- Tham gia
- 19/10/06
- Bài viết
- 1,361
- Điểm tương tác
- 74
- Điểm
- 48
Hoa sen trong văn hóa Phật giáo-
THÍCH HẠNH TUỆ
THÍCH HẠNH TUỆ
Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa của nó đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc hội họa, và đặc biệt là tôn giáo... Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đối với Phật giáo, hoa sen hiển hiện khắc nơi từ trong kinh điển cho đến các sản phẩm thờ cúng, tư thế ngồi thiền, cách chấp tay... Hầu như ở đâu có Phật giáo, người ta sẽ tìm thấy ở đó có hoa sen, hay nói cách khác hoa sen là biểu tượng của Phật giáo.
Các thành phần của cây sen như sau: Hạt sen - liên nhục, liên tử; Tâm sen - liên tử tâm; Tua sen - liên tu; Gương sen - liên phòng;, Lá sen - hà diệp; Ngó sen - ngẫu tiết… trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như vậy.
Hương hoa sen là những gì tinh tuý nhất của trời đất tụ lại. Chè ướp hương sen là một vật phẩm quí giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. Ướp chè sen là một nghề, và hơn thế còn là một nghệ thuật, đòi hỏi ở người ướp sự nhẫn nại, đôi tay tinh tế. Người Việt Nam cũng giống như người Nhật Bản rất thích uống trà. Cách pha trà cổ truyền nhất là dùng sương đọng trên cánh hoa hay trong lá sen để pha trà. Trong ẩm thực, người ta có thể dùng ngó sen, củ sen, gương sen, hạt sen… để làm những món ăn (canh, gỏi, súp…), gạo/hạt sen để nấu chè…
Ở New Delhi - Ấn Độ, có hẳn một ngôi đền lộng lẫy được thiết kế theo hình một hoa sen. Và ở đây, hoa sen còn được thể hiện rất đa dạng, có khi cánh sen được cách điệu làm mái vòm hành lang, có khi là hoa văn trên cửa… Ở Macau, Trung Quốc cho đến đài tưởng niệm, hay bia mộ ở Việt Nam, những họa tiết trang trí cho đến những điêu khắc trên đá trên gỗ, người ta đều bắt gặp hình ảnh của hoa sen.
Ở Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc trong các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí…
Đây là lĩnh vực dễ nhận thấy nhất, hoa sen được vẽ trên mọi chất liệu từ giấy, vải, decan… cho đến trên tường vách (bích họa), gốm sứ, gỗ… Hoa sen thông thường được thể hiện chung với những đối tượng khác như: hoa sen + rồng, hoa sen + người phụ nữ, hoa sen + chim/cá… Hoa sen còn xuất hiện trong tranh thêu, nghệ thuật xếp giấy, in tem, in tiền, in vé số.v.v… Hoa sen thể hiện sự tính cách thanh cao – rạng ngời, ý chí quật cường, bản lĩnh.
Theo huyền thoại Ấn Độ, hoa Sen tượng trưng cho khả năng sáng tạo và sự hồi sinh. Thần Visnu bảo tồn những thành quả sáng tạo, bốn tay cầm bốn lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa và cành hoa Sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ. Theo văn minh Ai Cập: sen tượng trưng cho mặt trời, cho sáng tạo và hồi sinh. Vì vậy, hoa sen còn tượng trưng cho lẽ phải, chân lý. Trong trí tưởng tượng của người Ấn Độ, bông hoa đẹp đẽ này gắn với thần thánh. Một văn bản thời Trung cổ đã miêu tả người phụ nữ như một bông sen. Văn học Ấn Độ phân chia phụ nữ thành bốn típ, trong đó cao nhất là Padmini, có nghĩa là "người phụ nữ hoa sen", với mùi hoa sen toả ngát trong từng hơi thở.
Trong tâm thức người Việt, hoa sen còn là biểu trưng cho sự thanh cao, cho tính chất "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Biểu trưng này vừa đượm màu sắc triết lý Lão - Trang, vừa chứa đựng phong vị Phật giáo và cũng là sự tự tôn của các bậc "hiền nhân quân tử" của đạo Nho.
Theo truyền thuyết chùa Một Cột hình thành từ một giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Vào một đêm mùa xuân năm Kỷ Sửu (1049), vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói chuyện lại với triều thần, có người cho là điềm xấu, nhưng thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn xung quanh, tụng kinh cầu sống lâu và đặt tên là chùa Diên Hựu.
Hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7 đến 8 m. Phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.
<!--[if gte vml 1]><v:rect id="_x0000_s1026" style='position:absolute;left:0;text-align:left; margin-left:386pt;margin-top:6.65pt;width:198pt;height:243.65pt;text-indent:0; z-index:251658240;mso-position-horizontal:right' wrapcoords="-82 0 -82 21541 21600 21541 21600 0 -82 0" stroked="f"> <v:textbox style='mso-next-textbox:#_x0000_s1026'> <![if !mso]> <table cellpadding=0 cellspacing=0 width="100%"> <tr> <td><![endif]>
<v:shapetype id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" o
referrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"> <v:stroke joinstyle="miter"/> <v:formulas> <v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"/> <v:f eqn="sum @0 1 0"/> <v:f eqn="sum 0 0 @1"/> <v:f eqn="prod @2 1 2"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @0 0 1"/> <v:f eqn="prod @6 1 2"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="sum @8 21600 0"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @10 21600 0"/> </v:formulas> <v
ath o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"/> <o:lock v:ext="edit" aspectratio="t"/> </v:shapetype><v:shape id="_x0000_i1025" type="#_x0000_t75" style='width:166.5pt; height:210.75pt' o:bordertopcolor="this" o:borderleftcolor="this" o:borderbottomcolor="this" o:borderrightcolor="this"> <v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\Sam\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.emz" o:title=""/> <w:bordertop type="single" width="4"/> <w:borderleft type="single" width="4"/> <w:borderbottom type="single" width="4"/> <w:borderright type="single" width="4"/> </v:shape>
H: Phật A Di Đà – Phong cách Tây Tạng<o
></o
>
<![if !mso]></td> </tr> </table> <![endif]></v:textbox> <w:wrap type="tight"/> </v:rect><![endif]--><!--[if !vml]--><!--[endif]-->Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗi gần giũ với nhà chùa. Trên mái lợp của chùa cũng có hoa sen, gạch lót nền, những phù điêu trên vách, những chạm trổ trên cửa đều có hoa sen, thậm chí thông gió cũng là hình hoa sen… Điều này muốn nói lên rằng, ngoài tính biểu tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của nhân sinh, của Phật giáo; ngoài những gì thuộc về tính “bác học”, hoa sen còn in đậm dấu ấn của mình trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế, những người tạo mẫu cho các sản phẩm xây dựng, trang trí. Ở đó, những đường nét của hoa sen cũng sống động, cũng hài hòa, thanh thoát.
Ở đây, người viết cho rằng những kiểu thức khác nhau trong cách thể hiện hoa sen có thể phân làm ba phong cách căn bản đó là Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc.
Với phong cách Ấn Độ, chúng ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của nó trong tranh tượng – phù điêu của các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Nam Tông - Khơme). Phong cách Tây Tạng đó là hoa sen với màu sắc sặc sỡ (chủ yếu là các màu nóng), và ít có tầm ảnh hưởng đến các nước khác. Có lẽ, Tây Tạng biệt lập với bên ngoài và thời tiết giá lạnh nên đã hình thành một phong cách rất riêng không thể trộn lẫn vào đâu được. Đối với phong cách Trung Quốc, và cũng là Việt Nam (Bắc Tông), người ta nhận thấy ở đây sự đơn giản trong cách thể hiện, không có nhiều những yếu tố cách điệu chồng chất lên nhau như Ấn Độ và cũng không quá màu sắc như Tây Tạng.
Thể hiện sự thanh khiết, hoa sen đã có mặt trong hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Người ta bắt gặp ở đây rất nhiều từ trong chân đèn, lư hương, bình hoa, tách trà, đĩa bày trái cây, hộp đựng trầm… được thiết kế theo những kiểu thức hoa sen. Các sản phẩm thờ cúng này hầu như đều có hình dáng của hoa sen, hoặc ít ra thì hoa sen cũng được vẽ hay chạm trổ ở trên nó. Đây là điều vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa thanh sạch. Cũng liên quan đến vấn đề thờ cúng này, hình tượng hoa sen còn được dùng để làm cái chum/hủ đựng cốt của người chết. Thể hiện một niềm tin được tái sinh vào cõi an lành hay một kiếp sống không còn khổ đau trần thế, hoa sen được xem là nơi trú ngụ của linh hồn sau khi chết và đợi đi tái sinh.
Hoa sen là loại hoa có bốn đặc tính vượt trội hơn các loại hoa khác: 1. Ở bùn lầy mà không ô nhiễm; 2. Hoa và quả kết cùng một lúc; 3. Loài ong, bướm không hút lấy hương nhụy; 4. Phụ nữ không dùng hoa sen để trang điểm như giắt trên đầu. Do hoa sen không bị nhiễm bởi bùn nhơ, nên nó được dùng làm biểu trưng cho tánh giác tự nhiên của Phật, tổng quát hơn là biểu trưng cho Phật.