Bài 27.- Yếu Tố con Người.
Kính các Bạn.- Nếu Vũ Trụ mà không có con người.- Thì Vũ Trụ Có cũng như Không.- Chúng ta cũng không có v/đ gì cần phải bàn cả !
Nhưng "Con người" là những "cái Bản Ngã.- Tức cái TA".- có bạn sẽ trả lời: “Ta là một con người”! Câu trả lời này ngắn ngọn, đơn giản và rất gần với thực tại. Bởi vì trước khi cho Ta là cái này hay cái nọ thì Ta phải là một con người trước đã. Có con người rồi sau đó mới có các thuộc tính (Ngã Sở hữu), v.v...
(Lượt trích HT. Th Trí Siêu)

+ Ta là một con người. Con người gồm có hai phần: Thân và Tâm.
- Thân là phần vật chất có hình tướng.
- Tâm là phần vô hình có khả năng hiểu biết, suy nghĩ, nhớ tưởng, tính toán, lo âu, yêu ghét, và điều khiển thân thể đi đứng, nói năng, hành động, v.v...- Nói theo Bạn Hiếu: "Tâm là cái biết khởi NIỆM".
+ Sự liên hệ giữa thân và tâm cũng giống như máy và điện. Một cái máy mà không có điện thì máy đó vô dụng. Điện là một năng lực vô hình nhưng cần thiết để làm cho máy chạy. Thân thể con người cũng vậy, nếu không có tâm bên trong điều khiển thì nó sẽ trở thành một xác chết. Tâm cũng giống như điện, tuy vô hình nhưng rất cần thiết cho sự sống.
Cụ thể, khi nói về con người thì đó là một tổng thể gồm hai mặt tâm lý và vật lý với năm yếu tố mà ta gọi là Ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Năm yếu tố đó vận hành vô chủ.- Ngũ Uẩn Gồm: 1. Sắc, 2. Thọ. 3. Tưởng, 4. Hành, 5. Thức.
* Chúng Sanh chấp Ngũ Uẩn là TA, là NGÃ, Chấp chung là "Con Người".
Trường phái Trung Quán phân tách rõ về hai loại ta: cái ta tương đối (le Je relatif) và cái Ta tuyệt đối (le Je absolu). Thế nào là cái ta tương đối? Cái ta tương đối là một danh từ giả lập (tạm lập ra) để chỉ năm uẩn. Mỗi khi năm uẩn hợp lại thì gọi đó là ta (ngã), nó là một danh từ quy ước để xưng hô và chỉ định sự khác biệt giữa từng cá nhân trong cộng đồng. Thí dụ khi đi chợ, bạn nói: “Tôi đi chợ”. Cái tôi (ta) này thuộc loại giả lập, vì thực tế có một cái thân này đi chợ chứ không phải cái thân của người khác đi chợ, và cái ta được chỉ định trên cái thân này, liên quan và tùy thuộc vào thân. Thế nào là cái Ta tuyệt đối? Cái Ta tuyệt đối là cái ta tự nó hiện hữu độc lập, tự tánh, không lệ thuộc vào năm uẩn, thường còn, bất biến, nó hiện hữu như là chủ của năm uẩn, điều khiển năm uẩn. Thí dụ như có ai chửi bạn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, tức tối: “Tại sao nó chửi Tôi?” Chính ngay lúc đó, nếu để ý, bạn sẽ thấy có một cái Tôi (Ta) hiện hữu rõ ràng độc lập không ăn nhằm gì đến thân hay tâm cả! Cái Tôi (Ta) đó bị chửi, bị tổn thương chứ không phải cái tâm hay thân bị chửi. Người ta đâu có chửi thân tôi, đâu có chửi tâm tôi, người ta chửi “Tôi” mà! Cái “Tôi” này chính là cái Ta tuyệt đối, có tự tánh độc lập. Chính cái Ta này được mọi người nhận lầm là ngã (hay tự ngã), cho nên tôi dùng chữ Ta để chỉ định nó. Cái Ta này thật ra không có (inexistant), nó chỉ là một ảo tưởng, một lầm chấp, chúng sinh vô minh nên lầm tưởng ta là Ta, cho cái ta (giả danh) là một cái Ta (tuyệt đối) thật có. Theo Trung Quán, giáo lý vô ngã phủ định cái Ta tuyệt đối, chứ không phủ định cái ta tương đối.
“Thông thường, vì không để ý xem cái ta hiện hữu kiểu nào, có mấy loại, nên người ta chấp lẫn lộn cả hai loại. Trong hai cái ta thì cái Ta tuyệt đối, hiện hữu độc lập tự tánh là một tà kiến cần phải dẹp trừ, vì thực sự nó không bao giờ có. Còn cái ta giả lập tương đối, là một quy ước tục đế (samvrti), nó vô hại một khi đã thấu hiểu vô ngã. Các vị A-la-hán, Bồ tát, sau khi chứng ngộ vẫn tiếp tục dùng chữ ta (tôi) để xưng hô hay nói chuyện với người khác, nhưng trong tâm của các ngài không còn bám víu vào một cái Ta (ngã), không còn bóng dáng của một cái Ta hiện hữu độc lập. Cái ta giả lập (tương đối) tự nó không phải là một tà kiến, nhưng nếu không hiểu vô ngã thì mỗi lần dùng đến nó như nói: Tôi đi, tôi làm, tôi nói, tôi là, tôi có, v.v... chúng ta lại vô tình củng cố thêm sự chấp ngã sâu dày từ đời vô thỉ”. (hết trích)
Kính các Bạn: Kinh có nói 4 loại Chấp NGÃ: 1. Ngã, 2. Nhơn (chấp con người), 3. chấp Chúng Sanh. 4. Chấp thọ mạng.
* Thật ra:
+ mọi loài chúng sanh hữu tình đều có 5 uẩn, khác nhau là Tế hoặc Thô, Hiển hoặc Ẩn.
+ Với người ngộ Đạo thì 5 Uẩn chỉ là "Sát Thủ Thú"
+ Vạn loại Hữu Tình cũng là "Sát Thủ Thú"
+ Chúng Sanh Bình Đẳng.- Có Phật Tánh.
Tóm Tắc: Vũ Trụ còn có Trọng Tố là Con Người và vạn loại Hữu Tình làm Chánh Nhân và Cộng Nghiệp để hình thành Thế Giới Hữu Vi. |