vienquang2

Các Bước để được Quả Tư Đà Hoàn dẫn đến Bậc Toàn Giác.

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,445
Điểm tương tác
1,408
Điểm
113
Bài 1.- Hai câu hỏi:

Kính các Bạn.

Nhân duyên có một vị.- Nêu ra hai câu hỏi để Luận Đàm Phật Học:

Cho con xin các bước để trở thành 1 vị thánh,tu đà hoàn ạ .- Lộ trình tu đến Bậc Toàn Giác ?

Trả lời:

Mô Phật.- VQ sẽ đàm đạo với Thầy v/đ này .

Sau đây.- Chúng ta cùng tìm hiểu ạ:

Kính các Bạn Đạo. Vấn đề Thánh Quả Tư Đà Hoàn.- Thì ở PG tồn tại 2 khuynh hướng nhận thức gồm: 1. Nguyên Thủy, 2. Phát triển.

+ Quan điểm ở Hệ Phát triển thì họ không quan trọng quả Tư Đà Hoàn. Chẳng những vậy. Khi nói về Thánh quả.- Họ cho là CHẤP PHÁP và lãng tránh.

+ Còn ở hệ Nguyên Thủy.- Thì đây là v/đ HỆ TRỌNG.



Kính mời Quý ĐH và các Bạn tạm dùng chén trà đạm bạc.- Và cùng Thảo luận ạ ....
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

xversion1

Registered

Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
1/4/21
Bài viết
22
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Nơi ở
Phố thiên thai, đường bồng lai
Để đạt được Tu Đà Hoàn thì cần diệt được 3 hạ phần kiết sử: thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
Hệ nguyên thủy chú trọng giải thoát sớm trong kiếp này, vì kiếp sau có được làm người nữa không còn chưa biết, nên đạt được thánh quả rất quan trọng. Còn hệ phát triển chủ trương tu vô lượng kiếp thành Phật nên không có gì để nói.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,445
Điểm tương tác
1,408
Điểm
113
Cảm ơn Bạn xversion1 đã xem và Thảo Luận.

Vâng VQ đồng ý với Bạn ạ.

Bài 2.- Hai Tông phái PG.

Trong Phật Giáo có 2 khuynh hướng: 1. Nguyên Thủy PG, 2. Phát Triển PG.

Kính các Bạn Đạo. Hệ Phát triển chúng ta tạm gọi là KHÔNG TÔNG. Hệ Nguyên Thủy chúng tạm gọi là HỮU TÔNG.- Kính mời Quý ĐH. Chúng ta thử tìm hiểu thảo luận cả 2 nền Tư Tưởng HỮU - KHÔNG để thẩm thấu xem sao ...

1/. Không Tông:- là Đại Thừa PG.- KHÔNG TÔNG chủ trương "Vạn Pháp giai KHÔNG" Các Pháp đều do Nhân Duyên Sanh.- Như vậy Pháp do Nhân Duyên Sanh là PHÁP KHÔNG, Quả Tư Đà Hoàn do nhân duyên tu tập mà thành nên cũng là Pháp Không. Là giả danh.- Đó là Nghĩa Trung Đạo Chân Đế.

Nghĩa Không Trung Đạo. Không phủ nhận Quả Tư Đà Hoàn của Hữu Tông. Mà thật ra :Hữu Tông nói HIỆN TƯỢNG của Quả Tư Đà Hoàn. Không Tông nói BẢN THỂ của Quả Tư Đà Hoàn.

* Giáo lý Không Tông nói về quả Tư Đà Hoàn trải dài trong các kinh. Kim Cang Bát Nhã , kinh Pháp Hoa, Duy Thức học, Kinh Viên Giác v.v...

2/. Hữu Tông: Là PG Nguyên Thủy.- Có nói về 4 Quả Thánh.

HT nói Về Bốn Quả Thánh.

Trong kinh điển Nguyên Thủy thường đề cập đến bốn quả vị mà người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết Bàn. Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc — hoặc các chặng đường — trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, vốn thường được gọi là mười kiết sử hay thằng thúc (samyojana), trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi.

Bốn quả vị đó là:

– Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),
– Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm),
– Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),
– A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

* Quả Tư Đà Hoàn còn gọi là Sơ quả. Tức bước đầu tiên dự vào dòng Thánh.

* Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

“… Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ”. — [Trung bộ, 118]

Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Người nầy còn được gọi là đã mở “Pháp nhãn”, vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết Bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.
(lượt trích Bình Anson)
tu-tha10 (1).webp
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,445
Điểm tương tác
1,408
Điểm
113
Bài 3.- Kiết Sử.

Xin nói về các kiết sử .- là các che chắn vào quả Tư Đà Hoàn.

Kiết Sử ?

Kiết là kết (cột trói) giống như người ta xâu kết các hạt thành chuỗi tràng hạt; Sử là sai sử.

Kiết Sử là những món cột trói và sai sử, bắt con người (chúng sanh) làm nô lệ cho nó. Giống như con trâu, bị người ta cột cái dây vào lỗ mũi dắt đi, không tự chủ được. Kiết sử cũng có các tên khác như: Thập phiền não, thập hoặc, thập tùy miên...

Trong Phật Đạo, Kiết Sử thường được chia làm hai phần, gồm năm độn (chậm chạp) sử và năm lợi (lanh lẹ) sử.

Kiết Sử gồm:

Mười kiết sử là:

– Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– Hoài nghi (vicikicchà),
– Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
– Sân hận (vyàpàda),
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
– Mạn (màna),
– Trạo cử vi tế (uddhacca),
– Si vi tế (avijjà).

Trong đó có 5 Lợi Sử và 5 Độn Sử.

* Hành giả tu để được Tư Đà Hoàn.- Chỉ cần diệt 3 kiết sử đầu tiên (thuộc 5 lợi sử) là:

– 1. Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– 2. Hoài nghi (vicikicchà),
– 3. Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
Các Bước để được Quả Tư Đà Hoàn dẫn đến Toàn Giác. Ct_trz10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top