D
dieungo
Guest
Cám ơn bạn như vậy là đủ rồi
dieungo
Guest
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Cho nên, ngài Văn Thù dạy chúng ta : “Hãy xoay cái nghe điên đảo về nghe tự tính”. Là hướng dẫn chúng ta cách dùng cái nghe hư huyễn do nhĩ căn duyên với thanh trần – chuyển thành cái nghe sáng suốt của tự tính - để nghe hiểu lời đức Phật Thích Ca giảng pháp Đại thừa.Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy (=> tức là hợp với căn cơ của người chưa thấy được cái thấy như thật – và đang còn dùng cái biết của tâm vọng tưởng);
lại, sau khi tôi diệt-độ rồi (=> tức là lúc đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn – không còn tại thế), chúng-sinh trong cõi nầy (=> tức là cõi người của chúng ta - muốn) vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng,
thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?
http://www.diendanphatphap.com...c%C4%83n/page2
Tuy nhiên, để tránh sự hiểu lầm – d/đ xin được giải thích về việc Bạn nói và hỏi d/đ :Chúng ta ngồi xuống đây viết ra những dòng chữ này vì đều có chung tấm lòng hạnh nguyện như nhau là trả ơn Tam Bảo mà phải không!
Nếu như đến đây mà vẫn còn là sự thiếu xót trong sự nhìn nhận trí tuệ trên tinh thần của Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì Tấn Hạnh sẽ không bàn thêm nữa e sẽ khinh suất!
Thật ra, d/đ có biết và rất tránh không để mắc vào lỗi chấp Văn tự. Nhưng đồng thời d/d cũng suy nghĩ : “Nếu d/đ tâm đắc với một số lời giảng nào đó của đức Phật Thích Ca - rồi quy tất cả lời giảng khác đều có cùng ý như vậy thì lại có nghĩa là d/đ đã chấp trước – điều mình hiểu – mà bỏ sót những lời giảng khác”.Đạo hữu đã kẹt trên văn tự rồi và đi xa ý dạy rồi.
Chữ "khi cần" mà đạo hữu sử dụng cho cách diễn đạt ở đây đã đưa đạo hữu đi đến nơi đâu rồi???
Khi nào thì đạo hữu cần đến tánh nghe? khi nào đạo hữu không cần đến tánh nghe?
Tánh nghe là gì theo đạo hữu biết ? mà khi cần và không cần đến?
Cho nên, ngài Văn Thù nói :Nay tôi muốn khiến ông A Nan khai ngộ…
Phép (tu) nào hợp với căn cơ của ông ấy ;
lại – sau khi tôi diệt độ rồi, chúng sanh trong cõi nầy (muốn) vào thừa Bồ tát, cầu đạo vô thượng,
thì do pháp môn gì,
được dễ thành tựu hơn ?
Là lời ngài Văn Thù khai ngộ cho ngài A Nan. Và cũng là phép tu dễ thành tựu nhất - mà ngài Văn Thù chọn - cho chúng ta - những người muốn tu pháp Đại thừa sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.Hỡi đại chúng và ông A-nan,
Hãy xoay lại _ cái nghe điên-đảo,
Xoay _ cái nghe _ về nghe tự tính,
Nhận tự tính, thành đạo vô-thượng;
Thật _ tính viên-thông là như thế
old.thuvienhoasen.org
http://www.diendanphatphap.com...c%C4%83n/page3
dieungo
Guest
dieungo
Guest
Gửi bạn dieuduc
Thiền sư Trí Nhàn lúc còn ở với Tổ Bá Trượng, tánh thức rất thông minh lanh lợi, nhưng tham thiền không ngộ. Khi Tổ tịch rồi, Sư đến tham vấn Qui Sơn. Qui Sơn bảo:
- Ta nghe ông ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm. Ðó là do ông thông minh lanh lợi, do ý hiểu thức tưởng, là cội gốc của sanh tử. “Khi cha mẹ chưa sanh”, ông thử nói một câu xem !
Sư bị câu hỏi nầy hoàn toàn mờ mịt. Về liêu, Sư đem hết sách vở đã học qua hằng ngày, xem lại từ đầu để tìm một câu đáp cũng không thể được. Sư tự than: “Bánh vẽ không thể no bụng đói”(13).
Không tìm được lời giải trong sách, Sư đốt tất cả, về làm một ôngTăng thường, làm ruộng nuôi thân. Sau nầy, Sư ngộ đạo nhân lúc cuốc đất, hòn sỏi văng vào thân tre vang lên một tiếng cốc.
[SIZE=-1]Chân lý tuyệt đối ở đâu, trong thân tre hay trong hòn sỏi? Ngày xưa, Sư nhờ suy nghĩ tư lường nên đối đáp tài tình trước Tổ Bá Trượng, nhưng tư biện chỉ là sản phẩm của ý thức. Dùng ý thức tư duy về Ðạo, về sự chứng ngộ, thì đó cũng là khái niệm mà thôi.
Với vd này bạn có hiểu đã huyễn lại thêm huyễn chưa?
[/SIZE]
dieungo
Guest
Dieungo thì muốn làm sáng tỏ ý mình, cũng có lẽ muốn nói là cô Diệu Đức kẹt trên văn tự. Nói là kẹt chứ ý không phải khen hay chê đâu, xin cô tha lỗi cho!!!. Mà là theo cách tu của cô Diệu Đức như vậy, duyên như vậy, sự nhìn nhận như vậy của cô mà diễn đạt ra thôi. Bàn luận ở đây là tìm ra cái hay lẫn cái chưa hay khi nhìn nhận ý nghĩa của Kinh. Không có ý gì khác, nếu khác thì chúng ta sẽ làm mất đi nghĩa lục hòa, hay ý nghĩa cao đẹp của diễn đàn ngay từ khi nó được hình thành cho đến nay.
Cô Diệu Đức hãy xem lại phần trả lời trên của mình và suy nghĩ lại thì sẽ rõ vấn đề : " d/đ đã tùy theo từng trường hợp mà chấp hay không chấp Văn tự...........Do đó, xoay cái nghe điên đảo về nghe tự tính - là phép tu dành cho chúng ta – những ai muốn tu pháp Đại thừa. Nhưng vì chỉ có người trí mới có thể hiểu được ý nghĩa lời đức Phật Thích Ca giảng về pháp Đại thừa. Cho nên, ngài Văn Thù dạy chúng ta xoay cái nghe điên đảo về nghe tự tính là để có cái biết như người trí khi nghe lời Phật giảng về pháp Đại thừa. Vì có hiểu đúng thì mới có thể tu đúng.
Còn Bạn hỏi d/đ : Tánh nghe là gì theo đạo hữu biết ? mà khi cần và không cần đến?
Thì d/đ hiểu tánh nghe là cái nghe sáng suốt của tự tánh.
Nhưng vì tánh nghe của chúng ta thường bị cái biết do nhĩ căn duyên với thanh trần che lấp. Trong khi, muốn hiểu lời đức Phật giảng về pháp Đại thừa chúng ta ta lại cần có được cái nghe sáng suốt của tự tánh – như người trí. ( vậy lúc không nghe tự tánh là người ngu rồi. Vậy hãy làm người trí suốt thì tốt hơn không?????)
Cho nên, d/đ nói - lúc chúng ta cần có được tánh nghe - là khi chúng ta nghe lời đức Phật Thích Ca giảng về pháp Đại thừa. Còn những lúc khác thì cứ thuận theo tự nhiên...."
Cô Diệu Đức có thấy mâu thuẫn trong cách trả lời của mình chăng??? Nếu chấp nhận nó là thể tánh sáng suốt luôn có không sanh diệt thì nó hiện hữu có lúc nào dừng, có lúc nào mất hay rời bỏ mình đâu mà mình muốn cần hay không cần rồi dùng đến. NGƯỜI TRÍ THÌ LÚC NÀO CŨNG XOAY LẠI SỐNG VỚI NÓ ĐỂ KHÔNG CÒN TÂM ĐIÊN ĐẢO CHẠY THEO BÊN NGOÀI NỮA. NGƯỜI MÊ THÌ BỎ NÓ NHẬN LẤY TÂM ĐIÊN ĐẢO CHẠY THEO BÊN NGOÀI LÀ TÂM MÌNH ĐỂ RỒI ĐÁNH MẤT CHÍNH MÌNH...Chạy theo tức chạy theo cái sanh diệt do căn hợp với trần mà sanh ra, trượt dài trong những bóng ảo của kiếp người....
Cô Diệu Đức bảo khi cần thì xoay lại, có nghĩa là chấp nhận lúc tỉnh lúc mê sao? khi xoay lại thì tỉnh, không xoay lại thì mê....Cô chấp nhận cho mình khi tỉnh rồi khi mê sao? nên cô mới dùng từ là khi cần và Còn những lúc khác thì cứ thuận theo tự nhiên.??? Và cách luận của cô làm cho người đọc có cảm giác là bị dắt đi vòng vòng, rồi sau đó cũng quay lại đúng vấn đề nhưng bằng cách luận không rõ ràng sắc bén, để đưa cho người đọc sự rõ ràng và rốt ráo để thực hành mà không rối rấm phân vân.
Có lẽ để hiểu ý đúng của cô ở đây theo một nghĩa khác hơn của chữ KHI CẦN là chỉ đến ý nghĩa chung cho mọi người, do chúng ta là những người căn tánh còn chậm chạp, sự " thức tỉnh với thể tánh của các căn " chưa hoàn toàn. Nên khi tỉnh, khi mê. Khi tỉnh thì nhớ đến và xoay lại. Có phải ý đó không thưa cô? hay còn ý nào khác thì xin cô cứ nói và luận cùng nhau thêm.
Nhưng có một điều chúng ta nhớ là ở đây chúng ta đang thảo luận về ý nghĩa rốt ráo của Kinh, đưa về cái sắc bén nhất để người đọc có thể hiểu và áp dụng. Chứ nếu dù có nói bao nhiêu từ hay luận rộng hẹp bao nhiêu, mà người đọc không nắm được một cách rốt ráo thì khó mà ứng dụng. Nó sai đi ý nghĩa của mọi người mong muốn.
Nếu chúng ta luận mà chỉ theo ý hiểu của mình và duyên tu riêng của mình, thì vô tình chúng ta đem cái riêng của chúng ta lên đây rồi muốn mọi người đọc và làm theo sự hiểu của chúng ta sao!
Cô Diệu Đức cứ "lắng nghe" và suy ngẫm thật kỹ rồi luận tiếp. Chúng ta có bổn phận phải làm sáng tỏ, nhưng phải tập trung vào sự rốt ráo ý của kinh, không nên luận theo cách nghĩ và cách tu của mình sẽ không đi hết trọn ý. NHÁT DAO TRÍ TUỆ CHÉM VÔ MINH PHẢI CHÉM THẬT SẮC. Dù chúng ta chưa thực hành trọn vẹn được, nhưng không phải chúng ta chưa làm trọn vẹn thì Ý kinh không rõ ràng và rốt ráo!
Cô dùng chữ Rất tiếc… ở mục trả lời cho Dieungo như làm cho người đọc có cảm giác là người ta có sự nhầm lẫn gì đó không đẹp cho lắm ( hay có cảm giác bị chê !!! ). TH chỉ có ý như vậy không có gì mong cô bỏ qua cho!
TH đã không muốn viết thêm ở phần này, nhưng chỉ ngại là vấn đề sẽ đi vòng vòng làm cho một người đọc nào nữa sẽ bị rối ở mục này bằng quá nhiều thảo luận đang xen nhau mà không có sự sắc bén rõ ràng. ( Có thể cách mà cô hiểu là duyên tu tập của cô theo văn tự hay cách nào khác hơn! ) Nhưng xin cô hãy cố gắng làm sáng sủa vấn đề một cách tường tận rõ ràng để ngay đó mà ứng dụng cho dễ.
Ngày xưa các bậc Trí Giả bảo là dù có luận bất cứ một quyển Kinh Điển nào của Phật thuyết, thì dù mất phải trăm ngày nghìn ngày cũng không luận hết. Nhưng ở đây ta không luận nữa! ( quá nhiều bậc Trí Giả luận đầy cả sách, băng đĩa...). Hãy tặng người đọc những đóa hoa đẹp ấp ủ trong từng lời của Kinh Phật thay vì tặng những chiếc lá!
Trí tuệ của người không đo bằng tuổi tác, hay không thể đo bằng tuổi đạo...Bởi vì trong sự tái sinh của dòng tiến hóa, ai sinh trước? ai sinh sau? ai tu trước, ai tu sau? Không thể đo lường được vậy...
Mời mọi người dùng trà, trà được pha khi đang ngủ!
dieungo
Guest
dieungo
Guest
dieungo
Guest
Trích lời của cô Diệu Đức " Cho nên, nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần"
Khi không có thanh trần thì ta mới có tánh nghe sao ? khi có thanh trần nhiễm vào là không có tánh nghe? Diệu Đức hãy đi tham khảo lại ý này ở các vị tăng ni có sở học giáo lý đầy đủ đi. Cô sẽ nhận được ý nghĩa đầy đủ hơn và biết về sự hiểu của mình được sáng thêm phần nào!.
Trong khi d/đ viết :Trích lời của cô Diệu Đức " Cho nên, nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần"
Khi không có thanh trần thì ta mới có tánh nghe sao ? khi có thanh trần nhiễm vào là không có tánh nghe? Diệu Đức hãy đi tham khảo lại ý này ở các vị tăng ni có sở học giáo lý đầy đủ đi. Cô sẽ nhận được ý nghĩa đầy đủ hơn và biết về sự hiểu của mình được sáng thêm phần nào!.
Như vậy, Bạn có thấy lời trích dẫn của Bạn rất xa với lời giải thích của d/d chăng ?Và tuy tính nghe của chúng ta là thể tánh sáng suốt luôn có - không sanh diệt. Nhưng khi vừa nghe thanh trần thì nhĩ căn liền duyên với thanh trần tạo thành cái nghe hư vọng che lấp tính nghe.
Cho nên, nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần. Còn khi có thanh trần mà cái thể sáng suốt của tính nghe lại bị cái nghe hư vọng che lấp – thì chúng ta sẽ không thể nghe được lời đức Phật giảng pháp Đại thừa cho người trí.
Đâu có gì cho đi hay trả lại ở đây đâu, thưa Diệu Đức thân mến!
Cô viết như vầy mà " Cho nên, nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần"
Chữ chỉ có được, chữ này rất rõ nghĩa khi viết cũng như khi đọc mà phải không thưa cô ? chữ này ai cũng hiểu là chỉ khi đó, hay chỉ khi như vậy..... Hay có ai hiểu khác hơn TH !
Ở đây sẽ không bàn thêm nữa chuyện cô hiểu và giải thích Kinh như thế nào. ( Còn khi có thanh trần mà cái thể sáng suốt của tính nghe lại bị cái nghe hư vọng che lấp – thì chúng ta sẽ không thể nghe được lời đức Phật giảng pháp Đại thừa cho người trí. ). Không biết có ai hiểu hết ý của câu này qua cách diễn đạt của cô Diệu Đức không? và có phải là ý của Kinh Thủ Lăng Nghiêm muốn diễn đạt ở chổ này ?
TH đã hiểu không đúng tin thần của Kinh? hay còn nghĩa nào khác?!!!
Cách lập luận hành văn khi cô diễn đạt có lẽ chưa rõ ràng xúc tích thôi, theo cảm nhận của TH là vậy ( còn ở người đọc không phải thì mình xin lỗi tất cả!). Vì trước nay mình đọc thấy nhiều thảo luận thường xoay quanh chủ đề và hình như ngày càng đưa người đọc tìm hiểu càng thêm rối rắm. Vốn dĩ mọi vấn đề không quá khó hiểu để thực hành như chúng ta thường gán ghép cho nó.
TH chỉ vì muốn góp sức cho rõ vấn đề hơn chứ không cố tình hiểu sai vấn đề để chất vấn ai đâu! Xin lỗi nếu để sự hiểu lầm này xảy ra khi thảo luận.
Chỉ vì thích dùng dao chém thật chặc, không thích lượn dao qua lại, làm thiên hạ mõi mắt thôi.
Tất cả xin lượng thứ cho TH.
Mời trà cười huề vậy!
nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần"
Thì chắc Bạn cũng thấy chữ chỉ có được trong hai câu này - làm rõ nghĩa cho hai cái khác nhau.và chỉ có được trong câu : tuy tính nghe của chúng ta là thể tánh sáng suốt luôn có - không sanh diệt. Nhưng khi vừa nghe thanh trần thì nhĩ căn liền duyên với thanh trần tạo thành cái nghe hư vọng che lấp tính nghe.
Cho nên, nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần. Còn khi có thanh trần mà cái thể sáng suốt của tính nghe lại bị cái nghe hư vọng che lấp – thì chúng ta sẽ không thể nghe được lời đức Phật giảng pháp Đại thừa cho người trí.
d/đ cũng có nhận xét như Bạn. Và d/đ cũng thấy - quả thật vấn đề không quá khó. Nếu chúng ta đừng có gán ép chỗ hiểu về Phật Pháp của mình để hướng lời Phật giảng. Vì mỗi lời Phật giảng là một phần của Phật Pháp. Do đó, nếu chỉ dùng chỗ hiểu - một phần của Phật Pháp để hướng lời Phật giảng – thì sự thảo luận khó tránh được sự rối rắm.trước nay mình đọc thấy nhiều thảo luận thường xoay quanh chủ đề và hình như ngày càng đưa người đọc tìm hiểu càng thêm rối rắm. Vốn dĩ mọi vấn đề không quá khó hiểu để thực hành như chúng ta thường gán ghép cho nó.
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật Pháp _ Bài 1 _ Phát tâm ban đầu
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 6 _ Giới, Định, Tuệ.
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật Pháp _ Bài 2 _ Cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 4 _ Cầu Chân Lý Tuyệt Đối
|