Bài 28- Bí mật ẩn hiển câu thành môn .-
Pháp Thân - Báo Thân.
Nhìn vào ta, ta có thể thấy ta với tư cách là một chúng sinh có tham, sân, si. Ta không thấy được mặt kia của ta. Mặt kia là Bụt vì ta cũng có hạt giống vô tham, vô sân, vô si và hạt giống từ bi. Hạt giống Bụt bị ẩn, hạt giống chúng sanh hiển. Nhưng nhìn cho kỹ thì thấy có Bụt ở trong ta. Ta có thể làm như thế nào để Bụt hiển ra và chúng sanh ẩn đi. Ví dụ khi ta tập thở, tập thiền hành thì ta làm cho Bụt hiển ra và chúng sanh ẩn đi. Bụt càng hiển lâu chừng nào thì ta càng được hưởng chừng đó. Bụt không ở ngoài ta, Bụt ở trong ta.
Khi vào chùa, ta chắp tay lạy Bụt. Ta thấy có người lạy (tức là ta) và người được lạy (tức là Bụt) đang ngồi trên bàn thờ. Có hai cái rõ ràng đứng ngoài nhau: ta ở đây và Bụt ở trên bàn thờ, hai người hoàn toàn khác nhau. Đó là trật tự ngoại nhiếp. Ta ở ngoài Bụt và Bụt ở ngoài ta. Nhưng nếu quán chiếu thì ta thấy Bụt trong ta và ta ở trong Bụt. Trong kinh Mười nguyện Phổ Hiền ta có thể quán chiếu được có ta trong Bụt, ở đâu có Bụt là có ta.
Trước khi lạy xuống, ta phải quán chiếu theo giáo lý Hoa Nghiêm, có nghĩa là phải thấy Bụt ở trong ta chứ không phải Bụt ngồi trên bàn thờ: "Bạch Đức Thế Tôn, con quán chiếu rằng, Ngài không phải ở ngoài con, Ngài ở trong con và con có thể tiếp xúc được với Ngài ngay ở trong con. Ở đâu có con là ở đó có Ngài, ở đâu có Ngài là ở đó có con." Thấy được thì mới nên lạy xuống. Người lạy và người được lạy không phải là hai thực thể riêng biệt. Như vậy, ta mới tiếp xúc được với Bụt thật. Nếu không, ta chỉ tiếp xúc được với cái tượng Bụt mà thôi.
Lạy Bụt không phải là một sự cầu nguyện, một sự cầu xin hay một hành động tín mộ (act of devotion) mà là một sự quán chiếu.
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Thực tập cho sâu sắc, cái lạy sẽ trở thành phương pháp thiền quán để quán chiếu sự tiếp xúc với Bụt trong tự thân chứ không phải là sự cầu xin, tín mộ nữa. Ta thấy được sự tương tức giữa ta và Bụt (interbeing between the Buddha and yourself). Ta không có mặc cảm ta là con số không, ta chỉ là khổ đau, còn Bụt là tất cả. Có như vậy thì sự thực tập mới thành công, ta không còn mặc cảm thua sút, đau khổ nữa.
Học giáo lý Hoa Nghiêm, ta phải biết quán chiếu khi nhìn vào hình hài của mình. Chúng ta thấy sự liên hệ của bốn yếu tố (đất, nước, gió và lửa) trong nội thân và ở ngoại thân. Đi sâu hơn nữa ta thấy không khí ta thở không phải là ở trong nội thân chế tạo ra. Chính rừng cây ở ngoài làm ra dưỡng khí cho ta thở. Ta thở và sống được là nhờ không khí ở ngoài thân. Vì vậy thân của ta không phải chỉ là hình hài này, nó là ở ngoài kia nữa. Thái Hư Đại Sư có viết một bài thơ trong đó có câu: Thân ngoại phi thân khước thị thân. Cái không phải thân, ở ngoài thân đó mới chính là thân của mình. The non-body elements out there is your true body. (Như vậy ta hình thành được Pháp Thân- Pháp giới vũ trụ là Thân ta).
Đó là quán thân trong thân. Chúng ta thấy thân của mình lớn như vậy. Ngay trong đạo Bụt nguyên thỉ, quán thân là tiếp xúc được với hình hài của mình. Tiếp xúc cho sâu sắc thì ta thấy hình hài ta cũng là hình hài của tổ tiên, của đất nước, của dòng họ. Vì vậy cái tất cả có trong cái một.
Trong ánh sáng của Hoa Nghiêm thì khi nhìn vào thân, ta phải thấy được những yếu tố “không thân” làm ra thân của ta. Ta tiếp xúc được với cái hiển mà cũng tiếp xúc được với cái ẩn. Ta tiếp xúc được với tổ tiên, quê hương, dòng họ trong thân thể này.
Nhìn vào một mặt ta chỉ thấy mặt đó thôi. Thành ra thực tập là để nhìn vào một mặt để thấy được tất cả các mặt còn lại. Tất cả đều hiển hoặc tất cả đều ẩn, và ta thấy được sự tương tức giữa ẩn và hiển: cái này ẩn thì cái kia hiển, cái này hiển thì cái kia ẩn. Có như vậy thì sự thực tập đi tới một mức rất cao. Khi chúng ta thở vào thì tất cả tổ tiên, ông bà, con cháu đều thở theo. Thấy được như vậy thì chúng ta không bị giam vào ý niệm ta chỉ là hình hài này, cảm thọ này, tri giác này, từ đó chúng ta buông bỏ được tất cả các mặc cảm, thấy được ta là một vị Bụt và báo thân của ta có thể bao trùm cả thế giới. Cho nên sự an vui của ta có liên hệ đến sự an vui của cả thế giới.
(trích TS. Thích Nhất Hạnh)
Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh (2) đức Thế Tôn giảng cho Ngài Ca Diếp về mười danh hiệu của chư Phật : 1.- Như Lai. 2.- Ứng Cúng. 3.- Chánh Biến Tri. 4.- Minh Hạnh Túc. 5.- Thiện Thệ. 6.- Thế Gian Giải. 7.- Vô Thượng Sĩ. 8.- Ðiều Ngự Trượng Phu. 9.- Thiên Nhân Sư. 10.- Phật Thế Tôn.
- Trong đó ưu điểm nổi trội là Đức Hiệu NHƯ LAI.
K. Kim Cang rằng: Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa", có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp ", cũng trong kinh nầy một đọan sau, đức Thế Tôn giảng " Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai " có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai ".- Mà cũng có Nghĩa là Phật từ THỂ NHƯ mà đến, đến rồi lại về NHƯ (Tùng Như sở lai, diệc Như sở khứ).
* Như vậy thì rõ là:
Hệ luận 1: Phật từ CHÂN NHƯ mà thị hiện.- Phật là "TƯỚNG" . Chân Như là "THỂ".
- Hoa Nghiêm. phẩm Như Lai hiện tướng:“Hiện tướng” là Phật thị hiện tướng. Phật vốn là vô tướng, vì muốn giáo hóa tất cả chúng sinh, cho nên ở trong vô tướng mà hiện ra ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.Thị hiện 3 thân, 10 Thân.
“Phẩm” này thuộc về phẩm thứ hai trong Kinh Hoa Nghiêm, nói rõ đạo lý vì sao Như Lai hiện tướng, cho nên gọi là Phẩm Như Lai Hiện Tướng Thứ 2.
Thế nào là thân của chư Phật ? Tức là thân đầy khắp tất cả mọi nơi, tức cũng là tận hư không khắp pháp giới. Phật có ba thân và mười thân.
Ba thân là:
– Pháp thân
– Báo thân
– Ứng thân.
Mười thân là:
– Bồ đề thân
– Nguyện thân
– Hóa thân
– Trụ trì thân
– Tướng hảo trang nghiêm thân
– Thế lực thân
– Ý sinh thân
– Phước đức thân
– Pháp thân
– Trí thân.
k. Hoa Nghiêm.- Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ 1) Đại Bồ-tát Pháp Hỷ Huệ Quang Minh nói:
Pháp thân vốn vô sanh
Mà thị hiện xuất sanh
Pháp tánh như hư không
Chư Phật trụ trong đó
Không trụ cũng không đi
Mọi nơi đều thấy Phật
Vô thể vô sở trụ
Cũng không có chỗ sanh
Không tướng cũng không hình
"Chỗ hiện đều như bóng".
* Như vậy thì rõ là:
Hệ luận 2: Pháp Thân là "Hiện TƯỚNG" của Chân Như. . Chân Như là "THỂ".
- Kinh. Kim Cang: UY NGHI TỊCH TĨNH
Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
DỊCH:
BỐN OAI NGHI ĐỀU TỊCH TĨNH
Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.
Hàm ý là:
Mọi sự tới – lui, qua – lại, phải – trái… đều là tướng phàm phu, còn bị mắc kẹt trong vòng sắc tướng, chưa thể thoát ra ngoài vòng đối đãi của nhị nguyên được. Pháp còn trong vòng đối đãi là pháp chấp thế gian hay cũng gọi là pháp nhiễm. Pháp lìa tướng siêu xuất thế gian hay còn gọi là pháp tịnh. (Phật Thân là thế)
* Cũng k. Kim Cang dạy: “Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao, có thể dựa vào thân ba mươi hai tướng quý để thấy được Như Lai chăng?”. Tu Bồ Đề đáp: “Thưa Đức Thế Tôn không thể, chẳng thể nào dựa vào thân ba mươi hai tướng quý để thấy được Như Lai. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn dạy rằng, thân ba mươi hai tướng quý ấy vốn chẳng phải ba mươi hai tướng quý thật, mà chỉ tạm gọi là thân ba mươi hai tướng quý”. (Pháp thân cũng vậy. Phật nói Thân lớn, chẳng phải là Thân lớn (Pháp Thân) mà gọi là Thân lớn vậy thôi) Và, Đức Phật kết luận: “Nếu ai dựa vào thân tướng để mong thấy Phật, nếu ai nương theo âm thanh để cầu thấy Phật, đó là những người mang ý nghĩ lầm lạc, chẳng bao giờ thấy được Như Lai” (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai).
* Cũng k. Kim Cang dạy: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.
* Như vậy thì rõ là:
Hệ luận 3: Tất cả Thân.- dù là Như Lai Thân, Pháp Thân, ý Sanh Thân v.v... đều là TƯỚNG của THỂ NHƯ.
- Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Thế Tôn dạy Bồ tát Ðại Huệ về Như Lai Tạng : "... Ðại Huệ ! Có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết bàn, ly tự tánh, bất sanh, bất diệt những câu như thế đều nói Như Lai Tàng..."(hết trích)
Ý rằng:
Hiểu nghĩa rốt ráo Như Lai tạng là kho chứa Phật tính hay Chân như. Tạng có 3 nghĩa:
1.- Thu nhiếp lại: Chân như ở trong chúng sanh bao gồm hai mặt hòa hợp và không hòa hợp. Hòa hợp thì sinh ra hết thảy các pháp nhiễm ô, không hòa hợp thì sanh ra hết thảy các pháp thanh tinh. Cả hai Nhiễm pháp và Tịnh pháp đều nằm trong Như lai tính tức Chân như, nên gọi là Như Lai Tạng. Nói cách khác, Chân như bao gồm mọi pháp, Như Lai tạng chứa tất cả các pháp.(Gồm cả Pháp Thân)
2.- Giấu kín che phủ: Khi Chân như ở trong phiền não, bị phiền não che lấp mất tính đức của Chơn như, nó không thể hiện ra được vì lẽ đó gọi là Như Lai tạng.
3.- Có khả năng nuôi dưỡng: Chân như ở trong phiền não, ngậm chứa thâu nhiếp hết thảy công đức quả vị của Như Lai, cho nên gọi là Như Lai tạng.
Như trên vừa trình bày, Như Lai tạng gồm cả tịnh và nhiễm pháp, vậy tu tập là gột trừ phiền não nhiễm ô để chỉ có những tịnh pháp, hiển lộ Chân như.
* Chúng ta thấy rằng Như Lai tạng chứa hết thảy các pháp, vạn hữu (Kể cả Pháp Thân) vốn là Chân như từ Như Lai tạng mà ra, nên vạn hữu duyên sanh mà có là Chân như duyên khởi hay Như Lai tạng duyên khởi vậy.
Hệ luận 4: Nhiễm- Tịnh . Chúng Sanh- Như Lai đều là HIỆN TƯỚNG của THỂ NHƯ. tuỳ theo công đức tu hành, chuyển hoá được bao nhiều mà có tên khác nhau.- Ão Hoá Sanh Thân tức Pháp Thân là ý này.
* 10 Thân Phật.k. H Nghiêm
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI TRONG KINH HOA NGHIÊM QUA HÌNH ẢNH THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ. Thích Nữ Tâm Thảo (luận văn nghiêng cứu K. Hoa Nghiêm).
(VQ Lượt trích & Bình giải.)
* Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu Đức Phật là tất cả, thông cả vũ trụ, lấy vũ trụ làm pháp giới. Báo thân Tỳ Lô Giá Na Phật ở thế giới Liên Hoa Tạng thuần tịnh giáo hóa hàng Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca là hóa thân ở thế giới Ta Bà tùy thuận chúng sanh, dùng vô số phương tiện giáo hóa. Phật tùy căn cơ chúng sanh hiện thân tuy một mà hai, tuy hai mà một không hơn kém khác nhau vậy.
“Tỳ Lô Giá Na” dịch Phổ Quang Minh Chiếu, tiêu biểu cho ánh sáng trí tuệ tuy không thấy nhưng phổ chiếu toàn diện và chi phối tất cả. Từ Tỳ Lô Giá Na tiêu biểu qua hình ảnh Phật với mười loại thân, khác với quan niệm thông thường cho rằng thượng đế tạo ra con người và vũ trụ. Quan niệm về Phật thân trong Kinh Hoa Nghiêm được Ngài Trí Giả Đại Sư ví như hoa sen trong hồ lớn, có cái còn nằm trong bùn, có cái vượt lên mặt nước, hoặc nở hoa, hoặc còn búp. Nói khác ngũ uẩn phát triển đạt đến đỉnh cao Tỳ Lô Giá Na chi phối muôn loài.
Mười loại thân Phật trong Kinh Hoa Nghiêm:
1. Chúng sanh thân: Tức là thân ngũ uẩn. Đức Phật cũng hiện hữu từ thân ngũ uẩn, mà tiếp đến quả vị toàn giác, vì Ngài không bị ngũ uẩn chi phối. Trong khi chúng sanh cũng mang thân ngũ uẩn nhưng bị nó ràng buộc triệt để, nên luôn gánh chịu những khổ đau sanh tử.
2. Quốc độ thân: Từ ngũ uẩn làm gốc, nảy sinh ra sự sống, hiện thân thứ hai là quốc độ thân chỉ cho sơn hà đại địa. Theo tinh thần Hoa Nghiêm, nhìn sông núi hùng vĩ, ngắm dòng suối chảy, nụ hoa mơn mởn, cá bơi chim liệng, hay thấy tượng Phật trang nghiêm, cảnh chùa thanh tịnh, khiến người phát tâm, đó là vô tình thuyết pháp, hay chính thân Tỳ Lô Giá Na đã tác động vào cảnh quang, tạo thành lực hấp dẫn đưa người đến với Đạo Phật. Do đó dưới mắt hành giả, con ong cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai... không cái gì là không dễ thương và không phải là Phật.
3. Nghiệp thân: Phật trang nghiêm thân bằng 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.
4. Thanh Văn thân: Từ trong chúng sanh thân, nhận ra đời sống không bền chắc, nên khởi thân đi tìm hằng hữu. Từ bỏ đời sống thế gian đi theo lộ trình Phật mang thân tu sĩ phải tỏ rõ đạo đức và lòng nhiệt thành cộng với bản chất thật.
5. Duyên Giác thân: Là tầng lớp tri thức, quán nhân duyên thấy được mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong xã hội, và theo lời Phật dạy, người nào thấy được nhân duyên thì thấy được pháp chân thật, đó là điều tiên quyết để tiến đến quả vị toàn giác.
6. Bồ Tát thân: Tổng hợp hai pháp tu của người và Duyên Giác, chúng ta có mẫu người thứ ba vừa có đạo đức vừa có tri thức, đi vào đời độ sanh đó là Bồ Tát.
7. Như Lai thân: Với thân Như Lai, không còn phải dấn thân vào đời để cứu độ như Bồ Tát, không phải ẩn tu như hàng Duyên Giác, cũng không cần sống trong tập thể để trao đổi sách tấn nhau như hàng Thanh Văn. Vì thân Như Lai “Vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ”. Chính thân này tác động đến các loài chúng sanh, giáo hóa được tất cả mà không cần cử thân động tâm.
8. Trí thân: Trên bước đường tu, sử dụng thân của từng giai đoạn tu khác nhau, thành đạt vị trí Như Lai. Lúc ấy, như như bất động mà vẫn hóa độ được chúng sanh, nên hoạt động chính của Như Lai không phải bằng thân xác, vật chất, bằng ngôn ngữ bình thường, mà bằng trí tuệ siêu việt.
9. Pháp thân: Trí Như Lai chiếu đến đâu thì biến các pháp ấy thành pháp thân của Đức Phật, rộng hơn ý niệm pháp thân của
Phật Giáo nguyên thủy chỉ hạn hẹp trong giáo pháp còn lưu lại.
10. Hư không thân: Thế giới thường tịch quang hay Tỳ Lô Giá Na thân.
Kinh Hoa Nghiêm kết hợp mười loại thân trên làm thành một Đức Phật toàn diện (không) và cũng là tổng thể của Tỳ Lô Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lý và trí tuệ, chi phối ngược xuống chín loại hình, từ hàng thánh giả cho đến người thường và cả loài hữu tình, vô tình trên thế gian này.
* Kinh Hoa Nghiêm diễn tả 53 tiến trình cầu đạo của Thiện Tài và 53 vị giáo thọ nhằm chỉ cho hàng ngũ Thiện Tri Thức dạy Bồ Tát đạo và Bồ Tát hạnh cho Đồng Tử. Trong đó hai mẫu người lý tưởng là Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ lãnh vai trò hóa đạo và Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho hạnh nguyện giữ vai trò hành đạo. Qua đó Thiện Tài được tôi luyện thành con người hữu ích thật sự cho đạo pháp. Bồ đề tâm và tri thức là nhân tố chính dẫn Thiện Tài đến với Đạo.
Hơn thế nữa Kinh Hoa Nghiêm là chiếc chìa khóa vàng mở tung cánh cửa Đại Niết Bàn,..(và kết luận: "" Niết Bàn Không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới mà người ta có thể tìm đến. Niết Bàn chính là ở nơi đây”.).
Hệ Luận 5: 10 Thân Phật, biến hiện khác nhau.- Đó là do Nhân Duyên (sơ khế Chân Như) hay Liễu Duyên (hoàn toàn khế hợp Thể NHƯ).- Và cũng do Tri kiến của chúng sanh tương ưng Thân nào sẽ thấy được Thân ấy.