vienquang2

Bảo tàng 42 Chương .

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Làm động trời đất nơi họ an trụ.

....... Làm động Trời đất (đại địa chấn động), là cách nói của Phật để diễn tả sự rung động tâm hồn của người đệ tử, khi ngộ được Chơn lý.

- Tâm rung động là vì nghe được Chân lý, chúng sanh xã bỏ được lầm chấp, vô minh, bất thiện pháp...

- Tâm Địa ( dường như) có 6 điệu chấn động:

1/. Hụt hẫng, hổ thẹn, vì thấy mình đã từ lâu dựa vào vô minh.

2/. Bồi hồi, hối hận vì những sai lầm quá khứ

3/. Rơi lệ,vui mừng, vì cảm nhận được chân lý

4/. Rộn rả. hòa vui, vì hiểu được pháp lành.

5/. Nghẹn ngào, xúc động,vì tìm được nguồn tâm.

6/. Thư thái, hân hoan ,vì bỏ được Tà kiến.​

....... - Làm cho chúng sanh, tâm địa "Chấn động " nghĩa là rung động cảm nhận được chân lý và hướng về Thiện cảnh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Quả A-na-hàm.

Kinh Văn:

Hán Văn: "Thứ vi A-na-hàm. A-na-hàm giả, thọ chung linh thần thượng thập cửu thiên, chứng A-la-hán."

Dịch Nghĩa: "Thứ đến là A-na-hàm. Khi bậc A-na-hàm mạng chung, linh-thần sẽ lên trên cõi thứ mười chín, và chứng được quả-vị A-la-hán."

....... Ở trong Sa môn quả. Bậc A- la- hán gọi là quả "vô học", được tôn xưng là THÁNH. 3 bậc còn lại là A- na -hàm, Tư Đà Hàm, Tư Đà Hoàn gọi là quả "hữu học", còn gọi là TAM HIỀN (3 bậc Hiền).

....... Ở đây, bỏ qua yếu tố xa xăm (sau khi mạng chung.- Vì các pháp vốn vô sanh). Do vậy "mạng chung" ở đây là xét đến thời gian.- khi NIỆM KHỞI là "mạng sanh", khi NIỆM DIỆT là "mạng chung". như lời giảng sau đây:

Khi đề cập đến vấn đề thời gian và những khía cạnh liên quan đến thế giới, đức Phật thường dạy rằng với tri kiến hạn cuộc và tâm thức còn đầy dẫy vọng tưởng của mình, con người không thể nào thấu hiểu một cách tường tận về vấn đề khởi nguyên của vũ trụ. Con người chỉ có thể hiểu một cách tổng quát rằng sự hình thành và hoại diệt của thế giới diễn ra trong nhiều khoảng thời gian dài (thuật ngữ Phật giáo gọi là kiếp) khác nhau. Về sau, căn cứ vào tính chất, thời gian, và chủng loại của sự biến dịch của các pháp, các truyền thống Phật giáo phân chia thành nhiều loại kiếp khác nhau như: Đại kiếp và Tiểu kiếp (Luận Đại Trí Độ); Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại kiếp (Luận Đại Tỳ Bà Sa); Hoại kiếp, Thành Kiếp, Trung Kiếp và Đại kiếp (Luận Câu Xá); Trung kiếp, Thành kiếp, Trụ Kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp và Đại kiếp (Luận Chương Sở Tri)… thời gian của mỗi kiếp trong mỗi cảnh giới thường tùy thuộc vào cộng nghiệp của chúng sanh trong cảnh giới ấy. Thông thường vũ trụ được tồn tại trên nguyên tắc chung là: “Khi cái này tồn tại, cái kia cũng tồn tại; khi cái này sinh, cái kia sinh; khi cái này không tồn tại, cái kia không tồn tại; khi cái này diệt, cái kia diệt.”(Kinh Phật Tự Thuyết).

luutrudrive.wordpress.com




....... Trong Kinh Lăng Nghiêm nói:"Trong một niệm có 90 sát-na". Trong một sát-na lại có 900 lần sanh diệt. Như vậy, nếu một lần sanh diệt là một kiếp, thì chúng sanh trôi qua vô lượng kiếp không thể nào tính kể được. Nhưng đối với người chưa chứng quả, thì tất cả "sanh diệt niệm" đó đều xoay vòng trong vòng tròn khép kín. Đó là CĂN- TRẦN- THỨC.

- CĂN : là 6 Căn. Gồm có: mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, ý.

- TRẦN : Là 6 trần. Gồm có : Thanh trần, sắc trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần.

- THỨC : Là 6 thức. Gồm : nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.​

....... Tất cả chúng sanh phàm phu, đều sanh diệt, luân hồi, bị cột trói vào 18 Giới này, không tự thoát ra được.

....... Thí dụ: Như khi nghe một tiếng khen hay chê, người nghe sẽ chạy theo sự phân biệt (vọng tưởng), mà suy nghĩ, cảm xúc thương hay ghét, tham đắm hay sân hận, tạo nghiệp và nhận quả v.v...

....... Bậc A- Na- Hàm do sức Thiền định, do ly dục ly bất thiện pháp có giác, có quán, định tỉnh, nhất tâm trú vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền v.v... nên thoát ra khỏi được sự cột trói của 18 giới.

....... 18 giới tượng trưng cho 18 tầng trời, thoát ra được 18 tầng trời là thoát khỏi sanh tử niệm.- Gọi là mạng chung, linh-thần sẽ lên trên cõi thứ mười chín.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Quả Tư-đà-hàm.

Kinh Văn:

Hán Văn: "Thứ vi Tư-đà-hàm. Tư-đà-hàm giả, nhất thướng nhất hoàn, tức đắc A-la-hán. Thứ vi Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn giả, thất tử thất sanh, tiện chứng A-la-hán. Ái dục đoạn giả, như tứ chi đoạn, bất phục dụng chi."

Dịch Nghĩa: "Thấp hơn Tư-đà-hàm. Bậc Tư-đà-hàm còn một lần lên và một lần trở lại nữa là đắc quả A-la-hán. Thấp nữa là Tu-đà-hoàn. Bậc Tu-đà-hoàn còn bảy lần sanh và bảy lần tử nữa mới chứng được quả vị A-la-hán. Đoạn trừ ái dục thì cũng như chặt đứt tứ chi, không còn dùng lại nữa."

* Thế nào là một lần lên ?

- Đối với người tu thiền định, việc đầu tiên là phải có giác. Thế nào là có "giác" ? "Giác" là có tỉnh thức, tỉnh thức trong mỗi bước chân, tỉnh thức trong từng niệm khởi, tỉnh thức trong mỗi hơi thở v.v...

"Thở vào tâm tĩnh lặng,
Thở ra miệng mĩm cười.
Thân và tâm an trú,
Bây giờ và ở đây"


images


- Thế nào là có "quán" ? Với sự tỉnh thức đó. Khi đi tôi biết tôi đang đi, khi đứng biết tôi đang đứng, khi ngồi biết tôi đang ngồi, định tỉnh, nhất tâm.- Đó là có "quán".

+ Người có giác, có quán như vậy, gọi là : "Một lần lên". Lên ở đây tức là lên ở chỗ cao tột.

* Thế nào là một lần trở lại ?

- Khi với sự có "quán" , Với sự tỉnh thức đó. Khi đi tôi biết tôi đang đi, khi đứng biết tôi đang đứng, khi ngồi biết tôi đang ngồi, định tỉnh, nhất tâm. Thì hành giả lại tự nhận biết rằng: Trong các oai nghi đi, đứng, nằm , ngồi, nói nín, động, tịnh đó vẫn còn cái biết "Tôi" hiễn hiện. Vậy nên phải cần xả bỏ "cái tôi" còn ẩn núp trong Giác và quán.

....... Như vậy gọi là "một lần trở lại".

....... Một lần lên và một lần trở lại, trong mỗi niệm sanh khởi, đó là tiên triệu quả Tư-đà-hàm.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Quả Tu- đà- hoàn, (thất lai).

KINH Tạp A Hàm, 644. TU-ĐÀ-HOÀN.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Đó là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Nếu Tỳ-kheo nào khéo quán sát như thật đối với năm căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri; đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào pháp đường ác, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
Do nhiếp phục Năm triền cái, tu sĩ chứng Sơ Thiền. Có thể từ Sơ Thiền, Tỷ-kheo đoạn trừ thân kiến và chứng đắc Tu-đà-hoàn quả. Thông thường thì từ Tứ Thiền, tu sĩ quán vô ngã, vô thường của các pháp và có thể chứng đắc từ Sơ quả Thánh (Tu-đà-hoàn) đến Tứ quả Thánh (A-la-hán).


Như vậy Lộ trình tu tập của hành giả (Tu-đà-hoàn) đoạn được ba kiết sử đầu

1.thân kiến, : Là sự thấy biết chân chánh về THÂN. Thân này là vô ngã, là do 5 ấm hòa hợp sanh; chớ không phải do một đấng tạo hóa nào tạo sanh.

2.nghi : Hết nghi ngờ trong nhân quả, hết nghi ngờ tâm và hết nghi ngờ Tam Bảo là chiếc bè đưa mình qua khổ hải.

3. giới cấm thủ : Không phải giữ giới vì tà kiến (như phải ăn phân bò để được giải thoát).

Thì chứng đắc quả Thất lai (Tu-đà-hoàn, Nhập lưu), còn bảy lần qua lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.”
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Thế nào là 7 lần sanh diệt (quả Tu- đà- hoàn) ?

Kinh Kim Cang Bát nhã dạy:

không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, phải nên không có chỗ trụ mà sanh tâm.

....... Ở đây, nên hiểu là :

1. Mắt thấy sắc liền sanh tâm là 1 lần sanh.- Biết tâm đó là vọng nên xả bỏ, đó là 1 lần diệt.

2. Tai nghe tiếng liền sanh tâm là 2 lần sanh.- Biết tâm đó là vọng nên xả bỏ, đó là 2 lần diệt.

3. Mũi ngửi mùi liền sanh tâm là 3 lần sanh.- Biết tâm đó là vọng nên xả bỏ, đó là 3 lần diệt.

4. Lưỡi nếm vị liền sanh tâm là 4 lần sanh.- Biết tâm đó là vọng nên xả bỏ, đó là 4 lần diệt.

5. Thân xúc chạm liền sanh tâm là 5 lần sanh.- Biết tâm đó là vọng nên xả bỏ, đó là 5 lần diệt.

6. Ý căn (não) lưu luyến pháp trần liền sanh tâm là 6 lần sanh.- Biết tâm đó là vọng nên xả bỏ, đó là 6 lần diệt.

7. Chấp rằng mình đã thoát khỏi các sanh diệt niệm ở trên.- Biết tâm đó cũng là vọng nên xả bỏ, đó là 7 lần diệt. Tâm vắng lặng như hư không này được tương ưng NHƯ (cũng gọi là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" ).

Như câu chuyện ngài Câu Hy La sau đây:
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Chuyện ngài Câu Hy La chứng quả Tu- đà- hoàn.

....... Ngài Câu Hy La là cậu ruột của tôn giả Xá Lợi Phất. Sau khi nhập thất 18 năm để học tất cả kinh sách Bà la môn. Ông mới tìm đến gặp Đức Phật để phân tranh thắng thua. Đến nơi Ông hỏi Đức Phật:

- Thưa Cồ Đàm. Ông nghĩ sao nếu với người: mắt với sắc không nhiễm, tai với thanh không nhiễm, mũi với mùi không nhiễm, lưỡi với vị không nhiễm, thân với xúc chạm không nhiễm, não với pháp trần không nhiễm ? (Ý muốn Phật tán dương người không nhiễm là mình đã chứng Thánh).

Đức Phật hỏi lại:

- Ông đối với 6 trần không nhiễm, nhưng có nhiễm chấp cái ý không nhiễm đó không ?

Khi ấy Ông Câu Hy La, sửng hồn lại vì tự nhận thấy mình còn nhiễm chấp chỗ không nhiễm. Giây lâu sau ông hoan tòan xả bỏ được chỗ pháp chấp này và chứng quả Tu- đà- hoàn. Ông xin Phật xuất gia làm đệ tử và tinh tấn tu hành.


images
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu (Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Xuất gia Sa-môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyên, đạt Phật thâm lý, ngộ Vô-vi pháp. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm bất hệ Đạo, diệc bất kết nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng, bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi Đạo."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khử ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi. Họ trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không ràng buộc nơi Đạo, và cũng chẳng kết nên nghiệp. Họ không nghĩ họ làm, chẳng tu chẳng chứng, không trải qua các quả-vị mà tự nhiên lại cao tột bực. Đó gọi là Đạo!"
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu .

* Thế nào là Đoạn dục, tuyệt cầu ?

+ Đoạn là cắt đứt, dục là ham muốn đê hèn. có 3 cái ham muốn đê hèn mà chúng sanh ham thích. Đó là: Tham Dục, Thực dục và dâm dục.

1. Tham dục: là thấy của người hoặc cái không thuộc về mình, mà khởi lòng muốn thu tóm đem về cho riêng mình.

2. Thực dục: là muốn được ăn ngon mặc đẹp, cung phụng cho cái thân tứ đại của mình.

3. Dâm dục: là ham muốn sắc đẹp, muốn chiếm hữu cho riêng mình.

+ Tuyệt cầu: Là dứt sạch mọi mong cầu nhơ nhiễm. ví như mong cầu được người trọng vọng, để thỏa mãn "thị dục huyễn ngã", muốn mọi người đều thuận theo ý mình.- Để tự tôn bản ngã, nói chung là phải đoạn tuyệt mọi ham muốn có thể làm tăng trưởng bản ngã.

....... Đối với người tu thiền định Phật giáo, thì giai đoạn "Đoạn dục, tuyệt cầu" là khởi đầu cho Thiền định, vì Phật dạy.- Phải ly dục, ly bất thiện pháp mới vào được Sơ Thiền- ly sanh hỷ lạc địa.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu.

* Biết suốt nguồn tâm (thức tự tâm nguyên)

....... Theo những lời dạy của Đức Phật trong nhiều kinh điển, chúng ta sẽ thấy được nhiều "tâm" tùy theo thời pháp, tùy theo căn cơ của người tu học.

Ví Như:

+ Tâm suy nghĩ , kinh gọi là tâm duyên lự.

+ Tâm phân biệt, kinh gọi là Ý thức.

+ Tâm định tỉnh trong Thiền định, kinh gọi là Định tâm.

+ Tâm Niệm Phật, kinh gọi là Niệm Tâm.

+ Tâm quán tưởng đề mục, kinh gọi là Quán tâm.

+ Thức tình chạy nhảy theo 6 trần, kinh gọi là Vọng tâm.

+ V.v...

....... Nhưng tất cả những tâm thức ấy đều là ngọn nghành, vì tất cả đều không có tự tánh, đều là duyên hợp. Nguồn cội của các tâm ấy đều là vô sở hữu, đều NHƯ.

....... CHÂN NHƯ chính là "nguồn tâm" (Tâm nguyên).

....... Biết được tất cả tâm thức đều từ Như mà đến, đến rồi về Như, cũng biết rõ các tâm chẳng từ đâu đến, cũng chẳng về đâu.- Đó là Biết suốt nguồn tâm (thức tự tâm nguyên).
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu .

* Đạt Phật thâm lý, ngộ Vô-vi pháp.

....... Kinh Pháp Hoa Phật dạy: Đức Phật vì một đại sự nhân duyên .- Đó là vì muốn Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho chúng sanh mà hiện ra nơi đời. Tri kiến Phật, đó là sự thấy biết mà không trụ nơi Ngã và Pháp, là thật tướng các pháp là không, là NHƯ.

....... Thông đạt được Tri kiến Phật của mình, thấy rõ thật tướng các pháp là Như, gọi là "đạt Phật thâm lý".

....... Vô vi Pháp tức là Niết Bàn, mà cũng tức là Tri kiến Phật. Kinh dạy: Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn; Tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn. Ngộ Vô vi pháp, là ngộ được tri kiến niết bàn.


images
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu

* Vô cầu, vô đắc, phi tu, phi chứng .

Kinh: " ...Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm bất hệ Đạo, diệc bất kết nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng, bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi Đạo."

nghĩa: "...trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không ràng buộc nơi Đạo, và cũng chẳng kết nên nghiệp. Họ không nghĩ họ làm, chẳng tu chẳng chứng, không trải qua các quả-vị mà tự nhiên lại cao tột bực. Đó gọi là Đạo!"

+ Thế nào là trong không sở đắc ?

- Nghĩa là đối với trong nội tâm, khi tu tập, khi giao tiếp, luôn giữ tâm bình thảng, không chấp đắm theo trần cảnh, như bài kệ:

thiền sư Phù Dung Ðạo Giai đã ân cần khuyên dạy chúng tăng :

" Ngộ thinh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa
Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết "

Nghĩa là :

" Gặp thanh gặp sắc như hoa trồng trên đá
Thấy lợi thấy danh như bụi rơi vào mắt "


Kinh Kim cang Bát nhã Phật dạy:

Thị cố Tu Bồ Ðề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

nghĩa:

Bởi vậy, Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, phải nên không có chỗ trụ mà sanh tâm.


Bởi vậy người tu, thường làm tất cả, tu tất cả nhưng không trú chấp có tu , có làm.- Do vậy mà :Trong không sở đắc, ngoài không sở cầu, không thấy có mình tu, không thấy có mình chứng, tâm như hư không".

+ Vì sao : phi tu, phi chứng ?

- Vì tâm như hư không, tương ưng với NHƯ. mà như là Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm... lìa nói năng, tuyệt suy lường.- Nên không có tướng tu, tướng chứng, vô niệm, vô tác. Thật tướng Vô tướng.

 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu

* Tâm bất hệ Đạo, diệc bất kết nghiệp.

* ĐẠO tức là Đạo Đế, là Niết Bàn.

+ Thế nào là niết Bàn ?

- Là trạng thái Tâm:

Không tham là Niết Bàn.

Không sân là Niết Bàn.

Không si mê là Niết Bàn.

Không phiền não là Niết Bàn. v.v...

Nhưng nếu tâm trú chấp vào những sở đắc Niết bàn đó, tức là "Hệ Đạo".

Còn với người buông lung, phóng dật không biết đến Đạo Đế, đó là phàm phu vô đạo, nhất định là "kết nghiệp".

Ở kinh Viên giác , Đức Phật dạy:

Này Thiện nam tử! Tất cả Bồ tát và chúng sanh đời mạt, cần phải xa lìa tất cả cảnh giới hư vọng huyễn hóa. Do vì cái tâm-xa-lìa thường được giữ gìn vững chắc, nên cái tâm như-huyễn đó cũng phải xa lìa luôn. Xa lìa là huyễn, cũng lại xa lìa; lìa cái xa lìa huyễn cũng phải xa lìa. Khi đến chỗ không còn xa lìa được, tức trừ hết các huyễn. Ví như cọ cây lấy lửa, hai khúc cây nương vào nhau, lửa phát sanh đốt cháy cây, cây hết lửa tắt, tro bay khói mất. Dùng huyễn tu huyễn cũng như thế, các huyễn tuy hết nhưng không rơi vào đoạn diệt.


Vâng. Như cũi hết lửa tắc, mới vào được "Tâm bất hệ Đạo, diệc bất kết nghiệp".
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu

* Vô niệm vô tác.

Tất cả chúng sanh, đều lấy "niệm" để làm TÂM, và Tâm đó trở thành Ý THỨC.

+ NIỆM là mỗi sự tỏa sáng từ "Tâm Diệu minh" sanh khởi, Tánh của của tâm Diệu Minh có 2 đặc tính Tịch và chiếu. Tịch là hằng vắng lặng, Chiếu là hằng chiếu soi. Sự chiếu soi của Tâm Diệu minh thường khởi liên tục, kinh dạy. Theo tự điển Phật quang thì Theo luật Ma ha tăng kì quyển 17 thì 20 niệm là 1 chớp mắt, 20 chớp mắt là 1 cái búng móng tay, 20 cái búng móng tay là 1 la dự (lạp phược), 20 la dự là 1 tu du, 30 tu du là 1 ngày đêm. 3. Có thuyết cho rằng 1 sát na khác với 1 niệm. Theo phẩm Quán không trong kinh Nhân vương quyển thượng (bản dịch của ngài Cưu ma la thập) thì 90 sát na là 1 niệm. Còn theo Vãng sinh luận chú quyển thượng thì 60 sát na là 1 niệm. 4. Theo luận Đại trí độ quyển 30, 83 thì 60 niệm là 1 cái búng tay; theo luận Câu xá quyển 12 thì 65 sát na là 1 cái búng móng tay. 5. Cứ theo thứ tự 1 ngày đêm, 1 ngày, nửa ngày, 1 giờ, khoảng bữa ăn, chốc lát, giây lát, khoảng chớp mắt, hơi thở... nói trong kinh Đại bát nhã quyển 347, thì 1 sát na tương đương với khoảng bữa ăn. 6. Theo phẩm Quán không trong kinh Nhân vương quyển thượng do ngài Cưu ma la thập dịch thì trong 1 sát na có 900 lần sinh diệt; còn theo Vãng sinh luận chú quyển thượng thì trong 1 sát na có 101 lần sinh diệt.

Nhưng nếu chúng ta chạy theo "Niệm khởi" mà lấy niệm khởi làm tâm thì liền xa lìa Chân Tâm. Vì Tâm Diệu minh có Tịch có chiếu nay nếu chỉ lấy phần chiếu thì dĩ nhiên đã là bất toàn ,thiên kiến rồi. Bất toàn thiên kiến nên gọi là Vọng Tâm.

Người tu biết rõ Ý thức là bất toàn, nên đã chuyển Ý thức thành Diệu quan sát trí. Do đã giải trừ ý thức, nên mỗi niệm mỗi niệm xoay về Tự Tánh, đem Ý thức hòa vào Diệu tâm, đem Chiếu hợp nhất cùng Tịch, nên gọi là NIỆM MÀ VÔ NIỆM. Đó là ý nghĩa Vô Niệm. Vì Vô niệm nên tất cả hành vi cũng đều Vô tác, nghĩa là không có ý tạo tác.


images
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 2 Đoạn Dục Tuyệt Cầu

* Bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi Đạo."

nghĩa: không trải qua các quả-vị mà tự nhiên lại cao tột bực. Đó gọi là Đạo!"


Ở Thanh Văn thừa, hành giả trải qua 4 Quả vị (Sa môn quả). Đó là: 1. Tu Đà hoàn, 2. tư Đà hàm. 3. A Na hàm. 4. A la hán, đây là tiến trình từ thấp đến cao, gọi là trải qua các quả vị.

Nhưng đối với Đại thừa, thì " Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật". Nghĩa là nếu thấy được Chân Tâm, kiến được chơn tánh, thì tức khắc thành Phật, không cần trải qua các quả vị như trên.

Kinh Viên giác dạy:

Tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện, ly huyễn tức Giác, diệc vô tiệm thứ.

nghĩa là: Biết huyễn thì là ly huyễn không cần phương tiện nào cả, Ly huyễn tức là Giác rồi, không cần trải qua từng bước.


Do tương ưng thể nhập được Viên giác Tánh, Chân Như Tâm, Bản thể Như... nên tự nhiên lại cao tột bực. Đó gọi là Đạo ! Nghĩa là chứng Niết Bàn.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 3 Cắt Ái Khứ Tham.

* Cắt Ái Khứ Tham

(Cắt Đứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham)


Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Thế trừ tu phát, nhi vi Sa-môn, thọ Đạo Pháp giả, khử thế tư tài, khất cầu thủ túc, nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc, thận vật tái hỷ! Sử nhân ngu tế giả, ái dữ dục dã."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Những vị cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, thọ nhận Đạo Pháp, từ bỏ của cải thế gian, khất thực chỉ nhận đủ dùng, giữa ngày ăn một bữa, dưới cội cây nghỉ một đêm, và thận trọng, không cầu mong nhiều hơn. Chính ái dục làm cho con người bị ngu tế vậy!"
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 3 Cắt Ái Khứ Tham.

* Cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, thọ nhận Đạo Pháp.

Trong Tăng đoàn đệ tử Phật, có 3 dạng Tăng:

+ Bồ tát Tăng, thì biến hóa vô cùng, ví dụ như Bồ Tát quán Thế Âm.

images


+ Duyên giác Tăng, tùy duyên, tùy xứ.

images


+ Thanh Văn Tăng, đoàn thể đồng nhất.

Bình bát cơm ngàn nhà,

Thân chơi muôn dặm xa.

Mắt xanh xem người thế,

Mây trắng hỏi đường qua.


images


Xuất gia làm Thanh Văn Tăng, thì phải cạo bỏ râu tóc, thọ nhân Pháp Phật là đi ăn xin (khất sĩ), trên thì xin giáo pháp của Phật để nuôi giới thân, huệ mạng, dưới thì xin vật thực của chúng sanh để nuôi uế mạng, giả thân.

images


“Huỷ hình giữ chí hướng
Cắt ái lìa người thân
Xuất gia hoằng thánh đạo
Nguyện độ nhất thiết nhân”


 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 3 Cắt Ái Khứ Tham.

* Từ bỏ của cải thế gian, khất thực chỉ nhận đủ dùng,

Những gì là của cải thế gian, mà người tu muốn từ bỏ. Đó là:

5 thứ dục.

Năm thứ dục dấy lên lòng dục của con người từ bên trong là sắc, thanh, hương, vị, và xúc..

Sắc do nhãn nhận thức, sắc nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích và hấp dẫn lòng dục;.

Âm thanh do tai nhận thức, âm thanh nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích và hấp dẫn lòng dục;.

Mùi hương nầy do mũi nhận thức, mùi nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích và hấp dẫn dục vọng;.

Vị do lưỡi nhận thức, vị nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích và hấp dẫn lòng dục;.

Xúc chạm do thân nhận thức, xúc chạm nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích và hấp dẫn dục vọng.

Năm thứ dục dấy lên dục vọng của con người từ bên ngoài là:

Tài Dục: Ham muốn của cải, thế lực và tiền tài; và ham muốn về tài năng.

Sắc Dục: Ham muốn sắc dục..

Danh Dục: Ham muốn danh tiếng, ảnh hưởng và tiếng khen.

Thực Dục: Ham muốn ăn uống..

Thùy Dục: Ham muốn ngủ nghỉ..

Trong Tiểu Kinh Thọ Uẩn, Phật giải thích ngũ dục và sự nguy hiểm:

“...Và này Mahànàma, thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận thức...; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahànàma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.

Và này Mahànàma, thế nào là sự nguy hiểm các dục?..., với "Này Mahànàma", như vậy là sự nguy hiểm các dục đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.”


5 thứ tài sản thế gian này, đưa đến khổ não, che chắn sự tu đạo.

Vì vậy người tu nên hướng về cầu xin 7 tài sản Bậc Thánh . Là:

1/. có đức tin; ở đây là có đức tin nơi Tam Bảo, tin vào lý nhân quả nghiệp báo.

2/. có thọ trì học giới, gìn giữ, trau dồi thân khẩu ý cho trong sạch, tránh xa tà vạy, bất chánh, tội lỗi.

3/. biết hổ thẹn với lương tâm mình khi làm những điều xấu ác.

4/. biết sợ hãi dư luận, miệng tiếng chê cười khi làm những việc xấu ác.

5/. thường xuyên nghe pháp, tầm cầu pháp, học hỏi pháp, thọ trì pháp và biết tích lũy kiến thức về pháp.

6/. có tâm xả ly, dứt bỏ, biết bố thí, cúng dường với bàn tay rộng mở.

7/. có tuệ thấy rõ nhân quả, tội phước, thiện ác; thấy rõ vô thường, khổ không và vô ngã của tâm và pháp.

Đối với tài sản Bậc Thánh này, cũng chỉ xin trên chư Phật đủ dùng theo sự thọ dụng,
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 3 Cắt Ái Khứ Tham.

* Giữa ngày ăn một bữa, dưới cội cây nghỉ một đêm.

+ Thế nào là Giữa ngày ăn một bữa ?

Luật dạy: Chư Thiên ăn buổi sáng, Phật ăn giờ ngọ (giữa ngày), loài súc sanh ăn sau giờ ngọ, ngạ quỷ ăn đêm.

Như vậy lời dạy có mang ý nghĩa gì chăng ?

- chư thiên ăn buổi sáng.- Nghĩa là những người lương thiện ăn sòng phẳng, trong minh bạch, không dấu diếm.

- Ngạ quỷ ăn đêm.- Là ăn trong tăm tối, dấu diếm, gian lận, lường gạt.

- Phật ăn giờ ngọ.- Là sự trung dung, vì đi xin để ăn thì đâu phải là sòng phẳng, nhưng cũng không dấu diếm, lường gạt.

+ Thế nào là dưới cội cây nghỉ một đêm ?

- Ngày xưa để tránh phải lưu luyến, thủ chấp chỗ ở, nên chư Tăng chỉ ngũ dưới cội cây, nhưng vẫn không ngủ 2 đêm ở một cội vì sợ ái luyến (nhớ nhà).

nhớ lúc xưa quý Sư hệ Khất sĩ. Tổ Sư Minh Đăng Quang tổ chức 6 giáo đoàn, các giáo đoàn này luân phiên du hành trong toàn quốc, mỗi 6 tháng một lần, cũng nhằm thực hiện ý này.

Vấn đề ăn và ngủ là đại diện sự tham đắm ái và dục. Chính ái dục làm cho con người bị ngu tế vậy !


4b9456e3_475f2375_chu%20tieu%202.jpg
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 4 . Thiện Ác Tinh Minh

* Thiện, Ác Phân Minh.

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Chúng sanh dĩ thập sự vi thiện, diệc dĩ thập sự vi ác. Hà đẳng vi thập? Thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam giả: Sát, đạo, dâm. Khẩu tứ giả: Lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam giả: Tật, nhuế (khuể), si. Như thị thập sự, bất thuận Thánh Đạo, danh Thập Aịc Hạnh. Thị ác nhược chỉ, danh Thập Thiện Hạnh nhĩ."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Chúng sanh lấy mười việc làm điều thiện, cũng lấy mười việc làm điều ác. Những gì là mười? Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Thân có ba là sát, đạo, dâm. Miệng có bốn là nói hai lưỡi, nói lời ác, nói dối và nói thêu dệt. Ý có ba là đố kỵ, sân hận và ngu si. Mười việc này không thuận với Thánh Đạo, gọi là Thập Ác Hạnh. Nếu dứt được những việc ấy thì gọi là Thập Thiện Hạnh vậy."
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Chương 5, chương 6, chương 7.

Chương 5

Chuyển Trọng Linh Khinh

(Chuyển Nặng Thành Nhẹ)


Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Nhân hữu chúng quá, nhi bất tự hối, đốn tức kỳ tâm, tội lai phó thân, như thủy quy hải, tiệm thành thâm quảng. Nhược nhân hữu quá, tự giải tri phi, cải ác hành thiện, tội tự tiêu diệt, như bịnh đắc hãn, tiệm hữu thuyên quyên nhĩ!"

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Người có nhiều điều lỗi mà không tự hối, lại khiến tâm kia chợt dứt, thì tội lại dấn vào thân, như nước đổ về biển, lâu dần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi tự biết nhận lỗi, đổi ác làm lành, thì tội sẽ tự nhiên tiêu diệt, như bệnh mà được ra mồ hôi, bệnh dần dần thuyên giảm vậy!"

Chương 6

Nhẫn Ác Vô Sân

(Nhịn Kẻ Ác Và Không Oán Hận)


Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Ác nhân văn thiện, cố lai nhiễu loạn giả, nhữ tự cấm tức, đương vô sân trách, bỉ lai ác giả, nhi tự ác chi."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Khi kẻ ác nghe các ông làm việc thiện và cố ý đến nhiễu loạn, các ông hãy tự ngăn dứt chứ không nên giận trách. Kẻ mang điều ác đến sẽ phải tự nhận lấy điều ác."

Chương 7

Ác Hoàn Bản Thân

(Ở Ác Gặp Ác )


Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Hữu nhân văn ngô thủ Đạo, hành đại nhân từ, cố trí mạ Phật. Phật mặc bất đối. Mạ chỉ, vấn viết: "Tử dĩ lễ tòng nhân, kỳ nhân bất nạp, lễ quy tử hồ?" Đối viết: "Quy hỷ."

Phật ngôn: "Kim tử mạ ngã, ngã kim bất nạp; tử tự trì họa quy tử thân hỷ. Du hưởng ứng thanh, ảnh chi tùy hình, chung vô miễn ly, thận vật vi ác!'"


Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: Có người nghe tiếng Phật giữ Đạo và thực hành hạnh đại nhân từ, bèn cố ý đến mắng Phật. Phật làm thinh, chẳng đáp.

Khi người kia mắng xong, Phật hỏi: "Ông lấy lễ đãi người, người kia không nhận; lễ ấy có về lại ông chăng?"

Đáp rằng: "Về lại!"

Phật bảo: "Nay ông mắng Ta nhưng Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông vậy - như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện theo hình, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ làm điều ác!"


Chương 8

Trần Thóa Tự Ô

(Gieo Gió Gặp Bão)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Ác nhân hại hiền giả, du ngưỡng thiên nhi thóa, thóa bất chí thiên hoàn tòng kỷ đọa; nghịch phong dương trần, trần bất chí bỉ hoàn bộn kỷ thân; hiền bất khả hủy, họa tất diệt kỷ."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình; hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình - người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình."

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top