thừa Luận
Bách Pháp Minh Môn Luận
Bát Thức Quy Củ Tụng.

Pháp tướng, theo Nhất Thiết Chủng Pháp Tướng/Giải Thâm Mật Kinh, thì Pháp Tướng gồm có ba

  • Pháp tướng: là tướng trạng của các Pháp. Các Pháp tướng này thuộc Biến Kế Sở Chấp Tướng (Tướng Vô tánh)
  • Pháp tướng: chỉ Pháp Vị của giáo pháp Yogacara, nương Pháp Vị này mà thấy rõ chư pháp Vô thường, Khổ, Không (Sanh Vô tướng). Pháp tướng này thuộc Y Tha Duyên Tướng.
  • Pháp tướng: là Chân như: Không thuộc Nhân duyên mà cũng không ly rời Nhân duyên (Không liên kết mà cũng không phân tán). Phi sắc. Vô ngại. Bất khả kiến. Chỉ có một Tướng chính là Vô tướng...Pháp tướng này thuộc Viên Thành Thật Tướng (Thật tướng Vô tướng).

Quá trình nhận thức giữa chủ thể - đối tượng phải dựa trên Pháp tướng và sơ lược quá trình này thì gồm có ba Tưởng - Kiến - Tâm.
Tưởng là tri giác nhận biết đối tượng; nguyên ủy thì đối tượng và tri giác này này là đồng nhưng do căn thân (sắc căn, sở y của sắc căn) bị chấp thọ bởi A lại da nên bị Phiền não, Nghiệp, Sanh Hữu che lấp nên đối tượng khách quan bị tạp nhiễm bởi A lại da thức mà tạo ra tri giác sai lạc ((Đới chất cảnh trùm lên Tánh cảnh)
Kiến: xác định đối tượng dựa trên tưởng tri tạp nhiễm cọng thêm ảo tưởng chấp ngã (Thân kiến)
Tâm: dựa trên việc xác định đối tượng của Kiến và ngã chấp (Sở chấp # Tướng phần) mà xác định hay phủ định đối tượng bằng Danh, Tướng và Phân biệt (Năng chấp # Kiến phần)
Hai quá trình Tưởng - Kiến tạo Sở chấp rồi sanh Năng chấp tại A lại da thức mà thành Biến kế. Gộp lại là Biến kế Sở Chấp. Kết quả tạo thành các Pháp tướng Điên Đảo. Hề hề, hết điên lại đảo hết đảo lại điên, điên điên đảo đảo, đảo đảo điên điên, chung quy lại cũng là ĐIÊN ĐẢO: Vô ngã tưởng tượng ra Ngã; Vô thường tưởng tượng ra Thường; Khổ tưởng tượng ra Lạc và Bất tịnh tưởng là...Thơm tho, he he

Ngoài bốn Điên Đảo theo truyền thống trên, Yogacarin ra còn đưa thêm một Điên Đảo thứ 5 gọi là Điên Đảo Phi Hữu; tức cho cái "Không thực" là "Có thực" (Đọc Vô tự tánh/Giải thâm mật Kinh)
Điên đảo phi hữu nảy sanh do chấp ngôn ngữ văn tự tức ngôn thuyết, sở thuyết là thực mà sanh Kiến lập và Phủ định toàn là pháp bất thực như bầy nai khát nước tưởng dương diệm kia là nước (Đọc Lăng già Kinh)

Hề hề

Trừng Hải
Đạo hữu Trừng Hải kính mến,

Đọc đoạn "chấp ngôn ngữ văn tự" cho là thật, như nhà trên đô thị treo ảnh "thuận buồm xuôi gió", do ngày qua tháng lại ngắm tranh lại tự cho rằng nhà mình có "thuyền và biển", rồi từ ấy lại nghĩ nhà ta có cả biển khơi, thế thì ắt nhà ta là quả địa cầu, hết thảy đại địa là nhà ta, mà nhà ta thì ta muốn làm gì ta làm, thế là bèn qua bên hàng xóm hôn vợ hàng xóm ngay trước mặt ông chồng người ta, với tâm niệm: cái gì trong nhà ta đều là của ta, nhà ta là đại địa thì nhà ông hàng xóm là phòng ta, vợ hàng xóm là của ta, ta muốn làm gì ta làm !

Ôi thôi, quả như lời đạo hữu nói:

Hề hề, hết điên lại đảo hết đảo lại điên, điên điên đảo đảo, đảo đảo điên điên, chung quy lại cũng là ĐIÊN ĐẢO

Xa rời hiện thực thật là tai hại biết bao !

Mến kính,
Ba Tuần.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
944
Điểm
113
Đạo hữu Trừng Hải kính mến,

Đọc đoạn "chấp ngôn ngữ văn tự" cho là thật, như nhà trên đô thị treo ảnh "thuận buồm xuôi gió", do ngày qua tháng lại ngắm tranh lại tự cho rằng nhà mình có "thuyền và biển", rồi từ ấy lại nghĩ nhà ta có cả biển khơi, thế thì ắt nhà ta là quả địa cầu, hết thảy đại địa là nhà ta, mà nhà ta thì ta muốn làm gì ta làm, thế là bèn qua bên hàng xóm hôn vợ hàng xóm ngay trước mặt ông chồng người ta, với tâm niệm: cái gì trong nhà ta đều là của ta, nhà ta là đại địa thì nhà ông hàng xóm là phòng ta, vợ hàng xóm là của ta, ta muốn làm gì ta làm !

Ôi thôi, quả như lời đạo hữu nói:

Hề hề, hết điên lại đảo hết đảo lại điên, điên điên đảo đảo, đảo đảo điên điên, chung quy lại cũng là ĐIÊN ĐẢO

Xa rời hiện thực thật là tai hại biết bao !

Mến kính,
Ba Tuần.

Chào đạo hữu Ba Tuần
Hề hề,

Để tưởng Dương diệm là Nước ngoài Duy thức ra cũng cần phải có thêm sự tác động của tha nhân (Chúng sanh) và trú xứ (Khí thể gian). Như ông vua cởi truồng mà tưởng tượng ra mình đang khoác y phục cuả thần tiên phải giàu có nhờ vương vị (Khí thế gian), phải có cận thần xu nịnh (Chúng sanh) tương quan tương tác mới biến cái bất thực thành thực được. Bằng không e rằng chỉ có ở người loạn thần điên thực mới biến cái mình tưởng tượng thành cái có thực được!?
Vì vậy, với Duy thức giáo không cảnh ngoài thức trái ngược với giáo pháp Nguyên thủy, có cảnh ngoài thức do cảnh trần tự có nhân duyên xứ sở của cảnh trần. Đây là vấn đề cần phải tự mình quán chiếu rồi tự chứng.

Trừng Hải đưa ra một cái nhìn của Thiền tông mời đạo hữu Ba Tuần phản quán, hề hề

Sãi tôi, khi chưa vào đạo. Thấy núi chỉ là núi; thấy sông chỉ là sông.
Khi vừa vào đạo lại, thấy núi không phải là núi; thấy sông không phải là sông.
Nhưng sau ba mươi năm tu đạo nay lại, thấy núi chỉ là núi; thấy sông chỉ là sông
(Duy Tín thiền sư)


Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên