vienquang2

Ai Tạo ? TÂM NÀO TẠO ?

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,810
Điểm tương tác
256
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...KẺ ĐĂNG TRÌNH ...

Cảnh: Hiện Nơi " Gương " ,
"Bóng" Hình Đối Diện .
..Chớ Nơi " Gương Hiện "
Đâu Còn Lại Gì ...! ?
...Ố... La : " Tự Tánh "...
Biết Lối ...Mà Gánh...
..."Vô Ngã "...Buông... Xuông ...
...Lông Rùa ...Chẳng Nương ...
- Cần : Cơm...Gieo : Lúa !...
..."Muốn Ăn Cơm Chúa...
Phải Múa Tối Ngày ..."
..Nhận Nhẫn...Dài Dài..,
Vô Công : TÂM TẠO ...

Kính Cáo


...Ố... La : " Tự Tánh "...
Biết Lối ...Mà Gánh...
..."Vô Ngã "...Buông... Xuông ...
...Lông Rùa ...Chẳng Nương ...
- Cần : Cơm...Gieo : Lúa !...
Lẳng Lặng : Ngửi Mùi..
- Phân : Gạch...Vôi ! ?
Để Mà Biết Lối :
-Xây Nhà Tôi ! ?
Tăm Vui...Tầm Giầu...
-Đâu Nào Thấy ...
Trên Đầu ; Đầy : Chấy ...:
- Gãi :Soàn Soạt .

Kính Cáo..Khà Kha...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,302
Điểm tương tác
1,281
Điểm
113
Bài 13.- Hai loại TÂM: Tâm Sanh Diệt.- Hữu Vi & Tâm Không Sanh Diệt- Vô Vi.

Kính các Bạn:

* Bản Thể TÂM:Là TỊCH, là Vô sanh, vô tác, Vô Vi, là (1) TÂM KHÔNG SANH DIỆT.

* Hiện Tượng TÂM: Là CHIẾU, là sanh khởi theo nhân duyên, là Tác Ý, là Hữu Vi, là (2) TÂM SANH DIỆT.

Nhưng Tâm Như là Tâm bậc Đạt Đạo mới được khế hợp. Còn với chúng sanh trong vòng Vô Minh chấp Ngã thì không thể Tương Ưng suy luận . (VQ cũng là trong Vô minh chấp Ngã mà mai mắn được tiếp xúc bậc tiền bối, nên phần nào mắp mé thấy được ánh sáng)- Do vậy VQ xin mạn phép bàn thêm về 2 trạng thái TÂM: Sanh Diệt & Vô Sanh Diệt

AI ? CÁI GÌ ? HAY LÀ TÂM TẠO ? TÂM NÀO TẠO ? Sanh_t12

* Từ Chân Như Tâm xuất Sanh Diệt Tâm.(Ngã).

Như phần trên đã nói: "TÂM vẽ ra Ngũ Uẩn và rồi TÂM bị Ngũ Uẩn che lấp mất chính "Tâm" (chấp 5 Uẩn là TA).- thành ra Vô Minh."

Trong kinh Lăng Nghiêm thường nói do một niệm bất giác vô minh mà sinh ra sơn hà, đại địa, tức là do một ý niệm, ý nghĩ không tỉnh thức, không sáng suốt làm sinh ra đủ thứ pháp trần.

+ Một niệm bất giác chính là Tâm tự quên mất nó là ai, là cái gì, nên nó tạo ra một cái Ta đại diện cho nó.

+ Tánh của tâm là diệu minh, diệu là năng khởi, minh là năng biết.- Năng khởi làm ra có, gọi là diệu hữu.

* TÂM vốn Vô Sanh Bất Diệt. Nhưng Khi TÂM đã quên chính mình, mà Nhận 5 Uẩn làm TA. Thì đó là Vô Minh.- Sự khởi đầu 12 Nhân Duyên.- Tức là khởi đầu Sinh Tử Lộ.

* Vô Minh.- Tức là CHẤP NGÃ, CHẤP cái TA.

Đức Phật dạy vô ngã, không có ta mà chỉ có năm uẩn, danh sắc, thân tâm, trong khi đó chúng sinh đều thấy có ta, vậy cái ta ở đâu ra?

* HT. Th Trí Siêu khai thị: "Mỗi khi khởi niệm suy nghĩ, tính toán, phân biệt, lo lắng, tâm quên mất nó là chủ nên phải tạo ra một chủ từ Ta đại diện cho nó. Sự tự quên mình là chủ được gọi là bất giác vô minh. Vì bất giác vô minh, tự quên mình nên tâm lầm tạo ra cái Ta rồi bám chặt vào đó."(hết trích)

Vâng ! TA- NGÃ.- Do Bất Giác (vô minh) mà ra.

* Tâm Chân Như tạo ra Ngũ Ấm Thân:" Trong kinh Hoa Nghiêm nói tâm như một họa sĩ khéo, vẽ ra đủ loại ngũ ấm (thân hình), trong tất cả thế gian, không gì mà tâm không tạo được. Một họa sĩ khéo, tài ba thì tốt chứ sao. Nhưng kẹt một điều (là bất giác) như đã nói ở trên, sau khi vẽ ra một ngũ ấm thì tâm tưởng đó là nhà rồi chui vào ẩn thân, hoặc tâm xem đó là áo đẹp mặc hoài không chịu cởi ra. Khi ngũ ấm tan rã thì tâm lại tạo một ngũ ấm khác để chui vào. Nếu làm nghiệp ác thì tâm tạo ra thân thú vật hay ngạ quỷ rồi chui vào đó. Nếu làm nghiệp thiện thì tâm tạo ra thân người hay chư thiên." (hết trích)

+ Ngũ Ấm Thân là: Cái Thân gồm 5 món ngăn che Chân Như Tâm. Đó là: Sắc, thọ, Tưởng, hành, Thức.
  • Sắc: thuộc Sắc tức là phần Thân.
  • Danh: là Vọng Tâm, có 4: thọ, Tưởng, hành, Thức.
* Chúng Sanh chấp Ngũ Ấm là NGÃ, là TA.

Thực trạng mê lầm này. Cổ đức diễn tả: như "Tầm" làm kén mình tự trói mình, tựa "chấu" nhảy đèn, nó mà đốt nó.

* 4 Trạng thái Tâm:1. Tâm Thọ, 2. Tâm Tưởng, 3. Tâm Hành, 4. Tâm Thức.- Đây là Tâm Sanh Diệt.

Kính các Bạn. Theo VQ thấy:

A/. TÂM SANH DIỆT TẠO RA HỮU VI PHÁP GIỚI.- Trong kinh Lăng Nghiêm thường nói do một niệm bất giác vô minh mà sinh ra sơn hà, đại địa, tức là do một ý niệm, ý nghĩ không tỉnh thức, không sáng suốt làm sinh ra đủ thứ pháp trần.

B/. TÂM KHÔNG SANH DIỆT TẠO RA VÔ VI PHÁP GIỚI.- (Vô TÁC mà lại "Tạo".- vấn đề này chúng ta sẽ khảo sát sau)

Vấn đề ấy ý kiến các Bạn thế nào ? (Chờ nghe ạ)

VQ Sẽ xin trình bày tiếp theo sau đây.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
415
Điểm tương tác
101
Điểm
43
Nói chân như thì không phải như.
Nói không thì không phải không.
Nói vô sanh thì không phải vô sanh.
Nói tâm thì không phải tâm,
Nói tánh thì không phải tánh,
Vì nói vẫn là chưa thấy Pháp.

Người thấy Pháp không lời.
Niêm hoa thuấn mục phá nhan vi tiếu.
Đưa hoa ra, trong chớp mắt thì chuyển mặt mỉm cười là một giai thoại Thiền nổi tiếng, kể rằng Phật Thích-ca thông qua hành động im lặng cầm hoa truyền tâm ấn Bát-nhã cho tôn giả Ma-ha Ca-diếp.

Đức Thế Tôn trên Hội Linh Sơn, đưa hoa ra dạy chúng, đại chúng đều im lặng, chỉ có Ca-diếp chuyển mặt mỉm cười.
Thế Tôn bảo rằng: "Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, tâm vi diệu Niết-bàn, thật tướng không tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập cước trên chữ nghĩa, truyền riêng ngoài giáo lệ, nay phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp".

Chắc chắn sẽ có người phân biệt NÓI đó không phải Pháp tu của tui.
Cũng đúng thôi. "Nhất thiết duy tâm tui tạo?"
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,302
Điểm tương tác
1,281
Điểm
113
Bài 14.- A/. TÂM SANH DIỆT TẠO RA HỮU VI PHÁP GIỚI.- A1). - Nguồn Cội Sanh Sanh.

(Trích lời tựa ĐT ĐL)

Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh. Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.

Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
(Trường An.- Th Tăng Duệ)

Kính các Bạn: Ở câu trên:

+ Muôn sự muôn vật đều do SANH sanh.- Chữ SANH trước là ở Thể Chân Như Vô Vi. - Chữ Sanh sau là nói Hiện Tượng do Vô minh mà có Sanh Diệt.

+ Sở dĩ SANH (Tâm không Sanh Diệt, mà chứa đủ Tịch & Chiếu).- mà Sanh (Tâm Sanh diệt, hiện ra Pháp giới Hữu Vi Sanh tử).- Là do: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

* Tâm Sanh Diệt là các Tâm: 1. Tâm Thọ, 2. Tâm Tưởng, 3. Tâm Hành, 4. Tâm Thức.- Đây là Tâm Sanh Diệt.- Nguồn Cội Sanh Sanh.

v/đ này có bài kệ:

Vạn pháp giai tùng tâm tự hiện,
Lục phàm tứ Thánh thể hà thù,
Mê thời vọng hiên thiên sai biệt,
Nhất niệm hồi quang tánh tự tri.

nghĩa
Vạn pháp đều do tâm mà hiện,
6 phàm, 4 Thánh cũng như như,
Vọng tâm mê tánh ngàn sai khác,
Một phút hồi quang lý nhất Như.

(Cái Tâm mà hiện đó.- Là "Vọng tâmtánh.- Chứ không phải Chân Như Tâm".)
AI ? CÁI GÌ ? HAY LÀ TÂM TẠO ? TÂM NÀO TẠO ? Phgioi10

* TÂM SANH DIỆT TẠO RA HỮU VI PHÁP GIỚI.

Kính các Bạn:

  • Hữu Vi Thế Giới an trụ trong sanh Diệt Tâm.
  • Sanh Diệt Tâm.- an trụ trong Chân Như Tâm.
Như Ở K. Hoa Nghiêm diễn tả:

"Lúc đó Phổ Hiền Bồ tát lại bảo đại chúng rằng:

Chư Phật tử! Nay tôi sẽ nói trong đây có những thế giới nào an trụ.

Chư Phật tử! Trong mười bất khả thuyết Phật sát vi trần số hương thủy hải này, có mười bất khả thuyết Phật sát vi trần số thế giới chủng an trụ. Mỗi thế giới chủng lại có mười bất khả thuyết Phật sát vi trần số thế giới.

Chư Phật tử! Ở trong thế giới hải, các thế giới chủng kia đều riêng nương ở, đều riêng hình trạng, đều riêng thể tánh, đều riêng phương sở, đều riêng thu nhập, đều riêng trang nghiêm, đều riêng chừng ngằn, đều riêng bày hàng, đều riêng vô sai biệt, đều riêng năng lực gia trì.

Chư Phật tử! Các thế giới chủng này, hoặc có nương đại liên hoa hải mà an trụ, hoặc có nương vô biên sắc bửu hoa hải mà an trụ, hoặc có nương nhứt thiết chơn châu tạng bửu anh lạc hải mà an trụ, hoặc có nương hương thủy hải mà an trụ, hoặc có nương nhứt thiết hoa hải mà an trụ, hoặc có nương ma ni bửu võng hải mà an trụ, hoặc có nương triền lưu quang hải mà an trụ, hoặc có nương Bồ tát bửu trang nghiêm quan hải mà an trụ, hoặc có nương chủng chủng chúng sanh thân hải mà an trụ, hoặc có nương nhứt thiết Phật âm thanh ma ni vương hải mà an trụ. Có thế giới hải vi trần số sự an trụ như vậy."
(Phẩm 5.- K. Hoa Nghiêm)
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
415
Điểm tương tác
101
Điểm
43
Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước
Các sự thấy nghe hay biết đều không phải thấy nghe hay biết.
Sáu căn không thể thấy nghe hay biết.
Sáu trần độc lập không thể làm gì cho sáu căn có thể thấy nghe hay biết.
Sáu thức hoạt động độc lập chỉ phóng chiếu lại cảnh trần biến hiện trong não bộ.
Nói chung là sáu căn, sáu trần, sáu thức hoạt động vô vi, vô ngã.

Sẽ tiếp tục về tiến trình Thành Trụ Hoại Diệt mà Phật giáo cho đó là Sanh Lão Bệnh Tử.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,302
Điểm tương tác
1,281
Điểm
113
Bài 14.- TÂM SANH DIỆT.- A2 Tâm Hành.- Tạo ra Thế Giới Phàm.

Chân Như Tâm có TỊCH & CHIẾU.

+ Tính CHIẾU của Tâm vọng.- hiện thành Tâm Hành (trong Ngũ Uẩn)

HT. Th Trí Siêu khai thị:

Tại sao tâm lại phóng chiếu?

- Vì đó là bản chất năng sinh năng khởi của tâm. Bổn tánh năng sinh vạn pháp .

- Tam giới duy tâm. Tâm không bao giờ ngưng hoạt động. Nếu tâm ngưng hoạt động dù chỉ một giây thôi thì cả thế giới vũ trụ này đều tan biến.

- Khi ngủ mê (không mơ) hay chết giấc thì đó chỉ là sự ngưng hoạt động của ý thức, chứ A-lại-da thức và Mạt-na thức vẫn hoạt động. A-lại-da thức duy trì căn thân và thế giới. Mạt-na thức duy trì bản ngã (cái Ta).

- Tâm năng khởi, phóng chiếu, tạo ra những giấc đại mộng (kiếp sống) để thu tập những đức tính và kinh nghiệm sống. Tâm là chủ nhân vẽ ra vở kịch và chính nó tự biên tự diễn. Nếu trong kiếp sống này bạn là người đau khổ, hay tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn, v.v...đó là do kiếp trước tâm của bạn đã khởi lên những tư tưởng tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn, để rồi kiếp này tâm của bạn tạo ra một người (đó là bạn) để đóng vai tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn. Cũng trong kiếp sống này, nếu bạn tỉnh ngộ nhận ra mình đau khổ vì tâm vô minh, không hiểu biết, đã ngu si dại dột nuôi dưỡng những ý tưởng tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn thì bạn quyết chí thay đổi tâm mình. Khi tâm thay đổi thì con người (chánh báo) và hoàn cảnh (y báo) sẽ thay đổi, sớm thì ngay trong kiếp này, trễ thì kiếp sau. Cứ thế trải qua bao kiếp sống, tâm tiếp tục tạo ra y báo và chánh báo, tức là tạo ra cảnh giới và một cá nhân để tu tập thăng hoa hoặc phóng túng trầm luân. Nếu phóng túng, không hiểu đạo, không biết trở về bổn tánh thì tâm tiếp tục tạo ra những y báo khổ đau như sáu cảnh luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a-tu-la, trời) và tạo ra thân một chúng sinh (nhục thân) để cảm thọ những khổ đau đó. Nếu hiểu đạo, tu tập, từ bỏ tập khí chấp ngã, ích kỷ thì dần dần tâm trở thành trong sáng (thanh tịnh).

- Khi tâm thanh tịnh thì nó vẫn tiếp tục tạo ra một y báo thanh tịnh, đó là cảnh giới tịnh độ của chư Phật và Bồ tát, và một chánh báo thanh tịnh, đó là thân Phật hay thân Bồ tát. (hết trích)

Kính các Bạn:

* Như vậy: TÂM HÀNH là loại Tâm Sanh Diệt .- Nó Tạo ra Thế Giới Hữu Vi biến đổi theo Hành Nghiệp.
Phật dạy: Tác Ý Chính là Hành Nghiệp.

Nghĩa là:


  • Tâm có sự tác động của Tham, thì hiện ra cảnh giới Ngạ Quỷ mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của sân, thì hiện ra cảnh giới Súc sanh mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của si, thì hiện ra cảnh giới Địa ngục mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của Phước và Sân, thì hiện ra cảnh giới A tu La mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của 5 giới, thì hiện ra cảnh giới Người mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của thập thiện, thì hiện ra cảnh giới Thiên mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của Giới- định- huệ, thì hiện ra cảnh giới Thanh Văn mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của quán 12 nhân duyên, thì hiện ra cảnh giới Duyên giác mà tự thọ dụng.
  • Tâm có sự tác động của 6 Ba la mật, thì hiện ra cảnh giới Bồ tát mà tự thọ dụng.
  • Tâm không có sự tác động của Tam độc được Vô Tâm, thì hiện ra cảnh giới Niết Bàn mà tự thọ dụng.

* Hành uẩn gồm có năm mươi tâm sở đứng đầu là tác ý (Cetanā).

AI ? CÁI GÌ ? HAY LÀ TÂM TẠO ? TÂM NÀO TẠO ? Z_jfif10

2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

(kinh-phap-cu.-pham-song-yeu)

* “Khi chúng sanh tham ái, dính mắc vào hành uẩn, Như Lai gọi đó là chúng sanh “Satta”.- Vậy chúng sanh (Satta) là những kẻ còn tham ái, dính mắc vào hành uẩn.

* Tác Ý tạo thành Hành Nghiệp.- HÀNH có 3 .

Chúng Sanh thì:

+ Thân Nghiệp tùy Vô Minh Hành.
+ Khẩu Nghiệp tùy Vô Minh Hành.
+ Ý Nghiệp tùy Vô Minh Hành.

  • Vô minh Hành.- Tạo ra Thế Giới Phàm.
* Với Bậc Thánh Giác Ngộ thì:

  • Thân Nghiệp tùy Trí Tuệ Hành.
  • Khẩu Nghiệp tùy Trí Tuệ Hành.
  • Ý Nghiệp tùy Trí Tuệ Hành.

  • Thánh Tâm khế hợp NHƯ (Vô Tạo Tác Hành Nghiệp) thì Hiển Lộ Thế Giới Thánh.
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,810
Điểm tương tác
256
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...Ố... La : " Tự Tánh "...
Biết Lối ...Mà Gánh...
..."Vô Ngã "...Buông... Xuông ...
...Lông Rùa ...Chẳng Nương ...
- Cần : Cơm...Gieo : Lúa !...
..."Muốn Ăn Cơm Chúa...
Phải Múa Tối Ngày ..."
..Nhận Nhẫn...Dài Dài..,
Vô Công : TÂM TẠO ...

Kính Cáo



Lẳng Lặng : Ngửi Mùi..
- Phân : Gạch...Vôi ! ?
Để Mà Biết Lối :
-Xây Nhà Tôi ! ?
Tăm Vui...Tầm Giầu...
-Đâu Nào Thấy ...
Trên Đầu ; Đầy : Chấy ...:
- Gãi :Soàn Soạt .

Kính Cáo..Khà Kha...
...ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ ...DUY TÂM TẠO...
...Ố... La : " Tự Tánh "...
Biết Lối ...Mà Gánh...
..."Vô Ngã "...Buông... Xuông ...
...Lông Rùa ...Chẳng Nương ...
- Cần : Cơm...Gieo : Lúa !...
..."Muốn Ăn Cơm Chúa...
Phải Múa Tối Ngày ..."
..Nhận Nhẫn...Dài Dài..,
Vô Công : TÂM TẠO ...

Tự Tính : Rõ Ràng...Đẳng Đồng Thôi ,
Viên Thành = Sở Tác ... Trí !...NHƯ AI !
Đại Viên Cảnh Trí ...Đà Tự Tại...

Đâu : Lạc "Tự Tình " " Tới Vị Lai ...
...KẺ ĐĂNG TRÌNH ...

Cảnh: Hiện Nơi " Gương " ,
"Bóng" Hình Đối Diện .

..Chớ Nơi " Gương Hiện "
Đâu Còn Lại Gì ...! ?
Chẳng Đến >< Chẳng Đi ...
Chẳng Không ><Chẳng Biết ...
Ai... Hỏi : Thì Viết ...
Viết..Tả : Vô Sanh ...
"Của" Ả .."Nơi" Anh ...
-Vàng ...Đỏ...Tím...Xanh..
-Tự Lo ...Tự Tự ...

Chớ Đâu : Ẩn Ngữ..? !
Mọc Quái ..Dôi Đầu
Nên Phải...Nhớ : ..CÂU :
-Hư Không >< Nhiễu Sự...
Tuy Duy : Nhất Tự ...
- Khéo Học : Dị ...Đồng !
Chỉ Một : Đồng Mông ...
Như Là ... NHƯ THỊ ...!

Kha Kha...Kính Cáo ,
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,302
Điểm tương tác
1,281
Điểm
113
Bài 15- TÂM SANH DIỆT.- A3 Tâm Tưởng.- Tạo ra Mộng Ão Giới.

Tưởng uẩn là tri giác, tức khả năng nhận biết đối tượng (bên ngoài là màu sắc, âm thanh, mùi vị…, bên trong là những khái niệm, hồi ức…). tưởng tượng.

Tưởng uẩn là cái thấy biết của con người tùy thuộc vào kinh nghiệm đã huân tập từ trước. Nhờ kinh nghiệm mới nhận biết đối tượng nên tri giác là pháp duyên sinh, vô ngã.

+ Riêng Chúng sinh ở Cõi Vô Tưởng và trạng thái Chánh Định là không có tưởng Ấm.

+ Người Tưởng nhiều.- Thì khi Thức có Tưởng - Khi ngũ có Mộng.- Kinh nói Mộng- Tưởng là điên đão.

Thi sỹ Bùi Giáng , thi sỹ Xuân Diệu : điển hình cho mẫu người sống trong tưởng.-

"Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến."
(Xuân Diệu)

+ Mộng Giới: Như câu chuyện Giấc Mộng Nam Kha:
bài Nam Kha ký, trong đó ông thuật lại rất tường tận giấc chiêm bao kỳ lạ của một chàng trai trẻ tên là Thuần Vu Phần. Trong giấc mộng đêm hè, chàng Vu Phần thế nào lạc bước đến nước Hoè An. Bỗng nhiên anh được nhà vua xứ này sủng ái hết mức, đem gả cho cô công chúa xinh đẹp bậc nhất. Ngay sau đó, Vu Phần lại được phong làm Nam Kha Thái thú. Đang là một kẻ nghèo khó, chàng ta ngây ngất với phận may từ trên trời rơi xuống. Suốt ngày Vu Phần đi ra đi vào, hết ngắm nàng công chúa lộng lẫy đến lang thang chiêm ngưỡng thành quách bề thế, kẻ ra người vào tấp nập trong kinh thành. Nhưng sự đời lại không xuôi chèo mát mái cho cặp uyên ương. Chàng và nàng đang hưởng vinh hoa phú quý thì có giặc, vua bèn sai Thuần Vu Phần cầm quân ra trận. Khốn nỗi, chàng ta đâu có giỏi việc binh đao, đánh mấy trận quân sĩ đều thua to, bỏ chạy tán loạn. Thêm vào đó, công chúa lại bị chết, quả là “hoạ vô đơn chí” (điều rủi ro, bất hạnh không chỉ có một). Đất nước bị xâm chiếm, con gái yêu bị chết, nhà vua đâm ra ngờ vực Vu Phần mà đuổi chàng về nước. Sự tình quả là đau xót!

Đang mơ tới lúc gặp tai ương thì Thuần Vu Phần giật mình tỉnh giấc. Anh bỗng thấy mình đang nằm dưới gốc cây hoè và cách đó không xa về phía nam là một tổ kiến bự với hàng vạn chú kiến vàng đang chạy tứ tung. Vu Phần toát mồ hôi và chép miệng: “Than ôi! Giữa mộng mơ và đời thực .- Chỉ một làn ranh Mê / Tỉnh !”.

“Hão huyền cái mộng Nam Kha/ Quanh đi quẩn lại chỉ là mộng thôi”.

Mộng Tưởng là Một trong các Thế Giới Chủng.

AI ? CÁI GÌ ? HAY LÀ TÂM TẠO ? TÂM NÀO TẠO ? Tng_jf11
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top