- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<CENTER>CHƯƠNG THỨ SÁU
<B>BẤT TƯ NGHÌ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Ông Xá Lợi Phất thấy trong tịnh thất không có giường cũng chẳng có một chiếc ghế nào. Ông bèn khởi ý nghĩ: Tịnh thất trống trơn như thế này, chư Bồ tát và Thanh văn chúng rồi sẽ ngồi vào đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Biết ý nghĩ của Ông Xá Lợi Phất, trưởng giả Duy Ma Cật bèn hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa ngài Xá Lợi Phất! ngài vì pháp đến đây hay vì chỗ ngồi mà đến?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi vì pháp mà đến chớ không phải vì chỗ ngồi. Ông Xá Lợi Phất đáp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa ngài Xá Lợi Phất! người thực tâm cầu pháp, thân mạng còn không đáng tiếc hà huống phải quan tâm nghĩ đến chỗ ngồi. Cầu pháp phải quên đi cái thân ngũ uẩn. Cầu pháp phải đóng bít lục căn, cắt đứt lục trần và vô hiệu hóa hết cả lục thức.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cầu pháp không cầu những pháp triền phược tương quan trong cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa ngài Xá Lợi Phất! người cầu pháp không phải vì ham quả vị Phật. Cầu pháp không phải vì đam mê giáo pháp. Cầu pháp không phải vì cảm tình với chúng Tăng. Không vì thấy khổ mà cầu pháp. Không vì đoạn tập mà cầu pháp. Không vì chứng đắc Niết bàn mà cầu pháp. Và cũng không vì nguyên nhân chứng đắc Niết bàn mà cầu pháp. Vì sao? Vì pháp không phải hý luận. Nếu nói rằng ta vì thấy khổ, vì đoạn tập, vì chứng Niết bàn, vì tu đạo mà cầu pháp thì pháp đó trở thành hý luận, không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Pháp là tịch diệt. Nếu biểu hiện qua hành vi sanh diệt thì đó là cầu sanh diệt, chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp là vô nhiễm. Nếu nhiễm ở pháp cho đến nhiễm Niết bàn, thế là cầu nhiễm chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp không năng hành, sở hành. Nếu dụng ý hành ở nơi pháp, đó là cầu năng hành sở hành chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp không có thủ xả. Đối với pháp mà có ý thủ xả, đó là cầu thủ xả chớ không phải cầu pháp.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp không có xứ sở. Nếu chấp nê xứ sở, đó là cầu xứ sở chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp là vô tướng. Nếu dựa trên tướng để nhận biết, đó là cầu tướng chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp không được trụ. Nếu trụ ở nơi pháp, đó là cầu trụ chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp không phải thấy, nghe, hiểu biết. Nếu biểu hiện qua thấy, nghe, hiểu biết đó là cầu thấy, nghe, hiểu biết chớ không phải cầu pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp là vô vi. Nếu hiểu qua hữu vi, đó là cầu hữu vi chớ không phải cầu pháp. Vì vậy cho nên:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa ngài Xá Lợi Phất! nếu là người cầu pháp, đối với tất cả không nên khởi ý niệm cầu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Duy Ma Cật nói xong những điều trên, bấy giờ có năm trăm thiên tử đối với các pháp có được cái nhận thức thanh tịnh (đắc pháp nhãn tịnh).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Ông Duy Ma Cật hỏi Bồ tát Văn Thù rằng: Nhân giả từng vân du vô lượng vô số cõi nước, Ngài biết cõi Phật nào có tòa sư tử đẹp nhất do công đức trang nghiêm thành tựu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có, thưa cư sĩ. Bồ tát Văn Thù đáp. Ở về phương Đông, từ đây phải trải qua ba mươi sáu hằng hà sa nước, có thế giới tên Tu Di Tướng, đức Phật ở cõi nước đó hiệu Tu Di Đăng Vương đang trụ thế. Thân Phật lớn tám muôn bốn ngàn do tuần. Tòa sư tử của Phật cũng cao tám muôn bốn ngàn do tuần, lộng lẫy trang nghiêm bậc nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Duy Ma Cật vận dụng hiện sức thần thông khiến ba muôn hai ngàn tòa sư tử lộng lẫy trang nghiêm cao rộng tự chuyển vào trong tịnh thất của ông trong khoảnh khắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Bồ tát, các đại đệ tử, Đế thích, Phạm thiên nghĩ rằng việc này từ trước đến nay chưa từng thấy. Chu vi ngôi tịnh thất hữu hạn chừng ấy, lại bao dung cả ba muôn hai ngàn tòa sư tử đồ sộ thế kia mà không chướng ngại gì nhau. Thành Tỳ Da Ly cũng có chừng mực phạm vi của nó thế mà mọi hiện trạng đều y nguyên như cũ, không chật chội hơn chút nào!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Duy Ma Cật mời Bồ tát Văn Thù và chư đại Bồ tát an tọa. Các Bồ tát được thần thông tự biến thân cao lớn bốn muôn hai ngàn do tuần, mới lên tòa ngồi được. Các Bồ tát tân phát ý và hàng Thanh văn đại đệ tử đều không lên ngồi được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trưởng giả Duy Ma Cật mời ông Xá Lợi Phất thăng tòa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Xá Lợi Phất nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa cư sĩ, tòa cao quá tôi không lên được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trưởng giả Duy Ma Cật nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Xá Lợi Phất! Ngài làm lễ đức Tu Di Đăng Vương Như Lai rồi có thể lên tòa ngồi được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàng tân phát ý Bồ tát và tất cả đại đệ tử Thanh Văn làm lễ đức Tu Di Đăng Vương Như Lai, bấy giờ mọi người đều lên được tòa ngồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Xá Lợi Phất nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa cư sĩ! Quả là việc lạ lùng chưa từng có. Diện tích của ngôi tịnh thất hữu hạn này mà lại có thể dung chứa hàng mấy muôn cái tòa cao rộng. Thành Tỳ Da Ly, xóm làng, cõi nước đều không chật chội trở ngại gì nhau. Đây là việc chưa từng có!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Ông Duy Ma Cật nói: Chư Phật, Bồ tát có pháp môn giải thoát gọi là "Bất khả tư nghì". Nếu Bồ tát trụ trong pháp môn giải thoát đó, có thể lấy núi Tu Di cao rộng để vào trong một hạt cải, mà núi Tu Di vẫn y nguyên trạng, hạt cải cũng không thêm bớt chút nào. Trời Tứ Thiên vương, Đao Lợi, chư Thiên không thể hay biết cảnh giới chư Thiên đang ở trong hạt cải. Chỉ có những người đáng độ (Bồ tát đăng địa), mới thấy biết núi Tu Di được đặt vào trong hạt cải.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát, có thể lấy nước biển cả để vào lỗ chân lông mà nước biển cả vẫn y nhiên. Các loài thủy tộc cá, tôm, rùa, trạnh v.v... không bị khuấy động, Long vương, quỷ thần, A tu La... không hề hay biết và họ chẳng bị nhiễu hại chút nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát, còn xắn lấy ba ngàn đại thiên thế giới để trên bàn tay và ném qua hằng hà sa thế giới, rồi thu về đặt lại chỗ cũ, mà thế giới vẫn y nhiên. Người người ở trong các thế giới kia không hề hay biết về sự đi lại của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. Còn nữa thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu có chúng sanh thích sống lâu ở đời, vì hóa độ họ, trong khoảng bảy ngày, Bồ tát nói với họ là một kiếp, khiến chúng sanh kia tin nhận là một kiếp. Hoặc có chúng sanh không thích sống lâu ở đời, vì hóa độ họ, Bồ tát rút ngắn một kiếp nói là bảy ngày, khiến chúng sanh kia tin nhận là bảy ngày.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn nữa thưa ngài Xá Lợi Phất! Trụ bất tư nghì giải thoát, Bồ tát lấy những sự trang trí đẹp đẽ của tất cả cõi Phật nhóm lại ở một chỗ chỉ bày cho chúng sanh xem thấy rõ ràng. Bồ tát lại lấy tất cả chúng sanh và cõi Phật để trên bàn tay bay đến khắp mười phương, chỉ rõ cho tất cả mà "bổn xứ" không hề động chuyển.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa ngài Xá Lợi Phất! Những món đồ cúng dường chư Phật trong mười phương, Bồ tát có thể đem vào trong một lỗ chân lông khiến cho ai cũng có thể được thấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mười phương cõi nước có bao nhiêu nhật nguyệt, tinh tú gom về trong một lỗ chân lông, khiến cho xem thấy dễ dàng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mười phương thế giới có bao nhiêu gió, Bồ tát hớp vào miệng mà thân không hề tổn hại. Tất cả cỏ cây bên ngoài không bị gãy đổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mười phương thế giới, khi kiếp tận, lửa cháy ngút trời, Bồ tát hút tất cả lửa vào trong bụng, mà thân không bị hại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát có thể lấy một cõi Phật ở hằng hà sa thế giới ở hạ phương, cầm đem lên cách hằng hà sa số thế giới ở thượng phương như cầm một que tăm găm vào một lá táo, không khó khăn mệt nhọc chút nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn nữa thưa ngài Xá Lợi Phất! Trụ bất tu nghì giải thoát, Bồ tát có thể dùng thần thông hiện thân Bích chi Phật, hoặc hiện thân Thanh văn, hoặc hiện thân Đế thích, hoặc hiện thân Phạm vương. hoặc hiện thân Chuyển luân vương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, trong mười phương thế giới có bao nhiêu thứ âm thanh, thượng, trung, hạ đều có thể biến thành âm thanh Phật, diễn nói những pháp của chư Phật trong mười phương đã nói như vô thường, khổ, không, vô ngã khiến cho chúng sanh hữu duyên đều được nghe.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa ngài Xá Lợi Phất! Tôi lược nói về thần lực bất khả tư nghì giải thoát của Bồ tát là thế. Nếu nói rộng suốt kiếp cũng không thể nói hết được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. Ngài Đại Ca Diếp, sau khi nghe pháp môn bất khả tư nghì giải thoát, rất hoan hỉ, tán thán và nói với ông Xá Lợi Phất rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ví như sắc tượng hiện hữu ngay trước mắt người mù nhưng người mù không sao thấy được. Cũng vậy, với pháp môn bất khả tư nghì giải thoát, hàng Thanh văn dù có nghe nhưng cũng không hiểu rõ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người trí ai nghe mà chẳng phát tâm vô thượng Bồ đề.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàng Thanh văn chúng ta vì sao lại dứt hẳn hạt giống đại thừa để cho mầm tược cháy khô! Tất cả hàng Thanh văn nghe pháp môn bất khả tư nghì giải thoát, nên khóc rống lên đi! Khóc cho vang động cả ba ngàn đại thiên thế giới! Còn tất cả những Bồ tát, những người chủng tánh đại thừa nên hoan hỉ tiếp thụ, kê đầu đội lấy pháp môn này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát tin và hiểu pháp môn bất khả tư nghì giải thoát, tất cả các ma dù có thế lực bao nhiêu đi nũa cũng không làm gì động chuyển.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Đại Ca Diếp nói xong, khi bấy giờ có ba muôn hai ngàn thiên tử phát tâm vô thượng Bồ đề.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Duy Ma Cật nói với ngài Đại Ca Diếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. Thưa nhân giả! Trong thập phương vô lượng A tăng kỳ thế giới, những người làm ma vương phần nhiều là Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát, dùng sức phương tiện giáo hóa chúng sanh mà hiện làm ma vương như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, thưa ngài Ca Diếp! Bồ tát trong mười phương nhiều vô số. Có khi người ta theo các ngài để xin mắt, mũi, tay, chân, máu thịt, xương tủy, đầu óc... Xin quốc thành thê tử, tượng mã, kim ngân... xin cả y phục và thức ăn. Người xin như vậy, phần nhiều là Bồ tát trụ bất khả tư nghì giải thoát dùng sức phương tiện để thử thách hạnh sở hành của Bồ tát khiến cho sức kiên cố càng thêm kiên cố.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thử thách như vậy để làm gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bởi vì Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát có nghị lực và uy đức lớn lao, cho nên dùng những hành động bức bách dồn ép làm những việc khó làm để biểu thị sức tinh tấn, chỉ bày đức nhẫn nhục... vì sự nghiệp giáo hóa chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạng phàm phu hạ liệt không có uy lực, không thể kham chịu những sự bức bách nghiệt ngã như Bồ tát được. Ví như sức lừa không thể chịu nổi sự dẫm đạp của long tượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là pháp môn phương tiện và trí tuệ của Bồ tát trụ bất khả tư nghì giải thoát pháp môn.</P>