- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>Chương Tám
<B>BỒ TÁT</B>
<I>(Trích sách: Phật Pháp Căn Bản, tác giả: Minh Không,
Trung Tâm Magnolia, California xuất bản lần thứ hai tháng 6-2006, trang 162-169)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát nguyên chữ là Bồ đề (giác) Tát đỏa (hữu tình, chúng sanh), có nghĩa là vị đã giác ngộ. Có hai bậc Bồ tát:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Những vị Bồ tát đã giác ngộ, không còn bị vướng trong vòng sinh tử luân hồi, nhưng do hạnh nguyện vẫn trở lại cõi Ta bà để hướng dẫn chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Những người đang đi trên con đường Bồ tát đại, tu học và thực tập Bồ tát hạnh để tiến đến quả vị Bồ tát, tạm gọi là "tu sinh Bồ tát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở đây sẽ bàn về tu sinh Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu nói rằng mục đích ta tu hành là để giải thoát cho riêng mình thì nghe không được ổn, vì không phải riêng vì chúng ta mà tất cả chúng sanh đều muốn xa lánh khổ đau và mong cầu hạnh phúc. Vả lại ta đã sanh tử trải qua vô lượng kiếp ở cõi Ta bà thì tất cả chúng sanh hầu như ai cũng đã từng là người thân của ta trong một hoặc nhiều kiếp. Bởi thế, ta không thể bỏ mặc chúng sanh và chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Đó là lý do chính hành giả chọn Bồ tát đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đặc điểm nổi bậc của Bồ tát đạo là lấy chúng sanh làm đối tượng để tu tập, nghĩa là hành giả - tu sinh Bồ tát - phát nguyện tu tập vì chúng sanh, để lợi lạc cho chúng sanh. Nói cách khác hành giả tu hạnh Bồ tát phải lấy thế gian làm đối tượng, vì ngoài chúng sanh, ngoài thế gian ra, không ai có thể thành tựu quả vị Phật hoặc Bồ tát. Tuy nhiên ta không thể làm lợi ích gì cho chúng sanh được nếu không có đủ khả năng, cũng như nếu không biết bơi thì đành chịu bất lực đứng ở bờ sông nhìn kẻ bất hạnh bị dòng nước cuốn đi mặc dù có ý muốn cứu vớt họ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát đạo đòi hỏi động cơ đúng đắn khi bước vào con đường tu hành là trước hết phát Bồ đề tâm, tức là phát nguyện cầu Phật quả viên mãn để tự lợi (giải thoát cho mình) và lợi tha (sau đó mới lợi lạc cho chúng sanh). Và sau đó hành sáu hạnh Ba la mật, pháp tu của tu sinh. Bồ tát. <I>(Có nơi nói đến mười pháp Ba la mật, tức là Lục độ Ba la mật và phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí huệ bản nguyện. Bốn Ba la mật sáu cùng là theo hệ thống Tây Tạng)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Phát Bồ Đề Tâm</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phát Bồ đề tâm nghĩa là phát nguyện tu hành trở thành Phật, vị toàn giác, để việc cứu giúp chúng sanh được hữu hiệu tối đa. Bồ đề tâm đòi hỏi và cũng sẽ phát triểm tâm Xả, Từ và Bi; đây là ba tâm đối trị ba độc Tham, Sân, Si.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tâm Xả là tâm bình đẳng, nhìn thấy ta cũng như tất cả chúng sanh đều như nhau không khác, ở chỗ không một ai mà không bị bệnh phiền não (Tham, sân, si) trói buộc, vì nếu không vậy thì họ đã không có mặt ở cõi Ta bà. Một điểm tương đồng nữa là chẳng một ai muốn lãnh chịu khổ đau, trong khi đó chẳng mấy ai mà không mong cầu hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phải có tâm Xả vì chúng sanh bình đẳng trên phương diện là đều có khả năng thành Phật như nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu có tâm Xả, không phân biệt kẻ thân/sơ hoặc người/thú, thì mới dễ phát triển tâm Từ - lòng thương yêu muốn mang lại hạnh phúc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi đặt mình vào hoàn cảnh của chúng sanh khác, ta mới thông cảm được phần nào tâm trạng của họ. Sự thông cảm này cộng với tâm Xả và tâm Từ là những yếu tố để phát triển tâm Bi - lòng bi mẫn thương xót muốn giải cứu chúng sanh khỏi cảnh khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, Bồ đề tâm ở ý nghĩa tuyệt đối chính là tánh Không.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một yếu tố ta cần nghiệm xét. Con người ta thói thường chỉ lo cho thân mình mà ít khi quan tâm đến người khác. Nhưng trái với thế tục, người tu hành hoặc những người có lương tâm làm việc gì cho mình thì có thể không tận tâm, nhưng nếu làm cho người khác hoặc cho người thân thì tâm lý chung là, có thể vì lòng thương yêu người thân của mình hoặc vì sự quan tâm đến người khác, ta sẽ muốn và gắng sức hoàn tất công việc một cách kỹ lưỡng, chu đáo. Chẳng hạn như trường hợp những sinh viên chăm chỉ học hành mong đỗ đạt để làm hài lòng bố mẹ. Tương tự, nếu tu hành để giải thoát cho chính mình thì phần nhiều chúng ta dễ lâm vào tình trạng lười biếng, giải đãi, khó lòng kiểm soát được. Nhưng vì đã biết sự liên hệ mật thiết giữa mình và chúng nên nên tu sinh Bồ tát (người tu hành chính chắn đương nhiên phải có lương tâm) không thể buông thả biếng nhác được, mà ngược lại vị tu sinh Bồ tát sẽ nỗ lực tinh tấn tu tập mong sớm cứu độ chúng sanh đang trầm luân trong biển khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Cứu độ" không có nghĩa là chở, cõng chúng sanh ra khỏi dòng sanh tử. Trải qua vô lượng kiếp trôi lăn trong bể khổ, cho đến bây giờ chúng ta vẫn quanh quẩn ở đây, đám mây vô minh vẫn dày đặc, chẳng có vị Phật hoặc Bồ tát nào dẹp hộ chúng ta đám mây đó, hoặc chở cõng chúng ta ra khỏi cõi Ta bà, họ chỉ có thể hướng dẫn, chỉ cho chúng sanh con đường để đi. Cho nên khi nói tu hạnh Bồ tát để "độ" chúng sanh, ta nêu hiểu rằng muốn thực hiện công việc này cốt yếu là ta phải có khả năng, tức là phải "tự độ" trước. Và đừng quên rằng, chúng ta cũng là "chúng sanh" đang bị dòng thác sanh tử cuốn trôi không làm sao cưỡng lại được. Bởi vậy lấy thế gian, chúng sanh làm đối tượng tu hành chỉ là một phương tiện tâm lý; vì <B>không phải là tu sinh Bồ tát độ thế gian mà phải nó ngược lại là để nhờ thế gian độ tu sinh Bồ tát</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng theo luật duyên khởi, tất cả các chúng sanh trong trời đất đều có sự tương quan với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp nương tựa lẫn nhau để sinh tồn, cho nên nói là cứu giúp chúng sanh tức là tự cứu giúp chính mình vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Sáu hạnh Ba la mật</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáu hạnh Ba la mật gồm có: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Định và Huệ. Tu sinh Bồ tát cần phải trang bị đầy đủ cả Phước lẫn Huệ - phát triển Định và Huệ là tu Huệ, phát triển Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục là tu Phước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba la mật nghĩa là toàn hảo hoặc vượt qua bờ bên kia (độ), vượt từ bờ Mê qua bến Giác, chuyển từ vô minh đến Niết bàn. Sáu Ba la mật là sáu pháp (hạnh) dùng làm phương tiện để vượt qua bờ bên kia, nhưng lại phải dựa vào chúng sanh, thế gian để thực hành. Và điểm quan trọng cần được nêu lên ở đây là khi thực hành năm hạnh Ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, định, bắt buộc phải có sự hiện diện của Huệ Ba la mật, vì nếu không thì bố thí, trì giới..., định sẽ chỉ là bố thí, trí giới,... định theo nghĩa thế tục và chỉ tạo phước thế gian, không đúng với nghĩa Bồ tát và hạnh Ba la mật, và như thế sẽ không phát triển được trí huệ.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <B>Bố Thí</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bố thí có các loại: tài thí (vật chất của cải), vô úy thí (niềm an vui khỏi lo sợ) và Pháp thí (hướng dẫn tâm linh).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể việc bố thí mang lại lợi lạc và hạnh phúc cho chúng sanh, nhưng xét theo luật nhân quả ta sẽ thấy có những khía cạnh khác. Luật nhân quả bảo đảm rằng không có gì bỗng nhiên mất đi hoặc có được mà không có nguyên do, theo lẽ đó nếu không có sẵn phước thì vì lý do này hay lý do khác người nhận sẽ không thể nhận được quà bố thí của người cho. Nếu người nhận kém phước thì sẽ chỉ nhận được một phần, còn vô phước thì sẽ không được gì cả. Thí dụ khi ta gởi quà về Việt Nam cho thân nhân bạn bè, không phải là tất cả ai cũng nhận được đầy đủ, mà ta thấy rõ là có người nhận được đầy đủ, có người nhận được một phần món quà, có người chẳng nhận được gì cả - đó là tùy theo phước của mỗi cá nhân. "Phước" có nghĩa là những việc tốt đẹp đã từng làm trước đây mà có lợi lạc cho người khác, trong trường hợp này phước của người nhận là những việc bố thí họ đã từng gây tạo trong quá khứ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy người nhận chỉ nhận lãnh lại phước mà họ đã từng gieo, và người bố thí thật ra đang tạo phước cho chính họ sau này. Thế thì chỉ có hiện tượng bố thí, người cho và kẻ nhận, chứ không thật sự có việc bố thí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhờ bố thí, tu sinh Bồ tát sẽ giảm trừ được tâm Tham và đấy cũng là dịp để tạo phước, vị tu sinh Bồ tát có thể phát triển trí huệ trong khi bố thí bằng cách chú ý quan sát cái tâm, thiện hay bất thiện, trước khi bố thí, trong khi bố thì và sau khi bố thí - có so đo trước khi bố thí hay không, có cầu mong đền đáp hay không, có hối hận sau khi bố thí hay không, thái độ có ân cần hay không v.v... Nhân quả sẽ ra sao, thí dụ, khi bố thí tâm trạng của tu sinh Bồ tát như thế nào (nhân) thì sẽ dẫn đến quả Bồ tát. Và tu sinh Bồ tát quán tánh Không của người cho, việc bố thí và kẻ nhận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thực hành tâm hạnh bố thí không phải để cải thiện thế gian, dẹp sạch nạn nghèo đó, mà là để tu sinh Bồ tát quen thuộc với tâm Xả để sẵn sàng buông bỏ những gì đang có - thân thể, tài sản, kể cả công đức (hồi hướng là cách bố thí công đức). Và bố thí cũng là một cách để đền đáp công ơn của những người có thể đã từng là ân nhân của ta trong kiếp quá khứ. Đồng thời, ba tâm Xả, Từ và Bi sẽ tăng trưởng vì nếu thiếu tâm bình đẳng (Xả) và lòng thương xót thì việc bố thí sẽ khó lòng thực hiện.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <B>Trì Giới</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩa là cảnh giác, ngăn chận và xả bỏ những hành vi thân, ngữ, ý bất thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tu sinh Bồ tát trì giới ở cấp độ <B>thô</B>, chẳng hạn như tránh hành hung hoặc sỉ nhục kẻ khác qua thân và ngữ, tức là không làm hại kẻ khác, không làm họ tổn thương, không khơi động làm sinh khởi tâm thù hận của họ. Điều này được hiểu rộng ra là qua sự trí giới, tu sinh Bồ tát mang lại sự vô úy và an lạc cho kẻ khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ vì bám víu vào thân thể, bảo vệ quan kiến của mình và muốn nâng cao cái <I>tôi</I> lên, nên phát sinh tâm tham, sân, si, tuy lúc đó chưa làm hại ai những ngay khi tâm tham, sân, si mới móng khởi trong tâm có nghĩa là đã phạm luật rồi. Bởi vậy, tu sinh Bồ tát ở cấp độ <B>tế</B> bằng cách xả bỏ cái <I>tôi</I>, thân tôi, thiên kiến của tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, thái độ, oai nghi, cử chỉ của mình do thiếu kiểm soát cũng có thể gây ra sự phiền lòng, bực bội cho kẻ khác, nên không phải là tu sinh Bồ tát chỉ phải giữ năm giới luật căn bản là đủ, mà thái độ hòa ái và sự quan tâm đối với những người xung quanh cũng là một hình thức trì giới. Chẳng những vậy, tu sinh Bồ tát sẽ phạm giới "si" nếu không tỉnh thức trong các động cơ và hành vi của mình ngay cả những lúc không có ai bên cạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. <B>Nhẫn Nhục</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong thuận cảnh, tu sinh Bồ tát không lấy lời khen hoặc sự thành công là vui sướng, và gặp nghịch cảnh, những sự khó khăn hoặc thất bại không là tu sinh Bồ tát bất mãn. Có sự bất mãn hay vui sướng là do sự đánh giá sự vật qua cái nhìn sai lầm cùng với cái <I>tôi</I> chủ động, cộng với sự thiếu kiên nhẫn và kém chịu đựng. Thiếu kiên nhẫn và kém chịu dựng chính là tâm Sân, bởi vậy tu sinh Bồ tát thực hành hạnh nhẫn nhục, cũng là đẻ giảm trừ tâm Sân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước hết là những vấn đề đơn giản như nóng lạnh, mưa gió, bệnh hoạn, v.v... chúng cũng là những đề tài để tu sinh Bồ tát thực hành hạnh nhẫn nhục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh thiếu hiểu biết về luật nhân quả và các định luật khác, nên khi gặp chuyện thì thói thường là lấy oán báo oán, dĩ nhiên cách thức giải quyết vấn đề như vậy sẽ chỉ làm hận thù chồng chất thêm lên - đó không phải là cách hành xử của tu sinh Bồ tát. Tu sinh Bồ tát phải tránh gây tạo ác nghiệp cho mình và kẻ khác, bởi vậy tu hạnh nhẫn nhục để lợi lạc cho mình và chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng nhẫn nhục không có nghĩa là nghiến răng đè nén, chịu đựng sự bực bội đau khổ của mình. Song hành với nhẫn nhục cần phải có trí huệ - sự hiểu biết về các định luật Ta bà như nhân quả, vô thường..., phải có từ, bi, hỷ, xả, cùng với sự hiểu biết về những tai hại của sân hận, thiếu kiên nhẫn và những lợi ích của nhẫn nhục. Chính trí huệ này sẽ đối trị và làm tiêu tan sự bất mãn và tâm sân hận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thực hành hạnh nhẫn nhục cho hữu hiệu, tu sinh Bồ tát cần cảnh giác đẻ nhận biết sự phản ứng sinh khởi ngay khi chạm mặt với nghịch cảnh, thuận cảnh, những sự trái ý, kẻ thù v.v..., và tu sinh Bồ tát dựa theo định luật để quán chiếu <I>(xem phần Thực Hành trong chương Tu Tập).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bước đầu của vị tu sinh Bồ tát là phát bốn lời thệ nguyện sau đây:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Phật pháp vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trên lý thuyết, thời gian tu hành để thành đạt Phật đạo vô thượng kéo dài gần như là vô tận, như vậy nếu không có đức tính kiên nhẫn phi thường thì không thể thành công được. Chúng sanh vô biên thì chắc chắn thì không bao giờ độ cho hết được, nhưng khi tu sinh Bồ tát phát nguyện sẵn sàng không quản ngại cứu độ hết thảy chúng sanh thì ý chí kiên nhẫn của tu sinh Bồ tát đang được bồi đắp, tăng cường lên vậy. Lấy đức tính kiên nhẫn phi thường này làm bạn đồng hành thì tu sinh Bồ tát mới có thể vững tiến trên con đường Bồ tát đạo, đoạn trừ được phiền não.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">d. <B>Tinh Tấn</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đi trên con đường tâm linh có nghĩa là lội ngược lại với dòng thường tình, bởi vậy sự mệt mỏi và tâm biếng nhác là mối đe dọa rất lớn, dễ làm ta thối chí trong việc tu hành. Tu sinh Bồ tát cần phải có hạnh tinh tấn - sự nỗ lực chuyên cần với tâm thích thú khi thực hành - để ngăn chận, không cho sự thoái chí xảy ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có những lối để trợ giúp tu sinh Bồ tát tinh tấn:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Quán chiếu những lợi ích của việc tu hành để gây tâm thích thú,
đây là cách tự sách tấn mình (thúc mình tấn tới).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Quán chiếu những tai hại nếu để việc tu hành bị lui sụt, đây là cách tự cảnh giác mình.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tự nhắc nhở những gì cần phải thành tựu bằng cách hàng này lập đi lập lại lời pát nguyện của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cố gắng duy trì đều đặn việc tu tập.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cần phải luôn nhớ rằng mình có "trọng trách" tu hành để lợi lạc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hạnh tinh tấn bao gồm Tứ Chánh Cần, đã được bàn trong phần Chánh Tinh Tấn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thực hành các hạnh Ba la mật một cách liên tục và nghiêm túc, cần phải có hai yếu tố hỗ trợ, <B>chánh niệm</B> (tỉnh thức): một khía cạnh của chánh niệm là khả năng bám chặt và an trú trên đối tượng, tâm không rời không quên đối tượng; <B>cảnh giác</B>: tâm luôn luôn kiểm soát động cơ của các hành vi thân, ngữ, ý và canh phòng vấn đề rơi vào tình trạng trạo cử/hôn trầm.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">e. <B>Định</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trạng thái tâm hoàn toàn an trú trên đối tượng, tâm hoàn toàn trong vòng kiểm soát không bị giao động, và ô nhiễm tạm thời vắng mặt. Chướng ngại cho sự định tâm là tâm bám chấp sự việc thế gian, bởi vậy điều kiện tiên quyết là phát triển tâm Xả. Định đưa tâm vào trạng thái ổn định, không lăng xăng, và nó là dụng cụ cần thiết cho thiền Quán để phát triển trí huệ. <I>(Xem chương Tu Tập)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">f. <B>Huệ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí huệ giải thoát, thấy thực tại <I>như nó là</I>, nhận biết vạn pháp vốn tánh Không. <I>(Xem các chương Vô Ngã và Tu Tập)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Kết Luận</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể nói việc phát nguyện Bồ tát là một vấn đề tâm lý, hay phương tiện thiện xảo, thúc đẩy tu sinh Bồ tát tinh tấn nghiêm túc, và như vậy dẽ dễ kiềm chế để tình trạng thối thất xảy ra. Do đó, chẳng những đoạn đường tu hành sẽ được thâu ngắn và những khó khăn bị suy giảm, mà những biến chứng như tham cầu, ngã mạn v.v... sẽ được ngăn ngừa một cách hữu hiệu. Ngoài ra, lấy chúng sanh làm trọng tâm trong mọi hành vi thân, ngữ, ý có nghĩa là cái <I>tôi</I> là phần phụ, đứng ở đàng sau, ở dưới, bởi thế đặt chúng sanh lên trên cũng là một phương tiện để buông xả, làm tiêu mòn dần cái <I>tôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tánh Không được quan sát trong các hạnh Bồ thí, trì giới, nhẫn nhục để phát triển trí tuệ. Nói chung, cả sáu hạnh đều giúp tu sinh Bồ tát tích tụ cả hai loại phước và huệ. Riêng hạnh trì giới và nhẫn nhục chẳng qua là hình thức giữ giới để tu sinh Bồ tát tự bảo vệ lấy chính mình tránh gây tạo nghiệp. Nói tóm lại, thực hành Bồ tát đạo vừa tích lũy phước đức, vừa phát triển trí huệ, như vậy người được lợi lạc chính là tu sinh Bồ tát. Lấy chúng sanh/thế gian làm đối tượng, tu sinh Bồ tát hành sáu hạnh Ba la mật để tăng trưởng và nuôi dưỡng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, đoạn trừ tâm tham, sân, si, phát triển trí huệ giải thoát và thể nhập tánh Không.</P>
</span></span>
<CENTER>Chương Tám
<B>BỒ TÁT</B>
<I>(Trích sách: Phật Pháp Căn Bản, tác giả: Minh Không,
Trung Tâm Magnolia, California xuất bản lần thứ hai tháng 6-2006, trang 162-169)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát nguyên chữ là Bồ đề (giác) Tát đỏa (hữu tình, chúng sanh), có nghĩa là vị đã giác ngộ. Có hai bậc Bồ tát:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Những vị Bồ tát đã giác ngộ, không còn bị vướng trong vòng sinh tử luân hồi, nhưng do hạnh nguyện vẫn trở lại cõi Ta bà để hướng dẫn chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Những người đang đi trên con đường Bồ tát đại, tu học và thực tập Bồ tát hạnh để tiến đến quả vị Bồ tát, tạm gọi là "tu sinh Bồ tát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở đây sẽ bàn về tu sinh Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu nói rằng mục đích ta tu hành là để giải thoát cho riêng mình thì nghe không được ổn, vì không phải riêng vì chúng ta mà tất cả chúng sanh đều muốn xa lánh khổ đau và mong cầu hạnh phúc. Vả lại ta đã sanh tử trải qua vô lượng kiếp ở cõi Ta bà thì tất cả chúng sanh hầu như ai cũng đã từng là người thân của ta trong một hoặc nhiều kiếp. Bởi thế, ta không thể bỏ mặc chúng sanh và chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Đó là lý do chính hành giả chọn Bồ tát đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đặc điểm nổi bậc của Bồ tát đạo là lấy chúng sanh làm đối tượng để tu tập, nghĩa là hành giả - tu sinh Bồ tát - phát nguyện tu tập vì chúng sanh, để lợi lạc cho chúng sanh. Nói cách khác hành giả tu hạnh Bồ tát phải lấy thế gian làm đối tượng, vì ngoài chúng sanh, ngoài thế gian ra, không ai có thể thành tựu quả vị Phật hoặc Bồ tát. Tuy nhiên ta không thể làm lợi ích gì cho chúng sanh được nếu không có đủ khả năng, cũng như nếu không biết bơi thì đành chịu bất lực đứng ở bờ sông nhìn kẻ bất hạnh bị dòng nước cuốn đi mặc dù có ý muốn cứu vớt họ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát đạo đòi hỏi động cơ đúng đắn khi bước vào con đường tu hành là trước hết phát Bồ đề tâm, tức là phát nguyện cầu Phật quả viên mãn để tự lợi (giải thoát cho mình) và lợi tha (sau đó mới lợi lạc cho chúng sanh). Và sau đó hành sáu hạnh Ba la mật, pháp tu của tu sinh. Bồ tát. <I>(Có nơi nói đến mười pháp Ba la mật, tức là Lục độ Ba la mật và phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí huệ bản nguyện. Bốn Ba la mật sáu cùng là theo hệ thống Tây Tạng)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Phát Bồ Đề Tâm</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phát Bồ đề tâm nghĩa là phát nguyện tu hành trở thành Phật, vị toàn giác, để việc cứu giúp chúng sanh được hữu hiệu tối đa. Bồ đề tâm đòi hỏi và cũng sẽ phát triểm tâm Xả, Từ và Bi; đây là ba tâm đối trị ba độc Tham, Sân, Si.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tâm Xả là tâm bình đẳng, nhìn thấy ta cũng như tất cả chúng sanh đều như nhau không khác, ở chỗ không một ai mà không bị bệnh phiền não (Tham, sân, si) trói buộc, vì nếu không vậy thì họ đã không có mặt ở cõi Ta bà. Một điểm tương đồng nữa là chẳng một ai muốn lãnh chịu khổ đau, trong khi đó chẳng mấy ai mà không mong cầu hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phải có tâm Xả vì chúng sanh bình đẳng trên phương diện là đều có khả năng thành Phật như nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu có tâm Xả, không phân biệt kẻ thân/sơ hoặc người/thú, thì mới dễ phát triển tâm Từ - lòng thương yêu muốn mang lại hạnh phúc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi đặt mình vào hoàn cảnh của chúng sanh khác, ta mới thông cảm được phần nào tâm trạng của họ. Sự thông cảm này cộng với tâm Xả và tâm Từ là những yếu tố để phát triển tâm Bi - lòng bi mẫn thương xót muốn giải cứu chúng sanh khỏi cảnh khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, Bồ đề tâm ở ý nghĩa tuyệt đối chính là tánh Không.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một yếu tố ta cần nghiệm xét. Con người ta thói thường chỉ lo cho thân mình mà ít khi quan tâm đến người khác. Nhưng trái với thế tục, người tu hành hoặc những người có lương tâm làm việc gì cho mình thì có thể không tận tâm, nhưng nếu làm cho người khác hoặc cho người thân thì tâm lý chung là, có thể vì lòng thương yêu người thân của mình hoặc vì sự quan tâm đến người khác, ta sẽ muốn và gắng sức hoàn tất công việc một cách kỹ lưỡng, chu đáo. Chẳng hạn như trường hợp những sinh viên chăm chỉ học hành mong đỗ đạt để làm hài lòng bố mẹ. Tương tự, nếu tu hành để giải thoát cho chính mình thì phần nhiều chúng ta dễ lâm vào tình trạng lười biếng, giải đãi, khó lòng kiểm soát được. Nhưng vì đã biết sự liên hệ mật thiết giữa mình và chúng nên nên tu sinh Bồ tát (người tu hành chính chắn đương nhiên phải có lương tâm) không thể buông thả biếng nhác được, mà ngược lại vị tu sinh Bồ tát sẽ nỗ lực tinh tấn tu tập mong sớm cứu độ chúng sanh đang trầm luân trong biển khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Cứu độ" không có nghĩa là chở, cõng chúng sanh ra khỏi dòng sanh tử. Trải qua vô lượng kiếp trôi lăn trong bể khổ, cho đến bây giờ chúng ta vẫn quanh quẩn ở đây, đám mây vô minh vẫn dày đặc, chẳng có vị Phật hoặc Bồ tát nào dẹp hộ chúng ta đám mây đó, hoặc chở cõng chúng ta ra khỏi cõi Ta bà, họ chỉ có thể hướng dẫn, chỉ cho chúng sanh con đường để đi. Cho nên khi nói tu hạnh Bồ tát để "độ" chúng sanh, ta nêu hiểu rằng muốn thực hiện công việc này cốt yếu là ta phải có khả năng, tức là phải "tự độ" trước. Và đừng quên rằng, chúng ta cũng là "chúng sanh" đang bị dòng thác sanh tử cuốn trôi không làm sao cưỡng lại được. Bởi vậy lấy thế gian, chúng sanh làm đối tượng tu hành chỉ là một phương tiện tâm lý; vì <B>không phải là tu sinh Bồ tát độ thế gian mà phải nó ngược lại là để nhờ thế gian độ tu sinh Bồ tát</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng theo luật duyên khởi, tất cả các chúng sanh trong trời đất đều có sự tương quan với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp nương tựa lẫn nhau để sinh tồn, cho nên nói là cứu giúp chúng sanh tức là tự cứu giúp chính mình vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Sáu hạnh Ba la mật</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáu hạnh Ba la mật gồm có: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Định và Huệ. Tu sinh Bồ tát cần phải trang bị đầy đủ cả Phước lẫn Huệ - phát triển Định và Huệ là tu Huệ, phát triển Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục là tu Phước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba la mật nghĩa là toàn hảo hoặc vượt qua bờ bên kia (độ), vượt từ bờ Mê qua bến Giác, chuyển từ vô minh đến Niết bàn. Sáu Ba la mật là sáu pháp (hạnh) dùng làm phương tiện để vượt qua bờ bên kia, nhưng lại phải dựa vào chúng sanh, thế gian để thực hành. Và điểm quan trọng cần được nêu lên ở đây là khi thực hành năm hạnh Ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, định, bắt buộc phải có sự hiện diện của Huệ Ba la mật, vì nếu không thì bố thí, trì giới..., định sẽ chỉ là bố thí, trí giới,... định theo nghĩa thế tục và chỉ tạo phước thế gian, không đúng với nghĩa Bồ tát và hạnh Ba la mật, và như thế sẽ không phát triển được trí huệ.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <B>Bố Thí</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bố thí có các loại: tài thí (vật chất của cải), vô úy thí (niềm an vui khỏi lo sợ) và Pháp thí (hướng dẫn tâm linh).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể việc bố thí mang lại lợi lạc và hạnh phúc cho chúng sanh, nhưng xét theo luật nhân quả ta sẽ thấy có những khía cạnh khác. Luật nhân quả bảo đảm rằng không có gì bỗng nhiên mất đi hoặc có được mà không có nguyên do, theo lẽ đó nếu không có sẵn phước thì vì lý do này hay lý do khác người nhận sẽ không thể nhận được quà bố thí của người cho. Nếu người nhận kém phước thì sẽ chỉ nhận được một phần, còn vô phước thì sẽ không được gì cả. Thí dụ khi ta gởi quà về Việt Nam cho thân nhân bạn bè, không phải là tất cả ai cũng nhận được đầy đủ, mà ta thấy rõ là có người nhận được đầy đủ, có người nhận được một phần món quà, có người chẳng nhận được gì cả - đó là tùy theo phước của mỗi cá nhân. "Phước" có nghĩa là những việc tốt đẹp đã từng làm trước đây mà có lợi lạc cho người khác, trong trường hợp này phước của người nhận là những việc bố thí họ đã từng gây tạo trong quá khứ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy người nhận chỉ nhận lãnh lại phước mà họ đã từng gieo, và người bố thí thật ra đang tạo phước cho chính họ sau này. Thế thì chỉ có hiện tượng bố thí, người cho và kẻ nhận, chứ không thật sự có việc bố thí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhờ bố thí, tu sinh Bồ tát sẽ giảm trừ được tâm Tham và đấy cũng là dịp để tạo phước, vị tu sinh Bồ tát có thể phát triển trí huệ trong khi bố thí bằng cách chú ý quan sát cái tâm, thiện hay bất thiện, trước khi bố thí, trong khi bố thì và sau khi bố thí - có so đo trước khi bố thí hay không, có cầu mong đền đáp hay không, có hối hận sau khi bố thí hay không, thái độ có ân cần hay không v.v... Nhân quả sẽ ra sao, thí dụ, khi bố thí tâm trạng của tu sinh Bồ tát như thế nào (nhân) thì sẽ dẫn đến quả Bồ tát. Và tu sinh Bồ tát quán tánh Không của người cho, việc bố thí và kẻ nhận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thực hành tâm hạnh bố thí không phải để cải thiện thế gian, dẹp sạch nạn nghèo đó, mà là để tu sinh Bồ tát quen thuộc với tâm Xả để sẵn sàng buông bỏ những gì đang có - thân thể, tài sản, kể cả công đức (hồi hướng là cách bố thí công đức). Và bố thí cũng là một cách để đền đáp công ơn của những người có thể đã từng là ân nhân của ta trong kiếp quá khứ. Đồng thời, ba tâm Xả, Từ và Bi sẽ tăng trưởng vì nếu thiếu tâm bình đẳng (Xả) và lòng thương xót thì việc bố thí sẽ khó lòng thực hiện.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <B>Trì Giới</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩa là cảnh giác, ngăn chận và xả bỏ những hành vi thân, ngữ, ý bất thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tu sinh Bồ tát trì giới ở cấp độ <B>thô</B>, chẳng hạn như tránh hành hung hoặc sỉ nhục kẻ khác qua thân và ngữ, tức là không làm hại kẻ khác, không làm họ tổn thương, không khơi động làm sinh khởi tâm thù hận của họ. Điều này được hiểu rộng ra là qua sự trí giới, tu sinh Bồ tát mang lại sự vô úy và an lạc cho kẻ khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ vì bám víu vào thân thể, bảo vệ quan kiến của mình và muốn nâng cao cái <I>tôi</I> lên, nên phát sinh tâm tham, sân, si, tuy lúc đó chưa làm hại ai những ngay khi tâm tham, sân, si mới móng khởi trong tâm có nghĩa là đã phạm luật rồi. Bởi vậy, tu sinh Bồ tát ở cấp độ <B>tế</B> bằng cách xả bỏ cái <I>tôi</I>, thân tôi, thiên kiến của tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, thái độ, oai nghi, cử chỉ của mình do thiếu kiểm soát cũng có thể gây ra sự phiền lòng, bực bội cho kẻ khác, nên không phải là tu sinh Bồ tát chỉ phải giữ năm giới luật căn bản là đủ, mà thái độ hòa ái và sự quan tâm đối với những người xung quanh cũng là một hình thức trì giới. Chẳng những vậy, tu sinh Bồ tát sẽ phạm giới "si" nếu không tỉnh thức trong các động cơ và hành vi của mình ngay cả những lúc không có ai bên cạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. <B>Nhẫn Nhục</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong thuận cảnh, tu sinh Bồ tát không lấy lời khen hoặc sự thành công là vui sướng, và gặp nghịch cảnh, những sự khó khăn hoặc thất bại không là tu sinh Bồ tát bất mãn. Có sự bất mãn hay vui sướng là do sự đánh giá sự vật qua cái nhìn sai lầm cùng với cái <I>tôi</I> chủ động, cộng với sự thiếu kiên nhẫn và kém chịu đựng. Thiếu kiên nhẫn và kém chịu dựng chính là tâm Sân, bởi vậy tu sinh Bồ tát thực hành hạnh nhẫn nhục, cũng là đẻ giảm trừ tâm Sân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước hết là những vấn đề đơn giản như nóng lạnh, mưa gió, bệnh hoạn, v.v... chúng cũng là những đề tài để tu sinh Bồ tát thực hành hạnh nhẫn nhục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh thiếu hiểu biết về luật nhân quả và các định luật khác, nên khi gặp chuyện thì thói thường là lấy oán báo oán, dĩ nhiên cách thức giải quyết vấn đề như vậy sẽ chỉ làm hận thù chồng chất thêm lên - đó không phải là cách hành xử của tu sinh Bồ tát. Tu sinh Bồ tát phải tránh gây tạo ác nghiệp cho mình và kẻ khác, bởi vậy tu hạnh nhẫn nhục để lợi lạc cho mình và chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng nhẫn nhục không có nghĩa là nghiến răng đè nén, chịu đựng sự bực bội đau khổ của mình. Song hành với nhẫn nhục cần phải có trí huệ - sự hiểu biết về các định luật Ta bà như nhân quả, vô thường..., phải có từ, bi, hỷ, xả, cùng với sự hiểu biết về những tai hại của sân hận, thiếu kiên nhẫn và những lợi ích của nhẫn nhục. Chính trí huệ này sẽ đối trị và làm tiêu tan sự bất mãn và tâm sân hận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thực hành hạnh nhẫn nhục cho hữu hiệu, tu sinh Bồ tát cần cảnh giác đẻ nhận biết sự phản ứng sinh khởi ngay khi chạm mặt với nghịch cảnh, thuận cảnh, những sự trái ý, kẻ thù v.v..., và tu sinh Bồ tát dựa theo định luật để quán chiếu <I>(xem phần Thực Hành trong chương Tu Tập).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bước đầu của vị tu sinh Bồ tát là phát bốn lời thệ nguyện sau đây:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Phật pháp vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trên lý thuyết, thời gian tu hành để thành đạt Phật đạo vô thượng kéo dài gần như là vô tận, như vậy nếu không có đức tính kiên nhẫn phi thường thì không thể thành công được. Chúng sanh vô biên thì chắc chắn thì không bao giờ độ cho hết được, nhưng khi tu sinh Bồ tát phát nguyện sẵn sàng không quản ngại cứu độ hết thảy chúng sanh thì ý chí kiên nhẫn của tu sinh Bồ tát đang được bồi đắp, tăng cường lên vậy. Lấy đức tính kiên nhẫn phi thường này làm bạn đồng hành thì tu sinh Bồ tát mới có thể vững tiến trên con đường Bồ tát đạo, đoạn trừ được phiền não.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">d. <B>Tinh Tấn</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đi trên con đường tâm linh có nghĩa là lội ngược lại với dòng thường tình, bởi vậy sự mệt mỏi và tâm biếng nhác là mối đe dọa rất lớn, dễ làm ta thối chí trong việc tu hành. Tu sinh Bồ tát cần phải có hạnh tinh tấn - sự nỗ lực chuyên cần với tâm thích thú khi thực hành - để ngăn chận, không cho sự thoái chí xảy ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có những lối để trợ giúp tu sinh Bồ tát tinh tấn:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Quán chiếu những lợi ích của việc tu hành để gây tâm thích thú,
đây là cách tự sách tấn mình (thúc mình tấn tới).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Quán chiếu những tai hại nếu để việc tu hành bị lui sụt, đây là cách tự cảnh giác mình.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tự nhắc nhở những gì cần phải thành tựu bằng cách hàng này lập đi lập lại lời pát nguyện của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cố gắng duy trì đều đặn việc tu tập.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cần phải luôn nhớ rằng mình có "trọng trách" tu hành để lợi lạc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hạnh tinh tấn bao gồm Tứ Chánh Cần, đã được bàn trong phần Chánh Tinh Tấn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thực hành các hạnh Ba la mật một cách liên tục và nghiêm túc, cần phải có hai yếu tố hỗ trợ, <B>chánh niệm</B> (tỉnh thức): một khía cạnh của chánh niệm là khả năng bám chặt và an trú trên đối tượng, tâm không rời không quên đối tượng; <B>cảnh giác</B>: tâm luôn luôn kiểm soát động cơ của các hành vi thân, ngữ, ý và canh phòng vấn đề rơi vào tình trạng trạo cử/hôn trầm.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">e. <B>Định</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trạng thái tâm hoàn toàn an trú trên đối tượng, tâm hoàn toàn trong vòng kiểm soát không bị giao động, và ô nhiễm tạm thời vắng mặt. Chướng ngại cho sự định tâm là tâm bám chấp sự việc thế gian, bởi vậy điều kiện tiên quyết là phát triển tâm Xả. Định đưa tâm vào trạng thái ổn định, không lăng xăng, và nó là dụng cụ cần thiết cho thiền Quán để phát triển trí huệ. <I>(Xem chương Tu Tập)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">f. <B>Huệ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí huệ giải thoát, thấy thực tại <I>như nó là</I>, nhận biết vạn pháp vốn tánh Không. <I>(Xem các chương Vô Ngã và Tu Tập)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Kết Luận</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể nói việc phát nguyện Bồ tát là một vấn đề tâm lý, hay phương tiện thiện xảo, thúc đẩy tu sinh Bồ tát tinh tấn nghiêm túc, và như vậy dẽ dễ kiềm chế để tình trạng thối thất xảy ra. Do đó, chẳng những đoạn đường tu hành sẽ được thâu ngắn và những khó khăn bị suy giảm, mà những biến chứng như tham cầu, ngã mạn v.v... sẽ được ngăn ngừa một cách hữu hiệu. Ngoài ra, lấy chúng sanh làm trọng tâm trong mọi hành vi thân, ngữ, ý có nghĩa là cái <I>tôi</I> là phần phụ, đứng ở đàng sau, ở dưới, bởi thế đặt chúng sanh lên trên cũng là một phương tiện để buông xả, làm tiêu mòn dần cái <I>tôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tánh Không được quan sát trong các hạnh Bồ thí, trì giới, nhẫn nhục để phát triển trí tuệ. Nói chung, cả sáu hạnh đều giúp tu sinh Bồ tát tích tụ cả hai loại phước và huệ. Riêng hạnh trì giới và nhẫn nhục chẳng qua là hình thức giữ giới để tu sinh Bồ tát tự bảo vệ lấy chính mình tránh gây tạo nghiệp. Nói tóm lại, thực hành Bồ tát đạo vừa tích lũy phước đức, vừa phát triển trí huệ, như vậy người được lợi lạc chính là tu sinh Bồ tát. Lấy chúng sanh/thế gian làm đối tượng, tu sinh Bồ tát hành sáu hạnh Ba la mật để tăng trưởng và nuôi dưỡng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, đoạn trừ tâm tham, sân, si, phát triển trí huệ giải thoát và thể nhập tánh Không.</P>
</span></span>