chát linh tinh

chát linh tinh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,976
Điểm tương tác
789
Điểm
113
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Ồ, vậy tại sao "ôi thật thảnh thơi" mà bảo không có gì?
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Sẵn đang đợi mấy mod ở đây Hóa Độ, cũng ráng vào đây Chào cố nhân Vạn Vấn một tiếng "hello!".

Cái thấy của cố nhân vẫn còn dính mắc như người còn ngủ mê.
Nếu thật sự cố nhân thấy không có gì thì nói ra không có gì giống như thấy là có cái gì không rõ rồi nói lại là không có gì.

Không có gì trong đạo Phật chỉ là cái thấy (Chánh Kiến, Phật Tri Kiến).
Bất Kiến Nhất Pháp tức Như Lai.
Trong cái thấy! Chỉ là thấy.

Cố nhân Vạn Vấn vẫn chưa thật thảnh thơi đâu, vì vẫn còn lấn cấn "không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm?"

Tìm ngài Viên Quang được chưa?
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
6. 7. KINH SUBHŪTI
tamtangpaliviet.net/VHoc/28/Kh_05.htm#08

1. Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Subhūti ngồi ở nơi không xa đức Thế Tôn, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, thể nhập định vô tầm. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy đại đức Subhūti ngồi ở nơi không xa, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, đang thể nhập định vô tầm.

2. Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:
“Đối với vị nào, các tầm đã được tiêu tan, khéo được xếp đặt ở nội tâm, không còn dư sót,
sau khi vượt lên sự dính mắc ấy, có sự nhận biết về vô sắc,

(vị ấy) vượt qua bốn sự gắn bó, chắc chắn không trở lại.”
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "vạn vật Bình Đẳng"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "vạn vật Bất Nhị"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "vạn vật Tịch Diệt"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Thật Tướng vạn vật"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Trung Đạo"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Tự Tánh"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy "Pháp trong Pháp, Cảnh giới trong cảnh giới (parallel universal, multiples universal of black holes)"
Thấy "không có gì" cũng nghĩa là Thấy vô biên, vô tận, vô lượng, vô thượng.

Tới đây chắc mấy mod ở đây nói như trên mà không trích nguồn là nói dóc. Có ngon Hóa Độ đi. Nói mà không làm là nói lịch sự à?

Làm sao trích nguồn cái Thấy cá nhân như vị Vạn Vấn thấy gì mà lại đi nói ra:
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Nói mà trích nguồn như quí vị, và mấy mod trong đây có HIỆN THỰC không?
Nói mà trích nguồn như quí vị, và mấy mod trong đây không phải là cái thấy của mỗi người.

Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ lời đức Phật nói chỉ suy nhược tánh giác của quí vị, và mấy mod trong đây thôi.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Qua đây chat linh tinh với cố nhân Vạn Vấn thấy gì mà đi nói:
ơ, không có gì nhỉ? không có gì thì tìm gì? đã chẳng có, đã chẳng tìm... ôi thật thảnh thơi
Thử lên đại mấy câu hỏi cho cố nhân Vạn Vấn đọc thử.

Không có gì thì có cái gì là cố nhân Vạn Vấn?
Có phải cố nhân Vạn Vấn thấy có cái gì là cố nhân Vạn Vấn thấy có gì là "Không có gì?"

Xin mời quí vị đại chúng đặt câu hỏi hay nói ra cái thấy của quí vị đại chúng về "Không có gì?".

Xin quí vị đại chúng đừng đánh giá người thấy SAI?
Bởi vì cái Thấy của một cá nhân không thể nào khẳng định được gì cho chính cá nhân đó.
Cũng như cái Thấy "Không có gì?" không khẳng định được cho chính người Thấy là Thấy gì?

Chắc chắn cố nhân Vạn Vấn không thể giải thích cái Thấy của mình là Thấy gì?
Nói như vậy nếu quí vị đại chúng muốn Thấy cái Thấy hay Phật Tri Kiến của Đức Phật là điều không thể được.

Đức Phật cũng không ở HIỆN THỰC thì cái Thấy của Đức Phật trong quá khứ cũng không ở HIỆN THỰC thì:
Tại sao quí vị đại chúng lại dính mắc, cố chấp vào cái quá khứ với những "Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ của quí vị đại chúng về lời đức Phật nói có THỰC HIỆN được đâu?"

Cũng tức cười những dính mắc, cố chấp vào:"Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ về cái gọi là minh tuệ"
Có cái gì đáng để dính mắc, cố chấp vào: VỌNG TƯỞNG ...aka...."Suy xét, suy luận, suy tư, suy tưởng, suy nghĩ"
Trân Trọng.
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Xin chào Cố Nhân,
Dựa người, người ngã, dựa núi, núi đổ, dựa mình,... ơ mình hình như không có
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Xin chào Cố Nhân,
Dựa người, người ngã, dựa núi, núi đổ, dựa mình,... ơ mình hình như không có ! NHƯ THỊ!
Indeed! Such is Such.
"Such is such" essentially means "that's just how it is" or "it is what it is," indicating acceptance of a situation as it is,
No need to specify details:
"Such is such" doesn't require explaining the specifics of the situation, as the focus is on the acceptance of its current state.

Here is your favorite a Zen master.
HUYỀN GIÁC VĨNH GIA
CHỨNG ĐẠO CA

Cố nhân thấy CHĂNG!!?

Người đắc Đạo thì Tuyệt Học, Vô Vi, An Nhàn Vô Sự
Họ chẳng cần trừ vọng tưởng cũng chẳng cầu chân
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Thầy Viên Minh
phatgiao.org.vn/phat-thuyet-phap-49-nam-nhung-chang-noi-loi-nao-ca-d84982.html#google_vignette


Hỏi: Thưa Thầy, tại sao trong Kinh Đại Niết Bàn của Phật giáo phát triển nói rằng:
Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm nhưng chẳng nói lời nào cả?

Đáp:
Câu này không nên hiểu theo nghĩa đen, đó chỉ là nói Ý thôi. Nhưng Ý này rất hay.

Đức Phật nói ra, chỉ ứng vào căn cơ trình độ người đối diện, chủ yếu để người đó nhận ra “SỰ THẬT” mà ngài muốn,
Ngôn từ hoàn toàn không quan trọng. Cho nên, nói cũng như KHÔNG,

THẤY ra” mới là chính yếu.

Đức Phật cũng chỉ TÙY DUYÊNnói, NÓI đâu BỎ đó.
vì người khác có NGHE cũng chẳng hiểu gì, GIỮ lại làm chi.

Chân lý (tất cả Pháp là Phật Pháp) vốn HIỂN HIỆN khắp mọi nơi,
Cho dù đức Phật nói hay không thì ai cũng THẤY, chỉ vì “nhiều bụi trong mắt” nên không nhận ra thôi.
- "Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.
Đấng toàn giác
Bậc đạo sư vô thượng
Ngài đã tuyên thuyết
Nguyên lý tương đối của vũ trụ (≈ Duyên khởi)
Như Niết bàn,
Tịch lặng mất TÁNH sai biệt.
Không có gì biến mất
Cũng chẳng có gì xuất hiện.

Không có gì đoạn
Cũng chẳng có gì thường.
Không có gì đồng nhất với chính nó
Cũng chẳng có gì dị biệt.
Không có gì di chuyển
Đến chỗ này hay chỗ kia
.

Người sau, không ngay đó mà TỰ THẤY SỰ THẬT, cứ CHẤP vào ngôn từ kinh điển, hiểu theo Ý mình, rồi gán cho đó là lời Phật dạy.

Nếu hỏi lại, Phật có nói "LỜI đó?" không?, CHẮC Ngài cũng sẽ trả lời:

Như Lai nói HỒI nào, đâu có NHỚ? Sư Thầy HT. Viên Minh nói....​

 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Kính Cố Nhân,
TỰ có thể là Chữ, TỰ có thế Chùa, TỰ có thể là bản thân vân vân... vậy TỰ gì ạ? Hì hì
ĐỘ là đất, ĐỘ cũng là cương thổ, ĐỘ là một danh trong Ngũ Hành vân vân... vậy ĐỘ gì ạ? Hì hì
TỰ ĐỘ là ĐỘ cái TỰ nào ạ?
ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA từ NHƯ LAI TẠNG TÂM mà ra Hì hì vậy ĐỘ hay không ĐỘ? TỰ hay không TỰ?
Phật không ra đời, thế gian vạn cổ như đêm tối!!!
Kính vạn vấn
 

Duy Long Nhân

Registered

Phật tử
Reputation: 18%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
153
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Kính Cố Nhân,
TỰ có thể là Chữ, TỰ có thế Chùa, TỰ có thể là bản thân vân vân... vậy TỰ gì ạ? Hì hì
ĐỘ là đất, ĐỘ cũng là cương thổ, ĐỘ là một danh trong Ngũ Hành vân vân... vậy ĐỘ gì ạ? Hì hì
TỰ ĐỘ là ĐỘ cái TỰ nào ạ?
ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA từ NHƯ LAI TẠNG TÂM mà ra Hì hì vậy ĐỘ hay không ĐỘ? TỰ hay không TỰ?
Phật không ra đời, thế gian vạn cổ như đêm tối!!!
Kính vạn vấn
Đất nước gió lửa từ Vô Thỷ Tạng Tâm chứ không phải từ Như Lai Tạng Tâm
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28

Độ nhất thiết khổ ách - Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi ta tự độ


Một bậc giác ngộ, một bậc minh sư, một bậc thầy điều mà họ có thể làm cho ta là:

Họ CHỈ ra con đường.
Họ CHỈ cho ta nhận ra vị Phật ngay bên trong mình, vị minh sư bên trong mình.

Còn mỗi người phải TỰ mình nhận ra, TỰ mình bước đi, TỰ mình giác ngộ...

Không ai có thể độ cho ta thành Phật được cả.
Chính bản thân ta phải tự thắp đuốc lên và tự bản thân phải bước đi từng bước dưới ánh sáng của trọn vẹn nhận biết.


Ta tự độ

Trong định nghĩa của Nghiệp và vai trò của nghiệp:
Ðức Phật tuyên bố rất rõ chữ Nghiệp (Karma) có nghĩa là hành động, từ động từ Karoti nghĩa là làm, là hành động về thân, về lời và về ý, nhưng hành động ấy phải là hành động có tư tâm sở, tức là một hành động tự ý mình làm, tự mình quyết định làm, không ai xúi giục, không do ai sai bảo.

đã là hành động tự mình ý thức làm, tự mình quyết định làm, nên:

Ðức Phật xác định chúng ta là chủ nhân của Nghiệp (Kammassako) chúng ta là thừa tự của Nghiệp (Kamma-dàyadà),
Chúng ta vừa chịu trách nhiệm những hành động của chúng ta, chúng ta vừa tự mình chịu kết quả các hành động của chúng ta làm.
Kinh Pháp Cú nêu rõ:

"Ðiều ác TỰ mình làm,
TỰ mình sanh, mình tạo,
Nghiền nát kẻ ngu si,
Như kim cương ngọc quý". (Pháp Cú 161)

Một câu kệ nữa xác định rõ ràng hơn:

"TỰ mình, điều ác làm,
TỰ mình làm nhiễm ô,
TỰ mình ác không làm,
TỰ mình làm thanh tịnh,
Tịnh, không tịnh, tự mình,
Không ai thanh tịnh ai
". (Pháp Cú 165)

"TỰ mình chỉ trích mình,
TỰ mình dò xét mình,
Tỷ kheo tự phòng hộ,
Chánh niệm trú an lạc". (Pháp Cú 379)

Ta suy nghĩ như sau:
'Với Pháp mà Ta đã chân chính giác ngộ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống Y chỉ Pháp ấy'”
 
Sửa lần cuối:

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Đất nước gió lửa từ Vô Thỷ Tạng Tâm chứ không phải từ Như Lai Tạng Tâm
Ồ, vậy ạ
Em nghe quý Thầy giảng giải về Kinh Lăng Nghiêm, có nói Tứ Đại là từ Như Lai Tạng Tâm ạ, vậy em nên nghe ai ạ?
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Kính Cố Nhân,
Không biết Cố Nhân nhân nghĩ sao về câu mà em đã nói: "Phật không ra đời, thế gian vạn cổ như đêm dài" ạ
 

Duy Long Nhân

Registered

Phật tử
Reputation: 18%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
153
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Ồ, vậy ạ
Em nghe quý Thầy giảng giải về Kinh Lăng Nghiêm, có nói Tứ Đại là từ Như Lai Tạng Tâm ạ, vậy em nên nghe ai ạ?
Từ "Như Lai" là để chỉ cho việc tu hành từ NAY về SAU theo trục thời gian từ quá khứ đến tương lai. Như Lai cũng được hiểu quả vị đích đến của quá trình tu tập cho đến khi hoàn thiện ở tương lai. Như ở đây là như thị tức chỉ hiện tại, Lai là nói đến cái sắp sảy đến trong tương lai về sau.
Chưa cần đến Tương Lai thì đất, nước, gió, lửa đã tồn tại trước đó rồi thì nên nói nó có từ Vô Thủy chứ không phải ở Tương Lai mới có
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Từ "Như Lai" là để chỉ cho việc tu hành từ NAY về SAU theo trục thời gian từ quá khứ đến tương lai. Như Lai cũng được hiểu quả vị đích đến của quá trình tu tập cho đến khi hoàn thiện ở tương lai. Như ở đây là như thị tức chỉ hiện tại, Lai là nói đến cái sắp sảy đến trong tương lai về sau.
Chưa cần đến Tương Lai thì đất, nước, gió, lửa đã tồn tại trước đó rồi thì nên nói nó có từ Vô Thủy chứ không phải ở Tương Lai mới có
Dạ vâng ạ, tuy nhiên khá gượng ép ạ.

Khi bạn ở trong nhà và nhìn ra cửa sổ thì thường sẽ thấy thế giới bên ngoài, chẳng qua chỉ bằng cái cửa sổ thôi ạ.
 

giacnhanckn

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
84
Điểm tương tác
6
Điểm
8
Đức Phật chỉ khai thị Pháp.
Ngón tay chỉ trăng là chỉ Pháp ở chỗ nào?

Pháp không phải ở chỗ quí vị Tu Đúng, hay Tu Sai.
Pháp không phải chỉ ở chỗ đức Phật, hay kinh luận.

Pháp là ở chỗ nào?
Khi tất cả Pháp là Phật Pháp?

Quí vị phải dứt bỏ cho sạch hết những hiểu biết từ ý thức, nhận thức mà quí vị Tích Lũy TỰ mình cho là cái gì Đúng, cái gì Sai.
Cho dù quí vị TỰ mình cho là Đúng, hay Sai với sự so sánh lời Phật dạy cũng không được.

Pháp không phải chỉ là ở chỗ cái gì có Tướng để so sánh phân biệt?
Không thể so sánh phân biệt cái thân có Tướng của mình là Pháp. Còn cái bóng của mình không có Tướng không phải là Pháp hay sao?

Tu để thấy Pháp.
Tu để rõ biết ở ngay chỗ chính mình là Pháp.

Còn Tu mà so sánh phân biệt cái gì là Pháp rồi TỰ cho mình là mình TU đúng theo kinh luận, hay lời Phật dạy thì vẫn chạy đâu khỏi sanh tử luân hồi.
Tự Độ gì mà chẳng phải Tự Độ. Phải làm chủ được vận mệnh chứ, chuyện xấu đến phải biết cách hoá giải chứ. Muốn làm chủ được thế sự thì phải nhờ đến phương tiện đó là Phật pháp. Phật pháp ở chỗ nào, giác ngộ ở chỗ nào, trí tuệ ở chỗ nào thì phải học mới biết.
Nghịch cảnh đến mà chẳng tìm chỗ lợi để thoát thân, không những thế phải tìm cho ra lỗi mình, chỗ mình hại người ở đâu mà sửa.
Thuận cảnh đến không bị cuốn theo mà hưởng vui. Đó mới chân chính học đạo.
Tự Độ mà không biết học Phật thì thành Tự Đoạ. Cái gì mà bỏ hết ý thức...
Nên biết ý thức có hai loại đó là kiến tính và kiến tánh. Kiến tính là trí thức, sở học ngoài đời để hưởng thụ cái này nên cho nữ nhân dùng. Còn kiến tánh là kiến thức đúc kết được của như lai, là sở học để thoát luân hồi để cho nam giới tu. Kiến tính bỏ khổ tìm vui. Kiến tánh bỏ vui tìm khổ.
 

giacnhanckn

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
84
Điểm tương tác
6
Điểm
8
Nhân Giả! nói tu hành như thế,
Các ông đâu chẳng nghe Lão Hồ (ông già Ấn Độ, chỉ Phật) trải ba kiếp A-tăng-kỳ tu hành mà nay còn đâu?
Sau tám mươi (80) năm chết mất, cùng các ông có khác gì?

Chỗ thấy của lão Đức Sơn này chẳng phải thế, trong ấy Phật cũng không, pháp cũng không; Đạt-ma là ông già Hồ tanh hôi, Bồ-tát thập địa là kẻ gánh phẩn, Đẳng giác Diệu giác là kẻ phàm phu phá giới, Bồ-đề Niết-bàn là cây cọc cột lừa, mười hai phần giáo là bộ sổ của quỉ thần là giấy lau ghẻ, Tứ quả Tam hiền Sơ tâm Thập địa là quỉ giữ mồ xưa, tự cứu được chăng? Phật là cục phân của ông già Hồ (Ấn)
Thiền sư Đức Sơn.


Người trong thế gian thường nói: “Tôi thấy được thì TÔI nói được”
Nhưng "Tôi có phải là Tôi hay Tôi chẳng phải là tôi???

Này Văn Thù Sư Lợi, nay Như Lai hỏi ông:
“Như ông là Văn-thù, lại có đúng là Văn-thù hay chẳng phải là Văn-thù chăng?”

Văn Thù Sư Lợi thưa: Đúng vậy! Bạch Đức Thế Tôn!
Con chính là Văn-thù. Chẳng có Văn-thù ‘thật’.
Tại sao?
Nếu có một Văn-thù khác là Văn-thù ‘thật’, thì sẽ có hai Văn-thù.
Nhưng hiện nay chẳng phải con không phải là Văn-thù.
Trong ấy thật không có hai tướng ‘phải’ và ‘chẳng phải’.”
Nhìn bằng con mắt của người thường thì đúng Bồ Tát là kẻ gánh phân nhưng có ai biết kẻ gánh phân đó đâu có thấy như mình thấy đâu. Mình thì sợ mùi hôi dơ bẩn chứ các ngài thấy toàn là phước trời ban à. Cuộc sống các ngài vui vẻ còn mình thì chỉ muốn lên thành phố làm sếp thôi.
Không biết mà chấp vào là thành Tự Đoạ á
 

giacnhanckn

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
84
Điểm tương tác
6
Điểm
8
Không là tướng của vạn pháp.
Toàn tướng tức tánh
KHÔNG không phải là tướng của vạn pháp. Nhìn xuyên qua KHÔNG mà ta thấy được vạn vật, thông qua KHÔNG mà ta thấy được các tướng trạng của vật. KHÔNG là đường của vật, THÔNG là đạo của tâm


Bài 20.- Lý Tánh Không:

1/ Theo nghĩa “không có thật”.

Ngũ uẩn giai không là năm uẩn không có thật. Khi nói không có thật, tức ngụ ý nói là có giả. Như vậy năm uẩn vẫn có mà có giả, không có thật. Có giả nghĩa là còn có hình tướng, mặc dù đó là huyễn tướng. Sắc là giả có nên bây giờ trẻ đẹp, mai mốt già nua. Chữ “không” ở đây phủ định sự “có thật”, nhưng vô tình khẳng định sự “có giả”. Nó không phủ định được tướng “có” của năm uẩn, bởi vì năm uẩn vẫn có mà có giả.

2/ Theo nghĩa “không có tự tánh”.

Ngũ uẩn giai không là năm uẩn không có tự tánh, vô tự tánh (nihsvabhava).

Thế nào là có tự tánh?

Một vật có tự tánh tức là nó tự có một mình, tự hiện hữu độc lập, không cần phải lệ thuộc hay nương vào cái khác để hiện hữu. - Do tự có một mình nên nó không bao giờ tiêu diệt.

+ Năm uẩn không có tự tánh, tức là năm uẩn không thể tự có (hiện hữu) một mình được.

  • Sắc không thể tự có một mình được, vì nó là tổ hợp của nhiều thứ khác như tứ đại, hoặc 32 thứ trong cơ thể con người.
  • Thọ, Tưởng và Hành không thể tự có một mình được, vì nó phát sinh do căn, trần, thức hợp lại.
  • Thức phát sinh do sự tiếp xúc giữa căn và trần.

- Năm uẩn không có tự tánh bởi vì do duyên sinh, cái này có vì cái kia có. Năm uẩn chỉ là duyên sinh, không có tự tánh, chỉ là giả danh, một cái tên tạm gọi, nên không thể nắm bắt được. Thấy hình như có, nhưng tìm lại thì không thấy.

+ Ngoài kinh Vô Ngã Tướng dạy về ngũ uẩn vô ngã, đức Phật còn thuyết nhiều kinh khác dạy về cách quán chiếu tánh như huyễn và tánh không của ngũ uẩn.

Thí dụ như Kinh Bọt Nước, trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập III, Thiên Uẩn, Chương V, Phẩm Hoa, đoạn III.
Trong kinh dạy quán năm uẩn như sau:

“Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Đấng bà con mặt trời,
Đã thuyết giảng như vậy.”

Ví như trên sông chảy mang theo một đống bọt nước, nhìn xa thấy có hình thù giống như một người, nhưng lại gần bốc lên quan sát thì nó trống rỗng, không có gì ở trong.

+ Sắc cần được quán chiếu như vậy, tức là sắc có hình tướng và người đời tưởng là có cái Ta ở bên trong, nhưng tìm kỹ lại thì sắc trống rỗng, không có cái Ta nào ở trong đó hết, chỉ toàn là da, thịt, xương, gân, máu, mủ, đờm, dãi, v.v...

+ Thọ ví như bong bóng nước. Bong bóng nước nhỏ hơn chùm bọt nước, nhưng cũng có hình dáng tròn tròn. Thấy có đó, nhưng đụng vào thì vỡ tan, không có thực chất, trống rỗng bên trong.

+ Thọ cũng như vậy, mọi cảm thọ sướng, khổ, hiện ra như có, nhưng khi muốn nắm giữ nó thì nó tan biến mất.

+ Tưởng ví như ráng mặt trời. Vào buổi trưa mùa hạ, trời nóng làm hiện ra những làn sóng nắng trên mặt đất. Nhìn xa tưởng là có nước, nhưng lại gần tìm thì không có. Cũng thế, trong đầu chúng ta tưởng cái này, tưởng cái kia, nhưng chợt tỉnh tìm lại thì những thứ đó biến đâu mất.

+ Hành ví như cây chuối. Ví như có người đi vào rừng để tìm lõi cây, thấy một cụm cây chuối mọc thẳng, cao vút. Anh ta bèn chặt cây chuối đem về để tìm lõi cây. Nhưng lột từng bẹ chuối ra, từ ngoài cho đến trong, không tìm thấy một lõi cây nào. - Hành cũng như vậy, chúng ta luôn luôn suy nghĩ, tính toán, lo âu việc này việc nọ, nhưng nếu quay trở vào trong tìm xem người suy nghĩ là ai thì không thấy.

+ Thức ví như ảo thuật. Ví như có nhà ảo thuật, dùng bùa chú làm hiện ra những con vật này, vật kia. Nhưng cuối màn, những con vật đó biến mất hết, không thể tìm thấy được. Tất cả những nhận thức, phân biệt khởi lên làm cho con người mê hoặc, tưởng lầm như có một cái Ta là tác giả, là chủ nhân đứng phía sau, nhưng nếu tìm kỹ lại thì không có ai cả.

* Ngũ uẩn phối hợp với nhau hoạt động nhịp nhàng làm cho người đời tưởng lầm có một cái Ta ở bên trong điều khiển. Nhưng với trí tuệ quán chiếu sâu xa thì sẽ thấy chúng vô ngã và ảnh hiện như huyễn.

* Tóm lại, dịch chữ “không” là không có thật hay không có tự tánh đều được cả. Bởi vì không có tự tánh, chỉ là giả danh, nên không thể nắm bắt được.

* Do không thể nắm bắt được nên không thật có. “Không” hay Tánh Không chỉ là phương tiện phá chấp,

* “Không” hay Tánh Không là Thật Tánh các Pháp . Thật Tánh Pháp thì lìa ngôn ngữ suy lường của thức tình Phân biệt.-(Nên dùng Tánh Không để gạn lọc)
phat.webp
Nói năm uẩn đều KHÔNG thì rất dễ hiểu nhầm, NĂM UẨN và KHÔNG luôn đi liền với nhau. Năm uẩn là năm uẩn, Không là Không cái đó luôn ĐÚNG, không thể sai lầm vì tôi chỉ đích danh của chính nó để chỉ chính nó. Cái ta thường định nghĩa một thứ đó là dựa vào tính chất của chúng và so sánh với cái nhị nguyên đối ngược của chúng để tạo nên sự hiểu biết về chúng (a nậu đa la tam miệu tam bồ đề). VẠN PHÁP ở đây là UẨN, VẠN VẬT ở đây là VĂN. Nó luôn đi liền với một KHOẢNG KHÔNG vì nó "dính liền" với nhau (giai).
 

giacnhanckn

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
84
Điểm tương tác
6
Điểm
8

Bài 20.- Lý Tánh Không:

1/ Theo nghĩa “không có thật”.

Ngũ uẩn giai không là năm uẩn không có thật. Khi nói không có thật, tức ngụ ý nói là có giả. Như vậy năm uẩn vẫn có mà có giả, không có thật. Có giả nghĩa là còn có hình tướng, mặc dù đó là huyễn tướng. Sắc là giả có nên bây giờ trẻ đẹp, mai mốt già nua. Chữ “không” ở đây phủ định sự “có thật”, nhưng vô tình khẳng định sự “có giả”. Nó không phủ định được tướng “có” của năm uẩn, bởi vì năm uẩn vẫn có mà có giả.

2/ Theo nghĩa “không có tự tánh”.

Ngũ uẩn giai không là năm uẩn không có tự tánh, vô tự tánh (nihsvabhava).

Thế nào là có tự tánh?

Một vật có tự tánh tức là nó tự có một mình, tự hiện hữu độc lập, không cần phải lệ thuộc hay nương vào cái khác để hiện hữu. - Do tự có một mình nên nó không bao giờ tiêu diệt.

+ Năm uẩn không có tự tánh, tức là năm uẩn không thể tự có (hiện hữu) một mình được.

  • Sắc không thể tự có một mình được, vì nó là tổ hợp của nhiều thứ khác như tứ đại, hoặc 32 thứ trong cơ thể con người.
  • Thọ, Tưởng và Hành không thể tự có một mình được, vì nó phát sinh do căn, trần, thức hợp lại.
  • Thức phát sinh do sự tiếp xúc giữa căn và trần.

- Năm uẩn không có tự tánh bởi vì do duyên sinh, cái này có vì cái kia có. Năm uẩn chỉ là duyên sinh, không có tự tánh, chỉ là giả danh, một cái tên tạm gọi, nên không thể nắm bắt được. Thấy hình như có, nhưng tìm lại thì không thấy.

+ Ngoài kinh Vô Ngã Tướng dạy về ngũ uẩn vô ngã, đức Phật còn thuyết nhiều kinh khác dạy về cách quán chiếu tánh như huyễn và tánh không của ngũ uẩn.

Thí dụ như Kinh Bọt Nước, trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập III, Thiên Uẩn, Chương V, Phẩm Hoa, đoạn III.
Trong kinh dạy quán năm uẩn như sau:

“Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Đấng bà con mặt trời,
Đã thuyết giảng như vậy.”

Ví như trên sông chảy mang theo một đống bọt nước, nhìn xa thấy có hình thù giống như một người, nhưng lại gần bốc lên quan sát thì nó trống rỗng, không có gì ở trong.

+ Sắc cần được quán chiếu như vậy, tức là sắc có hình tướng và người đời tưởng là có cái Ta ở bên trong, nhưng tìm kỹ lại thì sắc trống rỗng, không có cái Ta nào ở trong đó hết, chỉ toàn là da, thịt, xương, gân, máu, mủ, đờm, dãi, v.v...

+ Thọ ví như bong bóng nước. Bong bóng nước nhỏ hơn chùm bọt nước, nhưng cũng có hình dáng tròn tròn. Thấy có đó, nhưng đụng vào thì vỡ tan, không có thực chất, trống rỗng bên trong.

+ Thọ cũng như vậy, mọi cảm thọ sướng, khổ, hiện ra như có, nhưng khi muốn nắm giữ nó thì nó tan biến mất.

+ Tưởng ví như ráng mặt trời. Vào buổi trưa mùa hạ, trời nóng làm hiện ra những làn sóng nắng trên mặt đất. Nhìn xa tưởng là có nước, nhưng lại gần tìm thì không có. Cũng thế, trong đầu chúng ta tưởng cái này, tưởng cái kia, nhưng chợt tỉnh tìm lại thì những thứ đó biến đâu mất.

+ Hành ví như cây chuối. Ví như có người đi vào rừng để tìm lõi cây, thấy một cụm cây chuối mọc thẳng, cao vút. Anh ta bèn chặt cây chuối đem về để tìm lõi cây. Nhưng lột từng bẹ chuối ra, từ ngoài cho đến trong, không tìm thấy một lõi cây nào. - Hành cũng như vậy, chúng ta luôn luôn suy nghĩ, tính toán, lo âu việc này việc nọ, nhưng nếu quay trở vào trong tìm xem người suy nghĩ là ai thì không thấy.

+ Thức ví như ảo thuật. Ví như có nhà ảo thuật, dùng bùa chú làm hiện ra những con vật này, vật kia. Nhưng cuối màn, những con vật đó biến mất hết, không thể tìm thấy được. Tất cả những nhận thức, phân biệt khởi lên làm cho con người mê hoặc, tưởng lầm như có một cái Ta là tác giả, là chủ nhân đứng phía sau, nhưng nếu tìm kỹ lại thì không có ai cả.

* Ngũ uẩn phối hợp với nhau hoạt động nhịp nhàng làm cho người đời tưởng lầm có một cái Ta ở bên trong điều khiển. Nhưng với trí tuệ quán chiếu sâu xa thì sẽ thấy chúng vô ngã và ảnh hiện như huyễn.

* Tóm lại, dịch chữ “không” là không có thật hay không có tự tánh đều được cả. Bởi vì không có tự tánh, chỉ là giả danh, nên không thể nắm bắt được.

* Do không thể nắm bắt được nên không thật có. “Không” hay Tánh Không chỉ là phương tiện phá chấp,

* “Không” hay Tánh Không là Thật Tánh các Pháp . Thật Tánh Pháp thì lìa ngôn ngữ suy lường của thức tình Phân biệt.-(Nên dùng Tánh Không để gạn lọc)
phat.webp
Không một thứ nào có "tự tánh" hết, ngay cả danh từ Tự Tánh cũng không có tự tánh. Chỉ có Nhị Nguyên là tự tự của nhau thôi. Bở vì luôn tồn tại đồng thời 2 cái đối ngược nhau. Cho nên Quán Tự Tại Bồ Tát không còn sợ hãi bởi vì không thấy có toàn khổ đau cũng chẳng có toàn an vui. Tuy nhiên tam nghiệp Thân Khẩu Ý mà còn chấp lỗi lầm, cho lỗi lầm là đúng thì ta còn chịu khổ đau mãi mãi. Chỉ có chấp nhận chịu khổ đau thì mới được an vui thôi.
Nói Có Tự Tánh là Có Tự Tánh thì đúng. Tuy nhiên nó chỉ đúng trên mặt danh tự thôi còn nói về lý thì nó sai vì có tự tánh sẽ có cái tự tánh đối ngược đi theo. Bởi vì tôi dùng chính nó để chỉ chính nó nên nó đúng thôi.
Vì sao ta không thấy được Giai Khổ Vui theo nhau bởi vì ta là một khối vui, ta chọn vui, ta nắm mọi cái vui thì ắt nó giai với khổ đau, khổ đau sẽ kéo đến. Bỏ hết vui, chọn khổ đau, thành một khối khổ đau thì ắt sẽ được vui vì nó giai với nhau, vì khổ vui cũng chẳng có tự tánh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top