Trích " Biên Niên Tự Thuật Của Thiền Sư Hư Vân "
Dân Quốc năm thứ 43, 115 tuổi. (1954/55)
Mùa xuân, Vân Công ở tại Vân Cư. Đầu tiên, Ngài trù liệu sửa sang đại điện để đặt tượng Phật Tỳ Lô Giá Na, do hoàng thái hậu đời Minh, niên hiệu Vạn Lịch ban chiếu đúc. Vì mái chùa lợp bằng thiếc, nên không thể chịu đựng được những cơn gió lốc trên đỉnh núi. Thế nên, Ngài họp đại chúng lại, cùng nhau làm ngói thiếc, đúc hai quả chuông đồng, xây bốn lò nấu cơm cho ngàn tăng chúng. Bấy giờ, chư tăng và người tục trên núi có vài trăm vị, mà trong đó lại có rất nhiều thợ nề, thợ gốm, thợ đúc v.v... Tăng tục, bạn đạo trong và ngoài nước liên tiếp gởi thơ viếng thăm, cùng cúng dường tịnh phẩm rất nhiều. Có người, có đất, có tiền, việc trùng tu tự viện tiến triển thuận lợi, dễ dàng. Vân Công phân chia tăng chúng ra làm hai nhóm. Một nhóm lo về công trình thổ mộc, kiến tạo chùa viện. Một nhóm lo về công việc khai khẩn đất hoang, trồng trọt. Đại chúng đều hăng say thi hành làm việc. Mùa hè, khoảng tháng năm, tháng sáu, pháp đường được kiến lập, trên có xây lầu chứa tạng kinh, hai bộ Thích Sa và Tần Già. Nhóm khai khẩn đất hoang, mở rộng khoảng sáu mươi mẫu đất, trồng lúa, trồng rau, nuôi tăng chúng, thể theo quy củ của tổ Bá Trượng dạy. Mùa thu, vào tháng bảy, kiến lập được phòng ốc chư tăng. Trên lầu, dưới lầu, hơn hai mươi phòng, khiến tăng chúng an ổn tu hành. Lại xây cất nhà bếp, nhà cầu, nhà chà gạo v.v... Vân Công vẫn ở tại am tranh xưa.
Phương trượng chùa Nam Hoa là Bổn Hoán cùng sáu tỳ kheo ny ở Thái Bình Liên Xã, đồng lên núi lễ bái Ngài. Họ thấy có một quả chuông đồng bể, nằm trong bụi cỏ, nên hỏi han. Ngài trả lời: "Đây là vật cổ của núi, tên là 'Chuông tự ngân vang'. Trải qua bao đời, mỗi lần có chư tổ sư đến núi thì chuông tự nhiên ngân vang tiếng. Lúc quân Nhật chiếm đóng, đốt rụi núi, thì lầu chuông bị cháy, chuông rớt xuống đất bị nứt bể, nay tự nhiên nối ráp lại."
Chúng tăng kiểm xem, thấy những lằn nứt chạy dài từ dưới lên, tự nhiên lần hồi đắp vá lại. Ngài nói thêm: "Đợi chuông tự vá đắp xong thì treo lên lầu các như xưa."
Ngài dẫn họ đi xem khu vườn tre trúc rậm rạp. Đại chúng trồng lúa, trà rau quả, các cây sam lớn, cùng cây ngân hạnh. Ngài chỉ tay bảo họ: "Đây là loại trái bách quả, ruột trống không."
Pháp sư Bổn Hoán ở lại mười ngày. Vân Công chặt vài cây trúc làm thiền bản, và tự thân khắc kệ trên đó, để tặng cho chư đệ tử ở Hồng Kông và Quảng Đông. Tháng mười một, am tranh của Ngài bị cháy. Đại chúng thấy thế, thỉnh Ngài vào trú trong phòng xá mới xây. Ngài đáp: "Thầy thích ở chỗ tao nhã cổ kính này."
Ngài lại lấy rơm rạ lợp thành am thất trú ẩn.
Trong năm, có điện tín từ Bắc Kinh gởi đến, thỉnh Ngài ra bắc. Ngài cáo bệnh, không đi được. Cuối năm, Ngài khai mở thiền thất.
Dân Quốc năm thứ 44, 116 tuổi. (1955/56)
Mùa xuân, việc kiến tạo điện đường, ngày một tăng gia. Nhà bếp, nhà ăn, phòng xá, liêu đường, thiền đường v.v..., từ từ xây xong. Mùa hạ, liên hội Phật Giáo tại Bắc Kinh khai mở đại hội khoáng đại. Ngài vì bận công việc xây cất chùa chiền nên không thể ra bắc được. Mùa thu, vài mươi người đệ tử của Ngài từ khắp nơi đến núi, trong đó có những vị chưa thọ giới cụ túc. Vì vậy, họ thỉnh cầu Ngài truyền giới. Lúc bấy giờ, Ngài nhận thấy chưa đủ phương tiện để truyền giới, nhưng muốn khiến người phát tâm tu hành được thành tựu, nên Ngài chỉ truyền giới cho những vị hiện đang trú trên núi, mà không thông báo đàn truyền giới ra bên ngoài. Việc đầu tiên là Ngài xin giấy phép của liên hội Phật Giáo tại Bắc Kinh, định trong khoảng rằm tháng mười sẽ làm lễ truyền giới. Tăng chúng tại các danh sơn, tự viện, tịnh thất, am tranh ở các tỉnh, nghe tin liền kéo nhau đến cầu giới. Mới đầu có khoảng hơn một trăm vị, rồi từ từ tăng lên hơn ba trăm vị. Cộng chung với chư tăng trên núi, cả thảy hơn năm trăm vị. Lo việc ăn uống cho tất cả tăng chúng trong hoàn cảnh đó, thật rất khó khăn.
Vài tháng gần đây, tại Thượng Hải, hội Thiên Chúa Giáo cùng hội Thanh Niên Phật Giáo, bị nhiều chuyện rắc rối. Để cản trở việc phát tâm tu hành của những người cầu thọ giới, chánh quyền tỉnh Cam Túc đánh điện cho chánh quyền tỉnh Giang Tây (đang quản lý núi Vân Cư), phao vu rằng có những kẻ đầu sỏ, ngoại đạo, giả mặc áo tăng bào, đã đến Vân Cư, cầu xin thọ giới v.v...
Vân Công nghe thế, phòng ngừa rất thận trọng. Cơ quan trị an địa phương cho quân vây quanh chùa mãi. Bấy giờ, những người cầu giới đã vào núi hết, nếu từ chối không cho thọ giới thì trái với lời Phật dạy, còn nếu truyền giới cho tất cả tăng chúng thì không thể sống an ổn trong tình thế hiện tại. Thế nên, Ngài y theo kinh Phạm Võng phẩm 'Phương Tiện Tự Tạm Thọ Giới', để dạy người cầu giới, rồi thuyết rõ mười giới, cụ túc giới, ba loại giới pháp, trải qua mười ngày liên tiếp, mệt nhọc vô cùng. Sau đó, Ngài khuyên tăng chúng, nên trở về quê quán, y chiếu giới kỳ, tạm tự thọ giới. Truyền giới xong, Ngài ban phát giới điệp, rồi giữ lại hơn một trăm vị, y theo pháp mà nhập đàn truyền giới. Sau đó tuyên bố chấm dứt. Vì duyên pháp bị chướng ngại, nên thời thời không được yên. Kỳ truyền giới hoàn mãn, Ngài liền kết một tuần thiền thất.
Năm đó, khai khẩn đất hoang, trồng lúa, trồng rau, được hơn một trăm bốn mươi mẫu. Trong vùng đó, có rất nhiều loại cây ăn trái, hoa quả, trà ướp v.v... Mảnh đất hoang vu được biến thành nơi trồng trọt trù phú, khiến những kẻ bên ngoài dòm ngó.
Cơ quan địa phương thiết lập trạm Nông Lâm Nghiệp trên núi, bắt chư tăng ghi khai hộ tịch, hầu chiếm lấy mảnh đất trù phú mà chùa mới vừa khai khẩn, tức cắt đi nguồn lợi tức sanh sống của tự viện. Chúng tịch thâu hết rau quả, trái cây. Chúng cũng đo lường tính toán phạm vi đất chùa.
Lúc đầu, Vân Công cố ẩn nhẫn. Kế tiếp, chúng lại chiếm luôn am tranh, đuổi Ngài vào núi. Ngài liền đánh điện lên Bắc Kinh, thuật lại những sự việc đã và đang xảy ra. Ngay sau đó, chính quyền địa phương được lịnh từ Bắc Kinh là phải hoàn trả ngay lại tất cả đất đai chùa khai khẩn, quản lý. Chúng không dám không tuân lệnh thượng cấp, nên phải thi hành mệnh lệnh trên. Vì bảo rằng Ngài chèn ép áp bức, nên chúng sanh sự, tạo bao chướng ngại, làm mọi ma sự.
Khi ấy, đệ tử của Ngài ở khắp nơi, đổ dồn về núi ngày một thêm đông, gần cả một ngàn năm trăm vị. Các phòng xá vừa xây cất đều không đủ chỗ cho chư tăng ở nên phải dựng chòi lá xung quanh núi mà trú ngụ. Chư tăng khắp nơi, ngàn dặm tìm đến, học đạo với Ngài. Vì quá đông, nên đại chúng thỉnh Ngài phương tiện, quy định thời gian thuyết pháp mỗi ngày. Ngài đều hứa khả. Bắt đầu ngày mười một tháng ba, nơi giảng đường, Ngài phương tiện thuyết pháp. Trong những lần đó, Ngài thường viện dẫn gương tu hành của các bậc tiền bối, cùng mọi sự việc liên quan đến hoàn cảnh hiện tại, và khai thị pháp yếu, cách thức tu hành cho những vị tại gia. Ngài lại nói đến những biến cố vừa xảy ra cho mọi người hiểu rõ, công việc đồng áng v.v... Không việc chi Ngài không bàn đến. Chư đệ tử ghi chép lại lời Ngài đầy đủ.
www.dharmasite.net/tieusuhthv.htm
Dân Quốc năm thứ 43, 115 tuổi. (1954/55)
Mùa xuân, Vân Công ở tại Vân Cư. Đầu tiên, Ngài trù liệu sửa sang đại điện để đặt tượng Phật Tỳ Lô Giá Na, do hoàng thái hậu đời Minh, niên hiệu Vạn Lịch ban chiếu đúc. Vì mái chùa lợp bằng thiếc, nên không thể chịu đựng được những cơn gió lốc trên đỉnh núi. Thế nên, Ngài họp đại chúng lại, cùng nhau làm ngói thiếc, đúc hai quả chuông đồng, xây bốn lò nấu cơm cho ngàn tăng chúng. Bấy giờ, chư tăng và người tục trên núi có vài trăm vị, mà trong đó lại có rất nhiều thợ nề, thợ gốm, thợ đúc v.v... Tăng tục, bạn đạo trong và ngoài nước liên tiếp gởi thơ viếng thăm, cùng cúng dường tịnh phẩm rất nhiều. Có người, có đất, có tiền, việc trùng tu tự viện tiến triển thuận lợi, dễ dàng. Vân Công phân chia tăng chúng ra làm hai nhóm. Một nhóm lo về công trình thổ mộc, kiến tạo chùa viện. Một nhóm lo về công việc khai khẩn đất hoang, trồng trọt. Đại chúng đều hăng say thi hành làm việc. Mùa hè, khoảng tháng năm, tháng sáu, pháp đường được kiến lập, trên có xây lầu chứa tạng kinh, hai bộ Thích Sa và Tần Già. Nhóm khai khẩn đất hoang, mở rộng khoảng sáu mươi mẫu đất, trồng lúa, trồng rau, nuôi tăng chúng, thể theo quy củ của tổ Bá Trượng dạy. Mùa thu, vào tháng bảy, kiến lập được phòng ốc chư tăng. Trên lầu, dưới lầu, hơn hai mươi phòng, khiến tăng chúng an ổn tu hành. Lại xây cất nhà bếp, nhà cầu, nhà chà gạo v.v... Vân Công vẫn ở tại am tranh xưa.

Phương trượng chùa Nam Hoa là Bổn Hoán cùng sáu tỳ kheo ny ở Thái Bình Liên Xã, đồng lên núi lễ bái Ngài. Họ thấy có một quả chuông đồng bể, nằm trong bụi cỏ, nên hỏi han. Ngài trả lời: "Đây là vật cổ của núi, tên là 'Chuông tự ngân vang'. Trải qua bao đời, mỗi lần có chư tổ sư đến núi thì chuông tự nhiên ngân vang tiếng. Lúc quân Nhật chiếm đóng, đốt rụi núi, thì lầu chuông bị cháy, chuông rớt xuống đất bị nứt bể, nay tự nhiên nối ráp lại."
Chúng tăng kiểm xem, thấy những lằn nứt chạy dài từ dưới lên, tự nhiên lần hồi đắp vá lại. Ngài nói thêm: "Đợi chuông tự vá đắp xong thì treo lên lầu các như xưa."
Ngài dẫn họ đi xem khu vườn tre trúc rậm rạp. Đại chúng trồng lúa, trà rau quả, các cây sam lớn, cùng cây ngân hạnh. Ngài chỉ tay bảo họ: "Đây là loại trái bách quả, ruột trống không."
Pháp sư Bổn Hoán ở lại mười ngày. Vân Công chặt vài cây trúc làm thiền bản, và tự thân khắc kệ trên đó, để tặng cho chư đệ tử ở Hồng Kông và Quảng Đông. Tháng mười một, am tranh của Ngài bị cháy. Đại chúng thấy thế, thỉnh Ngài vào trú trong phòng xá mới xây. Ngài đáp: "Thầy thích ở chỗ tao nhã cổ kính này."
Ngài lại lấy rơm rạ lợp thành am thất trú ẩn.
Trong năm, có điện tín từ Bắc Kinh gởi đến, thỉnh Ngài ra bắc. Ngài cáo bệnh, không đi được. Cuối năm, Ngài khai mở thiền thất.
Dân Quốc năm thứ 44, 116 tuổi. (1955/56)
Mùa xuân, việc kiến tạo điện đường, ngày một tăng gia. Nhà bếp, nhà ăn, phòng xá, liêu đường, thiền đường v.v..., từ từ xây xong. Mùa hạ, liên hội Phật Giáo tại Bắc Kinh khai mở đại hội khoáng đại. Ngài vì bận công việc xây cất chùa chiền nên không thể ra bắc được. Mùa thu, vài mươi người đệ tử của Ngài từ khắp nơi đến núi, trong đó có những vị chưa thọ giới cụ túc. Vì vậy, họ thỉnh cầu Ngài truyền giới. Lúc bấy giờ, Ngài nhận thấy chưa đủ phương tiện để truyền giới, nhưng muốn khiến người phát tâm tu hành được thành tựu, nên Ngài chỉ truyền giới cho những vị hiện đang trú trên núi, mà không thông báo đàn truyền giới ra bên ngoài. Việc đầu tiên là Ngài xin giấy phép của liên hội Phật Giáo tại Bắc Kinh, định trong khoảng rằm tháng mười sẽ làm lễ truyền giới. Tăng chúng tại các danh sơn, tự viện, tịnh thất, am tranh ở các tỉnh, nghe tin liền kéo nhau đến cầu giới. Mới đầu có khoảng hơn một trăm vị, rồi từ từ tăng lên hơn ba trăm vị. Cộng chung với chư tăng trên núi, cả thảy hơn năm trăm vị. Lo việc ăn uống cho tất cả tăng chúng trong hoàn cảnh đó, thật rất khó khăn.
Vài tháng gần đây, tại Thượng Hải, hội Thiên Chúa Giáo cùng hội Thanh Niên Phật Giáo, bị nhiều chuyện rắc rối. Để cản trở việc phát tâm tu hành của những người cầu thọ giới, chánh quyền tỉnh Cam Túc đánh điện cho chánh quyền tỉnh Giang Tây (đang quản lý núi Vân Cư), phao vu rằng có những kẻ đầu sỏ, ngoại đạo, giả mặc áo tăng bào, đã đến Vân Cư, cầu xin thọ giới v.v...
Vân Công nghe thế, phòng ngừa rất thận trọng. Cơ quan trị an địa phương cho quân vây quanh chùa mãi. Bấy giờ, những người cầu giới đã vào núi hết, nếu từ chối không cho thọ giới thì trái với lời Phật dạy, còn nếu truyền giới cho tất cả tăng chúng thì không thể sống an ổn trong tình thế hiện tại. Thế nên, Ngài y theo kinh Phạm Võng phẩm 'Phương Tiện Tự Tạm Thọ Giới', để dạy người cầu giới, rồi thuyết rõ mười giới, cụ túc giới, ba loại giới pháp, trải qua mười ngày liên tiếp, mệt nhọc vô cùng. Sau đó, Ngài khuyên tăng chúng, nên trở về quê quán, y chiếu giới kỳ, tạm tự thọ giới. Truyền giới xong, Ngài ban phát giới điệp, rồi giữ lại hơn một trăm vị, y theo pháp mà nhập đàn truyền giới. Sau đó tuyên bố chấm dứt. Vì duyên pháp bị chướng ngại, nên thời thời không được yên. Kỳ truyền giới hoàn mãn, Ngài liền kết một tuần thiền thất.
Năm đó, khai khẩn đất hoang, trồng lúa, trồng rau, được hơn một trăm bốn mươi mẫu. Trong vùng đó, có rất nhiều loại cây ăn trái, hoa quả, trà ướp v.v... Mảnh đất hoang vu được biến thành nơi trồng trọt trù phú, khiến những kẻ bên ngoài dòm ngó.
Cơ quan địa phương thiết lập trạm Nông Lâm Nghiệp trên núi, bắt chư tăng ghi khai hộ tịch, hầu chiếm lấy mảnh đất trù phú mà chùa mới vừa khai khẩn, tức cắt đi nguồn lợi tức sanh sống của tự viện. Chúng tịch thâu hết rau quả, trái cây. Chúng cũng đo lường tính toán phạm vi đất chùa.
Lúc đầu, Vân Công cố ẩn nhẫn. Kế tiếp, chúng lại chiếm luôn am tranh, đuổi Ngài vào núi. Ngài liền đánh điện lên Bắc Kinh, thuật lại những sự việc đã và đang xảy ra. Ngay sau đó, chính quyền địa phương được lịnh từ Bắc Kinh là phải hoàn trả ngay lại tất cả đất đai chùa khai khẩn, quản lý. Chúng không dám không tuân lệnh thượng cấp, nên phải thi hành mệnh lệnh trên. Vì bảo rằng Ngài chèn ép áp bức, nên chúng sanh sự, tạo bao chướng ngại, làm mọi ma sự.
Khi ấy, đệ tử của Ngài ở khắp nơi, đổ dồn về núi ngày một thêm đông, gần cả một ngàn năm trăm vị. Các phòng xá vừa xây cất đều không đủ chỗ cho chư tăng ở nên phải dựng chòi lá xung quanh núi mà trú ngụ. Chư tăng khắp nơi, ngàn dặm tìm đến, học đạo với Ngài. Vì quá đông, nên đại chúng thỉnh Ngài phương tiện, quy định thời gian thuyết pháp mỗi ngày. Ngài đều hứa khả. Bắt đầu ngày mười một tháng ba, nơi giảng đường, Ngài phương tiện thuyết pháp. Trong những lần đó, Ngài thường viện dẫn gương tu hành của các bậc tiền bối, cùng mọi sự việc liên quan đến hoàn cảnh hiện tại, và khai thị pháp yếu, cách thức tu hành cho những vị tại gia. Ngài lại nói đến những biến cố vừa xảy ra cho mọi người hiểu rõ, công việc đồng áng v.v... Không việc chi Ngài không bàn đến. Chư đệ tử ghi chép lại lời Ngài đầy đủ.
www.dharmasite.net/tieusuhthv.htm